Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 12

mẹ ơi!..”[35;tr42] . Ngay trong chính tiểu thuyết lịch sử cùng thời ta rất ít khi gặp lối xưng hô sau đây : “Vua nghe nói cả cười mà rằng : cái thằng phụ quốc này mới thật thà làm sao”[35;tr87]. Ngay cả cách xưng hô của đôi lứa yêu nhau cũng khác với cách xưng hô của thời đại phong kiến mà rất hiện đại : Từ Lộ! Em là vợ chàng…[35;tr213]. Hay cách tiểu thư Nhuệ Anh khi nói với Chàng cá Bơn bằng ngôn ngữ xa lạ với thời đó nhưng lại rất gần gũi với bạn đọc ngày nay: “Sao anh không để tôi chết đi…? Tôi muốn chết! Tôi phải chết

! Anh là ai mà dám cản?[35;tr324]. Bằng cách xưng hô gần gũi này tác giả đã khiến cho câu chuyện lịch sử xa vời nhưng vẫn mang hơi thở của thời đại người đọc đang sống. Giúp người đọc cảm thấy thân mật, gần gũi với nhân vật hơn.

Việc sử dụng ngôn ngữ đời sống giúp Võ Thị Hảo dễ dàng đưa những thông điệp cuộc sống về hiện thực cuộc sống một cách dễ dàng nhất. Bằng cách viết này tác giả cũng thể hiện được thái độ với sự việc, nhân vật một cách cụ thể.

Một sáng tạo nữa về ngôn ngữ của tác giả là đưa những câu thành ngữ, tục ngữ, những bài đồng dao…quen thuộc trong cuộc sống vào tác phẩm của mình rất nhẹ nhàng, tự nhiên. Như đoạn văn miêu tả cảnh hai anh em bán tơ lụa mà Từ Lộ nghe được mang đậm ngôn ngữ đời sống: “chú mày chỉ giỏi đòi ăn. Ngày hôm qua mới chén một bữa thịt chó no nê ở quán Đốc chưa đủ nở ruột hay sao? Buôn bán như chú bóc ngắn cắn dài, được một ăn mười. Cai ngữ chú bao giờ dựng được nhà, cưới được vợ?[35;tr403]. Hay cuộc đối thoại của vợ chồng nhà chủ quán cũng mang đậm ngôn ngữ đời sống.

Đặc biệt trong tác phẩm còn có rất nhiều bài đồng dao lời lẽ mộc mạc nhưng gần gũi với tất cả mọi người qua lời hát của cung nữ Ngạn La. Vào cung đã hơn mười năm nhưng những lễ giáo phong kiến không thắng nổi những lời ru mộc mạc mà nàng được nghe những lúc nhỏ và giờ nàng đang dùng nó để dùng nó để hát cho vua nghe khi vua bệnh nặng không ai dám đến gần:

“Thả đỉa va va Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông”

..[35;tr264]

Những bài đồng giao mộc mạc ấy có sức sống mãnh liệt, có thể đưa con người về với tuổi thơ, sống những ngày bình yên. Những câu hát ấy tuy bị các vị quan triều đình cho là nhảm nhí mà quên rằng chính họ cũng được nuôi dưỡng, lớn lên từ những câu hát ấy. Những câu đồng giao đã thể hiện sức sống nội tại vô cùng lớn của nó trong lòng người Việt.

Bằng cách đưa ngôn ngữ đời sống gắn với hơi thở hiện tại, ngôn ngữ của tục ngữ đồng dao, Võ Thị Hảo đã tạo ra được ngôn ngữ trần thuật gần gũi, thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình.

Ngoài hai kiểu ngôn ngữ trên, trong tác phẩm còn có sự kết hợp của các kiểu ngôn ngữ khác nhau trong tác phẩm như ngôn ngữ của đạo Phật, đạo Nho, ngôn ngữ của Đạo giáo…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Dù bằng kiểu biểu hiện ngôn ngữ nào thì tác giả cũng đã thành công khi tạo ra sự gần gũi và đa nghĩa của tác phẩm. Tác phẩm vẫn tái hiện được không khí cổ kính của lịch sử mà vẫn giản dị, gần gũi, thể hiện được thông điệp của tác giả về cuộc sống.

3.3.2 Ngôn ngữ nhân vật trong Giàn thiêu

Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 12

Ngôn ngữ của nhân vật cũng là một phương tiện để bộc lộ phẩm chất của nhân vật, gửi gắm dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nhân vật trong Giàn thiêu cũng sử dụng ngôn ngữ cổ xưa trang trọng, cổ kính, ngôn ngữ đời sống giản dị, suồng sã, ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo. Điểm đáng chú ý mà ta có thể dễ dàng nhận ra về ngôn ngữ của nhân vật nữ trong Giàn thiêu là “những nhân vật nữ trong Giàn thiêu sử dụng những câu hát”[46;tr60].

Những lời đồng giao mộc mạc mà Ngạn La hát như là những liều thuốc thần kì giúp nhà vua đỡ đau đớn khi lâm bệnh.

“Không quần không thần Ta làm nhà giữa đám mây trôi

Hoa sen làm thuyền, cuống sen làm chèo Thủy nữ Dâm Đàm bơi theo”

[35;tr488]

Hay ngôn ngữ của nhân vật Nhuệ Anh cũng được bộc lộ qua những câu hát hóa thành những hạt mưa để cứu chúng sinh. Những câu hát mang theo tình yêu thương, tâm hồn vị tha và cao cả của nàng Nhuệ Anh đã giúp thanh tẩy mọi điều xấu xa của cõi trần. Ngôn ngữ của nhân vật thể hiện rất rõ bản chất, tính cách của nhân vật. Với nhân vật Ngạn La, qua những lời hát đồng dao hay những lời của nàng khi lên giàn thiêu cho thấy hình ảnh một cô gái trong sáng, thơ ngây, mộc mạc. Với nhân vật Nhuệ Anh, những lời hát của nàng, những lời với Từ Lộ cho ta thấy nàng là một người thủy chung, nhân hậu, vị tha. Nhân vật nữ khác là Lê Thị Đoan lại khiến người đọc nhớ đến với ngôn ngữ mang màu sắc Nho giáo, khoa cử. Tuy nhiên nó vẫn toát lên khí phách anh hùng, dũng cảm, thẳng thắn trong con người nàng. Qua ngôn ngữ của nhân vật ta cũng sẽ nhận ra thái độ của tác giả dành cho nhân vật.

Còn đối với nhân vật nam, tác giả cũng có cách dùng ngôn ngữ riêng để thể hiện sự phê phán chế độ nam quyền, vương quyền trong xã hội. Điển hình là qua nhân vật Lý Trác.Ta nhận thấy y sử dụng nhiều lần những lời chửi “đây là nhân vật chửi nhiều nhất trong tác phẩm”[46;tr64]. Qua những ngôn ngữ của nhân vật được tác giả khắc họa khiến ta nhận thấy bộ mặt tàn độc, vô ơn, đại diện cho chế độ nam quyền của y. Ngôn ngữ của Thần Tông thì càng làm rõ sự mâu thuẫn nội tại trong nhân vật, khó xác định nhân vật thiện – ác một cách rành mạch. Ngoài ra tác giả Nguyễn Thị Hoa cũng đã nhận định hiện tượng “nữ giới sử dụng phong cách nói năng gần như nam giới (Ỷ Lan. Lê Thái Hậu) đây là xu hướng sử dụng ngôn ngữ hiện nay” [46;tr65].

Như vậy việc tìm hiểu ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm qua ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật sẽ là cách để ta thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật,hiểu sâu sắc hơn thông điệp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

KẾT LUẬN

Với đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo (Qua tiểu thuyết Giàn thiêu) chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trò, vị trí, sự thành công của Võ Thị Hảo vào việc cách tân, đổi mới cách viết tiểu thuyết lịch sử sau thời kì Đổi mới.

Giàn thiêu xứng đáng là một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử dành giải của Hội Nhà văn Hà Nội bởi nó thực sự hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Bằng giọng văn lôi cuốn và tài năng sáng tạo, Võ Thị Hảo đã làm sống lại cả một thời kì lịch sử còn nhiều bí ẩn, với nhiều truyền thuyết, huyền tích lịch sử. Để có được thành công này, không thể không thể không khẳng định về sự hiểu biết lịch sử đáng khâm phục, trí tưởng tượng phong phú, tài năng biểu đạt xây dựng nhân vật lịch sử, nhân vật hư cấu thông qua các dữ liệu lịch sử, qua hành động, tâm lý, ngôn ngữ của nhân vật.

Việc xử lý chất liệu lịch sử không theo lối biên niên, Võ Thị Hảo đã mạnh dạn dùng nhiều cách tiếp cận, xử lý chất liệu lịch sử như dùng cách cắt, ghép, đồng hiện thời gian trong điện ảnh để giúp người đọc có được cái nhìn mới mẻ về một câu chuyện lịch sử quen thuộc. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc làm cho câu chuyện quen thuộc được kể theo cách mới mà cách kể chuyện của Võ Thị Hảo lại khiến người đọc liên tưởng phải tìm ra được thông điệp sâu sắc đằng sau mỗi một chi tiết lịch sử quen thuộc, phải liên tưởng đến cuộc sống phức tạp hiện tại.

Bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc biệt này, Võ Thị Hảo đã khiến Giàn thiêu trở thành cuốn tiểu thuyết độc đáo, mới mẻ, gây ấn tượng và hấp dẫn người đọc.

Ngoài ra cách kết hợp sự kiện lịch sử với những chi tiết hoang đường kì ảo đã giúp tác giả không chỉ lấp được những “khoảng trắng” của lịch sử mà còn giúp tác giả lý giải, đối thoại với quá khứ, đặt ra những câu hỏi không bao giờ cũ đối với cuộc sống con người.

Cách viết tạo bạo và cách nhìn mới mẻ về những nhân vật lịch sử của Võ Thị Hảo khiến ta có cái nhìn đa chiều hơn về những nhân vật vốn được xem là bất biến. Cách nhìn mới này của Võ Thị Hảo đã góp phần vào việc nhìn nhận con người cá nhân với đúng bản chất chân thực nhất của nó, đồng thời khẳng định tên tuổi của chị - một nhà văn nữ đã “dám” và thành công trên lãnh địa của thể loại tiểu thuyết lịch sử - một thể loại mà đa số các nhà văn nữ đều ngoảnh mặt làm ngơ. Cách tiếp cận và khai thác đề tài lịch sử của chị đã đóng góp vào sự thành công của tiểu thuyết lịch sử trong thời kì Đổi mới.

Giàn thiêu là cuốn tiểu thuyết gây được cảm tình, ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Qua những sự kiện lịch sử, truyến thuyết, huyền tích không dứt trong tác phẩm, cả một giai đoạn lịch sử triều Lý với bao ngổn ngang, mâu thuẫn nội tại được hiện lên cụ thể, chân thực. Không chỉ vậy, số phận con người trong giai đoạn lịch sử đó cũng được tái hiện nhưng mang góc nhìn của thời đại mới, góc nhìn đa diện, công bằng. Do vậy mà nhân vật lịch sử cũng như nhân vật hư cấu không xa lạ với cuộc sống. Mà ngược lại, nhân vật lịch sử từ thời gian xa xưa lại đang gửi đến người đọc thông điệp của cuộc sống hiện tại – cuộc sống bao giờ cũng là những phức tạp, những mâu thuẫn riêng. Con người cũng vậy, dù ở thời nào cũng có những góc khuất trong tâm hồn không dễ dàng bộc lộ. Vì vậy để khám phá được những rung động tinh tế nhất của tâm hồn con người đòi hỏi nhà văn phải có được cái nhìn đúng đắn, toàn diện, nhạy cảm. Võ Thị Hảo đã làm được điều đó. Bằng những trang viết trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã thuyết phục được người đọc. Mặc dù Giàn thiêu chưa phải là tác phẩm toàn bích, bản thân nó còn có một số hạn chế như yếu tố kì ảo quá tay ở một số chi tiết, hay phần ngôn ngữ hiện đại đan xen trong tác phẩm xuất hiện quá nhiều trong một trang…nhưng Giàn thiêu vẫn là một tác phẩm hay, thành công cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Tuy cách tân đổi mới tiểu thuyết lịch sử theo dòng chung của văn học thời kì Đổi mới nhưng với một giọng văn nữ tính rất riêng Võ Thị Hảo đã thành công và ghi được dấu ấn của mình qua thể loại văn học này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ngọc Anh, “Đã đến lúc người đàn bà nổi loạn”, Báo nông thôn ngày nay, 10/7/2003.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (2005), Tiểu thuyết và lịch sử”, htt://vietbao.vn

4. Lại Nguyên Ân , “Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử,

Tạp chí văn học số 4 ,1981.

5. Lại Nguyên Ân (2000), “Hồ Quý Ly”, Nhà văn (số 6).

6. M.Bakhtin (1992), Lý Luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

7. Anh Chi, “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”, Nghiên cứu văn học số 8-2009.

8. Diễn Chi (2005), “Tôi là người nô lệ cho gia đình” (Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo), Phụ nữ chủ nhật.

9. Nguyễn Diệu Cầm (2004), “Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại”,

http://www.laodong.com/vn.

10.Phạm Vĩnh Cư (2009), Cái đương thời và cái lịch sự trong sáng tác của Gogol, Nghiên cứu văn học số 5 -2009.

11.Trần Cư (2000), Đến với Nguyễn Trãi qua Vằng vặc sao Khuê”, Văn nghệ (4).

12.Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

13.Nam Dao – Nguyễn Mộng Giác, “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”,

htt://vietbay.com.

14.Trương Đăng Dung (1994), “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm của Lucacs”, Tạp chí văn học, (5).

15.Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

16.Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

17.Đoàn Ánh Dương, “Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Nghiên cứu văn học số 7-2009.

18.Phan Cự Đệ (2003), “Tiểu thuyết lịch sử”, Nhà văn, (1).

19.Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 20.Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21.Minh Đức (2005), “ Tôi không định mê hoặc…” (Phỏng vấn nhà văn Võ

Thị Hảo), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ, HàNội.

22.Trung Trung Đỉnh (2004), “Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà”, Văn nghệ quân đội (10).

23.Đại Việt sử ký toàn thư, tập2 (1985), Nxb Khoa Học, Xã Hội.

24.Lưu Hà (32/10/2007), “Tôi có văn chương để ấn náu” ( Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo), http://www.evav.com.vn.

25.Ngân Hà (2009), “Tiểu thuyết lịch sử ăn theo sự kiện lịch sử”,

Http://vannghequandoi.com.

26.Minh Hà(2005) “Tôi vốn là người đàn bà thích được che chở” (Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo), Hồn trinh nữ, nxb Phụ Nữ, Hà Nội.

27.Thu Hà (phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo) (6/11/2004) “Tôi biết mình không được phép quay đầu”, http://www.evan.com.vn.

28.Hoàng Quốc Hải “Tiểu thuyết lịch sử là hư cấu đến độ chân thực”, Nguyễn Thị Minh Thái thực hiện, http://www.qdndvn.vn

29.Hoàng Quốc Hải (2005) “Đừng trách lịch sử”,http://www.vnxpress.vn 30.Hoàng Quốc Hải (2006) Bão táp cung đình, nxb Phụ nữ, Hà Nội 31.Hoàng Quốc Hải (2006) Thăng Long nổi giận, nxb Phụ nữ, Hà Nội 32.Hoàng Quốc Hải (2006) Huyền Trân công chúa, nxb Phụ nữ, Hà Nội 33.Hoàng Quốc Hải (2006) Vương triều sụp đổ, nxb Phụ nữ, Hà Nội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023