Kiến Nghị Đối Với Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước


những cách thức mừng sinh nhật khác nhau: tin nhắn chúc mừng, tặng hoa, quà tặng hoặc thậm chí nhân viên ngân hàng trực tiếp đến tặng quà chúc mừng. Tuy nhiên, tặng quà khách hàng cũng là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm rò. Nghệ thuật tặng quà nhiều khi không ở giá trị của món quà mà là ở ý nghĩa của món quà đối với người được tặng, món quà không những thể hiện được hình ảnh của ngân hàng mà còn phải thực hiện được dụng ý và mục đích của ngân hàng.

Nghệ thuật chăm sóc khách hàng của ngân hàng, không nên dừng lại ở việc tặng quà vì có phải ai được tặng quà cũng vui thích và cảm động. Nhưng nó cần làm ở mọi khâu trong quá trình giao dịch, bởi vì cái quan trọng nhất là làm thế nào để khách hàng luôn cảm nhận được mình thực sự được quan tâm, chăm sóc. Ngân hàng phải chứng tỏ luôn hiểu khó khăn của khách hàng và cho khách hàng thấy được rằng ngân hàng luôn đặt quyền lợi của họ lên trên hết.

Những khách hàng nhỏ lẻ có thể quan tâm đến quà tặng nhưng ngược lại, những khách hàng lớn, khách hàng VIP thì điều mà họ quan tâm có thể là những gì mà thông qua đó thể hiện được địa vị, đẳng cấp và tầm quan trọng của họ. Đối với đối tượng khách hàng lớn, VIP, ngân hàng cần xây dựng một quy trình giao dịch riêng, bố trí những cán bộ giỏi phục vụ trong quá trình giao dịch, cấp thẻ VIP.v.v. để họ được hưởng những ưu tiên và ưu đãi riêng trong quá trình giao dịch. Điều này không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà đối tượng khách hàng này nhận được mà hơn hết nó thể hiện được địa vị, đẳng cấp của họ

Với mục tiêu ổn định nền tảng khách hàng, ổn định nguồn huy động vốn, Vietinbank HCM cần thường xuyên tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng. Để tránh sự nhàm chán của khách hàng, trong mỗi đợt đưa ra hình thức ưu đãi về lãi suất hoặc tặng quà từng đối tượng khách hàng khác nhau vào những dịp đặc biệt khác như: Tết Âm lịch, Tết Dương lịch, Tết Trung thu, Giáng sinh, ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10..., thậm chí đối với một số trường hợp đặc biệt, ảnh hưởng đến nguồn vốn, ngân hàng cần phải có những chính sách đột xuất và đúng đắn để duy trì nguồn vốn. Mật độ ngân hàng nhớ đến và tiếp cận với khách hàng càng nhiều thì sự gắn bó của khách hàng với ngân hàng càng tăng.


Ngân hàng nên thông báo đến khách hàng về chính sách khách hàng thân thiết của Vietinbank HCM (khách hàng sẽ được hưởng một số quyền lợi khi giao dịch, được tặng tiền, tặng quà, tặng coupon du lịch trong/ngoài nước... sau khi đạt một số điều kiện do Vietinbank HCM đưa ra). Phương pháp này sẽ khuyến khích khách hàng cá nhân đến giao dịch nhiều hơn.

Ngoài ra, Vietinbank HCM cần lập ra một đường dây điện thoại nóng để khách hàng có thể liên lạc khi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến dịch vụ ngân hàng hoặc được tư vấn về lựa chọn kênh đầu tư tiền gửi, kênh chuyển tiền....

Tóm lại, đối với khách hàng, chính sách lãi suất hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng về giao dịch; chính sách phí dịch vụ hợp lý sẽ làm khách hàng hài lòng khi sử dụng các dịch vụ khác bổ trợ cho hoạt động gửi tiền khiến gia tăng lượng tiền gửi; và đồng thời, chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên sẽ giữ chân khách hàng đó. Nếu kết hợp được ba công cụ này một cách hợp lý, huy động vốn sẽ phát triển.

3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

NHNN với chức năng quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đối với nền kinh tế và là ngân hàng của các NHTM, NHNN có vị trí quan trọng trong việc đề ra định hướng chiến lược kinh tế nói chung và chiến lược huy động vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói riêng. Trên cơ sở Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng NHNN xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật, các quyết định, quy định của NHNN tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động có hiệu quả.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đặc biệt đối với các trường hợp huy động vốn trái phép, cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM; giúp các ngân hàng hoàn thiện các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh, mang lại sự an toàn hệ thống, giúp ổn định nền kinh tế.

Đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh - 12

Khởi thảo và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt trong đó cần phải khuyến khích tiết kiệm, tập trung vốn nhàn rỗi đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các NHTM và tổ chức cạnh tranh lành mạnh, tự chủ trong kinh


doanh. NHNN cần dùng lãi suất làm “đòn bẩy” thúc đẩy các NHTM chú trọng công tác huy động vốn.

NHNN cần tăng cường phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài nhằm động viên mọi nguồn vốn nước ngoài vào Việt nam qua kênh hệ thống các NHTM.

NHNN cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó giúp khách hàng có được đánh giá đúng đắn về ngân hàng và đưa ra quyết định đúng đắn cho riêng mình.

Hủy bỏ qui định trần lãi suất đối với từng kỳ hạn cụ thể, chỉ đưa ra mức trần cho huy động vốn, cho phép các NHTM chủ động quyết định chính sách lãi suất.

Thực hiện công bằng trong chính sách điều hành vĩ mô, như tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải công bằng giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn, giữa các ngân hàng có cùng loại hình hoạt động (là NHTM).

Bên cạnh đó, để góp phần đưa nền kinh tế nước ta đi vào phát triển và ổn định, trước hết, chính phủ cần quản lý tốt các nhân tố vĩ mô trong đó quan trọng nhất là kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất để mọi tài sản dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều được sử dụng vào các mục tiêu kinh tế, đồng thời bảo đảm khả năng sinh lời hợp lý trong mọi hoạt động đầu tư.

Hoàn thiện môi trường pháp lý thông qua việc sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung, đến hoạt động các ngân hàng nói riêng theo hướng đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp nhu cầu thực tiễn tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của doanh nghiệp và các NHTM đi đúng giới hạn cho phép và phát triển bền vững.

Nhà nước cần xác định rò chiến lược phát triển kinh tế, định hướng đầu tư, tiếp tục duy trì lạm phát ở mức thấp, ổn định giá trị đồng tiền nội tệ để khuyến khích đầu tư, thực hiện đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp… tạo môi trường ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động. Khi lòng tin của dân chúng vào sự


ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

Các chính sách kinh tế của Nhà nước đều có ảnh hưởng đến tất cả các thành phần kinh tế nói chung đến hoạt động ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy khi Nhà nước thực thi những chính sách kinh tế hợp lý sẽ tạo một môi trường hoạt động hiệu quả cho ngân hàng, đặc biệt là những chính sách kích thích đầu tư. Muốn vậy, Nhà nước cần phải thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, công chứng và tài sản thế chấp, lệ phí đăng ký sở hữu tài sản…

Sớm hình thành thị trường vốn ở quy mô toàn quốc để mọi nguồn vốn phân tán, nhỏ bé đều được tập trung vào các cơ hội đầu tư sinh lời. Sự thiếu vắng của một thị trường vốn được tổ chức quy mô, bài bản và hiệu quả là một trong những nguyên nhân chính yếu làm cho tiềm năng vốn còn rất lớn ở trong dân cư hiện nay chưa được khai thác đúng mức vào các hoạt động kinh tế ích nước lợi nhà.

Đưa ra các văn bản qui định hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch như đóng thuế, đóng lệ phí, học phí, viện phí... (qui định khách hàng chỉ thanh toán qua ngân hàng hoặc các nơi thu tiền phải lắp POS để khách hàng thanh toán tại chỗ).

Đưa ra điều kiện chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm mua sắm, cửa hàng cung cấp dịch vụ hàng hoá... khi họ cam kết liên sẽ kết với các ngân hàng lắp đặt máy cà thẻ để phuc vụ thanh toán. Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

Mặt khác, cần có sự hỗ trợ từ các chính phủ, cơ quan nhà nước trong công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của tất cả khách hàng bao gồm chính phủ, các doanh nghiệp và các cá nhân trong xã hội về lợi ích và hiệu quả mang đến cho bản thân và xã hội khi tham gia các dịch vụ ngân hàng, khi triệt để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Tiếp theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg về chi lương cho đối tượng hưởng lương ngân sách qua ngân hàng, Chính phủ cần ban hành tiếp các chỉ thị trong đó thúc đẩy triển khai chi hộ lương qua thẻ ATM đến tất cả các đơn vị, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm hạn chế lưu thông tiền mặt. Trong đó có thể đưa ra điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức là phải cam kết thực hiện chi


lương qua hệ thống ngân hàng. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện và có cơ chế xử phạ hành chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Một lần nữa, chương III phân tích xu hướng cạnh tranh đối với dịch vụ huy động vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để giúp Vietinbank HCM cóthể phát triển bền vững trong tình hình cạnh tranh đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ huy động vốn cho Vietinbank HCM.

Tuy nhiên, sự thành công của Vietinbank HCM trong huy động vốn phụ thuộc vào một vài yếu tố khách quan, do đó, tác giả cũng đã đưa ra một vài kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan như NHNN, cơ quan quản lý nhà nước...

Mặc dù các mục tiêu của đề tài là đưa ra giải pháp nhằm phát triển dịch vụ huy động vốn trong phạm vi Vietinbank HCM, nhưng một vài giải pháp được đề xuất có thể phù hợp với các NHTM Việt Nam nói chung. Các NHTM có thế lấy đó làm cơ sở nghiên cứu nhằm khai thác và vận dụng tùy điều kiện của mỗi NHTM, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


PHẦN KẾT LUẬN

Với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, vững bước trên con đường hội nhập, chúng ta cần phải có một lượng vốn đủ mạnh để nâng cao nội lực, nâng tầm hoạt động để sánh vai với các nước trong khu vực.

Ngân hàng với vai trò là "kênh dẫn vốn" cho nền kinh tế phải có đủ nguồn vốn đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, mỗi ngân hàng thương mại phải đưa ra những giải pháp cụ thể trong từng thời kỳ nhằm thu hút tối đa nguồn vốn huy động trong nước với những hình thức huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng hoá phù hợp với cung cầu vốn của nền kinh tế.

Với động cơ này, luận văn “Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh” đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ huy động vốn nói riêng và xu hướng phát triển của chúng trong bối cảnh hội nhập. Đồng thời đã nêu rò các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển huy động vốn của Vietinbank HCM hiện nay.

Nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển huy động vốn và một số dịch vụ hỗ trợ nguồn tiền gửi huy động vốn ở Vietinbank HCM. Kết quả thăm dò cho thấy khả năng cạnh tranh của Vietinbank HCM trong huy động vốn chưa mạnh, loại hình huy động chủ yếu vẫn là các hình thức huy động vốn truyền thống, kết quả kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro khi nền tảng khách hàng cá nhân trong cơ cấu huy động vốn giảm, khiến thị phần qua các năm gần đây giảm. Tuy nhiên nếu thực hiện tốt công tác cải tiến chính sách huy động vốn, tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ huy động vốn, Vietinbank HCM vẫn có khả năng phát huy các thế mạnh sẵn có, từ đó thu hút nguồn tiền gửi, trong đó có nguồn tiền gửi giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn)

Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực


tiễn, đưa ra chiến lược hành động dựa theo phân tích ma trận SWOT để phát triển huy động vốn ở Vietinbank HCM.

Một số hạn chế của luận văn: phạm vi nội dung nghiên cứu được giới hạn trong huy động vốn tại một chi nhánh của một ngân hàng, nên chưa có đủ điều kiện để tổng quát khả năng cạnh tranh trong huy động vốn của NHTM Việt Nam so với NHTM nước ngoài. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập, tổng hợp qua điều tra ý kiến đánh giá của một số khách hàng, chưa thể có tính đại diện cho đa số khách hàng, chưa được tin tưởng tuyệt đối.

Việc phân tích thực trạng phát triển huy động vốn ở Vietinbank HCM để có những giải pháp thích hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Vietinbank HCM và đối với hệ thống Vietinbank nói chung. Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu và cũng là nguyện vọng của tác giả làm thế nào để huy động vốn của Vietinbank HCM ngày càng phong phú, đa dạng, có tiện ích và chất lượng cao, nhằm đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của tất cả các đối tượng khách hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Từ đó, giúp Vietinbank HCM và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung hoạt động ổn định, lành mạnh, có khả năng cạnh tranh cao, đưa nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh nhưng bền vững trong điều kiện hội nhập.

Với những đặc điểm phức tạp và thường xuyên thay đổi của thị trường tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, huy động vốn cần phải được nghiên cứu sâu hơn kết hợp cùng với hoạt động sử dụng vốn để có thể đạt được hiệu quả. Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và những người quan tâm để có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

David Cox, 1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Frederic S. Mishkin, 1991. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

Peter S. Rose, 2001. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nguyễn Văn Nam và Vương Trọng Nghĩa, 2001. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức và Trần Huy Hoàng, 1997. Tín dụng và nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. TP.HCM: Trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Quốc Gia TP.HCM.

Trần Xuân Kiên, 1996. Chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền công nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

Bộ Tài chính, 2007. Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và họat động công ty chứng khoán.

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 1996. Ngân hàng Việt Nam – quá trình xây dựng và phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2011. Báo cáo thường niên năm 2010. Hà Nội: tháng 01 năm 2011.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2012. Báo cáo thường niên năm 2011. Hà Nội: tháng 01 năm 2012.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, 2011.

Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh năm 2010. TP.HCM: tháng 01 năm 2011.

Ngày đăng: 07/06/2022