Một Số Bài Học Rút Ra Cho Chdcnd Lào


chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), WTO, ASEAN. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại của Việt Nam gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới chính sách TMQT nói chung và chính sách xuất khẩu hàng hóa nói riêng.

Việt Nam huyến khích xuất khẩu bằng cách:

- Sử dụng cơ chế tỉ giá để quản lý xuất khẩu của các doanh nghiệp:

+ Quản lý ngoại hối: Các khoản thu - chi ngoại tệ của doanh nghiệp phải được thông qua hệ thống ngân hàng, từ đó nhà nước sẽ chủ động điều tiết hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

+ Phá giá đồng nội tệ: làm gia tăng xuất khẩu do doanh nghiệp có lời do chênh lệch tỉ giá khi nhập khẩu.

- Nhà nước bảo đảm tín dụng xuất khẩu: Nhà nước đứng ra lập Quĩ bảo hiểm xuất khẩu, Quĩ này thực hiện việc gánh vác những tổn thất, chia bớt rủi ro trong kinh doanh với nhà kinh doanh xuất khẩu.

- Nhà nước thực hiện trợ cấp xuất khẩu: nhà nước giành ưu đãi về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua các biện pháp hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu: Nhà nước của nước xuất khẩu cho nước nhập khẩu vay vốn (lãi suất ưu đãi) để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay. Nguồn cho vay thường trích từ ngân sách của nhà nước và việc cho vay thường kèm theo những điều kiện kinh tế hoặc chính trị có lợi đối với bên cho vay.

Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 7153/VPCP-QHQT ngày 6-12-2006 của Văn phòng Chính phủ là “Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xoá lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng phát triển thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô”. Một biệt pháp không thể thiếu của Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu là hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu đặc thù thương mại biên giới, xây dựng chính sách phù hợp, đào tạo nguồn nhân lực và cung cấp thông tin về thương mại. Đồng thời phía doanh nghiệp xác định chiến lược xuất khẩu, xây dựng các dự án chuyên biệt cho từng mặt hàng xuất khẩu, nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng phát huy tiềm năng, nâng cao hàm lượng lao động lành nghề và khoa học công nghệ trong đơn vị sản phẩm, giảm dần thị phần hàng nguyên liệu xuất khẩu đang chiếm chủ yếu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nâng cao năng lực tiến hành các hoạt động marketing, xây dựng mạng lưới thương nhân tiêu thụ hàng xuất khẩu, nắm vững quy định pháp luật, thông tin về thị trường - mặt hàng và chủ động tìm kiếm các đối tác mua hàng trực tiếp.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 10

Việt Nam thành công thành công nhờ vào tăng trưởng xuất khẩu, Việt nam vừa hướng về xuất khẩu, vừa mở rộng thị trường trong nước để có thể phát triển cân bằng, hiệu quả và bền vững, Việt Nam duy trì khả năng xuất khẩu vì việc xuất khẩu này cũng đóng góp vào kinh tế thế giới. Cụ thể như việc xuất khẩu gạo của Việt Nam vừa là hoạt động xuất khẩu, mặt khác là giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực của thế giới. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt 6,5%-7%, tổng kim ngạch tăng 9%, với 61,7 tỷ USD, năm 2011 tăng 8% với 66,6 tỷ USD và giai đoạn 2011-2020 sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân 7%-8%/năm. Đời sống người dân có tăng, thu nhập có tăng thì tiêu dùng mới tăng trưởng được. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt hơn 120 tỷ USD trong vòng 5 năm tới với tốc độ tăng trưởng trung bình 18%/năm.

Về hoàn thiện các chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam thường xuyên rà soát phát hiện tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về cơ chế,


thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, Việt Nam còn chuyển hướng xuất khẩu theo cam kết WTO - gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Đối với xuất khẩu hàng hóa, thực hiện các cam kết WTO sẽ đặt các nhà sản xuất Việt Nam trước những đòi hỏi phải có những điều chỉnh, thích nghi nếu muốn tận dụng cơ hội một cách thành công nhất.

Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Trong 10 năm (2001 -2010), xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố khác là tiêu dùng, đầu tư và nhập khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu cao và tương đối ổn định trong nhiều năm đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như hạn chế nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ. Chính sách khuyến khích xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua cũng đã góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái.

Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đó là: Tốc độ phát triển xuất khẩu chưa bền vững, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Việt Nam chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao , có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện


nay chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. Có thể nhận thấy thế giới ngày nay đang đứng trước thách thức cạn kiệt tài nguyên và xu thế cạnh tranh toàn cầu về TNKS. Nhiều quốc gia chậm phát triển nhưng có lợi thế về tài nguyên đang trở thành đối tượng để các quốc gia và các tập đoàn khai khoáng có tiềm lực gây ảnh hưởng và giành quyền khai thác tài nguyên này. Trên thực tế, TNKS của Việt Nam những năm vừa qua đang bị khai thác bừa bãi, lãng phí và chủ yếu để xuất khẩu thô. Hiện Việt Nam vẫn chưa có chiến lược dự trữ TNKS cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là ở đâu có khoáng sản, ở đó có khai thác, khai thác tối đa, khai thác bằng mọi giá và khai thác bất kỳ loại khoáng sản nào để xuất khẩu, không quan tâm đến hậu quả môi trường. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 số lượng quặng và khoáng sản, xuất khẩu lên tới 2,15 triệu tấn, đạt kim ngạch gần 135 triệu USD (chưa kể dầu thô).

Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh từ hoạt động xuất khẩu mà Việt Nam chưa có cơ chế, chính sách để giải quyết hiệu quả. Chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu chưa thật bình đẳng, đặc biệt là lợi ích thu được từ các nhóm hàng xuất khẩu có nguồn gốc thiên nhiên. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong quá trình tự do hóa thương mại. Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa vào xuất khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương là người có thu nhập thấp, khu vực nông nghiệp. Xung đột chủ thợ có xu hướng gia tăng .

1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Chính sách mạnh dạn của Trung Quốc trong việc cải cách thị trường, bắt đầu từ năm 1979 đã đưa đất nước đứng vào trong số những quốc gia hàng đầu thế giới về thương mại.

Có thể nói Trung Quốc đã rất thành công trong việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong những năm qua.

Kinh nghiệm đầu tiên là Chính phủ Trung Quốc xác định tập trung mở


cửa kinh tế để phát triển thị trường xuất khẩu. Chủ yếu tập trung vào xuất khẩu hàng công nghiệp. Các biện pháp Trung Quốc đã áp dụng để mở cửa kinh tế gồm:

Trung Quốc ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế. Sau đó phát triển thành các khu trung tâm thương mại lớn, có các cơ sở gia công xuất khẩu tiên tiến, những khu sinh hoạt có chất lượng cao với đẩy đủ tiện nghi phục vụ, những trung tâm thông tin quốc tế lớn.

Trung Quốc còn ưu tiên mở cửa các thành phố ven biển. Các thành phố ven biển là các khu vực mở cửa về kinh tế kỹ thuật, trở thành những cầu cảng lớn giúp Trung Quốc hướng ra thị trường Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ. Các thành phố này được hưởng các quy chế ưu tiên như tại các đặc khu kinh tế trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Chính phủ Trung Quốc còn tiến hành đổi mới bộ máy tổ chức ngoại thương cho ngày càng gọn nhẹ, giảm bớt sự rườm rà trong thủ tục hành chính, giúp hoạt động xuất khẩu thuận lợi.

Để giúp các xí nghiệp ngoại thương thoát khỏi tình trạng lệ thuộc và thiếu năng động, Trung Quốc đã từng bước tách chức năng chính quyền ra khỏi hoạt động của xí nghiệp. Nhờ đó, các xí nghiệp ngoại thương đã có được quyền hạn thực sự, chủ động hơn trong hoạt động của mình. Hiện nay, các cơ quan quản lý hành chính ngoại thương chỉ có nhiệm vụ xác lập quy hoạch chiến lược phát triển mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc với các ngành hữu quan theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Trung ương, nghiên cứu và quán triệt phương châm, chính sách ngoại thương của cả nước, thực hiện cơ chế vĩ mô và điều tiết kinh tế, tăng cường tổ chức cân đối và giảm sát kiểm tra, hoàn thiện luật pháp, cải tiến phục vụ, bảo đảm cho hoạt động ngoại thương phát triển thuận lợi.

Để phát triển thị trường xuất khẩu, Trung Quốc còn áp dụng chế độ thoái thu thế GTGT đã nộp (áp dụng giá trị gia tăng đầu ra bằng 0% cho hàng xuất khẩu).


Đối với chính sách trợ cấp xuất khẩu, Trung Quốc thực hiện chính sách này ngay từ những năm đầu mở cửa. Để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, Trung Quốc đã xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ 1/1/1999. Nhưng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vẫn nhận được trợ cấp gián tiếp như giả giá năng lượng , nguyên liệu thô và nhân công, ưu đãi tín dụng (doanh nghiệp xuất khẩu được vay với lãi suất ưu đãi, bảo hộ rủi ro theo thông lệ quốc tế).

Kinh nghiệm quan trọng trong thúc đẩy thị trường xuất khẩu của Trung Quốc là việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Trung Quốc đề ra kế hoạch lấy khoa học kỹ thuật phát triển mậu dịch.

Cơ cấu hàng hóa được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, sẽ lấy xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động làm trọng tâm thay thế dần xuất khẩu những sản phẩm thô, sơ cấp, nông nghiệp. Giai đoạn 2, lấy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp làm thành phẩm sơ cấp và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Giai đoạn 3, sẽ xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao, đòi hỏi tri thức và công nghệ tiên tiến.

Trung Quốc đã gặt hái được rất nhiều thành công nhờ những chính sách uyển chuyển, thích hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Những kinh nghiệm trên rất có giá trị đối với việc hoạch định chính sách thúc đẩy và nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Lào.

Riêng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong năm 2010 tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 206,53 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt đạt 77,05% tỷ USD, các mặt hàng may đạt 129,48 tỷ USD. Tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc mở rộng 9,8% trong quý 4/2010, tăng so với con số 9,6% quý trước đó, đồng thời cao hơn dự báo 9,4%. Tổng cộng GDP Trung Quốc tăng 10,3% trong năm 2010, vượt dự báo của giới phân tích và cao hơn con số 9,2% của 2009. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Quy chế xuất nhập khẩu của Trung Quốc, một thị trường tiềm năng về XNK hàng hóa. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế thị trường, Trung


Quốc đã ban hành nhiều quy định về việc XNK và tiêu thụ hàng hóa tai thị trường nội địa.

Về thuế suất: Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGA) định mức thuế và có trách nhiệm thu thuế. Thuế nhập khẩu được chia thành 2 loại: thuế chung và thuế tối thiểu (tối huệ quốc). Về thuế chung, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải trả thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay thuế kinh doanh, tùy theo kiểu kinh doanh và loại sản phẩm của họ. GTGT áp dụng co những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất-nhập khẩu, sản xuất, phân phối hay bán lẻ. Trung Quốc có thực hiện một chương trình khuyến khích về thuế. Thuế suất chung là 17% song đối với các mặt hàng thiết yếu như nông nghiệp hay hàng chuyên dụng chỉ chịu mức 13%. Những doanh nghiệp nhỏ doanh thu hàng năm dưới 1 triệu NDT hoặc bán buôn đạt dưới 1,8 triệu NDT) chịu GTGT 6%. Không giống như đối tượng chịu GTGT khác, kinh doanh nhỏ không được hoàn thuế đầu vào cho GTGT trả cho hàng mua của họ. Nhiều quy chế khác nhau áp dụng cho việc giảm thuế. Có thể được giảm thuế tính theo thời gian thành lập doanh nghiệp. Một số loại hàng hóa được miễn GTGT. Để khuyến khích xuất khẩu, năm 1999, Tổng cục thuế đã tăng mức hoàn thuế GTGT mấy lần, và mức cao nhất là 17% (tức là hoàn thuế 100%) đối với một số loại hàng chế biến để xuất khẩu. Thuế được giảm trong trường hợp hàng hóa nằm trong danh mục được Chính phủ Trung Quốc xếp là cần thiết cho sự phát triển của một ngành kinh tế chủ lực, chẳng hạn như các sản phẩm công nghệ cao. Chính sách của Trung Quốc là khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài sản xuất một số loại hàng hóa công nghệ cao hoặc hàng hóa định hướng xuất khẩu không phải trả thuế cho những thiết bị nhập khẩu mà Trung Quốc chưa sản xuất được, song cần thiết cho doanh nghiệp đó. Tổng cục Hải quan Trung Quốc thỉnh thoảng cũng thông báo thuế ưu đãi cho những mặt hàng đem lại lợi ích cho các lĩnh vực kinh tế then chốt, nhất là ngành ôtô.


Ngoài ra, còn có trị giá tính thuế; giấy tờ nhập khẩu; kiểm soát hàng XNK; các tiêu chuẩn kiểm tra; cấp phép nhập phần mềm; kiểm dịch cách ly; quy chế về nhãn mác và luật dán nhãn thực phẩm.

Bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được, cho dù tổng lượng đã tăng nhanh như vậy, nhưng chất lượng của kinh tế Trung Quốc vẫn c·òn rất thấp so với các nước phát triển. Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển. Điều thấy rõ nhất là GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn c·òn rất thấp. Năm 2009, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 3.600 USD, đứng thứ 124 trên thế giới, trong khi của Nhật Bản là 37.800 USD và của Mỹ là trên 47.000 USD. Xét về chất lượng tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc c·òn nhiều mặt hạn chế, chủ yếu là hiệu quả chưa cao, c·òn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, mất cân đối giữa các khu vực, và khó khăn về cung cấp nguồn lực tài nguyên. Trong thời gian qua kinh tế Trung Quốc phát triển theo chiều rộng, tiêu hao vật tư và năng lượng c·òn lớn, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Một ví dụ: tiêu hao năng lượng để tạo ra 1 USD GDP ở Trung Quốc gấp 4,3 lần ở Mỹ; gấp 7,7 lần ở Đức, Pháp; gấp 11,5 lần ở Nhật Bản. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực chuyển đổi phương thức tăng trưởng theo hướng mở rộng thị trường trong nước, thực chất là nâng cao thu nhập để thúc đẩy tiêu thụ của cư dân, đó là một quá tŕinh lâu dài và khó khăn. Trung Quốc cũng đang nỗ lực để giảm bớt t¹inh trạng mất cân đối về tŕnh độ phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực miền Đông, miền Trung và miền Tây, đó cũng là một quá tŕnh khó khăn và lâu dài. Trung Quốc trong thời gian qua đã trở thành "công xưởng của thế giới", nền sản xuất quy mô lớn của Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu và năng lượng. Theo dự báo, năm 2010 Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc vào nhập khẩu trên 40% dầu mỏ, trên 45% quặng sắt, trên 50% đồng v.v..

1.3.4. Một số bài học rút ra cho CHDCND Lào

Qua nghiên cứu bài học kinh nghiệm về những thành công của ba quốc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022