2.2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở Lào giai đoạn 2001- 2010
Có thể nói trong giai đoạn vừa qua hoạt động xuất khẩu ở nước CHDCND Lào đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tính chung 5 năm 2001- 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt tới 1,79 tỷ USD. Tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 5 năm đạt 5,5%/năm, cao hơn trung bình của kế hoạch 5 năm 1996- 2000 (tốc độ tăng trong kế hoạch 5 năm trước là 1,6%/năm), nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm (8,7%/năm). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2005 đạt 75 USD, tăng 16,5% so với năm 2000, nhưng vẫn là mức rất thấp so với các nước trong khu vực.
Trên đó đã bước đầu hình thành được một số mặt hàng chủ lực gồm điện, cà phê, sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ, dệt may, khoáng sản khai thác… Ngoài ra, đang xuất hiện một số loại sản phẩm mới có tiềm năng lớn như chè, cao su, rau quả, các loại cây lấy tinh dầu, gạo thơm, ngô, đậu các loại… Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm dần. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu công nghiệp đã tăng khá, nhất là xuất khẩu hàng may mặc.
Chính sách đối ngoại đa phương đã từng bước giúp Lào hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, làm cho thị trường xuất khẩu đa dạng hơn; từ chỗ chỉ có một số thị trường truyền thống như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, đến cuối kế hoạch 5 năm đã xuất khẩu sang hơn 40 thị trường, trong đó có các thị trường lớn như Australia, Anh, Pháp, Đức… thương mại qua biên giới phát triển mạnh. Đặc biệt cũng trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, đã thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Lào để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Riêng năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 420 triệu USD (mục tiêu kế hoạch 5 năm là 500 triệu USD vào năm 2005), trong đó xuất khẩu hàng nông lâm sản chiếm 10,2%, hàng công nghiệp nặng (điện, một số sản phẩm điện tử và cơ khí… ) và khoáng sản chiếm 42,8% và hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 47%.
Đóng góp vào sự tăng kim ngạch xuất khẩu chung, thì vai trò của xuất
khẩu hàng hóa là cực kỳ quan trọng, các mặt hàng đó đã chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào, thể hiện sự đóng góp cụ thể như sau:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Lào cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Lào liên tục tăng qua các năm. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Lào là 324,885 triệu USD, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 455,624 triệu USD, tăng 130,739 triệu USD. Nhìn chung, tính tới năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tăng 246,09 % so với năm 2001. Như vậy về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Lào có tăng nhưng vẫn còn chậm và chưa ổn định trong thời gian từ năm 2001-2010. Giai đoạn 2006-2009, xuất khẩu hàng hóa của Lào tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 28,87 %, cao hơn tốc độ kế hoạch đề ra của giai đoạn 2001-2005 (197,80 %) [35].
Bảng 2.1: Quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: Triệu USD
Năm | ||||||||||
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Trị giá XK | 324,885 | 322,618 | 352,462 | 374,620 | 455,624 | 878,008 | 92,567 | 1,370,459 | 1.124,402 | 1.281,818 |
Tăng trưởng | 0,29 | -0,70 | 27,01 | 6,29 | 21,62 | 97,68 | 5,42 | 41,26 | -14,00 | 14,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Hóa Ở Nước Chdcnd Lào Giai Đoạn 2001 - 2010
- Chính Sách Hỗ Trợ Sản Xuất Mặt Hàng Xuất Khẩu
- Chính Sách Đối Với Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Hóa
- Tình Hình Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Chủ Lực Của Lào
- Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Hóa Chính Của Lào Giai Đoạn 2005-2010
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 18
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Công thương Lào
Do tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng cao đã đưa quy mô xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 3,95 lần trong khoảng thời gian 9 năm qua. Đây là một trong những tăng xuất khẩu tương đối cao so với một nước có nền kinh tế như Lào. Thêm vào đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người của Lào cũng tăng đáng kể. Nếu năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người mới chỉ đạt 56 USD thì đến năm 2009 đã tăng lên mức 194 USD, tăng lên 138 USD.
Có ba nguyên nhân chính làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong cả giai đoạn 2001 - 2010, đó là do số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng nhanh trong giai đoạn này, tiếp theo là do giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng, và nguyên nhân thứ ba là do cả số lượng và giá cả hàng hóa xuất khẩu đều tăng. Kết quả
trên đã phản ánh một cách rõ ràng là hàng hóa xuất khẩu của Lào đã và đang từng bước được người tiêu dùng trên thế giới chấp nhận và tin dùng. Đây là một trong những thành công lớn của Lào trong việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Lào trong giai đoạn đặc biệt từ 2001 tới nay.
Trong thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu của Lào đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được đa dạng, và phong phú hơn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tất cả các nhóm hàng cũng đều tăng qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng khoáng sản năm 2001 đạt 4,891 triệu USD, năm 2005 đạt 128,353 triệu USD, năm 2009 đạt 597,236 triệu USD tăng 12,11 % so với năm 2001. Nhóm hàng công lâm nghiệp năm 2001 đạt 117,01 triệu USD, năm 2005 đạt 118,96 triệu USD, năm 2006 đạt 135,03 triệu USD, năm 2008 đạt 281,14 triệu USD tăng 88,03 % so với năm 2001.
Bảng dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu phân theo nhóm hàng và cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2010
Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 được phân theo nhóm hàng của nước CHDCND Lào
Đơn vị: Triệu USD
Năm | ||||||||||
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Tổng KN | 324,89 | 322,62 | 352,62 | 374,62 | 44.62 | 878,00 | 925,56 | 1.307,46 | 1.124,40 | 1.128.82 |
Nông sản | 21,01 | 17,44 | 22,04 | 30,34 | 32,35 | 43,43 | 10,28 | 60,28 | 87,08 | 99,27 |
Lâm sản | 6,63 | 8,23 | 5,72 | 3,91 | 3,91 | 25,64 | 15,64 | 6,14 | 3,91 | 4,46 |
Gỗ | 80,19 | 77,79 | 69,95 | 74,10 | 74,10 | 413,38 | 252,88 | 95,33 | 40,02 | 45,62 |
Công nghiệp | 117,01 | 116,99 | 94,29 | 135,03 | 135,03 | 144,04 | 142,58 | 281,14 | 167,16 | 190,56 |
Điện | 91,31 | 92,69 | 97,36 | 94,63 | 94,63 | 101,19 | 72,11 | 97,13 | 274,59 | 313,03 |
Thủ công | 3,85 | 2,74 | 12,49 | 2,76 | 2,76 | 1,24 | 0,46 | 0,34 | 0,48 | 0,55 |
Khoáng sản | 4,89 | 3,19 | 46,50 | 67,44 | 128,35 | 492,89 | 559,45 | 802,40 | 539,72 | 615,28 |
Hàng khác | 0,00 | 2,83 | 4,27 | 2,67 | 0,56 | 1,12 | 1,53 | 3,47 | 5,46 | 6,22 |
Nguồn: Bộ Công thương Lào
Qua bảng số liệu có thể thấy, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Lào đã có xu hướng chuyển dịch theo đà tăng dần lên của các sản phẩm chế biến và
giảm dần việc xuất khẩu các sản phẩm thô, và nguyên liệu như giai đoạn trước đây. Trong tương lai, với xu hướng xuất khẩu theo hướng xuất các sản phẩm chế biến thay vì nguyên liệu thô, sẽ tạo điều kiện cho việc tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu, và tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Điều này, tạo cơ sở ổn định, phát triển hoạt động sản xuất, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, và tiến tới tiếp tục mở rộng, và phát triển thị trường xuất nhập khẩu ra các thị trường mới, và thị trường tiềm năng.
- Xét về giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu của CHDCND Lào tuy còn nhiều hạn chế nhưng năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu đã được cải thiện và nâng cao, nó được thể hiện như sau:
Một là, quy mô xuất khẩu được mở rộng: Mặc dù trong giai đoạn xuất khẩu gặp nhiều biến động về thị trường và các rào cản thương mại, song nhờ điều chỉnh kịp thời, nhiều mặt hàng chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao, trong đó mặt hàng dệt may xuất khẩu đạt 493,908 triệu USD (trong 05 năm), chiếm 26,98% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điện đạt 462,293 triệu USD, chiếm 25,26% tổng kim ngạch xuất khẩu, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 371,383 triệu USD chiếm 20,29% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng nông lâm nghiệp là mặt hàng cũng được đánh giá cao và được chú trọng đầu tư và mở rộng thị trường nên kim ngạch xuất khẩu đã vượt mức so với kế hoạch [2].
Khối lượng hàng xuất khẩu cũng ngày càng được gia tăng và phong phú về chủng loại. Bên cạnh các mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng mạnh như khoáng sản, gỗ, sản phẩm nông nghiệp. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới thuộc “nhóm các mặt hàng khác” như sản phẩm thủ công, dệt may cũng đã từng bước khẳng định được hiệu quả trong xuất khẩu, đồng thời mở ra khả năng phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, xét về yếu tố giá xuất khẩu, thì ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều tăng, nhất là những mặt hàng chủ lực như khoáng sản và gỗ. Đây là những mặt hàng mà Lào có tiềm năng lớn trong khu vực và có khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới.
Hai là, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu đã được nâng lên đáng kể: Mặc
dù chưa có sự dịch chuyển đột biến về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giữa cá nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, song năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nhóm công nghiệp và lâm nghiệp tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhóm các mặt hàng khác cũng từng bước đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao trong những năm qua. Điều này chứng tỏ chủng loại các mặt hàng xuất khẩu của Lào ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, vẫn có một thực tế rằng cơ cấu xuất khẩu mặc dù có sự chuyển biến song tốc độ vẫn còn chậm. Tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến còn quá ít, trong khi đó hàng sơ chế và khoáng sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu vẫn chưa thực sự bền vững, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Cơ cấu xuất khẩu chưa hợp lý là một trong những hạn chế lớn nhất của nền kinh tế. Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến, về lâu dài, tăng trưởng xuất khẩu sẽ khó đạt được mức tăng trưởng như hiện nay.
Nhiều nhận định cho rằng, tình hình xuất khẩu của Lào trong thời gian qua vẫn chưa có những thay đổi về chất, tuy nhiên với những bước đi đúng đắn, hướng về thị trường xuất khẩu của Lào, hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu đã được cả Nhà nước và doanh nghiệp cùng hướng tới. Tuy hoạt động xuất khẩu mới chỉ dừng ở chỗ khai thác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, chưa khai thác các lợi thế khác để cải thiện và giúp tăng kim ngạch xuất khẩu một cách bền vững và lâu dài, nước CHDCND Lào nói chung, và các doanh nghiệp xuất khẩu Lào nói riêng cần nỗ lực hơn nữa, nhằm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm thành phẩm, thay vì phần lớn là xuất sản phẩm thô như hiện nay trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của quốc gia, doanh nghiệp mình.
- Trong giai đoạn 2006-2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Lào tăng không đáng kể. Điều này chứng tỏ thị trường xuất khẩu của Lào chưa được mở rộng và lượng hàng hoá xuất khẩu chưa phong phú. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 1.307,46 triệu USD tăng 48,91% so với năm
2006. Năm 2009 đạt 1.124,40 triệu USD tăng 28,06% so với năm 2006 (So với kế hoạch Chính phủ đề ra cho mức tốc tăng trưởng là 13-15%). Trong đó hàng hoá công nghiệp năm 2008 chiếm 88,00%, năm 2009 chiếm 87,28% tổng kim ngạch xuất khẩu, hàng hoá nông nghiệp năm 2008 chiếm 4,6%, năm 2009 chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Qua bảng số liệu có thể cho thấy, với tiềm năng về hoạt động xuất khẩu của mình, nước Lào nói chung, và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Lào nói riêng vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Tuy nhiên, với những biến cố bất ngờ từ thị trường tài chính toàn cầu, các bất ổn về kinh tế thế giới giai đoạn vừa qua 2006 đến 2010, bất kể một nền kinh tế nào trên thế giới cũng chịu tác động không nhỏ và ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình thương mại quốc tế. Và quốc gia Lào không ngoại trừ bị ảnh hưởng bởi các bất ổn do nền kinh tế thế giới tác động. Nhưng với thế mạnh về tiềm lực xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt là các hàng hóa chủ lực như cà phê, dệt may, lúa gạo, các mặt hàng nông sản nói chung, các doanh nghiệp xuất khẩu Lào hoàn toàn có nhiều khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu và chinh phục các khách hàng mới tiềm năng.
2.2.2.3. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của CHDCND Lào
a) Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Lào thời kỳ 2001 - 2010 phân theo nhóm hàng
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Lào trong giai đoạn 2006-2010 vẫn tiếp tục có chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng xuất khẩu thô, nhưng sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn còn chậm. Cụ thể là nhóm hàng khoáng sản năm 2009 chiếm tỷ trọng xuất khẩu đạt 46,59%, giảm nhẹ so tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này của năm 2008. Bên cạnh đó, nhóm hàng công nghiệp tỷ trọng xuất khẩu chỉ chiếm 14,91% và cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2008. Trên cơ sở này cho thấy rõ ràng xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu mặc dù chậm nhưng đã có chiều hướng tích cực.
111
Bảng 2.3: Cơ cấu xuất khẩu của Lào thời kỳ 2001 - 2010 phân theo nhóm hàng:
Đơn vị tính: triệu USD
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||||||||||
KN | Tỷ trọng (%) | KN | Tỷ trọng (%) | KN | Tỷ trọng (%) | KN | Tỷ trọng (%) | KN | Tỷ trọng (%) | KN | Tỷ trọng (%) | KN | Tỷ trọng (%) | KN | Tỷ trọng (%) | KN | Tỷ trọng (%) | KN | Tỷ trọng (%) | |
Nông sản | 5,70 | 1,7 | 7,7 | 2, 4 | 11,12 | 3, 6 | 17, 21 | 4, 6 | 22,80 | 5, 0 | 33,40 | 3,8 | 37,01 | 4,0 | 44, 63 | 3,4 | 73,30 | 6,5 | 83,51 | 6,5 |
Lâm sản | 6,61 | 2, 0 | 11,30 | 3, 5 | 5,72 | 1, 6 | 3,40 | 0, 9 | 4,00 | 0, 9 | 5,93 | 0,7 | 4,50 | 0,,5 | 3,40 | 0,3 | 3,90 | 0,3 | 4, 50 | 0,3 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 80,20 | 24,7 | 74,72 | 23,1 | 70,00 | 19,8 | 72, 41 | 19,3 | 74,10 | 16,2 | 96,61 | 11,0 | 72,52 | 7,8 | 59,32 | 4,3 | 46,01 | 4,0 | 52,46 | 4,1 |
Cà phê | 15,30 | 4,7 | 9,80 | 3, 0 | 11,00 | 3,1 | 13, 02 | 3, 4 | 9,60 | 2,1 | 9,71 | 1,1 | 33,24 | 3,6 | 15,65 | 1,19 | 13, 82 | 1,23 | 15,75 | 1,2 |
Thủ công | 3,85 | 1,2 | 2,73 | 0,8 | 12,49 | 3,5 | 1, 99 | 0,5 | 2,76 | 0,6 | 1,13 | 0,13 | 0,46 | 0,05 | 0,34 | 0,02 | 0,47 | 0,04 | 0,54 | 0,04 |
Công nghiệp | 16,90 | 5,19 | 17,05 | 5,29 | 7,16 | 2,03 | 10,78 | 2,88 | 11,39 | 2,50 | 17,87 | 0,03 | 50,66 | 5,47 | 26,13 | 1,99 | 25,44 | 2,26 | 29,01 | 2,26 |
Điện năng | 91,31 | 28,11 | 92,69 | 28,73 | 97,36 | 27,61 | 86,29 | 23,05 | 94,63 | 20,77 | 101,19 | 11,52 | 72,11 | 7,79 | 97,13 | 7,42 | 274,59 | 24,42 | 313,03 | 24,42 |
Dệt may | 100,14 | 30,82 | 99,94 | 30,98 | 87,11 | 24,70 | 99,13 | 26,48 | 107,58 | 23,61 | 126,17 | 14,37 | 91,77 | 9,91 | 255,01 | 19,50 | 141,71 | 12,60 | 161,54 | 12,60 |
Khoáng sản | 4,89 | 1,51 | 3,90 | 1,21 | 46,50 | 13,19 | 67,43 | 18,02 | 128,35 | 28,17 | 485,63 | 55,31 | 546,64 | 59,06 | 774,72 | 5,92 | 523,89 | 46,59 | 597,23 | 46,59 |
Hàng khác | 0 | 0, 00 | 2,83 | 0,88 | 4,27 | 1,21 | 2,67 | 0,71 | 524,0 | 0,12 | - | - | 13,01 | 1,40 | 27,67 | 2,11 | 15,82 | 1,40 | 18,04 | 1,41 |
Tổng | 324,88 | 100,00 | 322,62 | 100,00 | 352,62 | 100,00 | 374,32 | 100,00 | 455,62 | 0,12 | 878,01 | 100,00 | 925,56 | 100,00 | 1.307,46 | 100,00 | 1.124,40 | 100,00 | 1.281,82 | 100,00 |
Nguồn: Bộ công thương (2001), Thị trường và mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Lào thời kỳ 2001 - 2010, Viêng Chăn, Lào
Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang các nước láng giềng như Thái Lan và Việt Nam chủ yếu là ngô, cà phê, gạo, đậu vàng, sợi, trâu bò, cánh kiến, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là mặt hàng ngô. Bên cạnh đó, khoáng sản là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Lào, với kim ngạch hơn hai trăm triệu USD được xuất vào Thái Lan và hơn một trăm triệu USD vào Việt Nam.
Đứng thứ hai là điện xuất khẩu sang Thái Lan với kim ngạch năm 2010 lên tới 97.133.745 USD. Hiện nay Lào tiếp tục xây dựng nhiều nhà máy thủy điện và có tiềm năng về thủy điện rất lớn, nhất là phía Nam.
Kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng sang Thái Lan và Việt Nam tăng lên hàng năm về cả số lượng và kim ngạch. Nguyên nhân chủ yếu là do hai nước này đều là hai nước láng giềng của Lào và có đường biên giới tiếp giáp với Lào rất dài, giao thông thuận lợi.
Theo số liệu thống kê thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Lào giai đoạn 2005-2010 là: Thái Lan, Việt Nam, Úc, Thụy sỹ, Malaysia, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Pháp…
Về cơ bản hàng hóa xuất khẩu của Lào đã dần dần có mặt trong các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Điều đó chứng tỏ hàng hóa của Lào ngày càng được các nước biết đến, ưa chuộng, và khẳng định dần được chỗ đứng của mình trên thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng đến với các thị trường này số lượng cũng rất nhỏ, điều đó chứng tỏ các mặt hàng xuất khẩu của Lào mới đi theo chiều rộng, chưa đi theo chiều sâu nhằm thâm nhập sâu vào các thị trường lớn.
b) Cơ cấu, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu
(1) Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Lào có những chuyển biến tích cực, Lào ngày càng có nhiều mặt hàng đạt trị giá kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD như khoáng sản; trên 100 triệu USD là dệt may, điện năng; trên 50 triệu USD là mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản… Nếu như năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của ngành khoáng sản đạt 1.281,82 triệu USD,