nối nghiệp trẫm, còn Thái tử Thiên Lộc thì phong làm Minh Đạo Vương”. Di chiếu lập xong, vua còn đủ sức trông thấy chuyện đánh tráo mà không làm gì được[35;tr529-532]. Cuối giờ dần, ngày 26 tháng 9, vua băng hà, hưởng dương 23 tuổi[37;tr532]. Ngày mồng một, tháng 10, Thiên Tộ lên ngôi trước linh cữu. Cùng ngày Thiên Tộ lên ngôi, Lê Thái Hậu thay vua xuống chiếu. Mẹ của cựu hoàng tử Thiên Lộc, cung nhân Ngạn La cùng với 27 cung nữ khác lập tức lên giàn thiêu để trọn nghĩa trọn đạo với đấng Tiên vương [35;tr523-533]
Tiểu thuyếtGiàn thiêu tập trung vào khoảng thời gian từ năm 1088 đến năm 1138 bắt đầu từ chi tiết các cung nữ đi lên giàn thiêu Na Ngạn để chết theo vua. Mở đầu là lễ hỏa táng của vua Lý Nhân Tông kết thúc là lễ hỏa táng của vua Lý Thần Tông. Nhìn chung nhà văn không sử dụng mọi chi tiết trong quốc sử mà chọn lọc và đảo lộn trật tự lịch sử theo mục đích sáng tạo của nhà văn. Nhờ có những chi tiết hư cấu tác giả sáng tạo khiếp cho các nhân vật , sự kiện cho tác phẩm liên kết liền mạch với nhau, đồng thời đưa ra những lý giải về những bí ẩn chưa được lý giải của lịch sử. Các sự kiện lịch sử bị bẻ gẫy, xáo trộn để người đọc có thể nhìn thấy được những “khoảng trắng” của lịch sử, để cho người đọc có cơ hội nhìn cận cảnh nhân vật. Và những “khoảng trắng” lịch sử đó sẽ được tác giả bổ sung bằng những chi tiết hư cấu, tưởng tượng nhằm đưa ra những thông điệp về cuộc sống.
3.1.3 Thời gian nghệ thuật trong Giàn thiêu
Trước hết có thể khẳng định được rằng thời gian trong Giàn thiêu không phải là thời gian tuyến tính đơn giản mà là một kiểu thời gian đứt đoạn rất khó nắm bắt. Theo Nguyễn Thị Tuyết Minh đây là kiểu thời gian theo kiểu lắp ghép, đồng hiện. Kiểu thời gian này là kiểu thời gian đặc biệt đậm chất hiện đại theo ngôn ngữ của điện ảnh. Sử dụng kiểu thời gian này được coi là một cách tân nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại.
Việc đặt các hiện tượng cách xa nhau gần nhau sẽ tạo ra nhiều câu hỏi gợi mở, đặt ra nhiều vấn đề mới, đồng thời khiến hiện thực đời sống không hiện ra đơn giản, bằng phẳng mà hỗn độn, đa tầng. Việc dùng kết cấu lắp ghép này khiến cho “mở rộng đường biên thể loại, làm cho tiểu thuyết có thể dung nạp được nhiều gốc độ tiếp cận đời sống và có khả năng ôm chứa trong nó nhiều thể loại khác nhau”. Chưa dừng lại ở đó “Việc xây dựng kết cấu đồng hiện sẽ xóa bỏ được sự ngăn cách của các thời đại quá khứ - hiện tại – tương lại”[75;tr172]. Kết cấu của tác phẩm là sự chắp nối những mảnh rời rạc của hiện thực. Kết cấu của tác phẩm là sự vận động của dòng ý thức, là tiếng nói của tiềm thức thể hiện sự vận động không ngừng của hiện tại. Kết cấu này khiến cốt truyện lỏng lẻo mơ, hồ, co giãn, khó kể lại.
Giàn thiêu của Võ Thị Hảo là sự đảo lộn thời gian vô cùng hấp dẫn và thông minh của tác giả. Hoàn toàn không có sự ăn khớp giữa thứ tự thời gian với diễn biến sự kiện cuộc đời nhân vật. Câu chuyện như không có kết thúc, phần cuối của chuyện lại là lúc bắt đầu nối tiếp câu chuyện. Tác phẩm gồm 4 phần : Lời Phật, Ru cá Bơn, Bài ca đầu lâu dã nhân, Bài ca chu sa đỗ tễ. Nếu theo trật tự thời gian lịch sử thì câu chuyện phải được bắt đầu từ tuổi trẻ của Từ Lộ, đến lúc tu hành thành Từ Đạo Hạnh rồi, đầu thai làm Dương Hoán và trở thành Lý Thần Tông. Nhưng trong Giàn thiêu không theo trình tự thời gian như thế.
Ngay ở chương đầu, Lý Thần Tông đã xuất hiện ở giàn thiêu với tư cách là tân vương. Ngài “không khỏi ngạc nhiên khi chợt nhận ra mình bỗng già dặn như một người đàn ông từng trải, lúc lại chỉ là một đứa trẻ non nớt, thích những trò nghịch ngợm”[35;tr43]. Tác giả đã động chạm ngay những bí ẩn con người Thần Tông với những suy nghĩ ý thức và vô thức, mơ và thực giữa hai kiếp người. Cách viết này đã dẫn dắt người đọc bị hút vào trò chơi của kết cấu truyện, khiến người đọc có cơ hội đi sâu vào những chuyển động tâm hồn sâu thẳm của nhân vật.
Tiếp đến tác giả tập trung nói về nhân vật Từ Lộ - kiếp trước của Thần Tông. Tuy so với thời điểm hiện tại thì đấy là câu chuyện của quá khứ nhưng tác giả không tái hiện nó dưới dạng hồi ức, quá khứ mà lại tái hiện đồng hiện song hành với hiện tại. Vì vậy mà “quá khứ mang hình thức của hiện tại, trở thành một hiện thực thứ hai”[75;tr173]. Việc này đặt nhân vật Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông phải đối mặt với câu hỏi về hạnh phúc cuộc đời mà cả hai kiếp nhân vật đều khao khát tìm kiếm. Từ đó người đọc cũng được lý giải về cuộc đời của những nhân vật lịch sử này với những dục vọng cá nhân đời thường, tạo ấn tượng về tính cách nhân vật một cách rõ nét. Dù có là hiện tại hay quá khứ thì Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông vẫn là con người lưu luyến trần thế, luôn phải sống trong sự đấu tranh giằng xé giữa lý tưởng với dục vọng bản thân khao khát.
Những phần tiếp theo “ mới có sự phân vai giữa quá khứ và hiện tại, rồi lại dần dần nhập hai làm một, người này là duyên nghiệp của người kia”[75;tr173]. Nhưng đến đó vẫn không phải là thời gian tuyến tính mà sự kiện trong cuộc đời nhân vật vẫn vừa tách bạch vừa tồn tại song hành khiến bi kịch về hai kiếp sống của Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Thần Tông càng hiện lên bất hạnh, cay đắng. Sự đứt gãy, lắp ghép, đồng hiện thời gian trong Giàn thiêu còn tạo ra sự đan lồng của không gian tâm lý, không gian thực tại, quá khứ, không gian cõi âm, tạo ra sự huyền ảo, đa tầng đậm nét. Ngoài ra việc mở đầu các phần của tác phẩm bằng các đoạn thơ khiến cho người đọc như được dẫn dắt vào thế giới của cổ tích, của đồng dao nhưng lại mang hơi thở của thời đại.
Tóm lại, việc tiếp cận tác phẩm tiểu thuyết lịch sử dưới góc nhìn của điện ảnh hiện đại là một sáng tạo rất thành công của nhà văn. Nó khiến tác phẩm chân thực hơn nhưng cũng mơ hồ đa nghĩa hơn. Càng đa nghĩa thì càng kích thích người đọc phải tìm hiểu, phải có câu trả lời. Với cách kể chuyện theo kết
Có thể bạn quan tâm!
- Miêu Tả Nhân Vật Thông Qua Ngoại Hình ,đối Thoại
- Miêu Tả Nhân Vật Thông Qua Tâm Lý, Hành Động Của Nhân Vật
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 10
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 12
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
cấu thời gian này Võ Thị Hảo đã khiến thể loại tiểu thuyết lịch sử hiện đại lại có thêm một thành công mới.
3.2 Các yếu tố huyễn hoặc, hoang đường trong Giàn thiêu
Giàn thiêu là một tiểu thuyết lịch sử với nhiều lớp trầm tích : Lịch sử, tôn giáo, huyền thoại..[68]. Viết về một giai đoạn lịch sử của đất nước với những biến cố lịch sử và những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm con người, Võ Thị Hảo đã khiến người đọc cảm thấy câu chuyện không chỉ có những chi tiết lịch sử xơ cứng, những mâu thuẫn gay gắt, những bài học đạo lý được phát biểu mà ngược lại Giàn thiêu lại nhẹ nhàng hấp dẫn người đọc bằng không khí cổ tích, liêu trai, kỳ ảo. Đành rằng bản thân nhân vật Từ Đạo Hanh – Lý Thần Tông đã gắn với những truyền thuyết, những bí ẩn đủ để tạo ra được không gian cổ tích trong truyện. Nhưng không chỉ có thế, các yếu tố huyễn hoặc, hoang đường được tác giả sử dụng rất hợp lý và đậm đặc.
Những yếu tố huyễn hoặc, hoang đường trong truyện ta có thể hiểu đó là những chi tiết không có thật, không thể xảy ra trong cuộc sống bình thường. Trong Giàn thiêu những yếu tố này cũng được gọi bằng cái tên khác là những yếu tố kì ảo – nhằm thể hiện không khí truyền thuyết, mơ hồ của tác phẩm.
Yếu tố hoang đường, kì ảo đầu tiên có thể nói đến là tình huống xác chết của Từ Vinh trôi ngược sông rồi đứng dậy,chỉ tay thẳng vào nhà Diên Thành Hầu. Đây là chi tiết kinh dị, dữ dội, đáng sợ nhằm thể hiện nỗi oan khuất của Từ Vinh trước sự hãm hại bẩn thỉu của Diên Thành Hầu và pháp sư Đại Điên. Từ cái chết được dùng yếu tố kì ảo làm sinh động hóa này khiến người đọc hiểu ra bộ mặt thực sự của kẻ nắm quyền nghiêng ngửa thiên hạ -Diên Thành Hầu, và kẻ tu hành nhưng lại vì lợi ích của mình mà đi hãm hại người khác – pháp sư Đại Điên. Sau cái chết dữ dội của một con người ngay thẳng này là sự tan vỡ của một gia đình yên ấm, sự thay đổi hoàn toàn số phận của một con người. Lời cha dặn Từ Lộ trong mơ là hãy báo thù cho mình cũng là chi tiết kì ảo làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Từ Lộ. Khi nói đến cái chết của
Tử Vinh bằng câu chuyện kì ảo dữ dội này tác giả đã cùng với chất liệu truyền thuyết trong dân gian và sự sáng tạo của mình tạo nên một thông điệp: dù bằng cách nào đi nữa, cái ác cũng sẽ bị vạch trần.
Chi tiết kì ảo thứ hai trong tác phẩm cũng đã được lưu truyền trong Thiền uyển tập anh và dân gian đó là chi tiết nhà vua hóa hổ. Vì luôn giằng xé giữa ham muốn thực tại với lý tưởng cuộc sống không thể tìm được ở cả hai kiếp người. Nhà vua lâm bệnh nặng. Chỉ sau một đêm khắp người ngài đã mọc đầy lông lá, trở thành hổ dữ đau đớn, lồng lộn như muốn ăn tươi nuốt sống người khác. Đây là chi tiết nhằm khắc họa cái giá phải trả của nhà vua khi quá tham vọng, quá thúc giục đáp ứng dục vọng của mình. Với tình huống này, Võ Thị Hảo đã cho thấy bi kịch của con người không biết hài lòng với những gì mình đã có, vì vậy dù đã đầu thai và sống hai kiếp người nhưng vẫn chỉ là những chuỗi bi kịch không có lấy một ngày hạnh phúc. Con người càng chìm trong dục vọng, để những dục vọng đen tối chi phối thì sớm muộn sẽ phải chịu hậu quả.
Tình huống kì ảo khác được tác giả dụng công xây dựng là cảnh nơi giàn thiêu – hình ảnh trung tâm, đa nghĩa của tác phẩm. Không khí ảm đạm, chết chóc, ghê rợn nơi giàn thiêu, cái chết đậm chất kì ảo của Ngạn La đều khiến người đọc cảm thấy đau đớn, nhức nhối đến bỏng rát, tạo ra nhiều câu hỏi về số phận người phụ nữ.
Các tình huống này đều có “sự đan cài của yếu tố thực - ảo”[48;tr76]. Sự đan cài này khiến cho người đọc mơ hồ nhận thức giữa thực và ảo tạo sức hấp dẫn cho truyện. Những chi tiết kì ảo này đều có tác dụng liên kết câu chuyện, thúc đẩy diễn biến chuyện.
Tình huống kì ảo tiếp theo có tác dụng quan trọng trong việc khắc họa nhân vật lịch sử Ỷ Lan là cuộc đối thoại giữa hồn ma của Ỷ Lan và Dương Thái hậu. Cuộc đối thoại của hai hồn ma đầy quyền lực diễn ra trong lãnh cung đổ nát với những đàn chuột đói to. Cuộc đối chất này khiến ta thêm hiểu về số
phận “bị chọn” của những nhân vật lịch sử. Dù trong thực tế, Ỷ Lan đã làm nhiều việc thiện sau đó mong thoát tội nhưng bà luôn day dứt và bị chịu hành hạ bởi chính việc làm tội lỗi của mình. Bà thực sự đã phải chịu “quả báo” về những việc mình đã làm.
Tình huống kì ảo do tác giả sáng tạo ra dựa trên những thông tin ít ỏi của lịch sử nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Đó là cuộc trả thù của Từ Lộ với Đại Điên. Sau bao công sức gian khổ, vứt bỏ tất cả để trả thù thì một lần nữa cuộc đời Từ Lộ lại lâm vào một bi kịch khác – bi kịch không tìm được lẽ sống của cuộc đời. Kẻ thù Diên Thành Hầu năm xưa đã hóa điên, con pháp sư Đại Điên thì đón cái chết trừng phạt một cách nhẹ nhàng, thanh thản. Dường như tác giả muốn nói đến một điều: Đại Điên đã dám nhìn vào sự thật và chấp nhận mọi sự trừng phạt nên hắn chết trong sự bình thản, còn Từ vì có lòng thù hận quá lớn lấn át cả lý trí nên lâm vào tình trạng hụt hẫng bất ngờ, dẫn đến cảm giác ghen tỵ với cái chết của Đại Điên.
Chi tiết kì ảo gây ấn tượng cảm động sâu sắc trong lòng người đọc là cái chết của Dã Nhân. Vì cứu Từ, Dã Nhân đã ăn thử quả độc trước. Cái chết đau đớn và biến dạng của Dã Nhân sau khi chết khiến người đọc không khỏi cảm thương, xúc động. Chi tiết kì ảo này là lời ngợi ca và thương xót những trái tim nhân hậu của tác giả. Một lần nữa tác giả khẳng định, đừng để lòng thù hận giết hại tâm hồn, sự sống con người.
Chi tiết đàn chuột đói, to gặm nhấm ăn thịt các cung nữ, Ỷ Lan,Dương Thái hậu…mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc “ lòng hận thù không chỉ là công cụ báo oán mà còn là kẻ thù của chúng ta”[48;tr78]
Như vậy, việc dùng yếu tố huyễn hoặc, kì ảo trong Giàn thiêu là công cụ không thể thiếu được của tác giả để hoàn thiện nhân vật của mình trong không gian quá khứ. Điều kì lạ là những yếu tố huyễn hoặc này không khiến tác phẩm trở nên rối rắm, xa lạ mơ hồ mà ngược lại nó chuyển tải được ý đồ của nhà văn một cách hấp dẫn nhất.
3.3 Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong Giàn thiêu
3.3.1 Ngôn ngữ người kể chuyện
Viết tiểu thuyết lịch sử nghĩa là phải chọn ngôn ngữ hợp lý để làm sống lại không khí lịch sử, nhân vật lịch sử một cách chân thật nhất để người đọc không cảm thấy đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử khiên cưỡng vụng về. Chọn ngôn ngữ viết làm sao để phát huy hết được khả năng sáng tạo và dụng ý nghệ thuật của mình là điều không dễ dàng với các nhà văn khi tiếp cận thể loại này. Nhiều tác giả đã chú ý viết bằng “ngôn ngữ thuần Việt, gần gũi, dễ hiểu với muôn màu sắc của đời thường, hay ngôn ngữ tràn đầy sức sống của dân gian”[68]. Tước bỏ bớt hệ thống ngôn ngữ mang tính trang trọng, giảm thiểu số từ Hán Việt như trong một số tác phẩm gần đây : Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải)…ngoài ra là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ lịch sử và ngôn ngữ tiểu thuyết, kết hợp các yếu tố lịch sử, văn hóa, tôn giáo trong một hệ thống ngôn ngữ thống nhất, hay dấu ấn ngôn ngữ của nhà Phật, Nho học…Ngôn ngữ của Giàn thiêu chính là một tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn của tất cả các yếu tố đó. Võ Thị hảo cũng đã sử dụng triệt để ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, cung cấp thông tin lịch sử bằng việc đưa thời gian trước sự kiện theo các cứ liệu lịch sử khiến người đọc vừa dễ đọc, dế tiếp cận, dễ hiểu.
Giàn thiêu đã sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ cổ xưa tạo ra được không khí lịch sử cổ kính. Những ngôn ngữ biểu hiện về thời đại phong kiến được tác giả sử dụng qua ngôn ngữ đối thoại như cách xưng hô: Bệ hạ – thần, Hoàng thượng – hạ thần,tội thần, ta – ngươi, chàng – thiếp (nàng)…
Qua đoạn Lê Thị Đoan xin tha tội cho Ngạn La nhân vật đã nói năng hành xử đúng vị trí của một kẻ bề tôi khi đối diện với đức minh quân, dù khi đó vua mới mười hai tuổi: “Xin bệ hạ cho tiện dân được thưa một lời”[35;tr46]. Hay đoạn Lý Trác dỗ dành vua: “Tâu bệ hạ, bệ hạ nối nghiệp tiên vương, cai trị giang sơn xã tắc, thiên hạ này là trong tay bệ hạ”[35;tr28]. Hay những câu
tung hô, chào hô của thần dân khi gặp bề trên ta cũng thấy được sự kính cẩn, phục tùng của họ: “Thái hậu vạn vạn tuế! Hoàng thượng vạn vạn tuế!”. Khi thần dân muốn tấu trình thì luôn là những câu “Tâu thái hậu!Tâu hoàng thượng…Khi được gọi tới sẽ: dạ, bẩm..đó là lớp ngôn ngữ cổ kính mang tính trang trọng, kính cẩn phù hợp với lễ giáo phong kiến.
Ngoài ra tên các nhân vật cũng gắn liền với ngôi vị, chức tước cũng được tác giả dùng rất tốt tạo không khí lịch sử sống động như: Tiên Hoàng Nhân Tông, Dương Hoàng thái hậu, Nguyên Phi Ỷ Lan, Quan Thái bảo Lý Trác, Tăng Đô án Từ Vinh…Nhân vật luôn gắn với vai trò, chức danh lịch sử mà họ đảm nhận khiến tác phẩm tái hiện được không khí lịch sử với độ tin cậy về mặt cứ liệu lịch sử.
Ngoài ra việc sử dụng các yếu tố Hán Việt gắn với thời điểm lịch sử đó như
: Tiếng chuông báo giờ tuất, đêm Nguyên tiêu, năm Hội Phong thứ bẩy…
Đó hoàn toàn là ngôn ngữ cổ xưa mang sắc thái cổ kính, trang trọng nhưng tác giả sử dụng phù hợp khiến ta cảm thấy không khí lịch sử được tái hiện nhưng không tạo cảm giác tối nghĩa, khó hiểu, rắc rối.
Giàn thiêu còn mang ngôn ngữ của đời sống gần gũi, giản dị. Việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả được chú trọng, trau chuốt, giàu hình ảnh, cảm xúc , gần với lời ăn tiếng nói của con người hiện tại. Việc đưa ngôn ngữ đời sống vào tác phẩm của mình Võ Thị Hảo thành công khi ghi dấu ấn giọng văn của mình trên văn đàn. Chọn ngôn ngữ như vậy, Võ Thị Hảo đã xóa bỏ được khoảng cách giữa người kể và đối tượng trần thuật. Việc đưa ngôn ngữ đời sống vào tác phẩm khiến cho tác phẩm bình dị, gần gũi hơn nhưng mang hơi thở của thời đại, đằng sau những câu chữ khiến người người đọc phải suy ngẫm.
Trong một xã hội lễ giáo đặt lên hàng đầu nhưng tác giả lại dùng nhiều những từ xưng hô rất hiện đại, gần gũi với cuộc sống như : Mẹ (Mẫu thân), cô (nàng) , anh (chàng), nó (hắn)… Như khi lúc Ngạn La cố gắng thoát khỏi giàn thiêu trước mặt vua và quần thần: “mẹ ơi! Người ta giết con. Mau cứu con!