Quá cao | 13 | 5.20% | |
Cao | 20 | 8.00% | |
Bình thường như các NH khác | 139 | 55.60% | |
Thấp | 69 | 27.60% | |
Rất thấp | 9 | 3.60% | |
3.2 | Lãi suất cho vay | 250 | |
Quá cao | 39 | 15.60% | |
Cao | 77 | 30.80% | |
Bình thường như các NH khác | 104 | 41.60% | |
Thấp | 20 | 8.00% | |
Rất thấp | 10 | 4.00% | |
3.3 | Phí dịch vụ | 250 | |
Quá cao | 17 | 6.80% | |
Cao | 72 | 28.80% | |
Bình thường như các NH khác | 139 | 55.60% | |
Thấp | 22 | 8.80% | |
Rất thấp | 0 | 0.00% | |
4 | Hồ sơ, thủ tục giao dịch | 250 | |
Ít, đơn giản | 63 | 25.20% | |
Bình thường, chấp nhận được | 161 | 64.40% | |
Phức tạp, mất nhiều thời gian, cần giản tiện | 26 | 10.40% | |
5 | Các sản phẩm quà tặng/chương trình khuyến mại của ngân hàng dành cho khách hàng | 250 | |
Hấp dẫn/có giá trị sử dụng tốt | 15 | 6.00% |
Có thể bạn quan tâm!
- Huy Động Vốn Từ Các Tổ Chức Kinh Tế, Doanh Nghiệp, Cơ Quan Nhà Nước
- Huy Động Vốn Thông Qua Việc Vay Các Ngân Hàng Thương Mại, Các Tổ Chức Tín Dụng Và Ngân Hàng Trung Ương (Huy Động Thông Qua Các Hình Thức Vay Vốn Khác Trên
- Đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh - 15
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Bình Thường | 76 | 30.40% | |
Không hấp dẫn/giá trị sử dụng không cao | 159 | 63.60% | |
6 | Hiện khách hàng đang giao dịch tiền gửi tại ngân hàng nào khác không? | 250 | |
Không | 29 | 11.60% | |
Có, gửi tại: | 221 | 88.40% | |
NH Ngoại thương VN | 61 | 24.40% | |
NH Đầu tư và phát triển VN | 46 | 18.40% | |
NH Nông nghiệp & PTNT VN | 43 | 17.20% | |
NH ACB | 21 | 8.40% | |
Sacombank | 19 | 7.60% | |
Khác | 31 | 12.40% | |
7 | Quý khách hàng thích giao dịch theo hình thức nào sau đây | 250 | |
Giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng | 146 | 58.40% | |
Ngồi tại văn phòng giao dịch qua mạng Internet | 104 | 41.60% |
Phụ lục B-6. PHÂN TÍCH SWOT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETINBANK HCM
1. Điểm mạnh (Strenghts)
1.1. Mạnh về thương hiệu
Vietinbank HCM là chi nhánh hạng nhất của một trong bốn hệ thống ngân hàng có qui mô hoạt động lớn nhất hiện nay với quá trình hình thành và phát triển lâu dài (25 năm). Thương hiệu Vietinbank đã được khẳng định trên thị trường, tạo thuận lợi cho chi nhánh phát triển khách hàng mới. So với nhiều NHTM khác, mạng lưới là một thế mạnh của hệ thống Vietinbank. Hiện nay, mạng lưới của Vietinbank đã phủ khắp các tỉnh, thành trong cả nước với 01 Sở giao dịch, 153 Chi nhánh và trên 900 Phòng giao dịch, tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, kể cả khách hàng cá nhân và tổ chức, và thuận lợi cho chi nhánh trong việc thực hiện các dịch vụ thu hộ, quản lý tài khoản... Bên cạnh đó, tài nguyên về vốn lớn, đáp ứng nhu hiện đại hoá công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại, phục vụ việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Với nền tảng công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại có hàm lượng công nghệ cao.
Nhắc đến Vietinbank, đại bộ phận khách hàng đều cho rằng đây là nơi an toàn cho mọi giao dịch của khách hàng, đặc biệt là giao dịch tiền gửi. Mặc dù đã cổ phần hóa nhưng phần vốn chủ yếu vẫn do nhà nước quản lý nên vẫn tạo được sự tin tưởng của khách hàng về một ngân hàng vững chắc.
1.2. Mạnh về số lượng khách hàng
Riêng chi nhánh Vietinbank HCM đã có gần 20 năm hoạt động nên khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng cao và đã xây dựng được nền tảng khách hàng ổn định, đặc biệt có một số khách hàng là tổng công ty, tập đoàn lớn. Với tập khách hàng bao gồm gần 3.000 khách hàng là các tổ chức Kinh tế xã hội và trên
20.000 khách hàng cá nhân, Vietinbank HCM thực sự là “đại gia” trong số lượng khách hàng.
1.3. Mạnh về bán chéo sản phẩm
CN TP.HCM thực hiện tốt việc gắn kết dịch vụ tiền gửi với dịch vụ tín dụng, thanh toán chuyển tiền, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ… và ngược lại trong công tác tiếp thị và khai thác khách hàng.
1.4. Mạnh về nguồn nhân lực
Nguồn lao động có trình độ cao, kinh nghiệm nghiệp vụ tốt, nắm bắt công việc nhanh, thuận lợi cho Vietinbank HCM triển khai dịch vụ huy động vốn.
Cán bộ quản lý khách hàng năng động và đủ năng lực tiếp thị, khai thác, chăm sóc những khách hàng VIP, khách hàng chiến lược.
1.5. Điểm mạnh về cơ cấu nguồn vốn
Tiền gửi không kỳ hạn (chủ yếu là tiền gửi thanh toán của tổ chức) mặc dù có giảm so với năm 2010 và 2011, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân khoảng 30% trong Tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank HCM. Điều này lại một thuận lợi rất lớn cho ngân hàng trong việc phát triển mạnh dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ… Từ đó, thu được nhiều phí dịch vụ ngân hàng, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi thanh toán thấp (2%/năm), trong khi lãi suất mua vốn của Vietinbank đối với tiền gửi không kỳ hạn cao (tính đến 15/11/2012 lên đến 7%/năm) nên Chênh lệch lãi suất mua – bán vốn với NHCTVN lớn (5%/năm), thu về một khoản lợi nhuận lớn cho chi nhánh.
2. Điểm yếu (Weaknesses)
2.1. Chưa khai thác hết tiềm năng sử dụng dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức Kinh tế xã hội và khách hàng cá nhân đang quan hệ với CN TP.HCM.
Với nền tảng công nghệ tiên tiến, Vietinbank đã xây dựng và triển khai một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho việc huy động tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi thanh toán như: dịch vụ Vietinbank at Home, Mobile-banking, dịch vụ thẻ… Tuy nhiên, công tác thông tin, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ hiện đại này đến với tập khách hàng hiện có chưa được triển khai kịp thời.
2.2. Điểm yếu về cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn từ khách hàng cá nhân và tiết kiệm chiếm tỷ lệ tương đối thấp (khoảng 30% tổng nguồn vốn huy động), chưa đủ để duy trì tính ổn định cho nguồn vốn, khả năng phát triển sẽ kém bền vững.
2.3. Hình thức sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn đa số còn là sản phẩm truyền thống, chưa có sản phẩm đặc thù.
2.4. Lãi suất huy động (đặc biệt là với tiền gửi có kỳ hạn VND) “thấp” so với thị trường.
Tại sao lại nói “thấp”? Hiện nay, NHNN quy định trần lãi suất huy động cho từng kỳ hạn gửi. Là ngân hàng đầu ngành, Vietinbank luôn đi đầu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước bởi ngoài chức năng hoạt động kinh doanh, Vietinbank còn thể hiện trách nhiệm trong việc ổn định nền kinh tế. Đây là việc làm hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, các NHTM khác lại luôn có nhiều hình thức để “lách” và vượt khung trần lãi suất huy động của NHNN nhằm thu hút vốn từ nền kinh tế. Nguyên nhân của thực trạng này là sự tụt dốc trong hoạt động và sự thiếu hụt vốn trầm trọng của các NHTM nhỏ. Đại bộ phận khách hàng đã không nhận thức được thực trạng này mà chỉ quam tâm đến những lợi ích mà mình đạt được. Họ cho rằng một ngân hàng tại Việt Nam dù có hoạt động kém thế nào thì cũng không thể sụp đổ do có sự “giúp sức” của Nhà nước để tránh diễn ra hiệu ứng sụp đổ “Domino” trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Quan điểm trên có là đúng đắn hay không thì vẫn là một câu hỏi mở đối với các góc nhìn khác nhau. Liệu khi khách hàng chỉ quan tâm đến lợi ích, yêu cầu nhận lãi suất cao; các NHTM lại tăng lãi suất huy động để giữ và thu hút khách hàng; lãi suất cho vay cũng vì thế mà tăng lên; các khoản nợ xấu phát sinh, không xử lý được; nhiều ngân hàng mất khả năng thanh khoản thì liệu nền kinh tế cho chịu đựng được? Liệu nhà nước có “giúp sức” được?
2.5. Thiếu đội ngũ Marketing chuyên nghiệp
Một đội ngũ Marketing chuyên nghiệp phải là đội ngũ không những nắm vững về các nguyên lý, cách thức marketing mà còn nắm vững tất cả các nghiệp vụ ngân hàng để có thể trao đổi thông tin, tiếp cận khách hàng một cách chuyên nghiệp, có vậy mới tạo được lòng tin cho khách hàng mới tiếp cận. Vietinbank chưa có đội ngũ này nên công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ huy động vốn nói riêng còn nhiều bất cập. Và đặc biệt, công tác quảng bá sản phẩm tiền gửi cùng các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ tiền gửi chưa bài bản, chưa hiệu quả.
Việc tiếp thị khách hàng mới do mỗi cán bộ thuộc các phòng ban khác nhau trong chi nhánh tự thực hiện. Vì vậy, với nhiều nhu cầu khác nhau về nhiều dịch vụ ngân hàng mà khách hàng đưa ra, cán bộ nghiệp vụ đó chưa trả lời một cách thấu đáo cho khách hàng.
3. Cơ hội (Opportunities)
3.1. Sự yếu kém của một số NHTMCP là cơ hội cho các ngân hàng mạnh, uy tín
Trong thời gian gần đây, sự yếu kém của một số NHTMCP, rồi thâu tóm và sát nhập đang là dấu hiệu báo động cho ngành ngân hàng Việt Nam. Thực trang này đã khiến lòng tin của khách hàng vào các ngân hàng này sụt giảm nghiêm trọng. Xuất phát từ thực trạng này, thực tế đã và đang diễn ra sự dịch chuyển mạnh về khách hàng từ các ngân hàng yếu kém này về các ngân hàng mạnh và uy tín, mà trong đó, thương hiệu VietinBank đã được khẳng định an toàn và vững chắc.
3.2. Cơ hội từ hội nhập kinh tế, tiềm năng khai thác nền kinh tế còn rất lớn
Việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực cho tất cả các ngành trong nền kinh tế phát triển. Kinh tế càng phát triển, càng có nhiều giao dịch thanh toán được thực hiện. Và Vietinbank có cơ hội phát triển dịch vụ bởi hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân đều sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Theo nhận định, nguồn vốn từ dân cư, nguồn tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp ở loại hình B2B (Business to Business) và B2C (Business to
Consumers), tiền gửi từ các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, từ các quỹ đầu tư; cty bảo hiểm; ban quản lý vốn ODA… còn rất lớn, tiềm năng khai thác dồi dào. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ cách thức khai thác.
4. Thách thức (Threats)
4.1. Tình hình kinh tế VN đang trong tình trạng lạm phát.
Dự báo từ nay đến 06 tháng đầu năm 2013 khó khăn vẫn đeo bám nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Do lạm phát nên:
Lãi suất tiền gửi sẽ vẫn ở mức cao. Nếu NHNN vẫn tiếp tục khống chế trần huy động, các NHTM nhỏ tiếp tục “lách” trần huy động để thu hút khách hàng, dẫn đến thị phần huy động vốn của CN TP.HCM có khả năng sụt giảm (do VietinBank không thể lách luật huy động vượt trần).
Lãi suất tiền vay sẽ vẫn ở mức cao, khiến cho sản xuất kinh doanh bị đình đốn… Từ đó, thu ngân sách giảm, tiền gửi KBNN (khoản tiền gửi có tính chất rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của CN TP.HCM) chắc chắn bị sụt giảm nghiêm trọng
4.2. Cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh trong hệ thống Vietinbank
Hiện nay, trong hệ thống ngân hàng Vietinbank đang ngầm diễn ra sư cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh VietinBank, nhiều chi nhánh cùng “giành giật” tiền gửi của 1 khách hàng. Đặc biệt là khi Vietinbank kết nối dữ liệu toàn hệ thống thì tình trạng này càng tăng lên. Bởi khi dữ liệu được kết nối, thông tin tiền gửi của khách hàng được các chi nhánh tìm hiểu trên hệ thống và từ đó có biện pháp tiếp cận. Tình trạng này làm tăng chi phí huy động của hệ thống, nhưng không làm tăng số dư huy động cho hệ thống.
4.3. Xu hướng dịch chuyển sang nắm giữ USD và vàng
Hiện nay trong dân cư, xu hướng dịch chuyển từ việc nắm giữ VND sang nắm giữ USD và vàng ngày càng tăng (do USD ổn định và vàng ngày càng tăng giá so với VND; bên cạnh đó lãi suất huy động vàng cũng tăng rất mạnh). Nguồn vốn
huy động dân cư của CN TP.HCM tăng trưởng sẽ khó khăn hơn do VietinBank chưa huy động vàng.
4.4. Sự thành lập của các định chế tài chính ngành
Nhiều tập đoàn kinh tế, công ty lớn trong nước tự thành lập công ty tài chính, ngân hàng để phục vụ các giao dịch tài chính cho nội ngành (chẳng hạn như Ngân hàng Dầu khí, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Hàng hải), làm giảm cơ hội phục vụ khách hàng của Vietinbank.