Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 6

cuốn theo vòng xoáy hận thù. Sau những phút gian khổ, nguy hiểm tưởng như phải bỏ mạng, Từ Lộ, Minh Không, Giác Hải đã gặp được thầy.

Nhưng Từ lại chọn con đường đi khác với hai bạn, dù biết cửa phật không chấp nhận việc thù hận và con đường đến với đức phật không phải là đi trên con đường hận thù nhưng Từ lại cho rằng: “Nếu khoanh tay trước kẻ ác thì tất vô tình hại người thiện”[35;tr 200].

Khi được đại sư chỉ đường đến Thập Vạn Đại Sơn để học phép thuật về báo thù, Từ đã thú nhận rằng vẫn chưa rời khỏ cõi vô minh, vẫn theo con đường nặng nợ luân hồi, lạc kiếp.

Tưởng rằng đau khổ, thất bại với Từ sẽ hết khi chàng trở về trả thù cho cha nhưng bi kịch lại tiếp nối với chàng. Sau mười ba năm tu hành, khổ luyện khi chàng trở về thì kẻ thù Diên Thành Hầu năm xưa chỉ còn là cái xác không hồn, ngày ngày chạy theo đứa con điên loạn sau lễ hợp cẩn bất thành. Còn kẻ giết thuê Đại Điên thì không hề chống cự, đón nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, bình thản.

Từ chua xót nhận ra rằng bao công sức tu luyện, nếm mật nằm gai, nuôi dưỡng hận thù đã trở thành vô nghĩa. Nỗi đau lên đến đỉnh điểm, chàng trở nên trống rỗng, mất phương hướng, mất lẽ sống, không biết sống vì ai, vì cái gì nữa, còn lại trong chàng là nỗi cô đơn, trống trải khiến chàng muốn tìm đến cái chết. Nhưng chính nàng Nhuệ Anh đã kéo chàng chàng về với cuộc sống. Tình cảm bị đè nén bao năm với Nhuệ Anh lại dày vò chàng khiến chàng chứng nhận rằng “cuộc đời mình nếm đủ mùi tân khổ chẳng qua vướng vào cõi thất tình” [35;tr395].

Với mỗi một biến cố trong cuộc đời Từ Lộ ta nhận ra rằng con người sinh ra không phải là để trả thù nhưng tai họa có thể khiến con người ta sống để trả thù. Nhưng khi trả thù xong rồi thì còn lại trong con người chỉ là nỗi cô đơn, trống trải. Sau khi chứng kiến lễ phóng Diêm khẩu và đàm đạo phật lý với một cao tăng, Từ Lộ đã tìm được một lẽ sống cho mình “tìm một chốn để

rảnh tay lo việc tu hành và cứu nhân độ thế, đem chân tâm để quy tập thiên hạ muôn người làm một, lấy lẽ từ bi và sự quên mình để răn dạy chúng sinh”[35;tr400].

Từ Lộ trở thành nhà sư Từ Đạo Hạnh đức cao vọng trọng, nổi tiếng khắp vùng, mang phép thuật của mình để cứu nhân độ thế, thu nạp đệ tử và cảm hóa chúng sinh. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì nhân vật Từ Đạo Hạnh đã hiện lên trọn vẹn về hình tượng một con người được sùng kính, ca ngợi theo quan điểm của dân gian.

Tuy nhiên, Võ Thị Hảo đã rất tài tình khi xử lý những dữ liệu lịch sử với huyền tích, truyền thuyết dân gian để dẫn dắt nhân vật truyền thuyết Từ Đạo Hạnh nối vào nhân vật lịch sử Lý Thần Tông.

Thiền sư Từ Đạo Hạnh là một đại sư đáng kính, tinh thông Phật pháp, được dân chúng ngưỡng vọng, sùng bái. Lời nói của ông có sức mạnh và dược dân chúng tin, sùng bái đến mức ông nhận ra lòng tin trong họ quá dễ dàng.Trong khi khuyên họ từ bỏ dục vọng, coi khinh vật chất, chịu khổ hạnh để đến cõi Niết bàn thì chính đại sư lại nghi ngờ lòng tin của chính mình khi “Ta có thật lòng tin rằng có niết bàn, dường như càng đi đến cõi niết bàn càng xa…vậy mà đôi lẫn ngẫm cho thân phận mình, trong lòng bỗng xót xa như chưa kịp sống, chưa kịp sinh ra trên cõi đời này…cuộc đời như ngọn bấc sắp cháy cạn đĩa dầu mà ta vẫn chưa có ngày nào sống cho mình”[35;tr 427 - 428].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nhà sư ngày càng nghi hoặc và tự hỏi lòng mình những lúc khuyên dân chúng từ bỏ vật dục. Từ Đạo Hạnh nghĩ đến “tại sao những kẻ nơi cung cấm đền đài giát vàng khảm ngọc, làm đủ mọi điều xa hoa bậy bạ mà lại được thay trời nhào nặn, biến đổi thiên hạ thành một thứ đồ chơi trong tay mình” hay “Ta có cạn lòng để đến được tâm hay không?”[35;tr428].

Như vậy nhân vật Từ Đạo Hạnh hiện lên với những góc khuất trong tâm hồn chưa từng được đề cập đến. Trong tâm hồn Từ Đạo Hạnh luôn có sự đấu tranh giữa một bên là lời dạy bảo chúng sinh với một bên là những lời thật

Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 6

trong lòng mình. Dù đã bỏ bao công sức tu luyện, trở thành đại sư được nhân dân sùng kính nhưng ngài cũng không giám chắc “trong lòng không mơ ước lầu son gác tía và không luôn mường tượng lại hình bóng nàng Nhuệ Anh cùng lần ân ái duy nhất trong đời cùng nàng?”[35;tr 429] .

Ngài thuyết giảng cho chúng sinh chính những điều mà ngài không làm được. Vì vậy những đạo lý mà bấy lâu nay ngài luôn rao giảng trở nên vô nghĩa. Đã nhiều đêm ngài “nghiến chặt răng trên giường đá lạnh của tăng viện, cắn nát một bên ngón tay để diệt ngọn lửa dục, thề sẽ tu hành đắc đạo để kiếp sau trở thành người có quyền lực lớn nhất thiên hạ, để cứu giúp thiên hạ khỏi lầm than”[35;tr429].

Càng băn khoăn mâu thuẫn, giằn vặt trong nội tâm thì những ham muốn hưởng lạc ở trần gian càng sâu nặng. Khi còn trẻ, vì hận thù ngài phải từ bỏ tình yêu – thứ hạnh phúc lớn lao duy nhất của cuộc đời mình. Trả thù xong và tu hành đắc đạo ngài ép mình phải sống theo những khuôn thước đóng vai một con người mẫu mực. Nhưng dù cố gắng đến mấy thì sự thật vẫn là sự thật, ngài là một con người bình thường, không thoát khỏi những ham muốn và dục vọng đời thường. Kết thúc tác phẩm là cảnh các đệ tử Phật môn của Từ Đạo Hạnh vào núi Thầy. Họ thấy xác nhà sư chưa bị “hư hoại” và họ nghĩ “chẳng lẽ đến giờ này mà thầy ta vẫn còn lơ lửng ở cõi trầm luân này sao”[35;tr542].

Chính những tham vọng quyền lực, ham muốn đời thường ngày càng lớn trong nhà sư đã khiến ngài quyết định phải sống để bù đắp cho những khát khao mà suốt đời trai trẻ vì nuôi chí trả thù mà chàng đã bỏ lỡ. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến biến cố thứ hai là việc nhà sư quyết định đầu thai sang kiếp khác, làm công tử Dương Hoán – sau này là nhà vua Lý Thần Thông.

Việc rời bỏ hiện kiếp đã được Từ Đạo Hạnh chuẩn bị trước từ ba năm. Đến phút viên tịch, nhà sư đau xót vì lòng tin và thương tiếc của dân chúng và

nghĩ “ Ta đã lừa dối họ!Ta đã bỏ rơi họ. Cả đời họ đã theo ta, để bị ta lừa dối ư ? Họ sẽ sống ra sao với sự lừa dối của ta”[35;tr451].

Đạo Hạnh cũng thấy rằng chùa có thể xây lại, ngói cũ có thể đảo lại nhưng đức tin của con người thì không thể xây dựng lại được.

Nhà văn đã đi sâu vào góc khuất, mặt trái của tâm hồn mỗi con người, giải thoát con người khỏi những tình cảm đạo đức, con người được bộc bạch những bản năng, những phẩm chất thực sự trong tiềm thức của bản thân.Võ Thị Hảo đã xây dựng nhân vật mang tính con người đúng nghĩa của nó với những diễn biến tâm lý phức tạp, những đâu tranh tốt – xấu, thấp hèn – cao cả…bên trong mỗi con người. Mà nếu chúng ta lý tưởng họ, ta vô tình không cho họ được sống như một con người thực sự.

Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh đã kết thúc kiếp sống của mình ở tuổi 43 chấm dứt kiếp sống đau khổ, thù hận, tự dối lòng mình để đầu thai sang một kiếp khác sống sung sướng, hưởng lạc. Khi đầu thai sang làm con của Sùng Hiền Hầu, đã diễn ra cuộc tranh dành giữa hồn Từ Đạo Hạnh và hồn của pháp sư Đại Điên. Họ đều khao khát quyền lực, mong muốn thay đổi kiếp để được hưởng vinh hoa phú quý. Tham vọng đã khiến Từ Lộ chiến thắng, dành giật được vị trí và thỏa mãn được ham muốn của mình.

Có thể, loại quyền lực vẫn luôn là thứ ma lực quỷ quái làm thay đổi con người, là nguyên nhân để con người tìm mọi cách để đạt được. Đây vẫn là vấn đề không cũ, của cả ngày xưa và ngày sau, do đó thông điệp tác giả gửi gắm cũng nóng hổi sức sống, vấn đề của thời đại.

Khi đã trở thành vua Lý Thần Tông nắm trong tay quyền lực tối cao nhưng vẫn không làm thỏa mãn tham vọng, khát khao từ kiếp trước của ông. Do vua Lý Nhân Tông không có con nỗi dõi, các con của vương tôn quý tộc được nuôi dưỡng để chọn làm thái tử. Mặc dù đã có lời trăng trối của Thái Hậu Ỷ Lan dành ngôi cho Dương Hoán, nhưng các quan đại thần vẫn còn ngần ngại

vì Dương Hoán còn nhỏ và yếu ớt. Vì Vậy Vua Lý Nhân Tông phải dùng đến thuật sở nguyện để chọn thái tử cho khách quan.

Trong Dương Hoán luôn cùng lúc tồn tại hai con người, có lúc là một ông già từng trải, đủ cay đắng mùi đời, có lúc là đứa trẻ lên hai. Vậy nên khi chọn đồ chơi theo ý, những đưa trẻ khác thì nhặt vàng, bới hoa quả, vải vóc…thì Dương Hoán không lấy gì mà chống tay đứng dậy đi theo vua cày tịch điền. Theo đánh giá của các quan thì đây là hành động của người sẽ trị vị thiên hạ, vì vậy mà Dương Hoán được chọn. Hành động người già từng trải của Từ Đạo Hạnh luôn chi phối trong con người Dương Hoán. Việc con rắn chực cắn lại trở nên ngoan ngoãn trong tay của Dương Hoán thể hiện sự khác thường của con người này.

Đến nhân vật Lý Thần Tông tác giả đã đi sâu vào việc xây dựng nhân vật lịch sử có thật giống như một nhân vật tiểu thuyết với những bi kịch kịch cá nhân, bi kịch trong nội tâm, những đau đớn dày vò, dù sống sung sướng, hưởng vinh hoa phú quý tột đỉnh mà vẫn bị nỗi cô đơn, trống trải đầy đọa.

Nhân vật Thần Tông là nhân vật có thật trong lịch sử, được sử sách ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, được đánh giá là “người có tư chất thông minh, độ lượng, sửa sang chính sự, dùng người hiền tài, thủy chung triều chính, nhiệm nhặt khúc nôi không có gì sai lệch” [23;tr 297].

Dựa vào nhân vật có thật, những sự kiện đã xảy ra được ghi chép trong sử sách nhưng nhân vật lịch sử Lý Thần Tông được Võ Thị Hảo xây dựng không hề xa lạ mà rất đời thường, trần tục, mang tư cách của một con người cá nhân bình thường, gần gũi. Cái nhìn đa chiều, khám phá con người ở những góc độ nhất định phải có của nó khiến cho nhân vật lịch sử không bị đóng khung trong vai trò lịch sử của mình. Đồng thời bài học, triết lý mà tác giả gửi gắm rất mới không còn là con đường mòn quen thuộc khi tiếp cận tác phẩm lịch sử như trước nữa.

Từ Đạo Hạnh khi trở thành vua nắm tột đỉnh quyền lực, vinh hoa phú quý thì khổ đau, dằn vặt và dày vò chưa phải đã hết. Đến kiếp sống thứ hai này Từ Lộ càng sa vào vòng luẩn quẩn không lối thoát chìm đắm ngày càng sâu vào quyền lực và sắc dục. Trong con người của vị vua mười ba tuổi này có cả sự già dặn, từng trải của con người nếm đủ mùi đời và có khao khát quyền lực, vinh hoa đến cháy bỏng. Con người này càng được bộc lộ rõ khi gặp sư bà chùa Trầm – vốn là Nhuệ Anh từ kiếp trước.

Trong Thần Tông còn có một Dương Hoán trẻ tuổi, mới lên ngôi muốn đạt được quyền uy và danh vọng. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc ngài cứu cung nữ Ngạn La khỏi giàn thiêu, cố gắng thành thân với người con gái có vẻ đẹp của mèo hoang, mê hoặc cả Diêm Vương, có chiếc rốn nhỏ màu chu sa vốn được xem là nguồn khoái lạc và vận may đặc biệt cho ngôi báu đế vương.

Trước sự dằn vặt của hai bản ngã trong cùng một con người này, Thần Tông luôn phải vật lộn với hai thứ đó là tình và tật trong con người của bản thân. Khi đã có tất cả, ngài vẫn cảm thấy nỗi cô đơn, trống vắng, thiếu vắng một điều gì luôn dày vò trong tâm trí. Những tưởng ngài sẽ chọn con đường theo nàng Nhuệ Anh làm ngọn gió trong lành giúp chúng sinh như đại sư Minh Không gợi ý nhưng một lần nữa khát vọng hưởng thụ cuộc sống trần tục đã kéo ngài ở lại với cung vàng điện ngọc cao sang và xác định mình lại bỏ lỡ một kiếp nữa.

Ở kiếp sống thứ hai Thần Tông cũng chưa được một ngày hạnh phúc. Nỗi đau đớn, trống rỗng, nhớ thương mơ hồ cứ dày vò không rõ nguyên nhân khiến nhà vua lâm bênh hóa hổ. Dù đã chuyển kiếp thứ hai nhưng con người vẫn sống trong đau đớn về cả thể xác lẫn tâm hồn.Những giọt nước mắt trong trẻo của Nhuệ Anh đã giúp vua thoát khỏi những nỗi đau này. Nhuệ Anh lên án kiếp trước người đã lừa dối chúng sinh, làm mất lòng tin nơi con người.

Đến kiếp này người mải chạy theo vinh hoa, sắc dục mà bỏ quên trọng trách của một quân vương.Với Nhuệ Anh Thần Tông không phải Từ lộ năm

xưa mà cũng chẳng phải Từ Đạo Hạnh mà chỉ là “một ông vua chưa thông thạo phép tắc trị nước”[35;tr469]. Dù chữa được bệnh nhưng căn chưa dứt bởi như đại sư Minh Không đã nói “Đạo Hạnh đại sư không dứt nổi giấc mộng hoàng lương này”[35;tr473]. Hai năm sau nhà vua lâm trọng bệnh và chết. Còn nhà sư Từ Đạo Hạnh thì đám đệ tử vào thăm nhục thân của ngài thấy xác đại sư vẫn còn nguyên trên bệ đá chưa bị hư hại, họ bao nhau “chẳng lẽ đến giờ này mà thầy ta còn lơ lửng ở cõi trầm luân này sao?”[35;tr542]

Nhân vật Tử Lộ - Thần Tông qua hai kiếp sống, cho thấy nhân vật vẫn còn vương vấn cõi trần, tiếc nuối vì đã bỏ lỡ thêm một kiếp nữa, tính cách ham hố dục vọng, chưa dứt nợ trần.Trải qua hai kiếp mà hồn xác vẫn chơi với cho thấy bản chất ham hố cõi trần vẫn là tính cách bất biến ở nhân vật này.

Bằng cách kể chuyện tài tình, Võ Thị Hảo đã làm cho nhân vật lịch sử hiện lên rất sinh động. Mạch câu chuyện được triển khai không theo thứ tự trước sau mà theo mạch thời gian bị xáo trộn khiến người đọc khi cầm Giàn thiêu trong tay phải đọc một mạch.

Như vậy từ hiện thực lịch sử cùng những liên tưởng rất hợp lý, đầy thông minh, sáng tạo, nhân vật Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông được tác giả xây dựng hoàn toàn thành công với số phận và tính cách riêng. Nhà văn đã đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm, cung cấp cho người đọc những mối thông tin ngoài sử sách, tạo nên nhiều nghi hoặc có giá trị. Từ đây hình ảnh một nhân vật lịch sử vừa gần gũi vừa phức tạp đa diện đã hiện ra.

2.2.1.2 Nhân vật Nguyên Phi Ỷ Lan

Đây cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử, là người đã sinh ra vua Lý Nhân Tông. Tuy không được dành nhiều số trang để nói đến nhưng nhân vật này cũng hấp dẫn và tạo nên nhiều sự tranh luận, góc nhìn về con người mới của tác giả. Nhân vật này được viết thành công đến mức có ý kiến cho rằng nếu tác giả để Ỷ Lan làm nhân vật chính thì câu chuyện sẽ

còn hay hơn, còn có những ý kiến khác cho rằng Ỷ Lan mới là nhân vật chính của tác phẩm.

Ỷ Lan vốn là một cô gái hái dâu thôn quê, nghèo, may mắn được vua Lý Thánh Tông rước về làm phi. Bà thông minh xinh đep, có tài trị vì đất nước trong khi vua đi đánh giặc. Công lao của bà được nhân dân sùng kính, ngợi ca. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, Ỷ Lan còn được tác giả xây dựng như một con người bình thường bị cuốn vào tấn bi kịch về quyền lực trong cung cấm.

Dựa vào câu nói có thật của bà với vua Lý Nhân Tông, lúc bản thân ở đỉnh cao quyền lực vẫn không làm bà thỏa mãn. Vì lòng ghen ghét bà đã bức hại Thái hậu họ Dương và 76 cung nữ vào cái chết oan khiên. Dường như ý thức được hành động sai lầm của mình, bà hối hả cho tô tượng, đúc chuông, xây dựng đình chùa ở nhiều nơi, bản thân thì ăn chay niệm phật. Thế nhưng để làm thỏa mãn suy nghĩ ý đồ của bà, gánh nặng lại đè lên vai những người dân đen khi vừa phải lo giặc ngoại xâm, lo cái ăn cái mặc đảm bảo đời sống, lại phải lo phu phen tạp dịch khổ sở.

Rõ ràng khi tiếp cận nhân vật lịch sử này, Võ Thị Hảo đã đòi hỏi cái nhìn công bằng gồm cả công và tội cho bà. Bởi vì như Võ Thị Hảo đã quan niệm con người không phải là thánh nhân nên góc khuất nơi tâm hồn con người là điều hoàn toàn bình thường. Hậu thế không bao giờ quên được công lao của bà đối với đất nước: bà đã một tay chăm sóc, dạy dỗ vua Lý Nhân Tông trở thành vị vua anh minh, có công xây dựng và bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm…Nhưng ta cũng phải nhìn nhận một cách công bằng về sai lầm, tham vọng của bà.

Qua cuộc đối thoại với hồn của Thái hậu họ Dương ta nhận thấy lòng ham quyền lực đến tột độ của Nguyên Phi Ỷ Lan “ta muốn duy ngã độc tôn trong thiên hạ, ta đã khiến đức Thánh Tông phải nể trọng, nhất nhất nghe lời. Ta muốn sai khiến được người duy nhất nắm giữ thiên hạ trong tay. Ta phải sai khiến được con trai ta. Không gì thích thú bằng khi thấy chỉ với một ngón

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023