Miêu Tả Nhân Vật Thông Qua Ngoại Hình ,đối Thoại

bản tính ngay thẳng đáng quý. Xuất hiện trong đám thường dân ở lễ hỏa thiêu cung nữ bị đem đi hỏa thiêu theo vua Nhân Tông, nàng đã chua xót kêu lên “chùa chiền mà làm gì. Đạo học mà làm gì…nếu người ta không thực hành thiện, mà chỉ mượn cái vỏ từ bi để che dấu cho những việc làm tàn bạo.” [35;tr50].

Bà cũng khẳng khái tố cáo tội ác của những bọn quan đầu triều như Lý Trác dùng quyền lực để bóc lột đầy đọa nhân dân và nói nguyên nhân nàng giả trai đi thi là muốn đem chút tài mọn của phận gái để giúp xây dựng đất nước.

Vấn đề từ xưa của lịch sử được đặt ra trong Giàn thiêukhông chỉ là vấn đề riêng của triều Lý mà cũng chính là vấn đề của thời đại ngày nay khi vai trò, vị trí của người phụ nữ vẫn chưa được nhìn nhận xứng đáng. Nàng chỉ ra những hủ tục độc ác, man rợ như bắt vợ phải chết theo chồng khiến dân chúng đua nhau đánh đập, giết vợ mỗi khi có điều trái ý. Bọn quan thái giám mỗi khi đi tuyển cung nữ là gieo bao nhiêu tang tóc. Không ít các cô gái xinh đẹp con nhà khuê các đã cắn lưỡi tự vẫn ngay trước mặt bọn thái giám còn hơn là phải chịu cái chết đau đớn khủng khiếp ở giàn thiêu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà Lý suy vi. Nhân dân thì đói khổ lầm than, vua quan bê bối, không chăm lo đến cuộc sống của nhân dân.

Lời cảnh tình, tố cáo của Lê Thị Đoan cũng là thái độ của tác giả với quá khứ và hiện tại. Không thể có một xã hội ổn định nếu không biết đề cao và đánh giá đúng vai trò của người phụ nữ. Xu hướng nữ quyền càng lúc càng đậm đặc khi tác giả để một người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền lên án, tố cáo chế độ nam quyền và vương quyền đối với phụ nữ. Lời vạch trần chế độ hủ bại của triều Lý càng trở nên có sức tố cáo hơn nữa khi sau đó Lê Thị Đoan đã cắn lưỡi tự vẫn. Tuy nàng chết nhưng nàng mãi là một “biểu tượng lãng mạn lịch sử”. Nàng để lại cho hậu thế những bài văn vạch trần bộ mặt đểu giả của những kẻ tham quan, kể tội triều đình vô trách nhiệm và lên

tiếng cho những nỗi khốn cùng mà người dân phải gánh chịu. Cái chết dữ dội của Lê Thị Đoan cho thấy những u nhọt về vấn đề nam quyền trong đời sống không phải chỉ là vấn đề đơn giản, bình thường nữa mà nó trở thành nỗi đau đớn, nhức nhối, luôn cần phải thay đổi của xã hội.

Miêu tả cái chết của Lê Thị Đoan như một nữ anh hùng, tác giả càng tô đậm thêm lời ca ngợi không chút dấu diếm với phái nữ,càng thêm khẳng định tuyên ngôn về nữ quyền của tác giả.

Sau cái chết của Lê Thị Đoan, sách của nàng bị bọn Lý Trác dùng “những thuôn sắt nung đỏ đâm nát từng trang sách rồi đem thiêu trên miệng hỏa lò. Bìa sách thì quẳng vào vạc dầu”[35;tr525]. Con trai của Lê Thị Đoan bị mổ bụng phanh thây để thị uy , bài vị của nàng bị băm vằm, Lý Trác xem cuốn sách như “tà thư” tìm mọi cách phỉ nhổ vào những điều ngay thẳng trong cuốn sách.

Trước những hành động bạo ngươc, khủng khiếp và dã man như vậy nhưng cuốn sách vẫn tồn tại, nó trở thành “cuốn sách được phong thần”

[35;tr525]. Trái với mục đích của chính quyền phong kiến, cuốn sách vẫn “nhơn nhơn tồn tại” vì chúng đã ăn vào trong ruột những kẻ có chữ và còn được lưu truyền không biết mệt mỏi trên miệng bọn dân đen. Khi cuốn sách bị đốt thành tro đổ xuống sông Cái, người dân đua nhau múc nước sông mà uống, họ “uống chữ bà Đoan vào trong tim cật… để sông Cái không bao giờ ngừng chảy, để chính khí nước Nam này không bao giờ cạn kiệt” [35;tr527].

Lê Thị Đoan là nhân vật xuất hiện ít trong tác phẩm, dù có sự xuất hiện ngắn ngủi nhưng cùng với những nhân vật nữ khác trong tác phẩm, nàng trở thành nhân vật gửi gắm tư tưởng, thái độ của tác giả về lịch sử. Nàng mãi là người nữ anh hùng bất tử trong lòng nhân dân, được nhân dân ngợi ca.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Khắc họa nhân vật Lê Thị Đoan tác giả đã ca ngợi chính nghĩa, thể hiện niềm tin vào Nho học khi nó thực sự vì dân. Những cuốn sách về tri thức và lòng ngay thẳng luôn mang giá trị bất diệt. Đến nhân vật Lê Thị Đoan – một

người phụ nữ có tài, có những suy nghĩ vì dân vì nước, dám lên tiếng đòi quyền sống và bình đẳng cho phụ nữ trong một xã hội đậm đặc không khí nam quyền này, Võ Thị Hảo đã đặt ra vấn đề không chỉ của thời kì lịch sử mà còn là vấn đề của xã hội hiện đại. Đó là việc sử dụng trí thức và quyền của người phụ nữ trong xã hội. Đây cũng là vấn đề của toàn xã hội và mang ý nghĩa sâu sắc. Chính nhờ những tư tưởng thời đại mới gắn trong những trang viết về giai đoạn lịch sử này khiến cho câu chuyện gần gũi với bạn đọc hơn.

Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 8

Như vậy qua một số nhân vật nữ trong tác phẩm ta nhận thấy một điểm chung là các nhân vật nữ trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo đều mang vẻ đẹp trong sáng, có tâm hồn nhân hậu, vị tha tuy phải mang những nỗi khổ tâm riêng, chịu sự chi phối của hoàn cảnh nhưng họ không cam chịu, họ luôn vùng vẫy, tìm cách sống cho tốt. Ở những nhân vật nữ này lúc nào cũng mang sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, bất tử khiến chúng ta phải cảm phục.

2.2.2.4 Nhân vật Lý Trác

Lý Trác là nhân vật hư cấu nhằm làm tăng giá trị hiện thực cho tác phẩm. Y vừa là biểu hiện của chế độ nam quyền vừa là kẻ thực thi cho thế lực vương quyền. Lý Trác là hiện thân cho cái ác, cái thấp hèn. Vốn là một anh học trò tay trắng, được sự cứu giúp của một người thầy thuốc, và sự trao thân của cô gái con vị lương y nhưng khi đỗ đạt làm quan y trở thành kẻ vong ân bội nghĩa khi quên công ơn của ân nhân, tình nghĩa với cô gái đã mang trong mình giọt máu của y. Khi nắm trong tay quyền lực y “lạm dụng quyền thế để làm muôn việc ác, coi mạng người như cỏ rác, chỉ chăm lo vơ vàng bạc cho đầy túi tham”[35;tr49]. Để đạt được quyền lực của mình y không ngần ngại dùng mọi thủ đoạn tàn nhẫn. Y bức chết một nàng hầu vì nàng ta dám liếc mắt đưa tình với một ngự lâm quân, thậm chí y còn sẵn sàng hi sinh sự sống của đứa em gái để củng cố quyền lực của mình.

Trên chốn quan trường y là kẻ uy quyền, tàn độc bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được âm mưu của mình. Nhưng trong đời sống cá nhân, y phải đối mặt

với bi kịch: không có mụn con nối dõi. Y càng điên cuồng hãm hại Ngạn La bao nhiêu thì càng lún sâu vào bi kịch bấy nhiêu khi cô gái nhỏ mà y muốn giết hại chính là đứa con duy nhất của y. Đến phút cuối, nhìn thấy trên thân thể Ngạn La có chiếc bớt hình thạch sùng cùng với kỷ vật năm xưa y đem tặng người tình thì đã quá muộn. Lý Trác phải gánh chịu một nỗi đau tột cùng để trả giá cho việc làm vong ân bội nghĩa của mình: “Thái Bảo khu mật Lý Trác khẽ nấc lên trong miệng nhưng đôi môi vẫn mím chặt, con mắt độc nhỡn vẫn mở lên trừng trừng. Hai bàn tay khô khỏng áp chặt lên ngực mà cảm thấy từng nhát, từng nhát cái miệng và bốn móng sắc nhọn của con thạch sùng đen cấu xé trong tim”[35;tr541].

Sự độc ác và điên cuồng của Lý Trác cũng được biểu hiện rõ hơn nữa khi y trả thù Lê Thị Đoan vốn là đồng môn của y. Đốt sách chưa đủ, y hành động như một kẻ say máu khi mang bài vị của Lê Thị Đoan và con trai lên đầu đài hành quyết.

Hình ảnh Lý Trác cũng được tác giả dụng công xây dựng khiến nhân vật trở nên có sức sống. Lý Trác vừa là người đại diện vừa là kẻ tiếp tay cho những chính sách độc ác của chính quyền phong kiến. Khắc họa nhân vật này tác giả đã cho người đọc thấy được tài năng của mình khi xây dựng được một nhân vật độc ác khiến người đọc thấy căm phẫn, sợ hãi, khinh bỉ.

Ngoài các nhân vật đã nêu còn một số nhân vật hư cấu khác cũng đáng chú ý như Dã nhân, chàng Cá Bơn …có tác dụng làm liền mạch và sáng tỏ những khúc mắc, diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện được quan điểm, đánh giá của tác giả. Xây dựng hệ thống nhân vật hư cấu rất “đắt” trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã đưa tiểu thuyết lịch sử theo khuynh hướng mới. Mỗi một nhân vật có số phận, tính cách riêng nhưng vấn đề số phận con người trước nam quyền, thần quyền và vương quyền được nêu rõ.Chất liệu lịch sử đã được nhà văn sử dụng hợp lý, hấp dẫn khi “sử liệu và truyền thuyết xưa đã được tác giả Giàn thiêu khai thác theo đúng cung cách của tiểu thuyết chứ không lạc theo

hướng của các kiểu truyện có hơi hám sử thi”[3]. Nghĩa là nhà văn sử dụng các chi tiết và sự kiện lịch sử, nhân vật theo mục đích sáng tạo của mình do đó nhân vật lịch sử không phải là những “bóng ma qua khứ nữa” mà lại là nền tảng, cơ sở, tín hiệu mang thông điệp thời đại mà nhà văn gửi gắm.

2.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật lịch sử

2.3.1. Miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình ,đối thoại

Như đã nói, nhân vật là phương tiện để nhà văn nêu tư tưởng, tình cảm, đánh giá của mình vì vậy nhân vật là đối tượng đặc biệt quan trọng trong tác phẩm văn học.

Giàn thiêu là cuốn tiểu thuyết tái hiện lại giai đoạn lịch sử triều Lý, cụ thể là dưới hai triều vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông nên số lượng nhân vật rất nhiều. Bằng vốn ngôn ngữ phong phú và linh hoạt, kết hợp với khả năng quan sát sắc sảo tác giả đã khắc họa thành công các nhân vật trong tiểu thuyết. Tuy nhiên chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một số nhân vật thể hiện rõ nhất tài năng miêu tả ngoại hình, diễn biến tâm lý, miêu tả hành động của tác giả.

Với giọng kể điềm tĩnh, ngôn ngữ giàu chất hội họa, điện ảnh cao Võ Thị Hảo đã khắc họa tương đối rõ nét, sinh động giai đoạn lịch sử mình tái hiện, đồng thời thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình.

Khi miêu tả nhân vật Từ Lộ,chỉ bằng một vài chi tiết, một vài câu văn ngắn gọn tác giả đã phác họa được bức chân dung của một chàng công tử tuổi mười bảy tuấn tú : “mày rậm, mắt sáng, miệng như vành trăng treo, vầng trán thanh cao, có tướng “ngưỡng nguyệt khẩu”[35;tr62], học rộng, hiểu biết nhiều lại giỏi cầm kỳ thi họa. Khi trở thành nhà sư Đạo Hạnh, tác giả không tả ngoại hình nhân vật mà lại khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, hành động nhằm làm nổi bật hình ảnh, tính cách của đại sư: “đệ tử chờ được thụ giáo nằm ngồi la liệt tại các nhà dân quanh chùa nhiều không kể xiết”[35;tr426]. Qua đó ta thấy nổi bật lên hình ảnh vị đại sư là đối tượng sùng kính của đức tin, của

lòng dân, ngài là vị đại sư có đức cao vọng trọng, tinh thông phép thuật, hết lòng vì chúng sinh.

Hay khắc họa nhân vật Từ Lộ tác giả đã miêu tả lại con đường tu luyện đầy gian nan, khổ ải mà nhân vật đã trải qua.

Khi khắc họa những nhân vật nữ trong tác phẩm, ngòi bút của tác giả càng trở nên sắc sảo hơn. Những nhân vật nữ - dù là những nhân vật hư cấu nhưng không thể thiếu và thay thế trong tác phẩm.

Nhân vật tiểu thư Nhuệ Anh – là một mĩ nhân với “chiếc cằm có đường viền cứng cỏi hòa hợp kì lạ với đôi mắt dài như hai nét bút bay bướm được phác họa bởi cơn hứng thần của một nhà thư họa, biến thành đôi dòng sông thăm thẳm khôn dò, khóe mắt như nước đọng. Ngự trị kiêu sa, làm sáng rực đôi mắt là đường mày màu khói nhạt dường như hơi cau, đa đoan đến não lòng”[35;tr35]. Kể cả khi nàng rũ bỏ trần tục trở thành sư bà chùa Trầm thì nhân vật này vẫn mang nét đẹp quyến rũ lòng người “ dáng cúi đầu yêu kiều, bàn tay lần tràng hạt thon mềm, đôi mắt dài tựa lá, tựa như những cánh cửa khép mở đưa người ta đến cõi phiêu bồng xa thẳm. Da thịt thơm ngát như mùi sen chớm nở”[35;tr272-274]. Từ cách miêu tả nhân vật có thể thấy thái độ của tác giả với nhân vật. Nhân vật đẹp rực rỡ, thánh thiện như phật sống.

Nhân vật Ngạn La lại mang vẻ đẹp hoang dại, tự nhiên, bộc lộ sự ngây thơ, trong trẻo của nàng. Nàng được ca ngợi là có vẻ đẹp của mèo hoang và chiếc rốn màu chu sa có thể quyến rũ tất cả các đế vương, thậm chí mê hoặc cả Diêm Vương. Với cách miêu tả vẻ đẹp của nhân vật, tác giả đã cho ta thấy phẩm chất của nhân vật và lời ca ngợi, khẳng định của tác giả về nhân vật.

Ngòi bút của Võ Thị Hảo có sự ưu ái đặc biệt dành cho phái nữ nhưng cũng rất lạnh lùng, tỉnh táo khi miêu tả những nhân vật phản diện, độc ác. Giống như nhân vật Lý Trác được tác giả tập trung thể hiện ở “đôi con ngươi Thái Bảo vằn máu, sắc lạnh như mắt cọp bắt mồi”[35;tr46]. Theo tác giả đôi mắt tập trung biểu hiện rất nhiều bản chất con người giống như đôi mắt của pháp

sư Đại Điên – kẻ tu hành nhưng lại làm điều ác có”đôi mắt nửa khép nửa mở. Khi khép như mèo ngái ngủ. Khi trừng trừng như mắt cọp đói, con ngươi thoáng ánh đỏ”[35;tr74]. Như vậy cũng so sánh với hình ảnh đôi mắt mèo nhưng cách miêu tả Ngạn La là muốn ca ngợi nét tự nhiên, sắc đẹp hoang dã, sức sống của nàng. Nhưng đến pháp sư Đại Điên cách miêu tả khác họa của tác giả khiến người đọc liên tưởng đến một con người không biết phân biệt phải trái, chỉ làm theo ý thích để thỏa mãn dục vọng của mình. Và quả thật, trong Giàn thiêu Đại Điên hiện lên là nhà tu hành nhưng lại mang phép thuật đi làm hại người khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân độc ác của mình.

Bằng ngôn ngữ phong phú, giàu tính hình ảnh cao, Võ Thị Hảo đã để lại trong lòng những ấn tượng rất riêng biệt, sâu sắc trong lòng người đọc. Đây cũng là một phương diện nghệ thuật quan trọng mang đến thành công của tác phẩm.

Bên cạnh việc xây dựng nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại hình, tác giả cũng đã sử dụng các cuộc đối thoại giữa các nhân vật để giúp người đọc thấy được tâm trạng, tính cách của nhân vật. Như vậy thông qua các cuộc đối thoại nhân vật tự bộc lộ mình, thể hiện mình, đồng thời tác giả cũng thể hiện thái độ, tư tưởng một cách khách quan nhất.

Ở chương đầu tiên của tác phẩm, tác giả đã đưa ra cuộc đối thoại gay gắt giữa hai nhân vật hoàn toàn trái ngược nhau là Lý Trác và Lê Thị Đoan khi định đoạt số phận của cung nữ Ngạn La trước giàn thiêu. Nếu Lý Trác không ngừng thúc giục nhà vua hạ lệnh giết Ngạn La thì Lê Thị Đoan (Lê Đóa) lại không ngần ngại dùng cả tính mạng để cầu xin cho Ngạn La. Qua đó ta thấy được bộ mặt độc ác, tàn bạo của chế độ nam quyền, của chính sách phong kiến xưa mà đại diện là Lý Trác.

Trái lại với y là Lê Thị Đoan, tuy nàng là phận nữ nhi giả trai đi thi nhưng chỉ “ vì muốn đem chút gan óc của phận gái mà giúp rập quốc gia”[35;tr49].

Con người ngay thẳng, bộc trực, dũng cảm của nàng càng hiện rõ hơn khi nàng dám lên tiếng bảo vệ cho Ngạn La trong sự im lặng, cúi đầu của hàng ngàn người kể cả tăng ni phật tử. Nàng dám vạch trần bộ mặt của Lý Trác và lên án những hủ tục man rợ của triều đình, đồng thời chỉ ra những hậu quả của việc làm đó. Từ cuộc đối thoại này, tác giả cũng đã bày tỏ thái độ với quá khứ, lên án chế độ, quan niệm phân biệt, hà khắc với người phụ nữ. Đó cũng là lời cảnh tình cho hiện tại không được đi lại vết xe đổ của lịch sử nữa.

Cuộc đối thoại nữa đặc biệt quan trọng trong Giàn thiêu khiến người đọc thêm khâm phục tài năng sáng tạo, sử dụng chất liệu lịch sử của Võ Thị Hảo đó là cuộc đối thoại giữa Ỷ Lan và Dương Thái hậu. Một Ỷ Lan là nhân vật lịch sử khiến cho mọi người vô cùng ngưỡng vọng đã hiện nên gần gũi đến mức đời thường, trần tục. Từ đây người đọc cảm nhận được một nhân vật lịch sử - Ỷ Lan bằng xương bằng thịt với những lời nói, tâm lý, hành động như một người thường khi trong nhân vật có cả những khoảng tối, những bi kịch đời tư, những toan tính đua chen nhỏ nhặt. Trước sự chứng kiến của Ngạn La, bí ẩn lịch sử năm xưa về cái chết của Dương Thái hậu và một phần con người thật của vị thánh nhân Ỷ Lan đã được bộc lộ rõ nét. Hành động bức hại Dương Hoàng hậu và bẩy mươi sáu cung nữ ở cung Thượng Dương là điều có thực trong lịch sử, mãi mãi là vết nhơ trong cuộc đời Ỷ Lan. Dù bà có tìm mọi cách để chuộc tội, sám hối như xây nhiều chùa chiền, ăn chay niệm phật…nhưng không thể thoát khỏi sự phán xét của lương tâm. Bà luôn phải đối mặt với sợ hãi và phải chịu hậu quả về hành động của mình cho đến chết.

Từ sự thực lịch sử, tác giả đã tưởng tượng ra cuộc đối thoại giữa hồn ma của Ỷ Lan và Dương Thái Hậu cùng với bẩy mươi sáu cung nữ mà bộc lộ cho người đọc bộ mặt thực sự của chốn cung cấm xa hoa. Thông qua cuộc đối thoại này hiện lên hình ảnh con người đa diện, con người luôn phải tranh đấu với những tốt – xấu, thiện – ác trong bản thân mình. Khi nhìn nhân vật dưới góc nhìn đa diện tác giả không nhằm đạp đổ thần tượng, bóp méo sự thật…

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí