Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cả Hàng Hóa Xuất Khẩu


nghiên cứu tầm cỡ quốc gia, các Trung tâm hỗ trợ kinh doanh và các tổ chức xúc tiến thương mại (TPO) do các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa và Nhà nước thành lập.

Xây dựng chiến lược phối hợp quốc gia, chính sách thương mại trong việc tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ như chính sách thuế, chương trình tín dụng, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong việc tìm kiếm khách hàng, khuyến khích và ưu đãi đầu tư ra nước ngoài…

Hoạt động thu thập, phân tích và xử lý thông tin của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, có liên quan đến các phân đoạn thị trường mục tiêu, mức cầu - tiềm năng thị trường, cạnh tranh, môi trường chính trị, pháp luật, môi trường kinh tế và kinh doanh, môi trường văn hóa xã hội, môi trường kỹ thuật, hệ thống phân phối…

Lựa chọn chiến lược, kỹ thuật phù hợp với từng loại hàng nông sản để áp dụng vào công tác tiếp thị như quảng cáo, hội chợ, triển lãm, phân phối tài liệu, khuyến mãi… nhằm tăng thị phần của hàng hóa tại các nước.

- Môi trường kinh doanh hàng hóa xuất khẩu: môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nói đến môi trường kinh doanh của một nước là phải nói đến hệ thống pháp luật, chính sách chung và chính sách đặc thù của nước đó đối với hàng hóa, trong đó đặc biệt quan tâm đến đánh giá mức độ tăng trưởng GDP, mức lạm phát, tiền tệ và ngân hàng, vận tải và hệ thống thông tin liên lạc, tăng trưởng dân số của nước đó. Sự nhanh chống gia nhập và rút lui dễ dàng khỏi thị trường của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự thông thoáng của môi trường kinh doanh. Các yếu tố xã hội như: an ninh trật tự cũng có ảnh hưởng mạnh đến môi trường kinh doanh. Ngoài ra, các yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán… cũng là những yếu tố không thể thiếu được khi xem xét môi trường kinh doanh của một nước.

Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu ra thị trường thế giới không


chỉ đơn thuần do doanh nghiệp tạo ra. Để chiếm lĩnh được thị trường thế giới cần có môi trường kinh doanh thông thoáng do Nhà nước tạo ra, hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Để tạo ra môi trường kinh doanh, Nhà nước thường sử dụng các luật và chính sách thương mại, thuế, lãi suất, tỷ giá nhằm mục tiêu giảm chi phí sản xuất, sử dụng việc chi ngân sách cho đầu tư nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, bằng sử dụng hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế điều chỉnh quan hệ kinh doanh và điều chỉnh việc gia nhập cũng như rút lui khỏi thị trường.

Trong quá trình tự do hóa thương mại, các quốc gia thường sử dụng các công cụ bảo hộ khác nhau để đảm bảo cho hàng hóa của mình có đủ năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, trong đó chính sách tài chính, tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng. Các công cụ thường được các nước sử dụng là thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, chính sách tỷ giá hối đoái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất khẩu

Khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ngành thương mại của Lào nói chung và hàng hóa xuất khẩu nói riêng điều chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố giá cả, khi mà cùng với việc cắt giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, thì giá hàng hóa nhập khẩu vào các nước sẽ hạ. Tuy nhiên, để bảo hộ người sản xuất trong nước, nên theo cam kết giữa Lào với các nước thì việc cắt giảm thuế hàng hóa chưa chế biến được các nước xếp vào danh mục hàng hóa chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao để làm chậm quá trình giảm thuế, chính vì thế hàng hóa xuất khẩu cũng là thế mạnh của Lào sang các nước trong khu vực vẫn phải chịu một mức thuế tương đối cao, gây cản trở rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Lào xâm nhập vào thị trường khu vực do giá cả hàng hóa của Lào sẽ rất cao khi bán vào thị trường nội địa của các nước trong khu vực làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Lào.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 9


1.2.2.4. Các nhân tố về quan hệ kinh tế quốc tế

Quan hệ kinh tế quốc tế có tác dụng và ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với các rào cản như các loại thuế bảo hộ, sự phân biệt đối xử với các nhà kinh doanh nước ngoài và đặc biệt là hạn ngạch nhập khẩu. Các rào cản này chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.

Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, nhiều liên minh kinh tế ở mức độ khác nhau được hình thành và nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương giữa các nước đã được ký kết. Mục đích của xu thế này là giảm bớt rào cản thuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá cả và thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.2.2.5. Các nhân tố về khoa học công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng khắp của khoa học công nghệ trong sản xuất và đặc biệt là công nghệ thông tin, nhiều ngành khoa học công nghệ tiên tiến mới đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề nói chung và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu nói riêng.

Đối với lĩnh vực xuất khẩu, việc sử dụng các yếu tố khoa học kỹ thuật tiên tiến như điện thoại, điện tín, fax, Internet,... sẽ giúp các đơn vị kinh doanh giảm được đáng kể chi phí đi lại và chi phí giao dịch. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng được áp dụng đối với các ngành như vận tải, bảo quản hàng hóa, nghiệp vụ ngân hàng,... tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO CHDCND LÀO

1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một nước đã làm rất tốt việc phát triển thị trường xuất khẩu. Trong những năm gần đây, Chính phủ Thái Lan đã thể hiện quyết tâm


trong việc hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân để thực hiện các chiến lược phát triển, tạo điều kiện cho hàng hóa từ Thái Lan xâm nhập vào những thị trường mới.

Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu đó là kế hoạch cắt giảm và miễn thuế đối với nguyên liệu thô, miễn và giảm thuế nhập khẩu, thuế kinh doanh đối với các thiết bị máy móc.

Thái Lan khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu vào việc phát triển xuất khẩu, đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu cả về sản phẩm lẫn thị trường. Thái Lan đã mạnh dạn thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, chính sách tỷ giá linh hoạt và hệ thống thanh toán tự do. Những chính sách này đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển thị trường ngoài nước.

Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, kinh tế của Thái Lan bắt đầu phục hồi từ năm 1999 với tốc độ tăng trưởng trung bình là 4.2%/năm nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh và ba chương trình kích thích tài khóa của Chính phủ. Hiện tại Thái Lan đang phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự đa dạng hóa và chuyên môn hóa nhiều loại vật nuôi, cây trồng ở mỗi vùng, miền trong cả nước và hướng vào mục tiêu xuất khẩu.

Nhìn chung, những chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên là kết quả của việc thực hiện những chính sách phát triển kinh tế một cách hợp lý và hiệu quả. Trong đó, chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu và thị trường đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm tận dụng những ưu thế về tài nguyên, nhân lực và vị trí địa lý, đồng thời phân một cách tối ưu các nguồn lực quốc gia. Sự hoàn thiện các chính sách này gắn liền với quá trình công nghiệp hóa của Thái Lan trong gần 30 năm qua. Đặc biệt, trong giai đoạn từ đầu những năm 1980 trở lại đây, chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã tạo ra sự phát triển vượt bậc cho nền kinh tế của Thái Lan, và giúp Thái Lan vững bước trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Đạt được những thành tựu trên là do Chính phủ Thái Lan đã xác định


được một chiến lược kinh tế thích hợp, đưa ra được các chính sách, kế hoạch cụ thể và công khai cho tổng thể nền kinh tế và ngành nghề. Thái Lan đã chuyển từ chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đến ưu tiên xuất khẩu dựa trên nguồn vốn, công nghệ của nước ngoài và nguồn nhân lực rẻ trong nước; lấy xuất khẩu và dịch vụ làm đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế; chuyển từ chính sách khai hoang, phục hóa đến đa dạng hóa cây trồng vật nuôi phục vụ cho xuất khẩu.

Mặc dù nông nghiệp chỉ còn chiếm chưa đến 10% trong GDP song cũng giống như Lào, Thái Lan rất quan tâm đến việc tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những ưu tiên của Thái Lan là việc giảm trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp. Thái Lan là một thành viên tích cực trong nhóm các quốc gia yêu cầu giảm trợ cấp nông nghiệp. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm WTO rà soát chính sách thương mại của Thái Lan vào năm 2008, Thái Lan vẫn duy trì hạn ngạch thuế quan cho 23 nhóm hàng nông nghiệp (chiếm khoảng 1% trong tổng số dòng thuế của Thái Lan). Tuy nhiên, hạn ngạch thuế quan không áp dụng trong khuôn khổ AFTA.

Chính phủ Lào và Thái Lan đã đạt được thoả thuận sẽ tăng gấp đôi kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước trong 2 năm tới; 3 tỷ USD là mục tiêu phấn đấu vào năm 2010. Mới đây quan chức thương mại 9 tỉnh của Lào và 11 tỉnh của Thái Lan là những tỉnh có chung đường biên giới đã cùng nhau đánh giá tình hình hợp tác, trao đổi thương mại, đầu tư, du lịch, vận tải giữa hai bên. 10 tháng đầu năm 2008, Thái Lan và Lào đã đạt giá trị trao đổi thương mại trên 2 tỷ USD; xuất của Lào sang Thái Lan tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 557,8 USD; Thái Lan xuất khẩu sang Lào đạt 1,5 tỷ USD, tăng 45%.

Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan đã tăng đến 40,9% trong tháng 3 năm 2010 lên mức cao nhất trong vòng 17 tháng vừa qua. Đây được xem là “cú hích” đáng mừng cho nền kinh tế Thái Lan. Góp phần vào thành công đó là lĩnh vực nông nghiệp và nông phẩm chế biến (vốn là 2 khu vực cực kỳ


quan trọng) với tốc độ tăng trưởng 49,2% nhờ vào việc giá cả các mặt hàng này tăng và khối lượng xuất khẩu các mặt hàng như gạo, bột sẵn, đường, hải sản đông lạnh và rau quả tăng. Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chính yếu của Thái Lan như Hoa Kỳ, EU, ASEAN và Nhật Bản tăng hơn 50,1%. Về mặt xuất khẩu gạo Thái Lan sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng như Việt Nam, Lào và Campuchia để kiềm chế không cho giá giảm, xuất khẩu đạt chất lượng, không phải số lượng, đặc biệt là gạo cao cấp.Về xuất khẩu tôm của Thái Lan năm 2010 đạt trên 3 tỷ USD. Để tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2010, Chính phủ Thái Lan củng phải giải quyết rất nhiều vấn đề của ngành, đặt biệt là các rào cản thương mại như thuế chống bán phá giá và các cáo buộc sử dụng lao động trẻ em trong ngành chế biến tôm.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong xuất khẩu hàng hoá từ đầu thập niên 1970 nhưng Thái Lan vẫn chưa thành công trong việc xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao, như: ô tô, xe máy, hàng điện tử điện lạnh, máy tính, TV, v.v... Khiếm khuyết này thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá ở Thái Lan những mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu hàng năm chưa đóng vai trò nổi bật. Thái Lan vẫn còn cố gắng để thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng chất xám cao.

1.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam

Việt Nam đã có kinh nghiệm thành công tuyệt vời trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu trong năm 2001 chiếm đến 50% GDP. Ngay cả khi không tính dầu mỏ thì tỷ lệ xuất khẩu so với GDP cũng ở mức gần 40% GDP. Một số kinh nghiệm của Việt Nam mà Lào cần nghiên cứu học tập như:

- Cơ chế vận hành của thị trường đã khắc phục được tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất, khá ổn định và thông suốt trong cả nước.

- Quản lý nhà nước về thương mại có sự đổi mới từ trung ương đến địa phương. Nhà nước thiết lập và tạo môi trường pháp lý đảm bảo sản xuất, lưu


thông hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu; qui định những mặt hàng, dịch vụ cấm kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách khuyến khích phát triển các HTX, chính sách phát triển thương nghiệp miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc...

- Về thành phần tham gia, từ chỗ chỉ có hai thành phần cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (năm 1985), đến nay ngoài 2 thành phần trên còn có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với tỷ trọng gần 90% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước đã từng bước vươn lên, thích ứng với cơ chế mới, hiệu quả kinh doanh được nâng cao, giữ được vai trò nòng cốt ở những mặt hàng trọng yếu, ở những khâu và lĩnh vực then chốt, chi phối 70-75% khâu bán buôn, chiếm 20 - 21% tổng mức lưu chuyển bán lẻ.

- Từng bước hình thành các kênh lưu thông của một số mặt hàng chủ yếu: với sự tham gia đông đảo của các loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm các nhu cầu trong nước. Mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng trên cả ba địa bàn: thành thị, nông thôn và miền núi, với sự tham gia của các chủ thể kinh doanh.

- Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại: Năm 1996 cả nước có gần 5.000 chợ đến năm cuối 2004 tăng lên 8.751 chợ với sự đa dạng về loại hình kinh doanh và quản lý, xuất hiện một số chợ đầu mối nông sản và chợ chuyên doanh. Các hình thức Trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tự phục vụ, hội chợ - triển lãm thương mại, trung tâm giao dịch hàng hóa... đang hình thành và phát triển ở khu vực thành


thị, các vùng kinh tế trọng yếu. Năm 1997 cả nước mới có một số ít siêu thị, đến năm 2004 ở 21 tỉnh, thành phố đã có 681 trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân, HTX với sự phong phú và đa dạng về mẫu mã chủng loại, chất lượng bảo đảm, phương thức phục vụ văn minh, hấp dẫn đối với khách hàng.

- Thương mại trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dẫn tộc phát triển trên nhiều mặt, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các vùng này.

Tư năm 1986 đến nay chính sách ngoại thương của Việt Nam ngày càng được cải thiện theo hướng thông thoáng, giảm rào cản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là việc đưa ra qui chế quản lý xuất nhập khẩu theo từng giai đoạn 5 năm đã giúp doanh nghiệp chủ động hoạch định chiến lược kinh doanh của đơn vị trong dài hạn. Luật lệ và các qui định cũng được hoàn chỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, đồng thời từng bước thoả mãn với yêu cầu hội nhập.

Việt Nam đã có kinh nghiệm thành công tuyệt vời trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu trong năm 2001 chiếm đến 50% GDP. Chính phủ Việt Nam xoá bỏ cơ chế ngăn sông cấm chợ, quản lý nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, tạo môi trường pháp lý cho nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại. Chú trọng phát triển nhiều chợ, siêu thị, mở rộng thị trường thế giới. Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, vùng miền núi, hải đảo, dân tộc tham gia thương mại.

Tăng trưởng thương mại của Việt Nam trong thời gian vừa qua được đánh giá là một yếu tố tích cực góp phần tăng trưởng GDP tại Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP hiện đã vượt quá 100%, thể hiện mức độ liên kết mạnh mẽ của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam gần 25 năm. Việt Nam đã là thành viên

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí