Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 10

Tại hố khai quật 19.CQ.H2 chúng tôi phát hiện một di tích chưa xác định, ký hiệu 19.CQ.H2.F1. Di tích xuất lộ trong lớp đất bùn đen nhạt lẫn nhiều laterite tại khu vực giữa hố, ở độ sâu -154cm so với mốc 0’, hình gần tròn, đường kính 2,3 - 2,4m; bên trong là đất bùn đen nhạt lẫn nhiều than tro, mùn cây và hạt laterite. Mặt cắt ¼ hố tại góc Tây Nam cho thấy lớp đất chứa nhiều than tro mỏng, dày 10cm. Đến độ sâu -185cm, trong lớp đất bùn đen nhạt lẫn hạt laterite và cát mịn xuất lộ một đoạn sắt dài 40cm, đường kính 4cm, ký hiệu 19CQ.H2.KL1, bị oxi hóa nhiều, một đầu phình to. Kết quả chụp X-quang cho thấy đoạn sắt này hình trụ dài, dẹt, bị gãy hai đầu nên không rò chức năng. Ở độ sâu -225cm, trong lớp bùn đen sẫm lẫn cát mịn xuất lộ khu vực cây bị mủn và cháy tạo lớp màu đen (Ảnh 43-46).

2.3. Di vật

Ngoài địa tầng và di tích, di vật cũng là đối tượng nghiên cứu quan trọng của khảo cổ học. Tuy nhiên, trong các cuộc khai quật tại Cao Quỳ, di vật phát hiện được khá ít về số lượng và nghèo nàn về loại hình.

2.3.1. Đồ gốm


Trong quá trình thám sát hố 20.CQ.TS3, chúng tôi phát hiện một số mảnh gốm, xuất lộ không trải đều trên toàn bộ diện tích hố mà chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc, tại các lớp đào Lm, L1 và L2. Đồ gốm khi xuất lộ có thể quan sát được chủ yếu có màu xám đen và nâu đỏ. Các mảnh gốm nằm theo tư thế khác nhau (úp, ngửa, nghiêng không đồng đều), xương lẫn nhiều cát. Gốm được trang trí hoa văn in ô vuông, ô trám và văn thừng thô.

Sau khi chỉnh lý và thống kê, tại hố 20.CQ.TS3 thu được 621 mảnh thuộc các chất liệu gốm sành và gốm đất nung.

2.3.1.1. Đồ gốm sành

Tổng số 385 mảnh, trong đó lớp đào Lm có 252 mảnh, lớp đào L1 có 59 mảnh, còn lại 74 mảnh thuộc lớp đào L2 (Bảng 6-9).

Về hiện trạng, tất cả đều trong tình trạng vỡ nát, không còn hiện vật nguyên hay đủ dáng, chỉ còn lại các mảnh miệng, thân và đáy không thể gắn chắp. Về số lượng, mảnh thân chiếm số lượng tuyệt đối với 280 mảnh; các mảnh miệng và đáy gần tương đương nhau, lần lượt có 53 và 52 mảnh. Tất cả đều thuộc loại hình vò.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

* Mảnh miệng


Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 10

Mảnh miệng vò có 53 mảnh, trong đó 20 mảnh màu xám đen và 33 mảnh màu nâu đỏ. Các mảnh màu xám đen có độ nung cao hơn nên gốm thường cứng chắc hơn so với các mảnh màu nâu đỏ. Dựa vào kiểu dáng của miệng, chúng tôi chia miệng vò tại đây thành 2 loại (Loại I và Loại II): Loại I có dáng miệng loe, Loại II dáng miệng đứng.

- Loại I (LI): Miệng loe


Loại I có số lượng áp đảo so với Loại II, cụ thể phát hiện 47/53 mảnh. Dựa vào kiểu dáng loe của thành miệng, chúng tôi chia Loại này thành 2 kiểu: loe cong và loe thẳng.

+ Loại I.Kiểu 1 (LI.K1): Thành miệng loe cong


Có số lượng lớn hơn Kiểu 2 với tổng số 35 mảnh, thuộc 2 Phụ kiểu có cấu trúc mép miệng khác nhau: Phụ kiểu 1a (Pk1a) và Phụ kiểu 1b (Pk1b):

Loại I - Kiểu 1 - Pk1a: Mép miệng vê tròn


Có số lượng ít hơn (1/20 mảnh). Miệng di vật loe cong tròn, nghiêng ra ngoài, mép miệng vê tròn, dày 0,5cm. Bề mặt hiện vật màu đỏ cam, mặt ngoài trang trí hoa văn in ô vuông, nét in rò ràng. Xương gốm khá dày, khoảng 1cm, thô, lẫn nhiều cát, độ nung khá thấp nên xương gốm không được đanh chắc như ở các mảnh màu xám đen (Bản vẽ 77).

Loại I - Kiểu 1 - Pk1b: Mép miệng miết nhọn


Có số lượng lớn hơn (19/20 mảnh), kích thước của các mảnh này khác nhau, thường có màu xám đen hoặc nâu đỏ, bề mặt lẫn nhiều cát. Miệng của di vật loe cong ra ngoài, mép miệng miết nhọn, dày từ 0,5 - 1,1cm, thành ngoài miệng thường được đắp gờ nổi cao. Trên thân di vật trang trí hoa văn in ô vuông, các nét in khá tương đồng với Phụ kiểu 1a. Các mảnh màu xám có độ nung cao hơn nên đanh chắc hơn, các mảnh màu nâu đỏ mềm và bở hơn. Xương gốm thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn (Bản vẽ 78).

Loại I.Kiểu 2 (LI.K2): Thành miệng loe thẳng


Tương tự như Kiểu 1, miệng vò Loại I Kiểu 2 cũng được chia thành 2 phụ kiểu (Pk2a và Pk2b). Điểm khác biệt duy nhất giữa các phụ kiểu của Kiểu 2 so với các phụ kiểu của của Kiểu 1 đó là thành miệng thấp và thẳng; các đặc điểm khác giữa chúng hoàn toàn tương đồng (Bản vẽ 79, 80)

- Loại II: Miệng đứng


Phát hiện 6 mảnh trong tổng số 53 mảnh miệng, tất cả đều nằm trong lớp đào Lm và có màu nâu đỏ.

Đây là loại miệng dáng thẳng đứng, không cổ, mép miệng dày và cắt phẳng, rìa ngoài đắp nổi gờ cao. Miệng có kích thước lớn, đường kính 28 - 32cm, mép miệng dày 0,8 - 1,5cm. Xương gốm thô, lẫn nhiều cát, độ nung thấp nên gốm không đanh chắc, khá mềm và bở (Bản vẽ 81).

* Mảnh thân


Mảnh thân phát h iện được số lượng lớn nhất với 280 mảnh, trong đó lớp đào Lm có 184 mảnh, lớp đào L1 có 46 mảnh, còn lại 50 mảnh phát hiện tại lớp đào L2. Vì các mảnh vỡ nhỏ, không có các chi tiết đặc biệt nên chúng tôi phân loại dựa vào hoa văn trang trí ở mặt ngoài di vật thành 9 kiểu khác nhau.

- Kiểu 1: Mảnh thân trang trí hoa văn in chìm hình ô vuông

Đây là kiểu mảnh thân có số lượng lớn nhất với 148 mảnh, gồm 58 mảnh màu xám đen và 90 mảnh màu nâu đỏ. Về độ sâu xuất lộ, Kiểu này phát hiện tại lớp đào Lm 90 mảnh, lớp đào L1 có 30 mảnh, còn lại 28 mảnh thuộc lớp đào L2.

Mặt ngoài di vật được trang trí hoa văn in ô vuông, các ô vuông có kích thước nhỏ, cạnh đều và rò nét. Mặt trong để trơn, có mảnh khá thô, không được chuốt tỉ mỉ nên vẫn còn lẫn nhiều cát. Xương gốm màu xám đen hoặc nâu đỏ, thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn, đôi khi có những lỗ bọt khí nhỏ. Vì có độ nung khác nhau nên độ đanh chắc giữa các mảnh không tương đồng, thường các mảnh có màu xám đen đanh chắc hơn các mảnh có màu nâu đỏ, độ dày xương gốm từ 0,6 - 1,7cm. Mảnh thân Kiểu 1 này thường đi liền với kiểu miệng Loại I - Kiểu 1 ở mảnh miệng.

- Kiểu 2: Mảnh thân trang trí hoa văn in chìm hình ô vuông kết hợp in nổi 2 đường chéo cắt nhau, song song hoặc hình quả trám

Phát hiện được 5 mảnh, trong đó lớp đào Lm chiếm 4 mảnh, mảnh còn lại thuộc lớp đào L2, có màu xám đen (4 mảnh) hoặc nâu đỏ (1 mảnh).

Mặt ngoài di vật được trang trí hoa văn in chìm hình ô vuông kết hợp in nổi 2 đường chéo cắt nhau, song song hoặc hình quả trám, đường nét hoa văn rò ràng, sắc nét. Mặt trong để trơn, có mảnh khá thô, không được chuốt tỉ mỉ và vẫn còn lẫn nhiều cát. Xương gốm màu xám đen, thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn, đôi khi có những lỗ khí nhỏ. Độ nung trung bình, độ dày xương gốm dưới 1cm. Mảnh thân Kiểu 2 này cũng thường đi liền với kiểu miệng Loại I - Kiểu 1 ở mảnh miệng.

- Kiểu 3: Mảnh thân trang trí hoa văn in chìm hình ô trám


Mảnh thân Kiểu 3 phát hiện được 44 mảnh, trong đó lớp đào Lm có 28 mảnh, lớp đào L1 có 10 mảnh và lớp đào L2 có 6 mảnh, gồm 17 mảnh có màu xám đen và 27 mảnh màu nâu đỏ.

Mặt ngoài di vật được trang trí hoa văn in chìm hình ô trám, đường nét hoa văn rò ràng, sắc nét, các cạnh ô trám đều nhau. Mặt trong để trơn, có mảnh khá thô, không được chuốt tỉ mỉ và vẫn còn lẫn nhiều cát. Xương gốm màu xám đen, thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn, đôi khi có những lỗ khí nhỏ. Các mảnh màu xám đen có độ nung cao hơn nên xương gốm đanh chắc hơn các mảnh màu nâu đỏ, độ dày xương gốm từ 0,4 - 1,2cm.

Mảnh thân Kiểu 3 này cũng thường đi liền với kiểu miệng Loại I - Kiểu 2 ở mảnh miệng.

- Kiểu 4: Mảnh thân trang trí hoa văn in chìm hình ô trám kết hợp khắc

vạch


Phát hiện được 6 mảnh, gồm 1 mảnh màu xám và 5 mảnh mảnh nâu đỏ,

trong đó lớp đào Lm có 3 mảnh, lớp đào L1 có 1 mảnh và 2 mảnh thuộc L2.


Mặt ngoài di vật được trang trí hoa văn in chìm hình ô trám kết hợp khắc vạch các đường chỉ chìm (2 - 4 đường) chạy song song với mép miệng, đường nét hoa văn rò ràng, sắc nét, các cạnh ô trám đều nhau. Mặt trong để trơn, có mảnh khá thô, không được chuốt tỉ mỉ và vẫn còn lẫn nhiều cát.

Xương gốm màu xám trắng, thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn, đôi khi có những lỗ khí nhỏ. Độ nung không cao nên xương gốm không được đanh chắc, độ dày xương gốm từ 0,8 - 0,9cm. Mảnh thân Kiểu 3 này thường đi liền với kiểu miệng Loại I - Kiểu 2 ở mảnh miệng.

- Kiểu 5: Mảnh thân trang trí hoa văn in chìm hình ô trám kết hợp đắp nổi


Phát hiện được ít nhất, chỉ 1 mảnh tại lớp đào L1. Hiện vật có màu đỏ, bề mặt không trơn nhẵn mà khá thô, lẫn nhiều cát. Mặt ngoài trang trí hoa văn in chìm hình ô trám kết hợp đắp nổi; các nét im chìm đều, rò nét bên cạnh các đường đắp nổi cao chạy song song với mép miệng. Xương gốm thô, lẫn nhiều

cát, độ nung thấp nên không đanh chắc, độ dày xương 0,7cm. Mảnh thân Kiểu 5 này thường đi liền với kiểu miệng Loại I - Kiểu 2 - Phụ kiểu 2a ở mảnh miệng.

- Kiểu 6: Mảnh thân trang trí hoa văn in nổi hình ô trám lồng


Phát hiện được 20 mảnh, trong đó 13 mảnh tại lớp đào Lm, 1 mảnh tại lớp đào L1 và 6 mảnh tại lớp đào L2. Về màu sắc, có 18 mảnh màu xám đen, 2 mảnh còn lại màu nâu đỏ.

Mặt ngoài di vật được trang trí hoa văn in nổi hình ô trám lồng, đường nét hoa văn rò ràng, sắc nét, các cạnh ô trám đều nhau, cạnh dài 1,4 - 3,7cm. Mặt trong để trơn, có mảnh khá thô, không được chuốt tỉ mỉ và vẫn còn lẫn nhiều cát. Xương gốm màu xám trắng, xám đen hoặc nâu đỏ, thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn, đôi khi có những lỗ khí nhỏ. Độ nung không cao nên xương gốm không được đanh chắc, độ dày xương gốm từ 0,5 - 1,4cm. Mảnh thân Kiểu 6 này cũng thường đi liền với kiểu miệng Loại I - Kiểu 2 - Phụ kiểu 2a ở mảnh miệng.

- Kiểu 7: Mảnh thân trang trí hoa văn in nổi hình ô trám lồng kết hợp khắc vạch

Phát hiện được 3 mảnh tại lớp đào Lm (2 mảnh) và L2 (1 mảnh), tất cả đều có màu xám đen.

Mặt ngoài di vật được trang trí hoa văn in nổi hình ô trám lồng kết hợp các đường chỉ chìm (2 - 6 đường) chạy song song với mép miệng; đường nét hoa văn rò ràng, sắc nét, các cạnh ô trám đều nhau, cạnh dài 1,4 - 3,7cm; các đường chỉ chìm khá rộng nhưng nông. Mặt trong để trơn, có mảnh khá thô, không được chuốt tỉ mỉ và vẫn còn lẫn nhiều cát.

Xương gốm màu xám trắng, xám đen hoặc nâu đỏ, thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn, đôi khi có những lỗ khí nhỏ. Độ nung không cao nên xương gốm không được đanh chắc, độ dày xương gốm từ 0,5 - 1,4cm. Mảnh thân Kiểu 6 này cũng thường đi liền với kiểu miệng Loại I - Kiểu 2 - Phụ kiểu 2a ở mảnh miệng.

- Kiểu 8: Mảnh thân trang trí hoa văn in chìm hình tam giác


Phát hiện được 2 mảnh tại lớp đào Lm và đều có màu xám. Mặt ngoài di vật được trang trí hoa văn in chìm hình tam giác; đường nét hoa văn rò ràng, sắc nét, các cạnh tam giác đều nhau, cạnh dài dưới 0,5cm; mặt trong di vật trong để trơn. Xương gốm màu xám, mịn, không lẫn tạp chất và lỗ bọt khí. Độ nung cao nên xương gốm khá đanh chắc, độ dày xương gốm 1,1cm.

- Kiểu 9: Mảnh thân không trang trí hoa văn


Kiểu thân đồ gốm này phát hiện được khá nhiều, cụ thể có 51 mảnh, trong đó lớp đào Lm chiếm số lượng lớn nhất với 42 mảnh, lớp đào L1 3 mảnh và lớp đào L2 6 mảnh. Về màu sắc, màu nâu đỏ chiếm số lượng áp đảo với 48 mảnh, 3 mảnh còn lại có màu xám đen. Các mảnh thân Kiểu 9 phát hiện được trong tình trạng bong tróc, mòn nặng ở bề mặt; mặt gốm thô, lẫn nhiều cát, không được trang trí hoa văn. Xương gốm màu xám hoặc nâu vàng, thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn, độ dày xương gốm khoảng từ 0,4 - 1,1cm.

* Mảnh đáy


Ngoài các mảnh miệng và thân, tại hố 20.CQ.TS3 chúng tôi còn phát hiện được một số mảnh đáy của đồ gốm có chất liệu tương tự như các mảnh miệng và thân nói trên. Tất cả đều thuộc loại hình đồ gốm đáy bằng, không có chân đế. Cụ thể, tổng số phát hiện được 52 mảnh, trong đó lớp đào Lm có 33 mảnh, lớp đào L1 9 mảnh, còn lại 10 mảnh tìm thấy ở lớp đào L2.

Do tất cả các tiêu bản phát hiện được đều trong tình trạng vỡ nát, khó nhận diện được loại hình và chúng có cùng khung niên đại nên chúng tôi phân loại dựa trên hoa văn trang trí trên phần thân còn lại. Gồm 4 loại: Loại I: Hoa văn in chìm hình ô vuông; Loại II: Hoa văn in chìm hình ô trám đơn (Bản vẽ 82); Loại III (Bản vẽ 83): Hoa văn in nổi hình ô trám lồng và Loại IV: Không trang trí hoa văn (Bản vẽ 84).

2.3.1.2. Đồ gốm đất nung


Ngoài đồ gốm sành, chúng tôi còn phát hiện một lượng lớn đồ gốm đất nung tại hố 20.CQ.TS3. Tổng số phát hiện được 236 tiêu bản, trong đó có 1 núm nắp và 235 mảnh đồ dùng sinh hoạt (tất cả đều thuộc loại hình nồi) (Bảng 10).

* Núm nắp


Phát hiện duy nhất 1 mảnh tại lớp đào L2. Nắp đậy đã bị vỡ, không còn đủ dáng, dựa vào độ cong của thân có thể đoán miệng nắp có dáng loe, thân và xương nắp màu xám, nắp vẫn còn núm cầm. Xương gốm khá dày, mịn, độ nung cao, ít lẫn tạp chất cũng như lỗ bọt khí (Bản vẽ 87).

* Nồi


Phát hiện 235 mảnh vỡ đồ đất nung thuộc loại hình nồi, trong đó lớp đào Lm có 170 mảnh, lớp đào L1 có 25 mảnh, 41 mảnh còn lại thuộc lớp đào L2. Về hiện trạng, tất cả các mảnh nồi phát hiện được đều trong tình trạng vỡ nát, không còn hiện vật nguyên hay đủ dáng, chỉ còn lại các mảnh miệng, thân và đáy (Bảng 10).

- Mảnh miệng


Phát hiện được với số lượng khá ít, chỉ 31 mảnh, trong đó lớp đào Lm có 23 mảnh, lớp đào L1 có 1 mảnh và 7 mảnh ở lớp đào L2. Xương gốm màu trắng xám hoặc xám đen, thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn, độ nung thấp nên xương gốm khá mềm. trên phần thân còn lại của hiện vật thường được trang trí văn thừng thô hoặc mịn. Tất cả các mảnh miệng nồi phát hiện được đều thuộc loại miệng loe (Loại I), dựa vào kiểu loe của miệng, chúng tôi chia thành 2 kiểu: Kiểu 1: Miệng loe thẳng (Bản vẽ 85) và Kiểu 2: Miệng loe gãy (Bản vẽ 86).

- Mảnh thân


Phát hiện được 181 mảnh, trong đó lớp đào Lm phát hiện 124 mảnh, lớp đào L1 có 24 mảnh, 33 mảnh còn lại thuộc lớp đào L2. Gốm có màu trắng xám

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí