Biểu Đồ Trung Bình Cộng Các Kn Theo Đánh Giá Tổng Hợp


Bảng 2.15. Đánh giá của cựu SV về mức độ hình thành và phát triển KN



Nội dung

Mức độ


Tổng

1-Rất yếu

2-Yếu

3-Trung bình

4-Khá

5-Tốt

Kết quả khảo

sát


Tỷ lệ (%)

Kết quả khảo

sát


Tỷ lệ (%)

Kết quả khảo

sát


Tỷ lệ (%)

Kết quả khảo

sát


Tỷ lệ (%)

Kết quả khảo

sát


Tỷ lệ (%)

Kết quả khảo

sát


Tỷ lệ (%)

KN1

29

12,45

71

30,47

106

45,49

20

8.58

7

3,00

233

100

KN2

17

7,30

86

36,91

108

46,35

17

7.30

5

2,15

233

100

KN3

16

6,87

36

15,45

99

42,49

51

21.89

31

13,30

233

100

KN4

16

6,87

37

15,88

101

43,35

51

21.89

28

12,02

233

100

KN5

9

3,86

30

12,88

106

45,49

68

29.18

20

8,58

233

100

KN6

20

8,58

89

38,20

107

45,92

14

6.01

3

1,29

233

100

KN7

31

13,30

87

37,34

91

39,06

18

7.73

6

2,58

233

100

KN8

10

4,29

39

16,74

120

51,50

53

22.75

11

4,72

233

100

KN9

20

8,58

74

31,76

120

51,50

14

6.01

5

2,15

233

100

KN10

26

11,16

79

33,91

107

45,92

21

9.01

0

0,00

233

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra - 11

- Để tìm hiểu vấn đề này từ phía SV, chúng tôi nêu câu hỏi: Anh /Chị được hình thành và phát triển các KNNN thông qua học tập các học phần Toán của trường ĐHLH ở mức độ nào?, với các phương án lựa chọn trả lời như của GV và cựu SV. Chúng tôi thu được kết quả như ở bảng 2.16.

Bảng 2.16. Đánh giá của SV về mức độ hình thành và phát triển KN



Nội dung

Mức độ

Tổng

1-Rất yếu

2-Yếu

3-Trung bình

4-Khá

5-Tốt

Kết quả

khảo sát


Tỷ lệ (%)

Kết quả

khảo sát


Tỷ lệ (%)

Kết quả

khảo sát


Tỷ lệ (%)

Kết quả

khảo sát


Tỷ lệ (%)

Kết quả

khảo sát

Tỷ lệ (%)

Kết quả

khảo sát


Tỷ lệ (%)

KN1

27

6,70

82

20,35

197

48,88

90

22,33

7

1,74

403

100

KN2

25

6,20

98

24,32

173

42,93

91

22,58

16

3,97

403

100

KN3

28

6,95

61

15,14

176

43,67

112

27,79

26

6,45

403

100

KN4

21

5,21

73

18,11

187

46,40

101

25,06

21

5,21

403

100

KN5

13

3,23

47

11,66

209

51,86

109

27,05

25

6,20

403

100

KN6

22

5,46

86

21,34

163

40,45

109

27,05

23

5,71

403

100

KN7

23

5,71

149

36,97

161

39,95

42

10,42

28

6,95

403

100

KN8

21

5,21

70

17,37

201

49,88

76

18,86

35

8,68

403

100

KN9

16

3,97

72

17,87

186

46,15

114

28,29

15

3,72

403

100

KN10

24

5,96

126

31,27

203

50,37

46

11,41

4

0,99

403

100

- Tổng hợp đánh về mức độ hình thành và phát triển KN thông qua học tập các học phần Toán thông qua trung bình cộng về mức độ rèn luyện của các KNNN theo đánh giá của GV, cựu SV và SV như ở bảng 2.17 và hình 2.12.


Bảng 2.17. Trung bình các KN theo đánh giá của GV, cựu SV, SV



GV

CỰU SV

SV

KN1

2,97

2,59

2,92

KN2

3,16

2,60

2,94

KN3

3,40

3,19

3,12

KN4

3,32

3,16

3,07

KN5

3,51

3,26

3,21

KN6

3,06

2,53

3,06

KN7

2,73

2,49

2,76

KN8

3,08

3,07

3,08

KN9

2,86

2,61

3,10

KN10

2,64

2,53

2,70


4.000


3.500


3.000


2.500


2.000


1.500

GV

CỰU SV SV

1.000


.500


.000

KN1 KN2 KN3 KN4 KN5 KN6 KN7 KN8 KN9 KN10

Hình 2.12. Biểu đồ trung bình cộng các KN theo đánh giá tổng hợp

Qua tìm hiểu việc hình thành và phát triển KNNN thông qua học tập môn Toán ở trường ĐHLH bằng khảo sát, điều tra, phỏng vấn, chúng tôi đi đến các kết luận sau:

- Với KN1, sử dụng ngôn ngữ Toán học trong hoạt động KT: GV và SV đánh giá ở mức trung bình, với điểm trung bình lần lượt là: 2,97 (81,31%); 2,92 (72,95%). Riêng cựu SV đánh giá thấp việc hình thành và phát triển KN này với


mức điểm trung bình chỉ là: 2,59 (57,08%). Giải thích về vấn đề này GV Trần Đình Ánh ở bộ môn Toán, trường ĐHLH, dạy môn TCC cho rằng “Trước đây GV chỉ dạy Toán thuần túy là chính, hai năm trở lại đây thì bắt đầu hòa chung xu thế đổi mới, đưa ứng dụng TT, tình huống TT vào bài dạy, phần nào giúp SV làm quen việc sử dụng ngôn ngữ Toán giải các bài toán TT”.

- Với KN2, làm việc nhóm: GV đánh giá việc hình thành và phát triển KN này của SV ở mức độ trên trung bình với số phần trăm từ trung bình trở lên là: 86,92%, cao hơn đánh giá của SV (với mức đánh giá từ trung bình trở lên là: 69,48%) và thấp nhất vẫn là cựu SV (với mức đánh giá từ trung bình trở lên chỉ có 55,79%). Theo cựu SV Trần Thị Kim Anh, lớp 08KT114, khoa Tài chính – Kế toán, hiện đang làm kế toán tại Công ty Bitis cho biết “Lúc em học các học phần Toán ở trường, chỉ lên lớp nghe GV giảng, rồi làm bài tập, chứ chưa có hình thức làm bài và báo cáo nhóm, chỉ đến khi học các môn chuyên ngành mới có điều này”. Còn SV Nguy n Thu Phương, lớp 14KT111, khoa Tài chính – Kế toán cho biết “Năm trước, khi học TCC và XSTK đã được GV giao bài làm nhóm và trình bày trước lớp, nhưng thời lượng còn hạn chế và chủ yếu bài tập nhóm ở phần bài tập để vận dụng kiến thức đã học”. GV Nguy n Đức Ánh ở bộ môn Toán, trường ĐHLH, dạy môn XSTK cho biết “Các học phần Toán nội dung khá nhiều, mỗi môn chỉ 45 tiết, trong giảng dạy chúng tôi cố gắng nêu bài Toán TT và yêu cầu bài Toán, nhằm giúp các em hứng thú học tập và cũng để trả lời câu hỏi dạy Toán cho KT để làm gì?. Đối với các hoạt động nhóm thì khi giảng dạy đã tiến hành chia nhóm, giao bài tập cho các nhóm và yêu cầu trình bày bài làm trước lớp để lấy một phần điểm vào điểm tự học cho SV”.

- Với KN3, tư duy sáng tạo: GV cựu SV và SV đánh giá khá cao về mức độ hình thành và phát triển KN này cho SV trong quá trình học tập môn Toán, với phần trăm đánh giá từ mức trung bình trở lên lần lượt là: 87,85%; 77,68%; 77,92%.

- Với KN4, tư duy phản biện: Các đánh giá của GV, cựu SV và SV có mức độ khá tương đồng với KN tư duy sáng tạo.


- Với KN5, tự học: Được đánh giá ở mức độ tương đối tốt ở cả GV, cựu SV và SV, với mức từ trung bình trở lên lần lượt là: 90,65%; 83,26% ; 85,11%. SV Nguy n Như Phong lớp 15QT111, khoa Quản trị KT quốc tế cho biết “Các em được GV giao bài tập về nhà khá nhiều và chủ yếu là các bài tập vận dụng kiến thức đã học. Để giải quyết các bài tập được giao, các em đã tự tìm tài liệu để tham khảo và học tập nhóm để giải quyết cùng nhau”.

- Với KN6, mô hình hóa các tình huống TT KT: GV, SV và cựu SV đánh giá mức độ hình thành và phát triển KN này thông qua học tập môn Toán từ trung bình trở lên lần lượt là: 84,11%; 73,20; 53,22%. Cựu SV Hồ Thị Mỹ Duyên, lớp 12TC11, khoa Tài chính - Kế toán cho biết “Lúc trước chỉ được học Toán thuần túy, khi đi làm gặp tình huống cần sử dụng Toán để giải quyết thì em khá bỡ ngỡ, tuy nhiên khi giải quyết xong thì em thấy các kiến thức đã từng được học”. Điều này cho thấy, trước đây khi dạy các học phần Toán, GV chưa chú trọng hướng dẫn SV mô hình hóa các bài Toán TT, nhằm giúp các em làm quen việc sử dụng công cụ Toán giải quyết bài toán TT nghề.

- Với KN7, ứng dụng kiến thức trong TT: Mức độ đánh giá từ trung bình trở lên của GV, SV và cựu SV lần lượt là: 59,81%; 57,32%; 49,36%, điều này cho thấy các kiến thức đã học chưa được ứng vào TT nghề một cách hiệu quả.

- Với KN8, thu thập, phân tích và xử lý thông tin: Mức độ tương đối tốt ở cả GV, cựu SV và SV với mức đánh giá từ trung bình trở lên lần lượt là: 85,98%; 78,97%; 77,42%. Điều này cho thấy bước đầu SV đã được GV hướng dẫn phân tích và xử lý số liệu khi học tập các học phần Toán.

- Với KN9, giải quyết vấn đề: GV đánh giá việc hình thành và phát triển KN này của SV ở mức tương đối, với phần trăm đánh giá trên trung bình là: 71,96%, mức khá tốt còn khiêm tốn: 17,76%. Cựu SV đánh giá thấp mức độ hình thành và phát triển KN này với phần trăm đánh giá từ trung bình trở lên chỉ là: 59,66%, mức khá tốt thì chỉ có: 8,15%. Riêng SV đánh giá tốt nhất mức độ hình thành và phát triển KN này, với mức đánh giá từ trung bình trở lên là: 78,16% và mức đánh giá khá tốt là: 32,01%. Thực trạng cho thấy KN này bước đầu được chú trọng rèn luyện


trong quá trình giảng dạy các học phần Toán so với trước đây. Cựu SV Trương Thị Hương Giang, lớp 11TC118, hiện tại đang làm việc tại ngân hàng ACB, cho biết “Lúc học đã được giới thiệu về các bài toán ứng dụng trong KT, tuy nhiên chỉ ở mức độ đơn giản. Khi ra trường làm nhân viên thẩm định dự án có nhiều trường hợp cần sử dụng Toán để giải quyết, thời gian đầu em gặp nhiều khó khăn do không thành thạo mặc dù các kiến thức đã được học ở trường.”

- Với KN10, ứng dụng công nghệ thông tin: Được đánh giá bởi GV, cựu SV và SV từ trung bình trở lên lần lượt là: 61,68%; 54,94%; 62,78%. Mức đánh giá khá tốt còn hạn chế: 10,28%; 9,01%; 12,41%. Cựu SV Nguy n Văn Thùy, lớp 10QT101 cho biết “Lúc học các học phần Toán ở trường chưa được hướng dẫn sử dụng phần mềm để giải các bài Toán”, còn SV Nguyên Minh Châu, lớp 14NT111, khoa Quản trị KT quốc tế cho biết “Đã được GV giới thiệu về các phần mềm giải Toán và Thống kê nhưng chưa được hướng dẫn sử dụng”. GV Diệp Cẩm Thu ở bộ môn Toán, trường ĐHLH, dạy môn TCC cho biết “Chương trình không yêu cầu, nên hầu như chỉ sử dụng máy tính cầm tay, chưa hướng dẫn SV sử dụng phần mềm, nhưng thiết nghĩ hướng dẫn SV KT sử dụng phần mềm giải Toán là rất cần thiết vì nhiều khi trong công việc người làm nghề KT chỉ cần tìm kết quả của một bài toán sao cho nhanh nhất”. Từ thực trạng cho thấy KN này chưa được chú trọng rèn luyện trong quá trình DH các học phần Toán cho SV.

Như vậy, từ phân tích số liệu khảo sát và từ các ý kiến phỏng vấn, cho phép chúng tôi đi đến những kết luận sau đây:

- Mức độ hình thành và phát triển KN của SV thông qua học tập các học phần Toán ở trường ĐHLH chủ yếu ở mức trung bình, mức khá và tốt còn hạn chế. Các KN3 (tư duy sáng tạo), KN4 (tư duy phản biện), KN5 (tự học) và KN8 (thu thập, xử lý số liệu) được hình thành và phát triển tốt hơn so với các KN còn lại.

- Bước đầu GV đã chú ý đến các tình huống TT nghề KT trong DH các học phần Toán cho SV nhưng mức độ chưa nhiều và nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp sau này của SV.

- Một số KN được rèn luyện thường xuyên như: Phân tích số liệu, tự học. Một số đã được rèn luyện nhưng chưa nhiều như: Làm việc nhóm, giải quyết vấn


đề, mô hình hóa và một số KN chỉ mới được đề cập như: Ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng kiến thức trong TT.

Qua khảo sát, phần nào chúng tôi cũng thấy được các nguyên nhân vì sao dẫn đến thực trạng rèn luyện các KNNN cho SV khối ngành KT còn hạn chế như trên. Đó là:

- Chương trình còn khá nặng nề về lý thuyết, chưa định hướng ứng dụng TT nhiều.

- GV vẫn dạy theo kiểu mình có gì dạy cái đó chứ không phải theo yêu cầu của TT nghề KT, có nghĩa là chưa DH Toán theo hướng đáp ứng CĐR của ngành.

- Chưa có định hướng rèn luyện KNNN cho SV trong quá trình giảng dạy một cách có chủ đích và cụ thể.

Vì thế, theo chúng tôi để cải thiện thực trạng rèn luyện KNNN cho SV, chúng ta cần thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng các biện pháp DH hướng đến rèn luyện các KN cụ thể cho SV trong quá trình học tập các học phần Toán.

- Tăng cường trang bị các kiến thức Toán liên hệ TT nghề KT giúp SV định hướng được ứng dụng môn học đối với nghề nghiệp sau này.

- Xây dựng hệ thống bài tập lớn theo ngành: Kế toán, Tài chính, Quản trị,… nhằm giúp SV mỗi ngành có nhiều cơ hội làm quen việc ứng dụng Toán giải quyết TT nghề nghiệp của mình.

- Xây dựng giáo trình theo định hướng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT đối với các học phần Toán.

2.2.4.3. Về mức độ vận dụng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên trong học tập và thực tiễn

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi đối với GV: Theo quý Thầy/Cô, các KN trên được SV vận dụng trong học tập các môn học chuyên ngành KT ở mức độ nào? với cựu SV: Các KN trên được Anh /Chị vận dụng trong thực tiễn nghề nghiệp ở mức độ nào?; đối với SV: Các KN trên được Anh /Chị vận dụng trong học tập các môn học chuyên ngành KT ở mức độ nào? với các phương án lựa


chọn: 1-Rất yếu; 2-Yếu; 3-Trung bình; 4-Khá; 5-Tốt. Chúng tôi thu được kết quả tổng hợp đánh giá như ở hình 2.13.


70.000%


60.000%


50.000%


40.000%


30.000%


20.000%


10.000%


1-Rất yếu

2-Yếu

3-Trung bình

4-Khá

5-Tốt



GV

.000%

24.300%

62.620%

13.080%

.000%

Cựu SV

6.870%

28.760%

52.790%

9.870%

1.720%

SV

.740%

11.410%

62.530%

12.900%

12.410%

Hình 2.13. Biểu đồ tổng hợp đánh giá mức độ vận dụng KN

Kết quả trên chỉ ra rằng mức độ vận dụng các KNNN của SV trong học tập các môn chuyên ngành và cơ sở ngành theo đánh giá của SV và GV là khá tương đồng nhau, cao nhất đều ở mức độ vận dụng trung bình lần lượt là: 62,53% và 62,62%. SV đánh giá khả năng vận dụng KNNN của mình tốt hơn so với GV đánh giá ở phần mức độ vận dụng khá tốt là 25,31% so với 13,08%. Còn về mức độ vận dụng KNNN trong TT nghề KT của cựu SV thì nhìn chung mức độ còn khá hạn chế, trong đó mức độ trung bình cao nhất với 52,79%; mức độ đánh giá khá, tốt chỉ có 11,59%, trong khi đó tổng của mức độ rất yếu, yếu và trung bình lên đến: 88,41%. Điều này cũng là cơ sở để khẳng định thực tế rằng các SV khi ra trường chưa vận dụng được nhiều các KNNN thông qua học tập môn Toán vào TT nghề KT của bản thân. Cựu SV Đoàn Quang Duy, lớp 12TC113, khoa Tài chính – Kế toán, hiện đang làm việc tại Công ty Changsin cho biết “Trong công việc, đôi khi gặp các tình huống cần sử dụng Toán, ban đầu em giải quyết khá khó khăn vì không biết cách chuyển về sử dụng công cụ Toán như thế nào, nhưng sau khi nghe hướng dẫn từ Anh, Chị đồng nghiệp thì em quen dần và nhận thấy các kiến thức sử dụng


em đã được học rồi”. GV Phan Thành Tâm ở khoa Quản trị kinh tế quốc tế, trường ĐHLH, dạy môn Nguyên lý thống kê, cho biết “Khi giải các bài toán cần sử dụng các hàm thống kê thì phải hướng dẫn các em, các môn học trước các em chưa được hướng dẫn sử dụng các hàm thống kê này.”. SV Trần Văn Quí, lớp 14KT111, khoa Tài chính – Kế toán cho biết “Hầu hết môn học nào của chúng em cũng liên quan đến Toán, nhưng mức độ khá đơn giản và em có thể sử dụng được các kiến thức đã học để học các môn chuyên ngành: Tính lãi suất, tính phần trăm tăng, giảm của lợi nhuận,…”. Ông Nguy n Xuân Vĩnh, chuyên viên cao cấp phụ trách tuyển dụng ngân hàng Sacombank cho rằng “Các môn Toán đặc biệt quan trọng cho khối ngành KT, qua thực tế làm việc tại ngân hàng, tôi thấy khả năng vận dụng Toán của các em chưa linh hoạt, cụ thể khi đứng trước tình huống phát sinh cần tính toán thì các em còn khá bối rối và hầu như chưa biết làm thế nào để chuyển về sử dụng Toán giải quyết vấn đề gặp phải.”

Phân tích này chỉ ra rằng, cần rèn luyện KNNN cho SV nhiều hơn trong quá trình học tập môn Toán, có như vậy, SV sẽ nắm vững các KNNN và việc vận dụng sẽ được nâng cao trong học tập cũng như trong TT nghề nghiệp sau này.

2.2.5. Về thực trạng tiếp cận CDIO trong dạy học Toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo hướng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp

2.2.5.1. Mức độ hiểu và biết của giảng viên trong việc vận dụng tiếp cận CDIO trong dạy học Toán theo hướng hình thành và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã đặt câu hỏi đối với GV: Quý Thầy

/Cô vui lòng cho biết ý kiến đối với mỗi phát biểu trong bảng dưới đây về mức độ biết và hiểu khi vận dụng tiếp cận CDIO trong dạy học môn Toán cho SV khối ngành kinh tế theo hướng hình thành và rèn luyện KNNN bằng các PPDH tích cực, với các phương án lựa chọn cho các thang đo như sau: Thang mức độ biết: 1-Không biết; 2-Biết chút ít; 3-Biết rõ; Thang mức độ hiểu: 1-Không hiểu; 2-Hiểu chút ít; 3- Hiểu rõ. Chúng tôi đã thu được kết quả như ở bảng 2.18.

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 20/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí