Yêu Cầu, Nội Dung Chuẩn Đầu Ra Của Khối Ngành Kinh Tế


nghiệp, Công nghệ Hoá học, Công nghệ Thực phẩm, Khoa học Môi trường, Công nghệ Sinh học, Công nghệ cắt may, Nông nghiệp), Tài chính – Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh (Quản trị Doanh nghiệp, Quản trị Thương mại Điện tử), Kế toán – Kiểm toán, Ngoại thương, Đông Phương học (Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Trung Quốc học, Việt Nam học), Ngữ văn anh và Hoa văn.

Sau 15 năm, từ 5 ngành đào tạo Đại học chính quy ban đầu tới nay trường đã có các bậc đào tạo: Công nhân kỹ thuật 3/7, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, Sau đại học.

Từ năm học 2009 – 2010, ĐHLH tiến hành đào tạo Cao học hai ngành Công nghệ Thông tin và Quản trị Kinh doanh và hiện nay Trường đã đào tạo thêm các ngành: Kế toán

- Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng,… Bên cạnh đó, trường cũng tiến hành mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế dưới nhiều hình thức như: gửi SV, giảng viên đi học ở nước ngoài theo các chương trình hợp tác đào tạo.

* Nhiệm vụ của Trường

Đào tạo đội ngũ Kỹ sư, Cử nhân và Sau đại học. Bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kinh tế - kỹ thuật có trình độ cho các công ty, xí nghiệp,… thuộc các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của xã hội.

Kết hợp việc giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học cho giáo viên và SV phục vụ cho sản xuất – dịch vụ đa ngành.

Quan hệ hợp tác với các tổ chức, các trường đại học, viện nghiên cứu của các nước trong khu vực và thế giới.

2.2. Giới thiệu sơ lược về Khối kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Khối kinh tế của trường ĐHLH đào tạo những cử nhân có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm phát triển kinh tế đất nước. Đây sẽ là nguồn nhân lực với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao, khả năng phán đoán, quan sát, nắm bắt được di n biến tình hình kinh tế - xã hội, nắm bắt được những biến chuyển trong đời sống kinh tế thị trường, từ đó biết phân tích, nhận định và ứng dụng những hiểu biết, kiến thức kinh tế vào nghiệp vụ sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao trên thương trường trong nước và quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp SV không những có trình độ chuyên ngành mà còn được trang bị khả năng tin học, ngoại ngữ theo chuẩn Toeic để có khả năng thích ứng ngay với yêu cầu

Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra - 24


tuyển dụng của các doanh nghiệp hoặc học chuyển tiếp lên trình độ cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ...) ở các trường đại học trong và ngoài nước hoặc đi du học.

Khối Kinh tế hiện tại của Trường ĐHLH gồm: Khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế, Khoa Tài chính – Kế toán.

* Khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế

Khoa Quản Trị - Kinh tế Quốc tế là một trong các khoa được thành lập sớm nhất của trường ĐHLH.

Trong những năm 1997 đến 2002, sĩ số SV vào Khoa tăng liên tục, niên khóa 2001 đã có đến 540 SV đậu vào Khoa, năm 2002 có 654 SV vào. Đây là giai đoạn Trường ĐHLH được mọi người trong nước biết đến, số lượng học sinh đăng ký thi tuyển vào ngày một tăng.

Niên khóa 2008 đến nay, Khoa được phép đào tạo thêm chuyên ngành Luật Kinh tế nằm trong chương trình Quản trị Kinh doanh, năm 2009 đào tạo thêm chuyên ngành Quản trị Du lịch, thực hiện đa dạng hóa CTĐT. Năm 2009 tại Khoa có hơn 3000 SV chính quy ngành Quản trị Kinh doanh và Ngoại thương, đồng thời Khoa cũng được phép của Ban Giám hiệu tiếp tục mở các lớp Quản trị Kinh doanh chương trình văn bằng II, tại chức, liên thông,… với gần 1000 SV đang theo học.

* Khoa Tài chính - Kế toán

Khoa Tài chính-Kế toán có tiền thân là Khoa Kinh Tế. Năm 2005, xuất phát từ nhu cầu học tập ngày càng tăng đối với các ngành kinh tế, Khoa Tài chính – Kế toán được thành lập trên cơ sở tách ngành Kế toán và ngành Tài chính – Ngân hàng ra khỏi Khoa Kinh Tế theo Quyết định số 298 ngày 17/09/2005 của Hiệu Trưởng Trường ĐHLH. Do số lượng SV của ngành Kế toán và Tài chính – Ngân hàng ngày càng tăng, đầu năm 2010, Khoa Tài chính – Kế toán tách thành hai khoa: Kế toán – Kiểm toán và Tài chính – Ngân hàng. Đến năm 2014, để thuận lợi cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, ngày 01/09/2014, Hiệu trưởng Trường ĐHLH quyết định hợp nhất trở lại Khoa Tài chính - Kế toán.


PHỤ LỤC 3

CHUẨN ĐẦU RA KHỐI NGÀNH KINH TẾ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG


3.1. Mục tiêu đào tạo của khối ngành kinh tế

CTĐT đại học khối ngành Kinh tế hướng tới mục tiêu đào tạo cử nhân Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, kiến thức về kế toán – kiểm toán và phân tích hoạt động kinh doanh. SV tốt nghiệp có khả năng tin học, ngoại ngữ, khả năng thực hiện công việc kế toán – kiểm toán, tổ chức và điều hành công tác kế toán – kiểm toán, khả năng hoạch định chính sách kế toán – kiểm toán. SV tốt nghiệp làm việc tại các doanh nghiệp, công ty kiểm toán, làm việc ở các bộ phận chức năng kế toán – kiểm toán tại các bộ, ngành và các cơ quan tổ chức khác.

3.2. Yêu cầu, nội dung chuẩn đầu ra của khối ngành kinh tế


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH: KẾ TOÁN

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo: Kiến thức, kỹ năng, thái độ - phẩm chất

- ELO1: Trình bày được những kiến thức cơ bản về triết học, pháp luật, chính trị, xã hội nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng; Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

– Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh;

- ELO2: Vận dụng được kiến thức nền tảng về các lĩnh vực ứng dụng cơ bản như: Toán C, Xác suất – thống kê, Quy hoạch tuyến tính.

- ELO3: Sử dụng được tiếng Anh (ngoại ngữ) trong học tập, nghiên cứu và công việc. Ứng dụng được kiến thức và kỹ năng căn bản về công nghệ thông tin như: hệ điều hành, phần cứng phần mềm,...; sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng như Microsoft Word, Excel, Power Point; khai thác và sử dụng Internet, Email.

- ELO4: Giải thích được các vấn đề về kinh tế học, quản trị học, lý thuyết tài chính tiền, kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế, tài chính ngân hàng.

- ELO5: Vận dụng được các kiến thức về luật kinh tế, thuế, marketing, quản trị doanh nghiệp, thanh toán quốc tế, tài chính doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu, thống kê, kinh tế lượng, thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, toán tài chính, quản trị doanh nghiệp, nghiệp vụ ngân hàng, kế toán tài chính, kiểm toán, tin học trong kế toán.


- ELO6: Phân tích và giải thích được một số báo cáo kế toán quản trị như: dự toán; dự báo về doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo đơn vị/vùng/mặt hàng/...; báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí, báo cáo bộ phận,… để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong quá trình ra quyết định.


PHỤ LỤC 4

KHUNG CẤU TRÚC CHUẨN ĐẦU RA THEO TIẾP CẬN CDIO


1- KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN KỸ THUẬT

1.1 KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN

1.2 KIẾN THỨC NỀN TẢNG KỸ THUẬT CỐT LÕI

1.3 KIẾN THỨC NỀN TẢNG KỸ THUẬT NÂNG CAO

2- KỸ NĂNG CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC TỐ CHẤT

2.1 LẬP LUẬN KỸ THUẬT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1.1 Xác định vấn đề và phạm vi

2.1.2 Mô hình hóa

2.1.3 Ước lượng và phân tích định tính

2.1.4 Phân tích với sự hiện diện của các yếu tố bất định

2.1.5 Kết thúc vấn đề

2.2 THỬ NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ KIẾN THỨC

2.2.1 Nguyên tắc nghiên cứu và điều tra

2.2.2 Điều tra theo thử nghiệm

2.2.3 Khảo sát qua tài liệu và thông tin điện tử

2.2.4 Thử nghiệm giả thuyết và bảo vệ

2.3 SUY NGHĨ TẦM HỆ THỐNG

2.3.1 Suy nghĩ toàn cục

2.3.2 Sự nảy sinh và tương tác trong những hệ thống

2.3.3 Sắp xếp trình tự ưu tiên và tập trung

2.3.4 Trao đổi và cân bằng các yếu tố khác nhau

2.4 KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CÁ NHÂN

2.4.1 Đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro

2.4.2 Kiên trì và Linh hoạt

2.4.3 Tư duy sáng tạo

2.4.4 Tư duy suy xét

2.4.5 Hiểu biết về bản thân

2.4.6 Ham tìm hiểu và học tập suốt đời

2.4.7 Quản lý thời gian và nguồn lực

2.5 CÁC KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP

2.5.1 Đạo đức nghề nghiệp (trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy)

2.5.2 Hành xử chuyên nghiệp

2.5.3 Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình

2.5.4 Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật 3- KỸ NĂNG PHỐI HỢP GIỮA CÁC CÁ NHÂN

3.1. LÀM VIỆC THEO NHÓM

3.1.1 Hình thành nhóm làm việc hiệu quả


3.1.2 Hoạt động nhóm

3.1.3 Phát triển và tiến triển nhóm

3.1.4 Lãnh đạo nhóm

3.1.5 Hợp tác kỹ thuật

3.2 GIAO TIẾP

3.2.1 Chiến lược giao tiếp

3.2.2 Cấu trúc giao tiếp (cách lập luận, sắp xếp ý tưởng..)

3.2.3 Kỹ năng giao tiếp bằng văn viết

3.2.4 Giao tiếp điện tử/đa truyền thông

3.2.5 Kỹ năng giao tiếp bằng đồ họa

3.2.6 Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp

3.3 GIAO TIẾP SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ

3.3.1 Tiếng Anh

3.3.2 Ngôn ngữ của các nước công nghiệp trong khu vực

3.3.3 Ngoại ngữ khác

4- ÁP DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHO XÃ HỘI BẰNG CÁC NĂNG LỰC CDIO

4.1 BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ NGOẠI CẢNH

4.1.1 Vai trò và trách nhiệm của các kỹ sư

4.1.2 Tác động của kỹ thuật đến xã hội

4.1.3 Quy định của xã hội về kỹ thuật

4.1.4 Kiến thức về bối cảnh lịch sử và văn hóa

4.1.5 Các vấn đề và giá trị của thời đại

4.1.6 Bối cảnh toàn cầu

4.2 BỐI CẢNH DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH

4.2.1 Tôn trọng văn hóa doanh nghiệp

4.2.2 Chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của doanh nghiệp

4.2.3 Có đầu óc kinh doanh thông qua kỹ thuật

4.2.4 Làm việc thành công trong tổ chức

4.3 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG VỀ HỆ THỐNG

4.3.1 Thiết lập mục tiêu và yêu cầu của hệ thống/sản phẩm/chiến lược/dự án/phương án,…

4.3.2 Định nghĩa chức năng, khái niệm và cấu trúc

4.3.3 Mô hình hóa hệ thống và đảm bảo mục tiêu có thể đạt được

4.3.4 Quản lý đề án

4.4 THIẾT KẾ

4.4.1 Quy trình thiết kế

4.4.2 Phân đoạn quy trình thiết kế và phương pháp tiếp cận

4.4.3 Vận dụng kiến thức trong thiết kế

4.4.4 Thiết kế chuyên ngành

4.4.5 Thiết kế đa ngành

4.4.6 Thiết kế đa mục đích



4.5 TRIỂN KHAI

4.5.1 Thiết kế và mô phỏng quá trình triển khai

4.5.2 Quy trình sản xuất phần cứng

4.5.3 Quy trình triển khai phần mềm

4.5.4. Tích hợp phần cứng – phần mềm

5.4.5. Kiểm tra, kiểm chứng, phê chuẩn và chứng nhận

4.6 VẬN HÀNH

4.6.1 Mô phỏng, thiết kế và tối ưu hóa vận hành

4.6.2 Đào tạo và vận hành

4.6.3 Hỗ trợ chu kỳ vòng đời hệ thống

4.6.4 Cải thiện và phát triển hệ thống

4.6.5 Các vấn đề liên quan đến kết thúc vòng đời

4.6.6 Quản lý vận hành


PHỤ LỤC 5

CĐR NGÀNH KINH TẾ CHẤT LƯ NG CAO THEO TIẾP CẬN CDIO


1- KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH KTĐN VÀ LẬP LUẬN

1.1 KHỐI KIẾN THỨC CHUNG

1.2 KHỐI KIẾN THỨC TOÁN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1.3 KHỐI KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.4 KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH KTĐN

1.5 KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH KTĐN

2- KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN & NGHỀ NGHIỆP

2.1 CÁC LẬP LUẬN TƯ DUY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KINH TẾ / KINH DOANH

2.1.1 Phát hiện và hình thành vấn đề

2.1.2 Tổng quát hóa vấn đề

2.1.3 KN đánh giá và phân tích định tính vấn đề

2.1.4 KN phân tích vấn đề khi thiếu thông tin

2.1.5 KN phân tích định lượng vấn đề

2.1.6 KN giải quyết vấn đề

2.1.7 Đưa ra giải pháp và kiến nghị

2.2 NGHIÊN CỨU VÀ KHÁM PHÁ KIẾN THỨC

2.2.1 Hình thành các giả thuyết

2.2.2 Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu

2.2.3 Nghiên cứu thực nghiệm

2.2.4 Kiểm định giả thuyết

2.2.5 Khả năng ứng dụng kiến thức trong thực tiễn

2.2.6 KN thu thập, phân tích và xử lý thông tin

2.3 TƯ DUY THEO HỆ THỐNG

2.3.1 Tư duy chỉnh thể/logic

2.3.2 Phát hiện các vấn đề và mối tương quan giữa các vấn đề

2.3.3 Xác định vấn đề ưu tiên

2.3.4 Phân tích sự lựa chọn giữa các vấn đề và tìm ra cách giải quyết cân bằng

2.3.5 Tư duy phân tích đa chiều

2.4 CÁC KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN

2.4.1 Sẵn sàng đi đầu và đương đầu với rủi ro

2.4.2 Kiên trì

2.4.3 Linh hoạt

2.4.4 Tự tin

2.4.5 Chăm chỉ

2.4.6 Nhiệt tình và say mê công việc

2.4.7 Tư duy sáng tạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023