mà chỉ muốn đưa ra cách nhìn nhận con người một cách công bằng nhất với chiều sâu bên trong của nó. Không có con người hoàn hảo, cũng không có con người hoàn toàn xấu xa quan trọng là hãy có lòng dũng cảm đối mặt dám đấu tranh với điều xấu, điều ác trong lòng mình. Nếu càng cố che dấu tội ác của bản thân càng đau khổ, càng lún sâu vào cái ác để rồi có thể trốn tránh, lừa dối được người khác nhưng không thoát khỏi tòa án lương tâm, chúng ta sẽ phải trả giá cho chính lỗi lầm sai trái của mình.
Xây dựng cuộc đối thoại của nhân vật mang nhiều tầng ý nghĩa và thông điệp gửi gắm, Võ Thị Hảo khiến người đọc không khỏi phải băn khoăn, suy ngẫm sau khi đọc xong tác phẩm. Chưa dừng lại ở đó, cuộc đối thoại giữa Lý Thần Tông và sư bà chùa Trầm đã khiến người đọc hiểu thêm về xu hướng nữ quyền mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Qua cuộc đối thoại, vua Thần Tông
– đấng quân vương của một nước hiện lên là một ông vua không quan tâm đến việc an nguy của đất nước, chỉ biết đắm chìm trong hưởng lạc, để cho bọn quan lại nịnh bợ, coi mạng người như cỏ rác, lộng hành…Từ đó tác giả cũng biểu hiện suy nghĩ, thái độ trước hình ảnh những nam nhi trong xã hội phong kiến – liệu họ có tài giỏi hơn người phụ nữ như họ vẫn tự ca tụng ? Tiếng nói đòi sự công bằng, đề cao vai trò của người phụ nữ khiến cho người đọc phải công nhận. Bằng các cuộc đối thoại, tác giả đã để nhân vật tự bộc lộ mình một cách khách quan, tạo ra sự tranh biện, đối thoại với người đọc, cho người đọc suy nghĩ và đưa ra cái nhìn nhận khách quan và toàn diện nhất về nhân vật. Những đoạn hội thoại trong tác phẩm cũng thể hiện được sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Võ Thị Hảo trong việc làm sống dậy nhưng nhân vật lịch sử.
2.3.2. Miêu tả nhân vật thông qua tâm lý, hành động của nhân vật
Nếu việc miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ giúp bộc lộ và làm sinh động về sức sống của nhân vật thì việc đi sâu vào những diễn biến tâm lý nội tâm phức tạp của nhân vật khiến cho nhân vật trở nên gần gũi, chân thực hơn.
Việc đi sâu vào khai thác những rung động tâm lý tinh tế của mỗi con người không phải là điều đơn giản nhất là lại khám phá tâm lý của nhân vật lịch sử với khoảng cách thời gian và không gian quá khứ. Thế nhưng tác giả Giàn thiêulại một lần nữa có được thành công khi xây dựng nhân vật đa diện với những diễn biến tâm lý phức tạp, tinh tế ghi được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Trước Võ Thị Hảo đã có không ít các nhà văn thành công khi đi sâu vào diễn tả nội tâm phức tạp và góc khuất ở trong đó. Điều này cũng là áp lực và thách thức của Võ Thị Hảo khi muốn tiếp tục đi theo con đường khó khăn này. Cũng diễn đạt tâm lý con người nhưng bằng giọng văn, cái nhìn rất riêng mang dấu ấn của nhà văn đó không phải là điều dễ dàng. Nhất là khi diễn biến nội tâm đó lại thuộc về nhân vật trong quá khứ lịch sử và xuyên suốt chiều dài của một cuốn tiểu thuyết dài. Trong nhiều cách để miêu tả tâm lý nhân vật nhưng Võ Thị Hảo đã tập trung miêu tả tâm lý nhân vật chủ yếu qua quá trình độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm của nhân vật để phát hiện những điều sâu kín trong tâm hồn nhân vật, những mặt khác nhau trong cùng một con người.
Qua những đoạn phác họa tâm trạng của đại sư Từ Đạo Hạnh tác giả đặt ra câu hỏi về một nhân vật lịch sử còn nhiều “khoảng trắng” đáng chú ý. Liệu có con người hoàn toàn thần thánh, con người có thể hoàn toàn vứt bỏ trần tục và không có dục vọng cá nhân? Phải chăng những con người “được” phong thánh đó họ cũng trước hết là một con người bình thường đã. Bản thân họ cũng như bao người khác, cũng khao khát sống, khao khát yêu thương, khao khát được hưởng thụ, có quyền lực, được thống trị tất cả. Nếu có thì phải chăng người đó cũng phải ép mình, cũng phải tự đấu tranh vô cùng khốc liệt với những giằng xé trong nội tâm.
Từ Đạo Hạnh trong vai trò là một đại sư đức cao vọng trọng nên luôn phải sống trong khuôn vàng thước ngọc, sống theo đạo, sống khuyên con người từ bỏ vật chất, diệt dục, sống hướng thiện. Nhưng mấy ai biết rằng đằng sau tấm
gương được ca ngợi kính trọng ấy là bi kịch của một con người không được sống hạnh phúc, không tìm được ý nghĩa của cuộc đời. Tuy giảng đạo cho dân chúng nhưng ngài cũng luôn băn khoăn tự hỏi “Ta có thật lòng tin rằng có niết bàn”[35;tr427]. Càng ngày ngài càng phải đối mặt với cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa một bên là những lời giảng cho chúng sinh một bên là thật lòng mình. Khao khát hạnh phúc đời thường, hạnh phúc trong cuộc sống trần tục vẫn là khao khát mãnh liệt nhất vì vậy mà ngài không thể tự lừa dối bản thân được. Quyết định từ bỏ kiếp sống hiện tại để đầu thai sang kiếp khác để thỏa mãn những gì mình chưa kịp hưởng thụ ở kiếp trước là một biểu hiện về lòng khao khát cõi trần chứ không phải cõi niết bàn của ngài. Từ Đạo Hạnh là nhân vật có thật trong lịch sử nhưng nhà văn không đóng khung nhân vật trong vai trò lịch sử của họ mà chủ yếu đi vào quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật, để nhân vật đúng là con người bằng xương bằng thịt có tốt – xấu, yêu –ghét, ham muốn…như bao nhiêu con người khác. Nhà văn không thần thánh họ nhưng cũng không nhằm “giải thiêng”, hạ thấp họ mà thông điệp của Võ Thị Hảo rất rõ ràng đó là hãy nhìn thẳng, đối mặt với sự thật và hãy nhìn đúng đắn, toàn diện, trân trọng con người bởi vì: Không có con người toàn vẹn.
Có thể bạn quan tâm!
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 6
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 7
- Miêu Tả Nhân Vật Thông Qua Ngoại Hình ,đối Thoại
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 10
- Các Yếu Tố Huyễn Hoặc, Hoang Đường Trong Giàn Thiêu
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 12
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Bằng tài năng hư cấu, tưởng tượng nhà văn tạo ra cuộc gặp gỡ giữa Lý Thần Tông và sư bà chùa Trầm. Qua cuộc gặp gỡ đó nhà vua nhớ lại kiếp trước và hiểu được căn nguyên của sự thiếu vắng, trống trải mơ hồ trong cuộc đời ngài. Một cuộc gặp gỡ đầy ngang trái vì lúc hai người nhận ra nhau và tìm ra hạnh phúc của cuộc đời mình nhưng giữa họ có là một khoảng cách xa vời
– khoảng cách của hai kiếp người nên không thể thay thế và xóa nhòa được. Những tưởng rằng đã phải dùng hai kiếp người để đi tìm hạnh phúc thì nhà vua sẽ chấp nhận tất cả để siêu thoát cùng người tình năm xưa nhưng khát vọng quyền thế và ham mê sắc dục đã chiến thắng và ngài lại tiếp tục bỏ lỡ hạnh phúc của kiếp thứ hai. Dù trải qua hai kiếp luân hồi chưa được một ngày
hạnh phúc nhưng lòng ham hố quyền lực và sắc dục, ham muốn được hưởng thụ chính là nét tính cách bất biến của nhân vật này.
Nguyên Phi Ỷ Lan qua sự dẫn dắt bằng những hư cấu tinh tế của Võ Thị Hảo đã khiến tác giả cảm nhận được những góc khuất trong tâm hồn bà. Dựa trên những cứ liệu lịch sử và hư cấu sáng tạo của Võ Thị Hảo, Ỷ Lan hiện lên không phải là một thánh bà mà trước hết là một người phụ nữ bình thường, tuy có công với đất nước nhưng cũng có những đức tính xấu như: ham mê quyền lực ghen ghét, đố kị với người khác…
Võ Thị Hảo cũng đã rất thành công khi dùng hành động để khắc họa nhân vật. Kết hợp với những diễn biến trong lịch sử một cách hợp lý với sự tưởng tượng hư cấu đầy sáng tạo của mình, nhân vật trong Giàn thiêu hiện lên chân thực hơn và bộc lộ đúng tính cách mà nhân vật có. Qua đó tác giả cũng đã thể hiện thái độ đánh giá với nhân vật. Từ Lộ được khắc họa là nhân vật mang quyết tâm trả thù cho gia đình vì vậy chàng có những hành động khá quen thuộc như viết đơn bằng máu, lao đến đánh Đại Điên, từ bỏ tất cả để tu luyện nhằm trả thù. Ở Từ Lộ qua hành động của chàng ta thấy được bi kịch bất ngờ và đau xót của chàng trai trẻ. Tuy vậy trong hành động quyết tâm báo thù của chàng cũng có những phút như muốn quên đi để tìm đến hạnh phúc còn sót duy nhất của chàng là nàng Nhuệ Anh. Ở Từ Đạo Hạnh nổi bật nhất là hành động rũ bỏ kiếp sống hiện tại để mong được hưởng thụ những thứ mà kiếp trước đã bỏ lỡ, kể cả khi đã thành Lý Thần Tông hưởng thụ mọi thứ trên cuộc đời nhưng vẫn cảm thấy thiếu vắng điều gì. Đến lúc tìm được nhà vua cũng không từ bỏ vinh hoa phú quý và dục vọng hưởng thụ của mình. Cho thấy bản chất của nhân vật là luôn hám hố hưởng thụ, không từ bỏ được dục vọng trần thế. Khi khắc họa nhân vật đa diện Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông tác giả đã khiến người đọc cảm thấy gần gũi hơn với nhân vật này. Không thể khẳng định được nhân vật tốt hay xấu vì trong bản thân nhân vật cũng luôn là
một cuộc tranh đấu giữa thiện và ác. Những mặt đa diện này của nhân vật khiến bạn đọc phải ngẫm nghĩ để tìm thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
Nhân vật Ỷ Lan cũng là một nhân vật lịch sử được Võ Thị Hảo làm “sống dậy” đầy chân thực. Hành động bức chết Dương Thái hậu và bấy mươi sáu cung nữ trong lịch sử khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng. Sau đó là một loạt hành động cho xây chùa, tô tượng, đúc chuông …của bà khiến ta liên tưởng đến câu hỏi phải chăng đây là hành động “lấy lòng” thần thánh nhằm làm giảm nhẹ tội lỗi của bà. Từ đó nhân vật được khắc họa cụ thể hơn, đa chiều hơn, cho thấy cái nhìn rất sâu sắc của Võ Thị Hảo.
Ngoài ra hành động của các nhân vật khác như hành động tự vẫn của Nhuệ Anh, hành động chạy trốn giàn thiêu, hành động tố cáo tội ác của triều đình và tự sát của Lê Thị Đoan… cũng đều thể hiện bản lĩnh, tính cách của nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Qua những hành động này, Võ Thị Hảo đã hết lời ngợi ca phẩm chất tuyệt vời của những người phụ nữ Việt.
CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG GIÀN THIÊU
3.1 Sự thể hiện thời gian trong Giàn thiêu
3.1.1 Khái niệm thời gian lịch sử và thời gian nghệ thuật
Thời gian lịch sử được hiểu đơn giản là thời gian đã được trải qua trong lịch sử. Thời gian lịch sử mang đặc điểm của thời gian tuyến tính. Đây là kiểu thời gian quen thuộc trong tiểu thuyết truyền thống nói chung và trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng. Diễn biến thời gian này chính là cơ sở để dẫn dắt người đọc đến những biến cố, sự kiện xảy ra đối với nhân vật.Thời gian lịch sử là dòng thời gian bất biến, không thay đổi.Nghĩa là thời gian lịch sử trung thành với những trật tự sự kiện, sự việc nào có trước nói trước, sự việc nào có sau nói sau. Trong văn học trung đại có một số tiểu thuyết như : Hoàng Lê Nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí..Nhiều tiểu thuyết lịch sử sau 1945 cũng theo mô hình thời gian này như : Sống mãi với thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Búp sen xanh (Sơn Tùng), Núi rừng Yên Thế ( Nguyên Hồng), bộ tiểu thuyết về triều Trần của Hoàng Quốc Hải…
Với lối kết cấu thời gian này rõ ràng tập trung nhiều vào thời gian, sự kiện diễn ra trong đường đời nhân vật, thiên về biên niên sử. Tính cách nhân vật được hiện lên rất rõ ràng, người đọc có thể dễ dàng nhận ra tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Cách kết cấu tiểu thuyết theo thời gian lịch sử là kiểu kết cấu truyền thống và phổ biến. Nguyên nhân vì nếu theo kết cấu thời gian lịch sử sẽ dễ dàng bao quát, không làm bỏ sót những chi tiết diễn biến lịch sử. Cách viết theo thời gian lịch sử cũng là một cách tiếp cận để viết được những tiểu thuyết lịch sử mới mẻ, hấp dẫn nếu nhà văn biết sử dụng thành công những sự kiện lịch sử với những hư cấu mình sáng tạo.Đây cũng là một con đường thử thách không đơn giản dành cho nhà văn trên con đường viết một tiểu thuyết lịch sử.
Thời gian nghệ thuật theo các nhà Từ điển thuật ngữ văn học là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Cái nhìn trần thuật bao giờ cũng gắn với thời gian nghệ thuật .Đây là thời gian mang tính ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống, ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm [34;tr322] có thời gian nghệ thuật gắn liền với biến cố cột truyện, là người dẫn dăt, thúc đẩy để cốt truyện phát triển. Có thời gian nghệ thuật đứng ngoài thời gian như thời gian thần thoại.Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới [34;tr323]. Thời gian nghệ thuật là một phương tiện để phản ánh tư duy, ý đồ nghệ thuật của tác giả. Với một một phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng. Ngoài kết cấu thời gian biên niên theo thời gian lịch sử còn kết cấu thời gian theo tâm lý nhân vật, kết cấu theo kiểu lắp ghép, đồng hiện, ..
3.1.2. Thời gian biên niên sử trong Giàn thiêu
Để khắc họa lại bức tranh về một thời đại lịch sử dưới triều Lý, Võ Thị Hảo đã sử dụng khá nhiều chi tiết lịch sử ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư làm nền để bộc lộ ý đồ nghệ thuật của mình. Nhưng không phải nhân vật và sự kiện lịch sử trong sử kí lúc nào cũng hoàn toàn là sự thật. Bởi vì lịch sử trong sử kí bao giờ cũng được nhìn theo quan điểm thời đại, giai cấp và cá nhân. Việc đối chiếu cứ liệu lịch sử với hư cấu sáng tạo trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo giúp ta hiểu thêm, thấy được cấu trúc của tác phẩm.
*Sự kiện ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư
- Năm 1066 (Bính Ngọ), mùa xuân, tháng giêng, giờ hợi, Thái tử Càn Đức sinh, ngày hôm sau lập làm Hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, phong mẹ Thái tử là Ỷ Lan phu nhân làm Thần phi [23;tr 273].
- Năm 1069 (Kỷ Dậu) vua Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước đấy là Chế Củ và dân chúng năm vạn người. Mùa hạ, tháng sáu dem quân về. Mùa thu, tháng bảy vua từ Chiêm Thành về tới nơi dâng tù ở Thái miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ nhất. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội. Vua bằng lòng tha cho Chế Củ về nước [23;tr274].
- Năm 1072 (Nhâm Tý) mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Dần, vua Thánh Tông băng ở điện Hội Tiên…Hoàng thái tử lên ngôi trước linh cữu, đổi niên hiệu là Thái Ninh năm thứ nhất. Bấy giờ vua mới bảy tuổi, tôn mẹ đẻ là Ỷ Lan Nguyên phi làm Hoàng thái phi, tôn mẹ đích là Thượng Dương thái hậu họ Dương làm Hoàng thái hậu. Họ buông rèm cùng nghe chính sự. Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc[23;tr276].
- Năm 1073(Quý Sửu), Giam Hoàng thái hậu họ Dương , tôn Hoàng thái phi làm Linh Nhân Hoàng thái hậu. Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự mới kêu với vua rằng : “mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng thì để mẹ già vào đâu?”. Vua bèn sai đem Dương Thái hậu và bảy mươi sáu thị nữ vào cung Thượng Dương , rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông[23;tr277].
- Năm 1075 (Ất Mão),mùa xuân, tháng hai, xuống chiếu tuyển minh kinh bác học và thi Nho học tam trường, Lê văn Thịnh trúng tuyển cho vào hầu vua học.
- Năm 1076 (Bính Thìn), mùa xuân, tháng ba, nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó đem quân chín tướng hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, quân Tống chết hơn một nghìn người. Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta. [23;tr278-279].
- Năm 1076 (Bính Thìn), xuống chiếu cầu lời nói thẳng [23;tr280].