không phát hiện dấu vết chế tác, chất gỗ chắc và được bảo quản khá tốt. Chân cọc được vót nhọn, chiều dài đoạn vót khoảng 20cm (Bản vẽ 9; Ảnh 24, 25).
Nghiên cứu mặt cắt phía Đông C10 đồng thời là mặt cắt phía Đông C16 và vách Đông của hố H1. Từ độ sâu -117cm, cọc nằm trong 4 lớp đất. Từ trên xuống dưới, địa tầng vách Đông của H1 gồm 7 lớp đất sau:
- Lm: Lớp đất canh tác, dày 20cm, là lớp đất sét màu nâu vàng (HUE 2.5Y 5/3 light olive brown), kết cấu tơi xốp. Ở giữa cọc C10 và C16 (3,5 - 6,5m từ góc B) là một hố đào hiện đại, sâu 95cm.
- L1: Lớp sét màu nâu đỏ lẫn xám xanh và laterite (HUE 2.5Y 5/4: light olive), dày 10 - 20cm.
- L2a: Lớp sét bùn màu xám lẫn nâu xám và laterite có các vệt đỏ, mùn cây (màu HUE 10YR 6/1: gray), dày 25cm. Các cọc gỗ (H1.C3-H1.C6) xuất lộ trong lớp đất này. Lớp đất này tương tự L2b nhưng có tỷ lệ hạt laterite nhiều hơn.
- L2b: Lớp bùn màu xám nhạt lẫn xám đen, hạt laterite và các vệt nâu vàng (HUE 5Y 5/2: olive gray), dày 50-60cm. Cọc C10 xuất lộ trong lớp này. Phần đầu cọc nằm trong lớp này dài 40cm.
- L2c: Lớp bùn nâu nhạt lẫn các hạt laterite nhưng tỷ lệ ít hơn L2b (HUE 5Y 4/1: dark gray), dày 20 - 55cm, dày dần từ Bắc xuống Nam. Phần cọc nằm trong lớp đất này dài 30cm.
- L3: Lớp bùn đen xanh (HUE 5Y 3/1: very dark gray), lẫn laterite và cát, tỷ lệ cát trong lớp này khá nhiều, dày 20 - 45cm. Phần cọc dài 45cm.
- L4: Lớp bùn đen sẫm lẫn mùn cây và cát mịn (HUE 5Y 2.5/1: black), dày 70cm. Phần cọc nằm trong lớp này dài 50cm. Đây là lớp đất thể hiện thời kỳ đầm lầy, thực vật phát triển.
- L5: Lớp sét vàng lẫn sét trắng, dẻo, rắn (HUE 5YR/5/8: yellowrish red và GLEY1 7/5GY: light greenish gray), dày 70cm. Đây là lớp đất sinh thổ, xuất lộ ở độ sâu 3m so với mốc 0’.
Có thể bạn quan tâm!
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 5
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 6
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 7
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 9
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 10
- Mối Quan Liên Hệ Giữa Bãi Cọc Cao Quỳ Với Các Di Tích Khác
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
* Cọc gỗ 19.CQ.H1.C15
Di tích xuất xuất lộ trong lớp đất bùn xám nhạt lẫn laterite tương tự như các cọc trên, ở độ sâu -108cm so với mốc 0’. Cách vách Bắc 1,1m, cách vách Tây 3m. Đầu cọc bị gãy, mủn và tiêu tâm nặng chia đầu cọc thành hai phần Bắc - Nam không đều nhau, phần phía Nam lớn hơn phần phía Bắc. Cắt làm lộ phía Nam cọc có thể thấy, cọc màu nâu sẫm, được cắm xuống theo phương thẳng đứng; kích thước còn lại: dài 1,43m, đường kính chỗ lớn nhất 20cm. Thân cọc có dạng hình trụ, nhỏ hơn ở phía trên và lớn dần xuống chân, bề mặt thân nhẵn, không phát hiện dấu vết chế tác; chất gỗ chắc và được bảo quản khá tốt. Chân cọc được cắt vát sau đó chặt phẳng ở dưới; cách chân 15cm có lỗ ngoàm chế tác thô sơ, kích thước 15cm x 10cm (Bản vẽ 10, Ảnh 30).
* Cọc gỗ 19.CQ.H1.C16
Cọc xuất lộ trong lớp đất bùn xám nhạt lẫn laterite nhưng tỷ lệ ít, tương tự các cọc trên, ở độ sâu -129cm so với mốc 0’. Cách vách Nam 4m, cách vách Đông 0,8m. Cọc màu nâu đỏ, được cắm theo phương thẳng đứng, dài 90cm, đường kính 20cm. Đầu cọc bị gãy, mủn chia đầu cọc thành 2 phần khác nhau. Thân cọc có dạng hình trụ, bề mặt không nhẵn mà có nhiều vết sần, chất gỗ chắc và được bảo quản khá tốt. Chân cọc cắt khá phẳng, cách chân 10cm có ngoàm, kích thước 15cm x 7cm (Bản vẽ 9; Ảnh 32). Các lớp đất tương tự như ở 19.CQ.H1.C10.
* Cọc gỗ 19.CQ.H2.C2
Di tích xuất lộ trong lớp đất vàng lẫn nâu đỏ và laterite, ở độ sâu -105cm so với mốc 0’. Cách vách Nam 2,2m, cách vách Tây 4m, cách cọc 19.CQ.H2.C1 5m về phía Tây. Phía trong cọc màu nâu đỏ, phía ngoài phần đầu cọc màu nâu
vàng, phần giữa thân cọc màu nâu sẫm, phía dưới màu đen sẫm và nằm theo phương nằm nghiêng. Cọc dài 2,25m, đường kính chỗ lớn nhất 36cm. Đầu cọc đã bị gãy và mủn không đều. Thân cọc có dạng hình trụ, nửa phía trên phần gỗ giác đã bị mủn, phần phía dưới vẫn còn khá nguyên vẹn; trên thân cọc không có dấu vết chế tác và vẫn còn mắt gỗ. Chân cọc có dạng gần tròn. Chất gỗ rắn chắc và được bảo quản khá tốt (Bản vẽ 15; Ảnh 36).
Qua vách làm lộ phía Đông cọc có thể thấy, từ độ sâu -124cm so với mốc 0’, địa tầng vách Đông cọc có 4 lớp đất:
- L1: Lớp đất bùn pha sét màu nâu nhạt (HUE 5Y 4/1 dark gray) loang lổ sét nâu vàng, lẫn nhiều than tro, mùn cây và laterite, kết cấu đất dính, ướt. Phần phía trên của lớp đất đã bị đào mất, độ dày còn lại từ 55 - 70cm. Cọc được cắm xuống từ đây, lớp này tương đương lớp L2c của vách Đông.
- L2: Lớp bùn màu nâu nhạt lẫn xám đen và các vệt đất chua màu nâu vàng, dày từ 10 - 25cm. Đây là lớp đất có tính chất tương tự L3 trên vách Đông của hố.
- L3: Lớp bùn màu xám đen hơi ngả xanh (HUE 5Y 3/1 very dark gray) và cát mịn, thuần, ẩm ướt, ít mùn cây, dày từ 60 - 80cm. Lớp đất này tương đương ứng với L4 trên vách Đông của hố.
- L4: Lớp sét màu vàng lẫn sét xám trắng (HUE 10YR 6/6 brownish yellow và Gley1 8/N light greenish gray), xuất lộ ở độ sâu -280cm so với mốc 0’. Đây là lớp sinh thổ, tương đương với L5 trên vách Đông của hố.
* Cọc gỗ 19.CQ.H3.C1
Di tích xuất lộ ở độ sâu -42cm so với bề mặt hố (tức -105cm so với mốc 0’), trong lớp đất sét bùn xám xanh lẫn sét bùn nâu xám và hạt laterite lẫn than tro của hố khai quật 19.CQ.H3. Cọc hiện nằm trong vách Bắc, cách vách Đông 4,2m. Đầu cọc bị gãy, mủn, tiêu tâm nặng chia đầu cọc thành hai phần Đông -
Tây không đều nhau, phần phía Tây dày hơn phần phía Đông. Thân cọc có dáng hình trụ, màu nâu đen, chất gỗ chắc và được bảo quản tốt. Cọc dài còn lại 1,75m, đường kính chỗ lớn nhất 37cm, nằm nghiêng về phía Đông một góc 390. Chân cọc được chặt vát nghiêng, vết chặt vát dài khoảng 10cm (Bản vẽ 26; Ảnh 50).
Qua quan sát vách hố làm lộ phía Nam của cọc có thể thấy, địa tầng vị trí cắm cọc (cũng là địa tầng vách Bắc của hố) từ độ sâu -63cm đến - 292cm so với mốc 0’ diễn biến gồm 6 lớp đất:
- Lm: Lớp đất canh tác, là loại sét màu nâu vàng (HUE 2.5Y 5/3: light olive brown), rắn, tơi; dày từ 10 - 18cm, cao hơn ở giữa và thoải dần về hai bên.
- L1: Lớp sét màu nâu đỏ (HUE 2.5Y 5/4 light olive) lẫn xám xanh và laterite, dày từ 15 - 20cm.
- L2a: Lớp sét bùn màu xám xanh lẫn nâu xám (HUE 10YR 4/1 dark gray), laterite và mùn cây, dày từ 30 - 50cm. Các di tích cọc gỗ tại hố (19.CQ.H3.C1-C8) đều xuất lộ trong lớp đất này. Phần cọc nằm trong lớp này dài 50cm. Lớp đất này có tính chất khá giống với L2b nhưng có tỷ lệ hạt laterite dày hơn. Theo chúng tôi, có khả năng di tích được cắm xuống từ lớp này.
- L2b: Lớp bùn màu xám nhạt lẫn xám đen và hạt laterite (HUE 5Y 4/1 dark gray), dày từ 60 - 100cm. Phần cọc nằm trong lớp này dài 65 - 75cm.
- L3: Lớp bùn màu đen sẫm (HUE 5Y 3/1 very dark gray) lẫn laterite, dày từ 10 - 50cm. Chân cọc nằm trong lớp này.
- L4: Lớp đất sinh thổ, xuất lộ ở độ sâu -240cm, sét vàng lẫn laterite được kết tủa tạo thành các cục đá “óc chó” (tên gọi địa phương) là loại đá sét vôi, bên dưới là lớp sét trắng, dẻo, rắn (HUE 5YR 5/8 yellowrish red và Gley1 7/5GY light greenish gray), lớp này đã xuất lộ khoảng 30cm.
* Cọc gỗ 19.CQ.H3.C2
Di tích xuất lộ ở độ sâu -91cm so với mốc 0’, trong lớp đất sét lẫn bùn màu xám lẫn các hạt laterite, than tro của hố khai quật 19.CQ.H3. Cọc cách vách Bắc 4,7m, cách vách Đông 2m. Đầu cọc bị gãy, mủn và tiêu tâm khiến đầu cọc bị tách thành hai phần không đều nhau. Bề mặt cọc nhẵn, màu đen sẫm, nghiêng 510 về phía Tây Bắc và không phát hiện dấu vết chế tác trên thân. Chân cọc được chặt hơi vát từ 2 bên, cách chân cọc 32cm có lỗ ngoàm kích thước 14cm x 12cm x 20cm, được chặt đẽo một cách rất sơ sài (Bản vẽ 27, 28; Ảnh 51).
Mặt cắt phía Tây Bắc từ độ sâu -129cm đến -275cm so với mốc 0’ cho thấy cọc nằm trong 4 lớp đất:
- L1: Lớp bùn màu xám nhạt lẫn xám đen và hạt laterite (HUE 10YR 4/1 gray), một phần lớp đất này phía trên đầu cọc đã bị bóc mất, dày còn lại 45cm. Lớp đất này tương ứng với L2a trên vách Bắc của hố.
- L2: Lớp bùn màu nâu sẫm lẫn ít sét xám trắng và bùn đen có tỷ lệ ít (HUE 10YR 5/1 gray + HUE 10YR 7/1 light gray và HUE 10YR 2/1 black), chỉ xuất lộ ở phía Tây của cọc, dày từ 5 - 10cm. Đây chính là lớp đất tương ứng với L2b trên vách Bắc của hố.
- L3: Lớp bùn màu đen sẫm lẫn đen hơi ngả xanh (5Y 3/1 very dark gray và HUE 10YR 2/1 black), dày từ 20 - 40cm, dày hơn ở phía Đông và mỏng dần về phía Tây. Cọc nằm trong lớp này dài 35cm. Lớp đất này còn xuất hiện phía dưới chân cọc với độ dày khoảng 5cm, có thể được kéo xuống trong quá trình cắm cọc. Lớp đất này tương ứng với L3 ở vách Bắc của hố.
- L4: Lớp đất sinh thổ tương ứng với L4 trên vách Bắc của hố, là loại sét màu nâu vàng lẫn vàng nhạt (HUE 10YR 6/6 brownish yellow và Gley2 7/5PB light bluish gray), ẩm ướt, độ dày xuất lộ từ 25 - 30cm. Cọc được cắm xuyên qua lớp này 25cm.
* Cọc gỗ 19.CQ.H3.C5
Di tích xuất lộ ở độ sâu -82cm so với mốc 0’, trong lớp bùn pha sét màu nâu xám loang lổ chút xám xanh, lẫn các hạt laterite và than tro. Cọc cách vách Bắc 7,2m, cách vách Đông 9,2m, cách di tích 19.CQ.H3.F9 3,6m về phía Đông, cách di tích 19.CQ.H3.F11 3,5m về phía Bắc. Đầu cọc bị gãy, mủn và tiêu tâm nặng. Cắt làm lộ phía Tây cọc có thể thấy, cọc có màu đỏ sẫm, được cắm/chôn theo phương thẳng đứng, dài 1,25m, đường kính 23cm. Thân cọc có dáng hình trụ, bề mặt khá nhẵn và không phát hiện dấu vết chế tác. Chân cọc được cắt khá bằng (Bản vẽ 29; Ảnh 54).
Sau khi tiến hành nghiên cứu mặt cắt phía Tây của cọc có thể thấy, từ độ sâu -122cm đến -222cm so với mốc 0’, địa tầng gồm 4 lớp đất và cọc được đóng xuống có thể bằng phương pháp đào hố chôn.
- L1: Lớp bùn màu xám đen, đôi chỗ lẫn vàng sẫm (HUE 10YR 4/1 dark gray và HUE 2.5Y 5/4 light olive brown), một phần bên trên đã bị đào đi, độ dày còn lại từ 5 - 35cm. Đây là lớp đất tương ứng với L2a ở vách Bắc của hố.
- L2: Lớp bùn màu nâu đen (HUE 7.5YR 3/2 very dark grayish brown), chứa nhiều mùn thực vật, dày từ 35 - 45cm.
- L3: Lớp sét xám trắng hơi ngả xanh (GLEY2 7/10B light bluish gray), dàytừ 5 - 45cm; lớp đất này tương ứng L3 ở vách Bắc. Miệng hố đào chôn cọc(?) xuất lộ từ lớp này. Hố rộng 45cm, sâu 35cm, xung quanh cọc là lớp L3.
- L4: Lớp sét vàng sẫm lẫn xám trắng (HUE 10YR 6/6 brownish yellow và GLEY2 7/5PB light bluish gray) và vẫn còn ăn sâu xuống phía dưới, độ dày xuất lộ khoảng 45cm; đây là lớp đất tương ứng với L4 ở vách Bắc của hố.
* Cọc gỗ 19.CQ.H3.C7
Cọc xuất lộ ở độ sâu -83cm so với mốc 0’, trong lớp bùn pha sét màu nâu xám loang lổ chút xám xanh, lẫn các hạt laterite và than tro. Cọc cách vách Bắc 11m, cách vách Đông 12,5m, cách di tích 19.CQ.H3.F9 3,45m về phía Nam,
cách di tích 19.CQ.H3.F11 3,35m về phía Tây, cách 19.CQ.H3.F12 3,35m về phía Đông, cách 19.CQ.H3.F17 2,9m về phía Bắc. Đầu cọc bị gãy, mủn và tiêu tâm nặng, hình thành 1 số lỗ thủng ngang đầu cọc. Thân cọc màu đỏ sẫm, dáng hình trụ, bề mặt khá nhẵn và không phát hiện dấu vết chế tác. Cọc dài 1,3m, đường kính 26cm, được đóng/chôn theo phương thẳng đứng. Chân cọc chặt vát, phần sát chân cọc vẫn còn lớp vỏ cây (Bản vẽ 30; Ảnh 56).
Tiến hành nghiên cứu mặt cắt phía Bắc của cọc. Từ độ sâu -138cm đến - 240cm so với mốc 0’, địa tầng gồm 3 lớp đất.
- L1: Lớp bùn màu xám đen (HUE 10YR 4/1 dark gray), dày từ 3 - 11cm, xuất lộ cách cọc mỗi bên 10cm.
- L2: Lớp sét màu xám trắng hơi ngả xanh (GLEY2 7/10B light bluish gray), dày từ 20 - 85cm. Đây là lớp đất tương ứng với L3 ở vách Bắc, dấu vết hố đào chôn cọc(?) xuất lộ từ lớp này. Hố rộng 50cm, sâu 1,15m.
- L3: Lớp sét màu vàng sẫm, đôi chỗ lẫn sét màu xám trắng (HUE 10YR 6/6 brownish yellow và Gley2 7/5PB light bluish gray) và vẫn còn ăn sâu xuống phía dưới, độ dày xuất lộ từ 70 - 80cm. Đây là lớp đất sinh thổ, tương ứng với L4 ở vách Bắc.
* Cọc gỗ 20.CQ.H4.C1
Cọc xuất lộ tại lớp đào L2 của hố 20.CQ.H4, ở độ sâu -64cm so với mốc 0’. Cách vách Bắc 2,2m, cách vách Đông 4,14m, cách di tích 20.CQ.H4.C2 4m về phía Đông Bắc. Khi mới xuất lộ, đầu cọc có màu nâu đen, gãy, mủn và tiêu tâm nặng chia đầu cọc thành 2 phần Bắc - Nam không đều nhau (nửa phía Nam lớn hơn nửa phía Bắc), đường kính đầu cọc 6cm. Biên cọc (phần ngoài của cọc bị mủn hoá tạo thành) hình tròn, là loại đất bùn màu xám nhạt, ẩm ướt, khác với loại đất nâu vàng loang lổ xám đen lẫn các hạt laterite màu đỏ cam bên ngoài.
Cắt làm lộ ¼ phía Đông Nam của cọc có thể thấy, cọc được cắm theo phương thẳng đứng, dài còn lại 89cm, đường kính thân cọc 12cm, thân cọc nhẵn và có nhiều vết nứt nhỏ. Chân cọc cắt bằng, cách chân cọc 16cm có lỗ ngoàm khá rộng (Bản vẽ 54; Ảnh 92).
Địa tầng điểm cắt làm lộ cọc có 3 lớp, gồm:
- L1: Là lớp đất màu trắng xám (HUE 10YR 5/1 gray), mịn, kết cấu rắn chắc, lẫn nhiều laterite màu nâu đỏ; lớp này tương đương L1 trên vách hố, độ dày còn lại 15cm.
- L2: Dày từ 40 - 60cm, là lớp đất sét pha bùn màu nâu xám (HUE 10R 4/1 dark reddish gray), thuần, mịn, lẫn một số vệt cát mỏng nằm ngang, lớp này ẩm và mềm hơn lớp trên; đây là lớp đất tương ứng với L2 trên vách Bắc của hố.
- L3 vẫn còn ăn sâu xuống phía dưới, độ dày xuất lộ từ 38cm. Là loại bùn màu xám xanh (GLEY2 2.5/5PB bulish black), thuần, ẩm ướt; lớp này tương đương với L3 trên vách hố.
* Cọc gỗ 20.CQ.H4.C5
Di tích xuất lộ tại lớp đào L2 của hố 20.CQ.H4, ở độ sâu -110cm so với mốc 0’. Cách vách Nam 2,45m, cách vách Đông 10,3m, cách 20.CQ.H4.C4 2,8m về phía Tây Tây Bắc. Khi xuất lộ, đầu cọc bị mủn và tiêu tâm rất nặng, chỉ còn lại 2 phần nhỏ, nhọn, đứng thẳng ở 2 phía Đông Bắc và Tây Nam, xung quanh đầu cọc có nhiều vết nứt nhỏ. Biên cọc (thực ra đây là phần mủn hóa của thân cọc) có dạng gần tròn, đường kính khoảng 18cm; đất bên trong có màu xám đen, mịn, ướt, khác hoàn toàn so với loại đất màu xám trắng, lẫn nhiều laterite nâu đỏ xung quanh.
Cắt làm lộ ½ cọc có thể thấy, cọc bị mủn và tiêu tâm nặng, chia cọc thành 2 phần. Cọc dài còn lại 61cm, đường kính 13cm, hơi thu nhỏ xuống chân, chân cọc mủn nặng, mềm, ướt. Mặt ngoài và bên trong cọc màu nâu đen, không có vết