DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Vietinbank HCM từ năm 2010 đến 2012
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Vietinbank HCM trong 3 năm 2010
– 2012
Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi Bảng 2.4. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ Bảng 2.5. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo loại khách hàng
Bảng 2.6. Tương quan giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn và số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại Vietinbank HCM từ năm 2010 đến 2012
Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động theo khối hoạt động tại Vietinbank HCM từ năm 2010 đến 2012
Có thể bạn quan tâm!
- Đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh - 1
- Tổng Quan Về Ngân Hàng Thương Mại
- Vai Trò Của Huy Động Vốn Đối Với Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục A-1. CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Phụ lục A-2. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN
Phụ lục B-1. CƠ CẤU TỔ CHỨC VIETINBANK – CHI NHÁNH TP.HCM
Phụ lục B-2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VIETINBANK HCM
Phụ lục B-3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VIETINBANK HCM Phụ lục B-4. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Phụ lục B-5. KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Phụ lục B-6. PHÂN TÍCH SWOT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETINBANK HCM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính hay cụ thể hơn là của hệ thống ngân hàng là điều kiện góp phần cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Theo cam kết trong tiến trình hội nhập, nước ta mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng, xóa bỏ các giới hạn hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện công bằng giữa tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài trong các hoạt động ngân hàng. Mặc dù so với vài năm trước, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, trình độ và chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, nhưng xét về năng lực cạnh tranh thì vẫn còn ở mức giới hạn so với các ngân hàng nước ngoài trong một số mặt. Vì vậy, không thể tránh khỏi việc các ngân hàng trong nước đang phải nhường bớt thị phần cho các ngân hàng nước ngoài trong nhiều màng dịch vụ ngân hàng. Thời gian thực hiện những cam kết mở cửa thị trường càng đến gần, hệ thống ngân hàng Việt Nam càng phải nhanh chóng cải cách nhiều mặt hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút và giữ vững khách hàng nhằm đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh đã đề ra.
Huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản thân ngân hàng thương mại và đối với xã hội bởi các nguồn vốn mà ngân hàng thương mại huy động được tạo thành nguồn vốn để ngân hàng cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời chủ yếu – hoạt động tín dụng. Nói cách khác, kết quả của huy động vốn là tạo ra nguồn “tài nguyên” để ngân hàng thương mại đáp ứng các nhu cầu cho nền kinh tế.
Trong thời gian gần đây, các NHTM Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong huy động vốn khi mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng và các tổ chức hiện nay đã và đang được phân tán qua nhiều kênh huy động khác nhau với hình thức ngày càng đa dạng và mang lại lợi nhuận hấp dẫn.
Điển hình như gửi tại ngân hàng nước ngoài (nơi cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và hiện đại và là nơi có chất lượng dịch vụ tốt hơn do trình độ chuyên môn cao hơn và kinh nghiệp hoạt động lâu năm hơn), đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, dự trự vàng và ngoại tệ mạnh, mua sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ, mua chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp, gửi tiết kiệm bưu điện… Theo đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM nói riêng cũng không tránh khỏi những khó khăn chung trong việc huy động vốn từ nền kinh tế. Riêng đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, ngoài việc chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố cạnh tranh trên, do hoạt động trên địa bàn kinh tế năng động, chính sách điều hành huy động vốn của chi nhánh còn bị chi phối bởi các quy định từ phía Ngân hàng Nhà nước và từ phía Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Vì vậy, việc đưa ra được giải pháp để vừa tăng trưởng và vừa đảm bảo hiệu quả trong huy động vốn là thử thách to lớn đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.
Việc không phát triển tốt hoặc giảm sút nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM nói chung; trong đó, hoạt động chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là tín dụng. Bên cạnh đó, còn làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh, gián tiếp làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế, khi mà hiện nay, thị phần cho vay các dự án lớn, dài hạn trong nền kinh tế vẫn chủ yếu tập trong ở các ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó có Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu tình hình phát triển huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM trong thời gian qua, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng và xem xét các yếu tố cạnh tranh trong hoạt động này, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
TP.HCM nói riêng và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ huy động vốn nói riêng hiện nay và trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn hiện nay.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. Đánh giá thực trạng huy động vốn, phân tích cơ hội và thách thức trong huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh và phân tích. Trong đó, tác giả khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, thống kê tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, thống kê ý kiến khách hàng. Trên cơ sở đó, so sánh và phân tích kết quả hoạt động qua các năm, phân tích các yếu tố tác động đến huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM và phân tích nguy cơ cạnh tranh. Từ đó, đưa ra giải pháp cần thiết đề phát triển huy động vốn.
4. Phương pháp thu thập số liệu
4.1. Số liệu sơ cấp: được tập hợp trên cơ sở điều tra thăm dò ý kiến của các khách hàng có giao dịch dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. Qua đó, đánh giá về chất lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ, thái độ và phong cách phục vụ của ngân viên ngân hàng cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với chương trình khuyến mãi huy động vốn của ngân
hàng. Việc thăm dò được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp phiếu thăm dò cho khách hàng đến giao dịch tiền gửi.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên trong số các khách hàng có giao dịch tiền gửi tại Vietinbank – Chi nhánh TP.HCM.
4.2. Số liệu thứ cấp: các số liệu về kết quả hoạt động dịch vụ huy động vốn và một số hoạt động kinh doanh khác qua các năm 2010 đến năm 2012 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM được thu thập từ các Báo cáo tổng kết, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo quyết toán…
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Đối tương nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những khó khăn chung của nền kinh tế, tác động đến hoạt động ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng các vấn đề liên quan đến huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường pháp lý cho sự phát triển huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. Qua đó, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM trong bối cảnh kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tình hình phát triển huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM
Phạm vi thời gian: các vấn đề liên quan đến huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường pháp lý cho sự phát triển huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM trong khoảng thời gian từ 2010 đến năm 2012.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Huy động vốn là một mảng hoạt động cơ bản và quan trọng của ngân hàng thương mại. Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, dù mới thành lập hay đã hoạt
động lâu năm đều phải tập trung đẩy mạnh hoạt động vụ này. Nhất là đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, khi trình độ và khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn hạn chế, thì nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là từ hoạt động huy động tiền gửi để cho vay.
Tiền gửi của khách hàng mang lại nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại để thực hiện công tác tín dụng nhằm mục đích hưởng chênh lệch lãi suất. Một khi nguồn tiền gửi huy động không đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại có thể phải đi vay tiền trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để cho vay lại, khi đó hiệu quả hoạt động sẽ giảm. Nếu sử dụng nguồn vốn tự có để cho vay, nguồn lực đầu tư cho công nghệ và tài sản cố định sẽ giảm, việc này làm giảm khả năng hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng về dài hạn.
Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, khi hàng rào bảo hộ đối với ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng được nới lỏng và xoá bỏ theo cam kết hội nhập, nguy cơ bị cạnh tranh ngày càng cao. Trong đó các ngân hàng nước ngoài với năng lực cao hơn, uy tín và kinh nghiệm lâu năm hơn sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường bất động sản ngày càng “nóng”và nhiều kênh huy động vốn mới ra đời và phát triển sẽ góp phần làm giảm thị phần hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể là giảm thị phần nguồn vốn huy động. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn, xây dựng chính sách huy động vốn hấp dẫn, linh hoạt, đa dạng cùng với chiến lược quảng cáo tốt... các ngân hàng thương mại có thể ổn định và phát triển nguồn vốn huy động, từ đó góp phần ổn định và phát triển các mảng hoạt động khác nói chung.
Vì vậy, việc xem xét, tìm hiểu nguy cơ cạnh tranh, phân tích thực trạng phát triển huy động vốn và hiểu rò đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, từ đó
giúp Vietinbank nói chung và Chi nhánh TP.HCM nói riêng xây dựng giải pháp huy động vốn phù hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
7. Kết quả đạt được của luận văn
Qua nghiên cứu các yếu tố liên quan từ tổng quát đến chi tiết, tìm hiểu nhiều tác nhân ảnh hưởng đến họat động của ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM nói riêng, và phân tích tình hình thực hiện dịch vụ huy động vốn Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM trên nhiều góc độ, luận văn đạt được những kết quả như sau:
Nêu rò các nguy cơ cạnh tranh, yếu tố tác động đến hoạt động của NHTM Việt Nam, của Vietinbank nói chung và huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM nói riêng trong điều kiện hiện nay.
Phân tích tình hình hoạt động dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, các yếu tố tác động, thách thức và cơ hội phát triển dịch vụ này.
Rút ra một số kết luận từ cuộc thăm dò ý kiến khách hàng giao dịch tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. Các kết luận này có thể hỗ trợ các NHTM làm tư liệu tham khảo khi xây dựng chính sách phát triển huy động vốn.
Hiểu rò các yếu tố tác động đến quyết định của khách hàng trong lựa chọn NH để giao dịch tiền gửi, nguy cơ cạnh tranh của NHTM trong huy động vốn, khách hàng tiềm năng của huy động vốn... và các hình thức khuyến mãi đối với dịch vụ huy động vốn mà khách hàng ưa thích.
Nhấn mạnh vai trò của các “dịch vụ hỗ trợ huy động vốn”, từ đó làm tiền đề cho các NHTM có cái nhìn mới trong việc xây dựng chính sách phát triển huy động vốn thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.