Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Hóa Ở Nước Chdcnd Lào Giai Đoạn 2001 - 2010


chiếm tỷ trọng 13,5% của GDP, đến năm 2005 đã tăng lên 26,4%. Còn ngành nông nghiệp trong năm 1985 chiếm 70% của GDP, đến năm 2005 đã giảm xuống còn 45,5%, (Nguồn Bộ Thương mại Lào, năm 2005).

Nhìn chung, Lào đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài, ổn định nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế Lào không chỉ phát triển về lượng mà còn có sự thay đổi về chất và đa dạng hóa. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của các hoạch định chính sách cũng như của mỗi người dân về ý nghĩa và vai trò của khu vực thương mại. Song song với việc duy trì mức tăng trưởng trong thời gian dài là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu giải quyết thị trường đầu ra của hàng hóa. Từ những năm 1985 trước thực trạng kinh tế xã hội của đất nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp, Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào thực thi quá trình đổi mới với mục tiêu:

- Hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, phấn đấu làm cho đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước dân chủ ổn định về chính trị - xã hội, kinh tế phát triển với nhịp điệu nhanh, mức sống của nhân dân dần dần ổn định và tăng trưởng.

- Phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

- Các thành phần kinh tế cùng phát triển, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác của nhân dân chiếm vị trí chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.

- Phát triển nền kinh tế mở, hợp tác khu vực và quốc tế, dần chuyển dịch cơ cấu theo định hướng nông-lâm nghiệp gắn chặt với công nghiệp và dịch vụ.

- Xây dựng Nhà nước của nhân dân, do dân, vì dân và đảm bảo quyền công dân bằng luật pháp.

- Bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng của nguồn tài nguyên trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.

- Phát triển nền văn hóa dân tộc, nền giáo dục, y học thực sự vì quyền lợi của nhân dân.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 12

- Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào mặc dù gặp nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước nhưng với truyền thống cần cù, sáng tạo, đoàn kết một lòng của dân, của các bộ tộc Lào và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng nhân dân Cách mạng Lào cho đến những năm 2005 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn tạo niềm tin tưởng cho nhân dân, sự phấn khởi tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm đầu thế kỷ 21 cho đến năm 2020.

Sau 36 năm chấn hưng, xây dựng và phát triển đất nước, nước CHDCN Lào đã trải qua ba lần chuyển đổi cơ chế kinh tế:

Lần thứ nhất, sau giải phóng đất nước năm 1975, Lào đã quốc hữu hóa các cơ sở kinh tế công-thương nghiệp và tài chính, đất công cộng, đất thành phố, tài nguyên thiên nhiên;

Lần thứ hai, vào tháng 11 năm 1986, Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã chính thức tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện gồm: chuyển đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên, tự cung, tự túc sang kinh tế sản xuất hàng hóa; đổi mới cơ chế quản lý từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; đổi mới chính sách đối ngoại từ chuyển sang “mở cửa” nhằm mở rộng quan hệ quốc tế.

Lần thứ ba, từ tháng 3 năm 1988, Chính phủ Lào ra sắc lệnh về việc tư nhân hóa chuyển một số xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang sở hữu khác và giảm sự can thiệp của Chính phủ trong các hoạt động kinh tế sản xuất và tăng cường các hoạt động kinh tế tư nhân.

Dưới đây là quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm của nước CHDCND

Lào:

Thời kỳ 1981 - 1985, Chính phủ Lào đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ I,

tiếp tục triển khai đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, tốc


độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 5,5 %/năm, nhưng gặp nhiều vấn đề thách thức chủ yếu do sự thay đổi bối cảnh thế giới và khu vực.

Dựa vào nội dung đường lối đổi mới, Đảng và Chính phủ Lào đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ II (1986 - 1990) nhằm phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc thực hiện kế hoạch 5 năm đã được đồng bộ với việc cải cách nhiều vấn đề như xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế quan liêu bao cấp tiến tới cải cách về giá, áp dụng nhiều thành phần kinh tế để phát triển, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút đầu tư trực tiếp và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ II (1986 - 1990) là sự triển khai thực hiện nghị quyết của hội nghị ĐNDCM Lào lần thứ IV, xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cải thiện và xây dựng luật pháp để quản lý kinh tế - xã hội theo cơ chế mới, mở rộng hợp tác quốc tế. Thời kỳ này là thời kỳ đầu tiên của việc cải cách kinh tế mới, việc xây dựng và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào trung bình đạt 4,4%. Tỷ lệ lạm phát giảm từ 30,3% năm 1985 xuống còn 11,5% năm 1987, nhưng sau đó tăng lên đến 75% trong năm 1989 trước khi giảm xuống ở mức 19,6% năm 1990.

Kế hoạch 5 năm lần thứ III (1991-1995) đã được đề ra để tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện, chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hoá. kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1996 - 2000), dù gặp nhiều khó khăn nhưng Lào cũng đạt được kết quả và thắng lợi to lớn, nền kinh tế quốc dân tiếp tục được mở rộng và phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng lên. Kế hoạch 5 năm lần thứ V (2001 - 2005) được đề ra với mục đích tiếp tục thực hiện 8 kế hoạch ưu tiên của Chính phủ, phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước. Sau hội nghị của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VI và lần thứ VII về tiếp tục triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển tới năm 2020.



2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

2.2.1. Hiện trạng cơ chế, chính sách đối với xuất khẩu hàng hóa của CHDCND Lào

Quá trình thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu của mỗi quốc gia, chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố cả chủ quan và khách quan. Trong đó, một nhân tố hết sức quan trọng là hệ thống chính sách của Nhà nước, bởi vì một hệ thống cơ chế, chính sách ban hành hợp lý sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nâng cao lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới và ngược lại nó sẽ kìm hãm và thủ tiêu các lợi thế sẵn có của các chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2001 đến 2010, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại và quản lý xuất- nhập khẩu, thì Chính phủ Lào cũng như các Bộ, Ban, ngành và địa phương ở Lào đã ban hành một loạt các văn bản, nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, có thể nhận thấy điều đó như sau:

2.2.1.1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa

Về cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đã được Chính phủ và Bộ Thương mại ban hành thông qua các quy định, quyết định cụ thể sau đây:

Quy định số 0106/BTM, ngày 25/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại Lào về “Quy chế quản lý mặt hàng do Nhà nước quản lý xuất nhập khẩu”.

Quyết định số 1195/BTM, ngày 19/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Kinh doanh tạm nhập tái xuất”.

Quyết định số 0807/BTM, ngày 2/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt - Lào”.

Quyết định số 0948/BTM, ngày 13/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Kinh doanh xuất khẩu tiểu ngạch biên mậu”.

Quy định số 703/BTM, ngày 26/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương mại


Lào về “Quản lý và sử dụng chứng chỉ xuất xứ hàng hóa” (C/O).

Nghị định số 97/TT, ngày 08/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Quản lý và sử dụng chứng chỉ xuất xứ hàng hóa” (C/O).

Những cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đó đã thường xuyên được bổ xung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn nền kinh tế của Lào đã bước đầu tạo dựng được môi trường và hành lang pháp lý tương đối thuận lợi cho các thương nhân hoạt động kinh doanh.

Chiến lược phát triển thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng đã ngày càng đóng vai trò định hướng tốt hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Đã kết hợp giữa kế hoạch và thị trường trong tổ chức lưu thông hàng hóa phát triển buôn bán, xuất khẩu của Lào.

2.2.1.2. Chính sách tín dụng xuất khẩu hàng hóa

Nhà nước sử dụng công cụ tài chính tín dụng như: các công cụ về lãi suất ngân hàng, về thuế suất. Chính phủ cũng phát triển các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại, điều tiết kinh doanh, lưu thông hàng hóa trong nước và điều tiết xuất nhập khẩu.

Kinh tế của Lào bắt đầu thực hiện cơ chế kinh tế mới từ năm 1986 cho đến nay và đã đạt được những thành công đáng kể, kinh tế tăng trưởng trung bình 6%/năm trong đó ngành công nghiệp phát triển thường xuyên theo hướng chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2020. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII (2011-2015) đã dự đoán nhu cầu khoản vốn 15 tỷ USD, trong đó 7,4 đến 8,3 tỷ là khoản vốn đầu tư của tư nhân và 2 tỷ từ tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, huy động vốn từ nhà nước và tư nhân là hết sức quan trọng. Đương nhiên, về việc khuyến khích đầu tư cũng như việc cung cấp tín dụng từ ngân hàng của Lào vẫn còn thấp (ít hơn 10% của GDP) và coi là cấp vốn ngắn hạn nhưng việc đầu tư là dài hạn.

Chính sách của Nhà nước về việc thu hút đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội cũng như để cung cấp vốn dài hạn cho các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán của Lào đã mở chính thức vào ngày 10/1/2011. Kế hoạch phát triển


kinh tế-xã hội lần thứ VI (2006-2010) đã đưa ra kế hoạch thành lập thị trường chứng khoán của Lào để làm công cụ trong sự huy động vốn dài hạn có hiệu quả. Trong năm 2015 dự đoán sẽ có 20 công ty đăng ký, sẽ mở giao dịch mua bán trái phiếu và tăng huy động vốn 8 tỷ USD.

2.2.1.3. Chính sách mặt hàng

Với xuất phát điểm là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dựa vào điểu kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lao động thủ công giá rẻ., chính sách mặt hàng xuất khẩu của Lào ở giai đoạn đầu phải chấp nhận xuất khẩu sản phẩm thô để tận dụng ngoại tệ, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản (gồm có gỗ sản phẩm gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su …), khoáng sản (than, thiếc, thạch cao) và hàng thủ công mỹ nghệ. Trong thời kỳ 1986 - 1990, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu về nhóm nông - lâm sản chiếm 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm 20%, hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 10%, khoáng sản 14%.

Trong quá trình phát triển hoạt động ngoại thương, hội nhập với nền kinh tế bên ngoài, Lào cũng đã từng bước hoàn thiện chính sách mặt hàng xuất khẩu trên cơ sở xác định nhu cầu của thị trường thế giới và xác định lợi thế so sánh, đón nhận làn sóng chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển để nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến sâu trong kim ngạch xuất khẩu, giảm mạnh việc xuất khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế.

Cùng với quá trình phát triển hoạt động ngoại thương, hội nhập với nền kinh tế bên ngoài nhằm góp phần thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 24/TTg, 22/9/2004 đã xác định định hướng cho chính sách mặt hàng XNK là “Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Về nhập khẩu: chú trọng nhập thiết bị và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất,


nhất là công nghệ tiên tiến”.

Để triển khai Chiến lược phát triển XNK hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp XNK phải quán triệt những nội dung cơ bản và xúc tiến thực hiện chính sách mặt hàng, với mục tiêu cơ bản là: Trong thời kỳ 2001 - 2010, tiếp tục gia tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Theo hướng đó đến năm 2010, tỷ trọng của nhóm hàng nông - lâm sản sẽ chỉ còn 13,7% so với con số trên 39% như hiện nay. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng từ 31% lên khoảng 53% bao gồm hàng công nghiệp và công nghệ cao [18].

Bộ Công thương đã đưa ra chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, hàng năm ban hành danh mục hàng hóa trọng điểm. Theo hướng này, các Bộ, Ngành có những chính sách ưu tiên, tạo mọi thuận lợi cho những mặt hàng đó phát triển.

Bộ Công thương cũng đã xây dựng chiến lược phát triển ngành theo hướng chuyển sang sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao. Theo mục tiêu này, ngành công nghiệp sẽ tập trung phát triển 3 nhóm hàng: nhóm đang có lợi thế cạnh tranh gồm chế biến nông - lâm sản, dệt may, giày dép, cơ khí, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ điện tử, xe máy, đồ gỗ; nhóm hàng tư liệu sản xuất; nhóm hàng công nghiệp tiềm năng và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin.

2.2.1.4. Chính sách thuế và phi thuế quan xuất khẩu

a) Chính sách thuế quan.

Chính sách thuế quan xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những chính sách quan trọng của Lào nhằm điều tiết quản lý hoạt động TMQT. Năm 1987 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành và đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, ngày càng phù hợp với những chuẩn mực


chung. Nội dung chủ yếu đã được hoàn thiện:

- Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu thuế của Lào được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ hệ thống hài hòa mô tả hàng hóa, danh mục hàng hóa được chi tiết theo mã số tối thiểu 8 chữ số. Từ đó đã giúp cho Lào thuận lợi hơn trong việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

- Thuế suất: Tại 2 thời điểm 1991 và 1993, mức thuế suất được quy định trong biểu thuế còn dài trải quá rộng. Thuế nhập khẩu, do kèm theo nhiều mục tiêu (kinh tế, văn hóa, xã hội) cho nên cơ cấu thuế trở nên phức tạp, nhiều mức thuế quá chi tiết (0,5%, 1%; 2%; 3%;4%; 5%; 6%;7%; 10%;… 30%; 40%...). Việc ban hành quá nhiều mức thuế suất dưới 5% làm cho kết quả thu thuế vào NSNN bị hạn chế. ở thời kỳ này, thuế nhập khẩu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế giá trị gia tăng (GTGT) nên thuế suất thường cao (như rượu, bia từ 100 - 150%, ô tô từ 50 - 200%), tuy có thuận lợi trong việc thu thuế được tập trung nhưng không phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ bị hiểu lầm là đánh thuế cao để bảo hộ sản xuất trong nước và đây cũng là khó khăn khi Lào hội nhập vào nền kinh tế thế giới [20].

Để khắc phục những mặt bất hợp lý này, trong Luật thuế TTĐB có hiệu lực từ 1-1-1996 đã được áp dụng cho hàng nhập khẩu. Tiếp theo, Luật thuế GTGT có hiệu lực từ 1/1/1999 cũng đã đưa mặt hàng nhập khẩu vào đối tượng chịu thuế GTGT. Như vậy, trên danh nghĩa, thuế suất nhập khẩu giảm xuống, nhưng thực chất khi tính cả thuế TTĐB và thuế GTGT thì mức thuế phải nộp chưa chắc đã giảm, thậm chí có mặt hàng còn tăng, qua đó đảm bảo nguồn thu cho NSNN, bảo hộ hợp lý cho các ngành sản xuất trong nước mà vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế [16].

Để hoàn thiện hơn chính sách thuế theo nguyên tắc, chuẩn mực chung nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/QH-CP ngày 20/5/2005 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó thuế suất thuế

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022