Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 6

sồi/dẻ (Fagaceae 4-10%), họ Mộc lan (Magnoliaceae 2-3%),….Thực vật thân thảo với sự có mặt của Hương bồ (Typha sp. 5-13%), họ Hòa thảo (Poaceae 7-9%), Stenochlaena sp. (4-6%), họ bông/gòn (Malvaceae 1%), rau muối (Chenopodium sp. 1%) và họ Cúc (Compositae 1%). Dương xỉ bao gồm các loài thuộc họ Polypodiaceae, Cibotichum sp.,…chiếm 3-7% [27, tr.2].

Cũng theo kết quả phân tích trên, sự phân bố của các nhóm loài thực vật theo độ sâu của địa tầng. Nhóm thực vật ưa nước lợ (back mangrove and associated type), thực vật thân thảo chiếm ưu thế trong địa tầng tuy nhiên 2 nhóm này và cả nhóm ngập mặn (true mangrove) có xu hướng giảm ở độ sâu - 128cm so với bề mặt hố, tương đương với lớp L2b trên địa tầng. Bên cạnh đó, ở độ sâu -142cm so với bề mặt (tương đương với lớp L3 trên địa tầng), thực vật nói chung phát triển tốt nhất - môi trường thuận lợi nhất cho thực vật phát triển, mực nước biển lúc này có lẽ là cao nhất, nước biển bao trùm khu vực rộng lớn hơn do vậy thực vật ngập mặn, lợ, cây thân thảo đều phát triển. Số lượng hạt phấn giảm ở độ sâu -128cm so với bề mặt hố, điều này cho thấy độ ẩm của khu vực giảm rò rệt [27, tr.3-4].

2.1.1.2. Địa tầng hố 19.CQ.H3

Hố khai quật 19.CQ.H3 có diện tích 600m2 (25m x 24m), dài hơn theo chiều Đông - Tây. Nằm ở phía Tây con đường bê tông cũ trong khu nghĩa trang Mả Dài. Phía Đông cách hố 19.CQ.H1 khoảng 5m, cách hố 19.CQ.H2 khoảng 10m. Phía Bắc giáp khu mộ. Hố có hướng Bắc lệch Đông 170. Các góc hố sâu hơn điểm mốc 0’ là: Góc A -35cm, góc B -47cm, góc C -88cm, góc D -35cm (Bản vẽ 20-26; Ảnh 47-49).

Khi cải tạo khu mộ, máy xúc đã bóc một lớp đất dày 50cm và ở độ sâu - 40cm đã xuất lộ một số đầu cọc. Sau khi làm sạch mặt bằng, xuất lộ hàng loạt các hố huyệt mộ (phân bố khắp hố, tính chất tương tự như ở hố 19.CQ.H2) và các cọc 19CQ.H3.C3, C4, C5, C8. Các cọc này mới chỉ xuất lộ một phần đầu

cọc, phân bố tập trung ở nửa phía Bắc hố. Đất xung quanh cọc là sét bùn xám xanh lẫn nâu xám, hạt laterite và mùn cây.

Để kiểm tra và nghiên cứu địa tầng, tại hố 19.CQ.H3 chúng tôi mở 3 rãnh thám sát và 5 hố kiểm tra cọc, mặt cắt kiểm tra cọc 19.CQ.H3.C1, đồng thời là vách Bắc của hố khai quật, đoạn từ 20 - 23m (tính từ góc A - góc Tây Bắc) là tiêu biểu và có thể làm đại diện. Từ trên xuống dưới, địa tầng của hố gồm 6 lớp:

- Lm: Lớp đất canh tác, là loại sét màu nâu vàng, rắn, tơi (HUE 2.5Y 5/3: light olive brown), dày từ 10 - 18cm.

- L1: Là lớp đất sét màu nâu đỏ lẫn xám xanh và laterite (HUE 2.5Y 5/4: light olive), dày 15 - 20cm.

- L2a: Lớp sét bùn màu xám xanh lẫn nâu xám (HUE 10YR 4/1: dark gray), laterite và mùn cây, dày 30 - 50cm. Các di tích cọc gỗ (19.CQ.H3.C1-C8) đều xuất lộ trong lớp đất này. Phần cọc nằm trong lớp này dài 50cm. Lớp đất này có tính chất khá giống với L2b nhưng có tỷ lệ hạt laterite nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

- L2b: Lớp bùn màu màu xám nhạt lẫn xám đen (HUE 5Y 4/1: dark gray) và hạt laterite, dày từ 60 - 100cm. Phần cọc nằm trong lớp này dài 65 - 75cm.

- L3: Dày từ 10 - 50cm, là lớp bùn màu đen sẫm (HUE 5Y 3/1: very dark gray) lẫn laterite, xuất lộ ở độ sâu -112cm so với bề mặt hố (tương ứng -175cm so với mốc 0’).

Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 6

- L4: Lớp sét màu vàng lẫn laterite được kết tủa tạo thành các hạt “óc chó” (tên gọi địa phương), là loại đá sét vôi, bên dưới là lớp sét trắng, dẻo, (HUE 5YR/5/8: yellowrish red và Gley1 7/5GY: light greenish gray), xuất lộ ở độ sâu - 167cm so với bề mặt hố (tương ứng -240cm so với mốc 0’). Mặt cắt vách Bắc hố cho thấy lòng sông sâu dần về phía Đông.

Như vậy, so với các hố 19.CQ.H1 và 19.CQ.H2 thì địa tầng hố khai quật 19.CQ.H3 có phần cao hơn, thể hiện là một chân gò thấp mà đỉnh gò có thể ở phía Tây hố, tại khu vực mặt cắt kiểm tra 20.CQ.MC1.

Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở hố 19.CQ.H3 cũng tương tự như các ở hố 19.CQ.H22, các mẫu phân tích phấn hoa từ 3 mẫu đất cho thấy sự phân bố khá đồng đều của các loài/chi thực vật theo độ sâu của địa tầng. Qua kết quả phân tích phấn hoa có thể thấy, ở hố 19.CQ.H3, nhóm thực vật ưa nước lợ cũng chiếm ưu thế. Nhóm cây thân thảo khá ổn định về thành phần loài và số lượng. Bào tử dương xỉ ở lớp trên phát triển mạnh hơn so với các lớp dưới [27, tr.5].

2.1.1.3. Địa tầng hố 20.CQ.H4 và 20.CQ.H5

Hố khai quật 20.CQ.H4 có diện tích 218m2. Hố nằm ngay trong vườn trồng đu đủ của người dân địa phương, phía Đông hố là ruộng canh tác lúa nước, phía Tây cách hố 19.CQ.H1 khoảng 1,2m, phía Bắc cách hố 20.CQ.H5 khoảng 90cm, phía Nam sát bờ bao công trình (Bản vẽ 47, 49-53; Ảnh 87-91).

Do bề mặt của hố trước đó đã bị bồi lấp và san bạt nên không bằng phẳng, cao hơn ở phía Tây và thấp dần về phía Đông. Góc A của hố có cao độ -67cm so với mốc 0’, góc B của hố có cao độ -93cm so với mốc 0’.

Hố khai quật 20.CQ.H5 có diện tích 98m2 (14m x 7m), chạy dài theo chiều Đông - Tây. Phía Đông cách khoảng 15m là ruộng canh tác lúa nước của người dân địa phương, phía Tây cách hố 19.CQ.H3 khoảng 1,2m, phía Bắc giáp ruộng canh tác lúa nước, phía Nam cách hố 20.CQ.H4 khoảng 90cm. Trước đây, khu vực hố là nơi trồng đu đủ và hoa màu của gia đình ông Nguyễn Đắc Cựu (nông dân địa phương) (Bản vẽ 47, 60-62; Ảnh 99-101).

Bề mặt hố không bằng phẳng, cao hơn ở phía Tây và thấp dần về phía Đông, một phần vì quá trình đào xới đất trồng đu đủ, một phần do lớp đất đắp trong thời gian khai quật các hố H1 và H2 năm 2019.

Từ trên xuống dưới, địa tầng 2 hố được thể hiện như sau:


- Lma: Đây là lớp đất mới san lấp từ đất khai quật tại các hố 19.CQ.H1 và 19.CQ.H2 nên bị xáo trộn rất nhiều, gồm các loại sét và bùn màu nâu vàng, xám và đen sẫm lẫn lộn nhau, kết cấu tơi xốp. Tại hố khai quật 20.CQ.H5 không xuất hiện lớp này bởi bề mặt hố thấp hơn.

- Lmb: Dày từ 5 - 70cm, là loại đất sét màu nâu vàng, kết cấu rắn chắc, lẫn các hạt laterite rất nhỏ màu nâu đỏ. Tại hố 20.CQ.H5 đây chính là lớp mặt.

- L1: Dày từ 8 - 48cm, là loại đất sét màu xám trắng (HUE 10YR 5/1 gray) lẫn nhiều laterite màu nâu vàng, kết cấu rắn chắc.

- L2: Dày từ 10 - 85cm, là lớp bùn màu xám đen, phía dưới loang lổ bùn màu xám xanh (HUE 10R 4/1 dark redish gray và GLEY2 2.5/5PB bulish black), dẻo, ẩm ướt hơn các lớp phía trên.

- L3: Dày từ 5 - 38cm, là lớp bùn màu xám xanh (GLEY2 2.5/5PB bulish black), thuần, ẩm ướt.

- L4: Dày khoảng 15 - 45cm, là lớp bùn màu nâu đen hơi ngả hồng (HUE 10R 2.5/1 redish black), thuần, ẩm ướt.

- L5: dày từ 5 - 15cm, là loại sét màu vàng sẫm lẫn vàng nhạt, nâu đen (HUE 5Y 8/2 pale yellow và HUE 2.5Y 6/8 olive yellow) và các hạt laterite màu nâu đỏ, dẻo, ướt. Tại lớp này, đôi chỗ xuất hiện nhiều đá “óc chó” (tên gọi địa phương) khá lớn.

- L6: Là lớp sét màu vàng sẫm lẫn trắng xám (HUE 7.5YR 5/8 strong brown và GLEY1 7/5 light greenish gray), ẩm ướt. Lớp này đã làm lộ khoảng 15cm.

2.1.1.4. Địa tầng hố 20.CQ.TS1


Hố thám sát 1 (20.CQ.TS1) nằm cách hố 19.CQ.H1 khoảng 150m về phía Đông Nam, đây là nơi canh tác hoa màu của gia đình bà Lê Thị Ái (nông dân địa

phương). Hố có diện tích 39m2 (39m x 1m) chạy dài theo hướng Đông - Tây. Trước khi mở hố, gia đình bà Ái tiến hành cải tạo vườn nên máy xúc đã bóc bỏ lớp mặt. Hố có toạ độ tại góc A trong khoảngg: N 2100’45” và E 106039’10”, nằm theo hướng chính Bắc. Mốc 0’ thấp hơn -291cm so với mốc 0 trên đê (Bản vẽ 47, 65-70; Ảnh 106-109).

Bề mặt của hố có cao độ không đều, cao hơn ở phía Tây và thấp dần về phía Đông. Vách Đông giáp một khu ruộng bỏ hoang của người dân, phía Đông khu ruộng này là kênh Lỗ Hải. Theo lời người dân địa phương kể lại, cách nay khoảng 20 năm về trước, con kênh này rộng lên tới gần vách Tây của hố.

Lớp đào Lm là lớp đất canh tác dày khoảng 20cm, đất màu nâu nhạt hơi ngả vàng, tơi xốp, khá khô ráo và lẫn nhiều rễ cây. Phía dưới là đất sét tơi nhưng nhưng rắn chắc hơn, khá ẩm, màu xám, loang lổ đỏ tím và các vệt nâu vàng, trong sét có một số đá xốp và không có hiện vật khảo cổ. Xuống độ sâu khoảng 75 - 80cm so với bề mặt hố, sét ẩm và dẻo hơn, phần loang lổ màu đỏ tím cũng giảm dần, chủ yếu chỉ còn lại sét màu xám hơi ngả xanh, loang lổ các vệt vàng sẫm.

Cách góc C khoảng 3,2m, địa tầng bắt đầu có sự khác biệt. Sau lớp mặt với độ dày và tính chất tương tự ô 1 là lớp sét xám trắng, thuần, dẻo, chạy thẳng xuống ngăn cách và khác biệt hoàn toàn với L1 ở phía Tây. Lớp sét này có chiều dài khoảng 4,5m, sau đó ở phía Đông lại là L1 với tính chất giống như phần phía Tây của hố. Có thể nơi đây trước kia là một con lạch nhỏ, sau đó dần bị bồi lấp.

Cách góc A khoảng 15m có thể thấy, càng về phía Đông lớp mặt càng dày, ở khoảng giữa ô 3 lớp mặt có độ dày khoảng 40cm, bên cạnh đó cũng không còn xuất hiện các vệt sét đỏ tím (L1a) như ở khu vực đầu phía Tây của hố. Ngay dưới lớp mặt là lớp sét xám đen, dẻo, loang lổ một số vệt nâu vàng, nhỏ và không đậm đặc như các ô trước đó.

Cách góc A của hố khoảng 16m, kéo dài khoảng 2,3m, ở độ sâu khoảng 30cm xuất hiện các vệt đất vàng nhạt loang lổ dạng bột mịn mà người dân địa phương gọi là đá óc chó trong phạm vi khoảng 2,3m x 0,6m. Trong lớp đất này lẫn một vài mẩu than tro. Bên cạnh đó, trong thành phần đất chứa nhiều sạn sỏi nhỏ, càng xuống sâu sự xuất hiện của sạn sỏi càng nhiều, kéo dài cho tới đầu phía Đông của hố.

Khoảng giữa hố khai quật, tại độ sâu khoảng 70cm đã gặp lớp bùn màu đen sẫm; thành phần trong bùn có chứa cát, lẫn nhiều than tro và bã thực vật đang trong quá trình mủn hoá. Theo người dân địa phương kể lại, khu vực này từ năm 2005 bắt đầu chuyển thành đồng màu, cách đây khoảng 30 năm (năm 1987) đây vẫn là sông, nước sâu ngập đầu người.

Càng về đầu phía Đông của hố, lớp bùn đen sẫm kể trên càng sớm xuất lộ, khu vực sát vách Đông của hố lớp bùn nhão do máy xúc để lại chính là lớp bùn đen sẫm, lẫn nhiều bã thực vật này.

Tại khu vực phía Đông hố với đất là loại bùn xám đen, lẫn nhiều than tro và bã thực vật. Cách vách Đông 6,1m, gần sát vách Bắc xuất lộ một gốc cây đang trong quá trình mủn hoá. Gốc cây và các mảnh vỡ ra từ gốc có màu đen sẫm, trải dài trên một mặt bằng khá phẳng, dạng gần hình tam giác có kích thước dài x rộng: 85cm x 80cm ở độ sâu khoảng 60cm so với bề mặt hố. Tuy đã bị vỡ vụn, các mảnh vỡ nằm ngổn ngang theo các phương và hướng khác nhau nhưng quá trình bảo tồn tương đối tốt, vẫn còn nhiều mảnh khá chắc.

Địa tầng của hố được chúng tôi ghi nhận tại vách Bắc. Địa tầng khu vực này khá phức tạp, các lớp đất bị chia tách và thứ tự xuất lộ không giống nhau trên toàn bộ vách. Dưới đây, số đo khoảng cách được chúng tôi tính từ góc A (góc Tây Bắc) của hố.

- Lm: Là lớp đất canh tác, dày từ 10 - 40cm, đất sét màu nâu vàng (HUE 7.5YR 5/8 strong brown), lẫn nhiều rễ cây và một số viên đá cuội nhỏ.

- L1a: Dày từ 4 - 46cm, là lớp sét màu xám xanh loang lỗ sét nâu vàng và nâu đỏ (GLEY1 5/N gray + HUE 10R 3/6 dark red + HUE 7.5YR 5/8 strong brown), chứa nhiều hạt laterite màu đỏ tía. Lớp này không xuất hiện trên toàn bộ chiều dài của vách, mà kết thúc tại vị trí 10,1m; dày hơn ở phía Tây và mỏng hơn ở phía Đông.

- L1b: Dày từ 10 - 42cm, là lớp đất sét màu xám xanh loang lổ nâu vàng (GLEY1 5/N gray + HUE 7.5YR 5/8 strong brown), lẫn một số hạt laterite màu nâu vàng. Lớp này cũng không chạy liền mạch trên toàn bộ vách hố mà bị chia cắt bởi các lớp L1d, L2 và L3 ở nhiều vị trí khác nhau, đến vị trí 32,9m thì mất hẳn.

- L1c: Lớp này vẫn còn ăn sâu xuống phía dưới, chỉ xuất lộ ở phía Tây hố với chiều dài khoảng 1,6m; là lớp sét màu xám xanh (GLEY1 5/N gray), mịn, thuần.

- L1d: Chỉ xuất lộ tại vị trí 21,8m đến 29m, nằm ngay bên dưới lớp Lm và bên trên lớp L4, dày khoảng 38cm; là loại đất sét xám xanh loang lẫn sét vàng (GLEY1 5/N gray + HUE 10YR 7/8 yellow), chứa nhiều hạt laterite và các vệt đất chua màu vàng nhạt.

- L2: Cũng giống như L1d, L2 chỉ xuất hiện tại một vị trí nhất định chứ không trải dài trên toàn bộ vách, cụ thể từ 10,1m đến 13,7m. Đất sét màu trắng xám (GLEY2 6.5PB bluish gray), mịn, khá thuần.

- L3: Tương tự như L1d, L3 cũng chỉ xuất lộ ở một quãng vị trí gần giữa hố, thậm chí lớp này còn chưa xuất lộ hết vì vẫn còn ăn sâu xuống phía dưới. Cụ thể, L3 bắt đầu từ vị trí 5,1m và kết thúc tại vị trí 10,7m trên vách hố, độ sâu xuất lộ sâu nhất là -132cm so với mốc 0’, độ dày xuất lộ khoảng 44cm. Đây là lớp sét màu hồng nhạt (HUE 10R 4/6 red), mịn, dẻo.

- L4: Trên vách hố, L4 chỉ xuất lộ ở phần nửa phía Đông, bắt đầu từ vị trí 22,1m, nằm ngay phía dưới L1b và L1d, dày khoảng 35cm. Đây là lớp bùn màu

đen sẫm (GLEY 2.5/N black), lẫn rất nhiều vỏ cây và bã thực vật đang trong quá trình than hoá.

- L5: Nằm phía dưới L4 và vẫn còn ăn sâu xuống phía dưới, độ dày xuất lộ 1,5m. Đây là lớp sét màu nâu đỏ hơi ngả tím (HUE 2.5YR ¾ dark reddish brown), thuần, mịn.

Có thể thấy, địa tầng của hố 20.CQ.TS1 diễn tiến khá phức tạp, độ cao xuất lộ các lớp khác nhau cho thấy khu vực này có thể là một chân gò thấp ăn ra kênh Lỗ Hải, cao dần từ Đông sang Tây. Chân gò bắt đầu từ khu vực nửa phía Tây của hố, đỉnh gò nằm về phía Tây hố và phía Nam hố 19.CQ.H1, khu vực đã được kiểm tra địa tầng trong đợt khảo sát lần 1 năm 2019.

2.1.1.5. Địa tầng hố 20.CQ.TS2

Hố thám sát 2 (20.CQ.TS2) có diện tích 30m2 (30m x 1m), chạy dài theo chiều Đông Bắc - Tây Nam, hướng Bắc lệch Đông 150. Hố cách hố 20.CQ.H4 khoảng 30m về phía Đông Nam, cách hố 20.CQ.TS1 khoảng 50m về phía Bắc, vách Đông hố cách kênh Lỗ Hải khoảng 3,5m. Mốc 0’, có cao độ -291cm so với mốc 0 trên mặt đê (Bản vẽ 47, 71-73; Ảnh 110).

Bề mặt hố bằng phẳng, trước đây là ruộng canh tác lúa nước nhưng hiện tại bị bỏ hoang, nhiều nước, lẫn nhiều loại cỏ dại, gốc rạ; bùn nâu xám, nhão.

Lớp đào Lm có độ sâu -20cm so với bề mặt hố, đất sét lẫn bùn màu nâu, ẩm ướt, lẫn nhiều rễ cây và rác hiện đại. Lớp đào L1 có độ sâu khoảng -30cm so với Lm, đất sét lẫn bùn màu nâu đen, khu vực nửa phía Đông lẫn nhiều sét màu vàng, đôi lúc có màu xám trắng. Sát vách Đông của hố xuất lộ một số viên gạch còn khá nguyên vẹn, tập trung tại khu vực cách vách Đông khoảng 1,2m, cách vách Bắc khoảng 20cm. Gạch có kích thước dài 21cm x rộng 9,5cm x cao 6cm, bên trong màu nâu đỏ, bên ngoài màu nâu đỏ loang lổ đen sẫm, xương gạch rắn chắc; đây là loại gạch hiện đại của người dân địa phương. Tại khu vực giữa hố,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022