Đề Tài Lịch Sử Trong Văn Học Thế Giới.


Khánh lấy con người làm tâm điểm chứ không lấy việc tái hiện lịch sử hoặc minh hoạ lịch sử làm mục đích phản ánh. Nhà văn muốn khám phá sự phản chiếu của thời đại lịch sử vào tâm lý, tính cách, số phận cụ thể của con người, đồng thời qua đó ông đặt lại một số vấn đề cần nhận thức với tinh thần hoài nghi cái lịch sử “tại ngoại” mà số đông chúng ta vẫn coi là tất yếu.

Nói đến đề tài lịch sử là nói đến sự công phu tìm tòi tư liệu, gom góp kiến thức, tích luỹ sự hiểu biết mọi mặt về đời sống xã hội, văn hoá tinh thần, vật chất…của một thời đại, một giai đoạn lịch sử đã trở thành quá vãng mà người viết có thể không trực tiếp sống, không được trải nghiệm. Nếu thời điểm lịch sử được người viết lựa chọn đã quá xa và nhân vật lựa chọn là người danh tiếng vang bóng một thời, thì anh ta sẽ phải đối mặt với cả rừng tư liệu của chính sử, huyền sử và cả dã sử nữa. Lựa chọn tư liệu nào, lựa chọn cách khai thác nào là cả một vấn đề lớn quyết định đến thành - bại của tác phẩm.

Những quyết định lịch sử của các nhân vật lịch sử thường mang tính lý trí, không mấy hấp dẫn với người xem, nếu không muốn nói là buồn chán. Nhiệm vụ của nghệ sỹ là sáng tạo ra những tình huống kịch tính, bịa ra những xung đột trong mối tương quan rất đời thường của nhân vật, trong quá trình vận động dẫn tới quyết định lịch sử đó. Dựa trên tính cách nhân vật mà hư cấu tạo ra kịch tính, biến đổi sự việc kém hấp dẫn tới mức trở thành lôi cuốn, nhưng cần tôn trọng những gì lịch sử đã ghi thành văn bản như bản chất sự kiện, địa điểm, ngày tháng, lời phát ngôn của nhân vật... Như vậy trí tưởng tượng phong phú của bạn mặc sức tung hoành mà không sợ phản lại lịch sử. Nhân vật lịch sử tất nhiên là người có tham vọng lớn. Khi người ta có tham vọng , bao giờ người ta cũng dẫm bẹp chân ai đó. Vậy là trong bản chất của sự kiện bao giờ cũng hàm chứa xung đột đối kháng. Cứ như vậy bạn sẽ không lo thiếu kịch tính. Nếu chỉ dựa vào công tác sưu tầm tra cứu là không bao giờ đủ. Hãy phát huy tối đa sức tưởng tượng, hãy để cho trực giác lôi cuốn và nếu


đi đúng hướng thì sự “hư cấu” sẽ biến thành “sự thật toàn vẹn”. Đây có lẽ là đề tài một cuốn sách lớn cho nhà nghiên cứu. Với tư cách là một biên kịch có chút ít kinh nghiệm thực tế, tôi mạnh dạn trao đổi nhận thức riêng của mình với các bạn đồng nghiệp, mong có giúp ích gì cho các đồng nghiệp trẻ. Và trong luận bàn có điều gì thái quá hay nửa vời, xin đồng nghiệp và những nhà nghiên cứu lượng thứ chỉ dẫn.

1.2. Đề tài lịch sử trong văn học thế giới.

Nói đến đề tài lịch sử là nói đến sự công phu tìm tòi tư liệu, gom góp kiến thức, tích luỹ sự hiểu biết mọi mặt về đời sống xã hội, văn hoá tinh thần, vật chất…của một thời đại, một giai đoạn lịch sử đã trở thành quá vãng mà người viết có thể không trực tiếp sống, không được trải nghiệm. Nếu thời điểm lịch sử được người viết lựa chọn đã quá xa và nhân vật lựa chọn là người danh tiếng vang bóng một thời, thì anh ta sẽ phải đối mặt với cả rừng tư liệu của chính sử, huyền sử và cả dã sử nữa. Lựa chọn tư liệu nào, lựa chọn cách khai thác nào là cả một vấn đề lớn quyết định đến thành - bại của tác phẩm.

Đây là đề tài phổ biến trong văn học thế giới. Có thể xem là một đề tài vĩnh cửu, “một miền đất hứa” mà nghệ sĩ của mọi thời đại có thể khai thác. Những tác giả khai thác về đề tài lịch sử trên thế giới đều rất thành công. Có thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng như: Thần thoại Hy lạp (Bi kịch cổ đại Hy lạp); thời Phục Hưng có những vở kịch nổi tiếng của Shakespeare; thời chủ nghĩa cổ điển với kịch của Môlie; Ba chàng Ngự lâm (Dumas); Cuốn theo chiều gió (Margare Mitchell) và trong văn học Trung Quốc cũng có rất nhiều tác phẩm kịch nổi tiếng được công chúng ưa thích…

Trước tiên phải kể đến Shakespeare (1564- 1616), ông được mệnh danh là “linh hồn của thời đại”, là nhà thơ, nhà viết kịch đầu tiên của nước Anh, là tác giả tiêu biểu nhất trong thời kỳ văn hóa phục hưng Châu Âu. Cả cuộc đời ông sáng tác tất cả 37 vở kịch, 154 bài mười bốn dòng, 2 bài thơ dài và các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


thể loại thi ca trong đó những tác phẩm viết về đề tài lịch sử là rất lớn. Trong giai đoạn sáng tác thứ nhất (1566- 1600), Shakespeare có đến chín kịch bản viết về đề tài lịch sử. Đây là giai đoạn nước Anh đã giành được bá quyền trên mặt biển và trở thành cường quốc thế giới. Kinh tế trong nước phát triển, xã hội ổn định, quyền lực tập trung trong tay nhà vua, tư tưởng chủ chủ nghĩa nhân văn được truyền bá rộng rãi. Những vở kịch lịch sử của ông là những bức tranh toàn cảnh về đời sống xã hội, tinh thần chống lại cát cứ phong kiến và ủng hộ vương quyền. Đây là sản phẩm độc đáo trong nền kịch nước Anh.

Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 3

Vở kịch King John của ông thể hiện sự kiện lịch sử của thế kỷ XII-

XIII. Các vở kịch khác tập trung thể hiện sự chao đảo và thay đổi của xã hội Anh từ sau thế kỷ XIV và thế kỷ XX. Shakespeare xây dựng những nhân vật theo từng tầng lớp xã hội như nhà vua, giới quý tộc, hiệp sĩ, thị dân, binh sĩ, nông dân và cả những thành phần lưu manh, gái điếm. Tất cả phản ánh sự tan rã của xã hội phong kiến Anh và tham vọng ổn định xã hội của giai cấp tư sản, tuy rằng vẫn còn mờ nhạt.

Từ năm 1590 đến năm 1591, vở kịch lịch sử Henry VI ra đời. Vở kịch kể về một nhà vua nhu nhược Henry VI trị vì đất nước trong suốt năm mươi năm và dẫn tới tình trạng đất nước bị lâm nguy. Thực tế nước Anh trong thời kỳ này đang bị thù trong giặc ngoài, khói lửa chiến tranh liên miên.

Tiếp theo tiến trình lịch sử là vở kịch Richard IV ra đời năm 1592, câu chuyện kể về Richard sát hại vua Henry VI và sau cái chết của vua Richard IV, Richard đã âm mưu sát hại sáu người kế thừa ngôi vua hợp pháp và xúi giục dân chúng bạo loạn đưa ông ta lên làm vua.

Nhân vật Richard III mang tính chất điển hình của nhân vật lịch sử, một bạo chúa đầy tham vọng, xảo trá, độc ác, nham hiểm. Đến vở Henry IV, nhân vật Sir Jonh Falstaff được xây dựng hết sức sáng tạo, đó là một gã hiệp sĩ chỉ biết ăn chơi và háo sắc. Khi ra chiến trường gã giả vờ chết để bảo tồn tính


mạng, thể hiện một lớp người trong xã hội chuyên lợi dụng tình hình xã hội để vơ vét hưởng lạc.

Ngoài ra, Shakespeare còn mang vào trong kịch của ông cả một giai đoạn lịch sử suốt hơn 200 năm của nước Anh như vở Henry V (1598) và Henry VIII (1612). Ông lên tiếng khiển trách những cuộc chiến tranh đẫm máu của giới quý tộc phong kiến bày tỏ nguyện vọng thống nhất quốc gia, ổn định xã hội. Qua những vở kịch của mình, ông cũng vạch trần những mâu thuẫn của thời đại, phản ánh lý tưởng của giai cấp tư sản mới vươn lên.

Tiếp theo là vở Hamlet. Vở Hamlet ra đời năm 1601, tác phẩm mở ra cả một thời đại phát triển mới của bi kịch. Trước đó, ông chủ yếu viết hài kịch và kịch lịch sử. Những vở kịch này đã vạch trần sự tàn bạo, thối nát của chế độ phong kiến lỗi thời. Có điều, khi đấu tranh chống lại những tàn dư của chế độ phong kiến, cũng như những nhà nhân văn chủ nghĩa khác, Shakespeare tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của xã hội. Nhưng từ những năm 90 của thế kỷ XVI, tình hình nước Anh bắt đầu thay đổi. Chính thể chuyên chế từng giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại tình trạng phong kiến cát cứ ngày càng trở nên thối nát, đốn mạt. Giai cấp thống trị bộc lộ bản chất phản nhân dân của nó. Những tệ nạn thời trung cổ được hồi sinh dưới những hình thức còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Trước tình hình xã hội như vậy quan điểm xã hội và triết học của tác giả cũng trở nên phức tạp. Ông nhận ra những mâu thuẫn của chế độ chuyên chế tư sản. Ông muốn phân tích, khám phá bản chất của những mâu thuẫn ấy. Và sáng tác của ông đã phản ánh một cách thiên tài toàn bộ sự lạc điệu của đời sống xã hội đương thời. Phần mở đầu bi kịch Hamlet chính là phần mở ra một tình thế lịch sử. Ấn tượng đầu tiên mà nó mang lại khi ta xem vở kịch là sự lo âu, kinh hoàng, là linh cảm về những biến động dữ dội rồi sẽ sảy ra. Quả là những gì đã xảy ra trong tác phẩm Hamlet có liên quan tới những vấn đề trọng đại mang tầm cỡ quốc gia.


Hamlet là sản phẩm của hoàn cảnh. Chính những điều kiện lịch sử xã hội thời đại Phục hưng đã sinh ra tấn bi kịch này; đó là thời đại sụp đổ của những quan hệ gia trưởng, nhờ thế cá nhân và trí tuệ được giải phóng. Nhưng đó cũng là thời đại bắt đầu hình thành chủ nghĩa tư bản, lại trải qua một kỷ nguyên thống trị của những thế lực mới, trong đó có không biết bao nhiêu là sự đểu cáng, tráo trở. Điều kiện lịch sử cụ thể ấy đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa tư tưởng và hành động, giữa sự hiểu biết thế giới sâu sắc với khả năng tiến hành những hành động có thể làm thay đổi trật tự hiện hành.

Nói tóm lại, khi nói tới những tác phẩm kịch lịch sử của Shakespeare bạn đọc thường nhắc tới những tác phẩm phần lớn lấy đề tài từ lịch sử của nước Anh, chủ yếu trong tập: Sử biên niên của Anh và Scotland. Đây chính là thời điểm nhiều kịch tính nhất trong 100 năm quá khứ của nước Anh. Các vở kịch này thường nhất quán một tư tưởng: thống nhất quốc gia, giữ vững hòa bình và sự thắng thế tất yếu của nhà nước quân chủ tập trung. Tác phẩm tiêu biểu đó là: Henry IV, Richard II, Macbeth

Như chúng ta đã biết văn học cổ điển Nga thế kỷ XIX cho đến nay vẫn giữ được vị trí cao trong nền nghệ thuật hiện đại của toàn nhân loại với hàng loạt tên tuổi ngời sáng, mà trước hết phải kể đến Puskin (1799- 1837), nhà văn Gôgôn (1809 -1852); hai bậc thầy lỗi lạc đã kì công mở đường và xây dựng lên lâu đài văn chương nguy nga tráng lệ, trong đó có thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Sau khi đã thành công rực rỡ qua hàng trăm bài thơ trữ tình, hàng chục bản trường ca, truyện thơ Epgheni Oneghin cùng các truyện ngắn và kịch, Puskin chuyển sang viết tiểu thuyết lịch sử. Người con gái viên đại úy (1834

- 1835); lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa của nông dân Pugasiov (1773 - 1775) trong lịch sử nước Nga ở cuối thế kỷ XVIII, tác phẩm thấm đượm tính thời sự nóng hổi của xã hội mà nhà văn đang sống. Cuộc cách mạng tháng chạp


(1825) mà Puskin đặc biệt cảm tình, do một bộ phận quý tộc tiến bộ cầm đầu bị thất bại, chính quyền chuyên chế Nga hoàng càng tìm mọi cách kìm hãm đất nước trong vòng nô lệ tối tăm. Mọi hoạt động chống đối đều bị đàn áp tàn bạo, kinh tế khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Trước tình hình nóng bỏng của thời cuộc, Puskin không ngừng day dứt, suy ngẫm, và bộc lộ rõ tâm tư trong một lá thư viết vào đầu tháng 5 năm 1831 gửi người bạn văn Viademxki: “Khi mà trước mắt còn diễn ra những tấn bi kịch như vậy, thì không bao giờ nên nghĩ đến các vai trò hài kịch chó má trong văn học chúng ta”[23;11].

Nhằm khẳng định và ca ngợi vai trò của Pugasiov (1833-1834), rồi từ đấy viết tiếp tiểu thuyết với mong muốn “Chất vấn quá khứ để trả lời cho hiện tại và tương lai”. Những tác phẩm của Puskin đậm đà tính nhân dân, đã góp phần chắc chắn vào việc đặt nền móng cho thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng trong văn học Nga vào nửa đầu thế kỷ XIX. Bước tiếp truyền thống của Puskin ít lâu sau, nhà văn Gôgôn (1809-1852) đã sáng tác thành công cuốn Tarax Bunba (1835). Câu chuyện được bắt nguồn từ quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân Ukraina, gắn bó mật thiết với một bộ phận dân Côdắc, thuộc miền nam nước Nga.

Tác phẩm phản ánh cuộc sống của quần chúng từ những ngày xa xưa, mang ý nghĩa thời sự trước phong trào khởi nghĩa vũ trang của nông dân đang diễn ra quyết liệt do Karmeliuc chỉ huy vào những năm 1830 nhằm chống lại chế độ thống trị hà khắc của Nga hoàng Nikolai II đương thời câu kết với tầng lớp quan lại địa phương. Mặc dù thất bại, vị tướng thủ lĩnh bị giết, nhưng dư âm cuộc khởi nghĩa vẫn còn vang vọng khắp nước Nga.

Một tác giả nữa cần phải nhắc đến như một người chép sử bằng thơ, kịch, phê bình văn học, tiểu thuyết, đó là Victo Hugo. Ông đã có công phản ánh trung thực những bước chuyển mình vĩ đại của lịch sử đất nước. Cái


bóng” của ông đã “tỏa” rợp khu vườn nghệ thuật toàn thế giới. Trong hơn 60 năm cầm bút sáng tác ông đã viết lên 45 tác phẩm, trong đó có những cuốn được cả thế giới ngưỡng mộ…Năm 1830, Hugo viết kịch bản lịch sử Cromwell, bao gồm các yếu tố bi - hài, tầm thường - cao cả. Ba năm sau đó, ông tiếp tục đưa ra trình diễn vở Trận chiến Hernani sẽ được công diễn tại nhà hát kịch Paris. Sau đó cuốn Nhà thờ Đức bà Paris cũng được ra đời và mang vinh quang đến cho tác giả…

Như vậy, trong văn học thế giới đề tài lịch sử được nói tới rất nhiều ở những sáng tác của những nhà văn nổi tiếng.

Nhận thức về lịch sử là một quá trình. Mỗi thời đại, thậm chí mỗi tác giả lại có cách nhìn lịch sử không hoàn toàn giống nhau. Lịch sử là tập hợp những sự kiện, sự kiện lịch sử đều đã xảy ra, mãi mãi qua đi rồi, những cái mà lịch sử để lại chỉ còn là những dấu vết. Để giải mã được những dấu vết ấy cần có những kiến thức rất sâu rộng và đây là công việc của văn học tái hiện lại quá khứ. Đề tài lịch sử trong văn học rất rộng rãi, nó được thể hiện trên nhiều thể loại văn học khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là những tác phẩm kịch và ở trong bài viết này nội dung đề cập tới là đề tài lịch sử trong tác phẩm kịch. Đề tài lịch sử đòi hỏi một sự tiếp cận có văn hóa, có suy nghĩ và có hiểu biết. Và chỉ có thể tạo ra những tác phẩm kịch lịch sử có giá trị trên nền tảng sự hiểu biết sâu sắc không chỉ riêng về lịch sử mà cả về hiện tại. Đòi hỏi này có khả năng thúc đẩy sự nâng cao chất lượng văn học trên thế giới.

1.3. Đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam.


Bàn về đề tài lịch sử trong văn học, Salygin đã khẳng định: “Chúng ta phải tin ở các nhà sử học trong việc miêu tả sự kiện và các nhà sử học phải tin vào sự hiểu biết của chúng ta về trái tim con người”[23;6]. Chính vì việc có hai hướng tiếp cận khác nhau như vậy nên văn học vẫn có lý do tồn tại bên cạnh sử học, hay nói cách khác lịch sử luôn là một đề tài lớn của văn chương.


Công chúng dù đã thuộc làu lịch sử, đã biết thông tin nhưng vẫn say mê tìm đến với văn học đề tài lịch sử để có thể hiểu biết thêm về lịch sử.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có lịch sử oanh liệt và hào hùng. Cho tới nay những trang sử lưu lại về những giai đoạn lịch sử quan trọng, những nhân vật lịch sử anh hùng…vẫn còn có giá trị với người dân nước nhà, trong đó những tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử của các nhà văn cũng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc lưu lại và gìn giữ lịch sử.

Văn học kịch Việt Nam đã có những thành tựu rất sớm về đề tài lịch sử. Trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển của thể loại, lịch sử tiếp tục được khám phá từ nhiều góc độ đa dạng, với những cảm hứng phong phú dồi dào hơn. Và chính quá trình khai thác đề tài lịch sử lâu dài đó đã đặt ra cho văn học kịch những vấn đề lý luận quan trọng về mối quan hệ giữa tính chân thật lịch sử và tính hư cấu nghệ thuật, giữa nội dung lịch sử và tính chất hiện đại.

Văn học kịch Việt Nam chính thức khai sinh từ năm 1921; những kịch bản ra đời trong thập niên 1920 tuy “thuần nhiên dùng văn ta tả những cảnh xã hội ta” nhưng lại thể hiện khá rõ ảnh hưởng của kịch cổ điển Pháp với những bi kịch kiểu Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long hoặc những hài kịch trào lộng kiểu Ông Tây An Nam của Nam Xương. Từ thập niên 1930, với phong trào phục cổ rầm rộ trong xã hội, văn học kịch đã đạt được những giá trị mới thông qua những câu chuyện cũ trong kho tàng lịch sử. Tới giai đoạn 1930-1945, kịch lịch sử gồm hai mảng khác biệt: Một mảng viết về lịch sử Trung Quốc, một mảng viết về lịch sử dân tộc nhưng nhìn chung những kịch bản viết về lịch sử dân tộc tỏ ra thành công hơn khi xét về phương diện đặc trưng và yêu cầu của thể loại. Những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này phải kể đến: Dương Quý Phi (Thế Lữ và Vi Huyền Đắc); Tiếng địch sông Ô (Huy Thông); Kinh Nha (Huy Thông); Yêu Ly (Lưu Quang Thuận)…kịch thơ Huyền Trân công chúa của Huy Thông; Hận Nam Quan của Hoàng Cầm và

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023