GV chú ý rèn luyện cho SV, đa số GV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống là chủ yếu. Hơn nữa, ở nhà trường chưa biên soạn hệ thống bài tập lớn của môn học, dẫn đến việc rèn luyện các kĩ năng trên chưa được thực hiện nhiều đối với môn học này.
Biện pháp sử dụng để tối ưu hóa việc sử dụng Toán vào thực tế nghề KT, qua việc yêu cầu các SV làm dự án học tập, yêu cầu học thâm nhập thực tế nghề KT.
Biện pháp này có thể nói là biện pháp chủ đạo trong việc DH Toán theo hướng hình thành và phát triển KNNN nghề khối ngành KT. Nếu GV sử dụng biện pháp này hợp lí trong DH các học phần Toán, thì SV có nhiều cơ hội tương tác với TT nghề KT; tăng khả năng SV tiếp cận với thực tế nghề nghiệp từ đó SV có động cơ, nhu cầu hình thành và phát triển KNNN nghề KT.
b. Cách thực hiện biện pháp
Nhiệm vụ DH ở ĐH quy định những yêu cầu về bồi dưỡng hệ thống tri thức, KN, kỹ xảo gắn với nghề nghiệp tương lai của SV. Phát triển ở họ KN và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là KNNN; trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, lý tưởng, ước mơ, hoài bão nghề nghiệp và những phẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ hành chính….
Vận dụng trong DH các học phần Toán, GV có thể giao bài tập dạng dự án học tập cho các nhóm SV với chủ đề cụ thể của những nội dung Toán, một số chủ đề cần khai thác để SV thấy được ứng dụng của các kiến thức Toán vào TT nghề KT như:
1. Ma trận - Hệ phương trình tuyến tính ứng dụng trong KT
2. Hàm số - Đạo hàm ứng dụng trong KT
3. Phương trình vi phân ứng dụng trong KT
Có thể bạn quan tâm!
- Sử Dụng Quy Tắc Cộng Và Quy Tắc Nhân Hình Thành Công Thức Của P(A) ? Ctlmđ: P(A)
- Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra - 15
- Biện Pháp 4: Tăng Cường Các Bài Tập Lớn Theo Kiểu “Dự Án” Cho Sv Nhằm Vận Dụng Toán Giải Quyết Các Vấn Đề Tt Trong Kinh Tế.
- Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Thực Nghiệm Các Biện Pháp Sư Phạm
- Thực Nghiệm Sư Phạm Đợt 2 (Từ Tháng 2 Đến Tháng 6 Năm 2017)
- Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra - 20
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
4. Các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên
5. Đại lượng ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất
6. Thống kê
Thông qua việc sử dụng một số kĩ thuật như sau:
Kĩ thuật 4.1: Giao cho SV bài tập gắn liền TT nghề, nhằm rèn luyện KN: Mô hình hóa các tình huống thực tiễn KT ; Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong phân tích KT; Mô hình hóa các tình huống thực tiễn KT; Sử dụng ngôn ngữ Toán học; Ứng dụng kiến thức trong thực tiễn; Thu thập, phân tích và xử lý thông tin; Tự học.
Ví dụ 1. (Học phần XSTK)
- Bài toán khảo sát mức chi tiêu của SV ngoại tỉnh ở trường ĐHLH.
- Xây dựng các ví dụ và bài toán ứng dụng các phân phối của đại lượng ngẫu nhiên trong KT như: bảo hiểm, phân tích lợi nhuận dự án đầu tư, …
Ví dụ 2. (Học phần TCC)
- Xây dựng các ví dụ và bài toán về ứng dụng trong KT của ma trận, phép toán ma trận và hệ phương trình tuyến tính.
- Xây dựng các ví dụ và bài toán về ứng dụng đạo hàm vào tìm phương án tối ưu trong KT.
Kĩ thuật 4.2: Yêu cầu SV trình bày báo cáo theo nhóm trước lớp và thảo luận, nhằm rèn luyện KN: Làm việc nhóm; Tự học.
Kĩ thuật 4.3: Lồng ghép vào các bài tập dự án yêu cầu thực hiện bài toán bằng cách sử dụng phần mềm nhằm kiểm tra lại kết quả, nhằm rèn luyện KN: Ứng dụng CNTT.
Ví dụ. Bài tập dự án cho SV với chủ đề “Thống kê”, GV có thể giao cho SV bài tập lớn sau: “Khảo sát về mức chi tiêu của SV ngoài tỉnh ở trường ĐHLH từ đó đưa ra những định hướng chi tiêu hợp lý cho SV”, với yêu cầu:
1. Khảo sát một mẫu có kích thước 300.
2. Tính các tham số đặc trưng của mẫu khảo sát.
3. Hãy ước lượng mức chi tiêu trung bình hàng tháng của SV ngoại tỉnh trường ĐHLH.
4. Hiện nay tỷ lệ SV ngoại tỉnh ở trường ĐHLH có mức chi tiêu là 2,4 triệu đồng/tháng vào khoảng 60%. Hãy kiểm tra khẳng định trên với mức ý nghĩa 5%.
5. Thực hiện giải bài toán bằng phần mềm Excel. Thời gian thực hiện: 1 tuần
Thời gian báo cáo: 2 tiết
Việc thực hiện bài tập theo dự án này vừa giúp SV trực tiếp thu thập và xử lý số liệu, vừa giúp SV ứng dụng kiến thức đã học vào TT nghề. Hơn nữa, SV sẽ có những trải nghiệm thật sự cần thiết và ý nghĩa trong học tập môn học, qua đó còn hình thành và phát triển các KN: thu thập, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin, làm việc nhóm …
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, dựa trên cơ sở lí luận và TT đã trình bày ở chương 1 và chương 2, tác giả đã tập trung làm rõ thiết kế và tổ chức DH Toán cho SV khối ngành KT theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR; Đề xuất các nguyên tắc và biện pháp DH Toán theo tiếp cận CDIO nhằm rèn luyện các KNNN cho SV khối ngành KT hướng đến đáp ứng CĐR.
- Theo đó, các kết quả chính đạt được là:
Làm rõ về cách thức thiết kế và tổ chức DH Toán cho SV khối ngành KT theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR với những kết quả chính sau:
+ Áp dụng mô hình DH đáp ứng CĐR theo tiếp cận CDIO làm rõ cơ sở khoa học cho việc thiết kế DH theo hướng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT.
+ Đề xuất quy trình và áp dụng để thiết kế và tổ chức DH cho SV, có thể xem đó như nền tảng cho TN sư phạm.
- Đề xuất các nguyên tắc và 4 biện pháp cụ thể, giúp GV có thể DH Toán theo tiếp cận CDIO theo hướng rèn luyện các KNNN cho SV khối ngành KT hướng đến đáp ứng CĐR.
Các nguyên tắc gồm:
Nguyên tắc 1: Các BPSP được đề xuất phải dựa vào các yêu cầu về nhân lực của xã hội đối với ngành KT, các nội dung nền tảng mà SV có thể đối mặt trong đời sống thực tế.
Nguyên tắc 2: Các BPSP đề xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn CDIO 7 về học tập trải nghiệm, tiêu chuẩn CDIO 8 về học tập chủ động.
Nguyên tắc 3: Các BPSP đề xuất phải vừa sức để SV có thể tham gia vào quá trình giải quyết những vấn đề TT KT dẫn đến hình thành tri thức mới và rèn luyện các KNNN.
Nguyên tắc 4: Các BPSP phải đảm bảo tính kích thích hứng thú học tập của SV, nhằm phát huy tính tích cực và năng lực trí tuệ của SV.
Nguyên tắc 5: Các BPSP đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, đảm bảo CĐR cho SV khối ngành KT.
Các biện pháp gồm:
Biện pháp 1: Giúp GV hiểu được nội hàm và các đặc trưng của DH theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR.
Biện pháp 2: DH một số nội dung kiến thức mới thông qua xây dựng bài toán mở đầu liên quan đến KT. Biện pháp này góp phần rèn luyện các KN: Tư duy sáng tạo; Tư duy phản biện; Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong phân tích KT. Biện pháp 3: Tăng cường các ví dụ và bài tập theo hướng vận dụng công cụ
Toán giải quyết các bài toán KT TT và bài tập liên quan đến môn học chuyên ngành khối KT. Biện pháp này góp phần rèn luyện các KN: Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong phân tích KT; Mô hình hóa các tình huống thực tiễn KT; Sử dụng ngôn ngữ Toán học; Ứng dụng kiến thức trong thực tiễn; Ứng dụng công nghệ thông tin.
Biện pháp 4: Tăng cường các bài tập lớn theo kiểu “dự án” cho SV nhằm vận dụng toán giải quyết các vấn đề TT trong KT. Biện pháp này góp phần rèn luyện các KN: Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong phân tích KT; Mô hình hóa các tình huống thực tiễn KT; Sử dụng ngôn ngữ Toán học; Ứng dụng kiến thức trong thực tiễn; Thu thập, phân tích và xử lý thông tin; Ứng dụng công nghệ thông tin; Làm việc nhóm; Tự học.
Các biện pháp giúp GV nâng cao nhận thức về DH Toán theo tiếp cận CDIO, biết cách lựa chọn các PPDH tích cực và DH trải nghiệm theo CDIO áp dụng trong DH Toán nhằm rèn luyện được các KNNN cho SV khối ngành KT. Các biện pháp đã hướng vào rèn luyện 10 KNNN mà tác giả đề xuất cho SV khối ngành KT theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR.
CHƯƠNG 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, nội dung thực nghiệm
4.1.1. Mục đích thực nghiệm
- TN sư phạm nhằm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các BPSP (đề xuất trong chương 3 của luận án), thông qua trả lời các câu hỏi chính sau đây:
(1) Các BPSP mà luận án đề xuất có thể thực hiện được trong quá trình DH Toán ở trường ĐHLH hay không? GV có thiết kế và tổ chức DH Toán theo hướng mà tác giả đề xuất hay không?
(2) Thực hiện các BPSP này có ảnh hưởng tốt đến việc SV tiếp thu các kiến thức cần phải trang bị hay không? có thực sự hình thành và phát triển được một số KNNN khối ngành KT thông qua việc DH Toán theo tiếp cận CDIO? có thực sự rèn luyện được khả năng ứng dụng Toán vào TT nghề khối ngành KT không?
4.1.2. Yêu cầu thực nghiệm
- TN sư phạm phải đảm bảo tính trung thực, khách quan.
- TN sư phạm phải phù hợp với đối tượng SV, sát với tình hình thực tế trường ĐHLH.
4.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn GV DH Toán theo theo tiếp cận CDIO đã đề xuất;
- Biên soạn tài liệu TNSP và tiến hành dạy theo một số BPSP và mô hình thiết kế DH theo tiếp cận CDIO đã đề xuất trong chương 3;
- Thu thập, phân tích, xử lý các kết quả TNSP để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các BPSP đã đề xuất.
4.1.4. Các nguyên tắc tổ chức thực nghiệm
- Giúp SV hiểu được vai trò, tầm quan trọng của Toán trong TT nghề khối ngành KT;
- Hướng dẫn SV nắm vững những kiến thức cơ bản, cần thiết của môn học theo hướng hình thành và phát triển KNNN khối ngành KT;
- Tổ chức cho SV được thực hiện và luyện tập những hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục tiêu bài học, đồng thời hình thành và phát triển được một số KNNN khối ngành KT;
- Trong quá trình DH luôn gợi động cơ, tạo hứng thú cho SV; luôn tạo cơ hội thuận lợi để SV được trải nghiệm với mô hình DH trải nghiệm và hoạt động của nghề nghiệp khối KT, để từ đó SV thấy được ứng dụng của Toán đối với nghề nghiệp sau này;
- Dẫn dắt SV vận dụng tri thức như phương tiện và kết quả của hoạt động học tập;
- Phân bậc các hoạt động thành những hoạt động thành phần phù hợp với người học;
- Đảm bảo cho SV có đủ thời gian suy nghĩ và tự thực hiện hoạt động học tập trong một nội dung nhỏ.
4.1.5. Nội dung thực nghiệm
Ở TN sư phạm lần 1, chủ yếu chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu trường hợp để làm cơ sở đề xuất các BPSP và thiết kế DH trải nghiệm trong chương 3.
Ở TN sư phạm lần 2, chủ yếu chúng tôi tiến hành dạy một số bài được thiết kế theo hướng học trải nghiệm (đã nêu ở chương 3 của luận án) và kiểm nghiệm tính khả thi của các BPSP đề xuất.
Ở trường ĐHLH, các học phần Toán được dạy ở học kỳ 1 và kỳ 2 của năm thứ nhất, bao gồm: TCC và XSTK; Tuy nhiên, trong TN sư phạm chúng tôi không thể đề cập hết tất cả các kỹ thuật, thao tác, hoạt động, ... của các biện pháp (thậm chí có biện pháp cũng chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó). Bởi vì quan điểm của chúng tôi là lựa chọn những nội dung trong chương trình thuận lợi cho việc vận dụng kiến thức Toán vào TT nghề khối KT, nhằm tăng khả năng ứng dụng của học phần, đồng thời rèn luyện được một số KNNN cần thiết của khối ngành KT cho SV.
SV các nhóm TN và đối chứng (ĐC) được điều tra sơ bộ nhận thức trước khi tiến hành TN; sau TN được đánh giá về hiệu quả tiếp cận tri thức lý thuyết môn học; đánh giá khả năng của SV trong vận dụng kiến thức Toán vào TT nghề khối KT qua đối chiếu kết quả hai nhóm TN và đối chứng.
4.2. Thời gian, đối tượng, quy trình, phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
4.2.1. Thời gian, đối tượng thực nghiệm sư phạm
Căn cứ vào những yêu cầu cụ thể của luận án, chúng tôi tiến hành TN theo hai lần.
Lần 1: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 01 năm 2017 theo phương pháp nghiên cứu trường hợp lớp 16QT111 (sĩ số 45 SV) tại trường ĐHLH. GV dạy TN là tác giả luận án với 12 năm kinh nghiệm.
Lần 2: Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2017 với 2 lớp tại trường ĐHLH. Lớp TN là lớp 16KT111 do tác giả trực tiếp giảng dạy; lớp ĐC là lớp 16QT111 do thầy Trần Đình Ánh giảng dạy với hơn 20 năm kinh nghiệm.
4.2.2. Quy trình, cách thức triển khai nội dung TN
4.2.2.1. Quy trình thực nghiệm lần 2
- Chọn các lớp TN và ĐC tương đương nhau về trình độ học tập.
- Lên kế hoạch chi tiết cho đợt TN, xác định rõ các việc cần tiến hành TN: Mục đích TN sư phạm, cách thức tiến hành....
- Tìm hiểu kĩ đối tượng TN sư phạm: Lực học, tâm sinh lí lứa tuổi, sự am hiểu về nghề nghiệp khối KT, KNNN cần thiết của khối KT....
- Thiết kế bài soạn TN theo mô hình trải nghiệm, sau đó trao đổi về ý đồ TN với GV bộ môn Toán để họ nắm được trọng tâm của các tiết học TN, các lớp ĐC dạy theo cách thông thường (dạy theo giáo án do thầy Ánh soạn).
- Tiến hành dạy các tiết TN tại lớp học 16KT111.
- Dự giờ lớp ĐC 16QT111.
- Tiến hành phỏng vấn SV và GV sau giờ học để kiểm chứng và rút kinh nghiệm những mặt không thể đo được qua bài kiểm tra.
- Cho SV làm các bài kiểm tra viết hoặc vấn đáp, thực hành và phân tích kết quả thu được, xem SV hình thành và phát triển được một số KNNN của khối KT ở mức độ nào.
4.2.2.2. Các hình thức triển khai nội dung thực nghiệm
+ Lồng ghép trong quá trình DH
Việc lồng ghép trong quá trình DH được tiến hành với 3 biện pháp và các bài giảng được thiết kế theo mô hình dạy học trải nghiệm theo CDIO ở chương 3 (tức là có sự lồng ghép giữa các kỹ thuật thực hiện trong 3 biện pháp với nhau):
Với biện pháp 2, hệ thống các bài toán mở đầu liên quan đến TT của nghề khối ngành KT được bổ sung để gợi động cơ, tạo hứng thú, hoàn thiện kiến thức cho SV, đồng thời sử dụng các PPDH tích cực để chuyển tải các nội dung kiến thức cơ bản, cần thiết của Toán dành cho khối KT. Chúng được triển khai lồng ghép trong quá trình DH của các tiết học với thiết kế bài giảng theo PPDH trải nghiệm.
Với biện pháp 3, chúng tôi đã lồng ghép vào trong giáo án trải nghiệm các kĩ thuật sau đây:
(i) Tăng cường sử dụng ví dụ, bài toán và bài tập có nội dung, có những thuật ngữ liên quan đến các môn học chuyên ngành khối KT và TT nghề KT. Kĩ thuật này được GV triển khai lồng ghép trong quá trình DH khi gợi động cơ, tạo hứng thú, cũng có khi là vận dụng công thức, hoặc củng cố kiến thức ở các bài dạy có kiến thức liên quan đến các môn chuyên ngành KT. Ở cấp độ cao hơn, yêu cầu các nhóm SV trong lớp về nhà thực hiện một bài tập lớn mang tính liên môn dưới sự hướng dẫn chi tiết của GV.
(ii) Chúng tôi hướng dẫn SV thực hiện tuần tự các bước trong quy trình giải một bài toán TT trong DH Toán nhằm giúp SV thấy được Toán là công cụ giải quyết các bài toán TT nghề KT. Kĩ thuật này được lồng ghép khi cho các ví dụ minh họa hay giải bài tập ứng dụng nhằm nhấn mạnh ý nghĩa TT của Toán đối với nghề khối KT.
(iii) Chúng tôi tiến hành hướng dẫn SV thực hiện một số dạng Toán bằng cách sử dụng phần mềm và yêu cầu các em tự thực hành thêm ở nhà thông qua các bài mẫu đã được biên soạn.
Với biện pháp 4, thường được sử dụng trong các giờ tự học của môn học. DH dự án nhằm vận dụng Toán vào một số tình huống TT nghề khối KT, nó được