Thực Nghiệm Sư Phạm Đợt 2 (Từ Tháng 2 Đến Tháng 6 Năm 2017)


và vận dụng được vào giải quyết các bài toán TT nghề khối KT, đặc biệt là vận dụng các KN: sử dụng ngôn ngữ Toán, mô hình hóa các bài toán TT, giải quyết các bài toán TT…. Tuy nhiên, qua kết quả TN sư phạm lần một chúng tôi cũng nhận thấy cần phải điều chỉnh một số vấn đề sau để việc TN sư phạm lần 2 thu được kết quả tốt hơn.

Thứ nhất, về các nội dung DH và giáo án, cách thức tổ chức:

- Các bài toán mở đầu cần giao cho SV ở buổi học trước để việc tổ chức thảo luận ở buổi học sau được hiệu quả và đảm bảo thời gian giảng dạy.

- Cần phải có hướng dẫn chi tiết hơn ở bài tập lớn, dự án cho SV, yêu cầu SV nộp bài báo cáo cho GV trước buổi trình bày trên lớp để có những góp ý, khi đó việc trình bày trước lớp và tổ chức thảo luận sẽ thu được kết quả tốt hơn.

- Việc hướng dẫn SV giải bài toán TT cũng như bài toán liên quan môn học chuyên ngành theo quy trình, cần thực hiện kĩ càng, chi tiết hơn và có nhiều bài tập để rèn luyện thêm ở nhà, giúp SV vận dụng được thành thạo hơn.

- Cần biên soạn một tài liệu riêng, giúp SV có nguồn tham khảo và tự học cách sử dụng một số phần mềm.

Thứ hai, về các BPSP:

- Trong TN sư phạm lần 1 này, chúng tôi đã dạy 6 bài theo giáo án trải nghiệm, sử dụng các kĩ thuật của biện pháp 2, 3, 4 nhằm rèn luyện các KNNN cho SV. Chúng tôi nhận thấy các KN của SV được cải thiện đáng kể thông qua việc kiểm tra bài tập về nhà và bài kiểm tra về vận dụng KN cuối môn học. Tuy nhiên nếu thực hiện được nhiều hơn các bài dạy theo giáo án trải nghiệm, sử dụng các kĩ thuật của biện pháp nhằm rèn luyện KNNN cho SV thì SV sẽ thành thạo hơn nữa việc vận dụng các KN trong giải quyết các bài toán TT nghề khối ngành KT.

- Đối với biện pháp 4 về DH theo dự án thì chúng tôi cho rằng chỉ nên giao cho SV thực hiện 1 dự án trên 1 học phần nhằm đảm bảo thời lượng môn học.

Và dựa trên các thông tin này chúng tôi điều chỉnh lại trước khi tiến hành TN sư phạm lần hai.


4.3.2. Thực nghiệm sư phạm đợt 2 (Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2017)

4.3.2.1. Phân tích chất lượng sinh viên trước khi tiến hành thực nghiệm

Để tiến hành chọn mẫu TN chúng tôi đã yêu cầu SV kê khai điểm thành phần (gồm điểm: chuyên cần, thường xuyên, giữa kỳ, kết thúc học phần, trung bình môn học) của môn TCC (SV đã học xong ở kỳ trước), sau đó chúng tôi cho kiểm tra 01 bài có những nội dung mà XSTK sử dụng gồm: tích phân, hàm số, giới hạn,.... và phân tích kết quả số liệu, chúng tôi thấy lực học của 2 lớp TN và ĐC tương đương nhau (41 SV lớp 16KT111 thuộc lớp TN và 45 SV lớp 16QT111 thuộc lớp ĐC của trường ĐHLH). Kết quả kiểm tra đầu vào của SV nhóm TN và nhóm ĐC như sau: Bảng 4.1. Phân bố tần số điểm kiểm tra chất lượng của nhóm lớp TN và ĐC đợt 2

Xi

3

4

5

6

7

8

9

10

Tổng

số SV

Trung

bình

TN

0

4

8

11

9

5

3

1

41

6.390

ĐC

1

3

10

10

8

7

4

2

45

6.511

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra - 19

Bảng 4.2. Phân bố tần suất điểm kiểm tra chất lượng của nhóm lớp TN và ĐC đợt 2


Xi

3

4

5

6

7

8

9

10

Tổng

Trung

bình

TN

0.00

9.76

19.51

26.83

21.95

12.20

7.32

2.44

41

6.390

ĐC

2.22

6.67

22.22

22.22

17.78

15.56

8.89

4.44

45

6.511


30


25


20


15


10


5

Thực nghiệm

Đối chứng

0

3

4

5

6

7

8

9

10

Hình 4.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra chất lượng của lớp TN và ĐC đợt 2


Biểu đồ cho độ cao của các cột chất lượng điểm trong biểu đồ là gần bằng nhau, điều này chứng tỏ chất lượng của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC là tương đương nhau.

4.3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm đợt 2

Rút kinh nghiệm từ kết quả TN đợt một, tác giả điều chỉnh những hạn chế của các biện pháp sao cho đảm bảo tính khả thi hơn của các biện pháp đề ra.

4.3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm đợt 2

a) Về định tính

Tiến hành quan sát tất cả các tiết học TN sư phạm của lớp TN và lớp ĐC. Thông qua quan sát, trao đổi với GV sau mỗi tiết dạy để rút kinh nghiệm và trao đổi với SV để kiểm tra sự hứng thú, khả năng tiếp thu bài của SV với các biện pháp đề xuất trong luận án, chúng tôi thấy: Qua quá trình TN, tiến trình DH được soạn thảo phù hợp với thực tế DH. Không khí lớp học của nhóm lớp TN sôi nổi hơn, hào hứng hơn với lớp đối chứng. Đối với lớp ĐC lớp học trầm hơn, SV gần như thụ động tiếp thu kiến thức do GV truyền đạt và họ cho rằng kiến thức XSTK là rất khó và hàn lâm, không thấy được ứng dụng TT nghề khối KT trong môn học. Một số SV khá có trả lời câu hỏi tuy nhiên chưa đạt yêu cầu đề ra, nhưng gần như không biết đến các KNNN được rèn luyện thông qua học môn XSTK. Ngược lại, với lớp TN, SV tích cực học, tiếp thu bài tốt và nhận thấy môn học có nhiều ứng dụng thực tế và có vai trò rất lớn trong TT nghề khối KT mà mình đang theo học. Hơn nữa, SV lớp TN thể hiện rõ nét hơn ở khả năng huy động kiến thức và vận dụng các KN để giải quyết các bài toán TT nghề khối KT nhanh, phù hợp hơn.

b) Về định lượng

Chúng tôi yêu cầu SV của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC làm 2 bài kiểm tra, mỗi bài trong thời gian 50 phút.

Bài kiểm tra thứ nhất nhằm mục đích đánh giá hiệu quả tiếp thu tri thức lý thuyết môn học của SV. Bài kiểm tra thứ hai nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức XSTK và các KN vào giải bài toán TT nghề KT của SV.


+ Đánh giá hiệu quả tiếp cận tri thức lý thuyết môn học của SV

Bài kiểm tra 1 (TN sư phạm đợt 2) môn XSTK (thời gian 50 phút).

Bài 1 (3 điểm): Tỷ lệ phế phẩm của 3 lô hàng 1, 2, 3 lần lượt là: 10%, 15%, 20%. Lấy ngẫu nhiên mỗi lô hàng ra 1 sản phẩm. Tính xác suất:

a) Ba sản phẩm lấy ra là ba phế phẩm;

b) Phế phẩm lấy ra từ lô 1, biết rằng ba sản phẩm lấy ra có 1 phế phẩm.

Bài 2 (4 điểm): Cho hai đại lượng ngẫu nhiên độc lập X, Y, trong đó

XB(2; 0,3) và Y có bảng phân phối xác suất


Y

0

1

2

PY

0, 2

0,4

0,4


a) Hãy lập bảng phân phối xác suất của Z X Y 1.

b) Tính M(Z),D(Z) P(X Y) .

Bài 3 (3 điểm): Một công ty sản xuất bột giặt muốn thăm dò mức độ tiêu thụ sản phẩm này trong khu vực K. Công ty tiến hành điều tra 100 hộ gia đình và kết quả cho ở bảng sau:

Nhu cầu

(kg/tháng)

0,5–1

1–1,5

1,5- 2

2 -2,5

2,5–3

3–3,5

3,5–4

Số hộ

5

30

20

25

10

5

5


Biết rằng khu vực K có 10000 hộ gia đình.

a) Hãy ước lượng nhu cầu bột giặc trung bình của các hộ gia đình ở khu vực K trong một tháng với độ tin cậy 95%.

b) Những hộ có nhu cầu trên 2,5 kg trong một tháng được gọi là những hộ có nhu cầu cao. Ước lượng số hộ có nhu cầu cao ở khu vực K với độ tin cậy 98%.

Dụng ý của đề kiểm tra là kiểm tra kết quả của việc nắm vững kiến thức lý thuyết của môn học và kiểm tra mặt phát triển lôgíc kiến thức một cách hàn lâm trong môn học, chưa quan tâm khai thác mặt phản ánh TT của tri thức.

Kết quả thu được trên các nhóm kiểm tra (TN sư phạm đợt 2)

Bảng 4.3. Phân bố tần số điểm kiểm tra bài số 1 (TN sư phạm đợt 2)


Xi

4

5

6

7

8

9

10

Tổng

Trung

bình

Phương

sai

TN

2

5

7

14

9

3

1

41

6.878

1.86

ĐC

1

4

8

17

10

3

2

45

7.067

1.65


Bảng 4.4. Phân bố tần suất điểm kiểm tra bài số 1 (TN sư phạm đợt 2)


Xi

4

5

6

7

8

9

10

Tổng

Trung

bình

Phương

sai

TN

4.88

12.20

17.07

34.15

21.95

7.32

2.44

41

6.878

1.86

ĐC

2.22

8.89

17.78

37.78

22.22

6.67

4.44

45

7.067

1.65


40


35


30


25


20


15


10


5

Thực nghiệm

Đối chứng

0

4

5

6

7

8

9

10

Hình 4.2. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra bài số 1 (TN lần 2)

Đánh giá điểm trung bình của hai nhóm

Đặt giả thiết H0 : Điểm trung bình về tiếp thu tri thức cơ bản môn XSTK của hai nhóm TN và ĐC sau khi TN tương đương nhau

6,878 7, 067

1,861, 65

41 45

H1: Điểm trung bình về tiếp thu tri thức cơ bản môn XSTK của nhóm thực nghiệm cao hơn lớp ĐC sau khi TN. (1 0,95)

XTN X ĐC

T

0,189 0, 6599

1 2

2

S S 2

0, 2864

nTN nĐC

T 0,6599 t0,05 1,664

Giả thiết H0 được chấp nhận. Điểm trung bình của hai nhóm tương đương nhau.

Nhận xét:

Nhìn chung, cả hai nhóm (TN và ĐC) có tỷ lệ điểm đạt loại khá, giỏi tương đương nhau. Cả hai nhóm SV đều nắm vững kiến thức cơ bản, có kĩ năng


suy luận tương đối tốt. Đánh giá một cách tổng thể qua bài kiểm tra: Kết quả tiếp thu về các kiến thức khoa học cơ bản của môn học tương đương nhau. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện DH môn XSTK cho SV khối ngành KT có sự tác động của các biện pháp trong luận án đảm bảo tốt mục tiêu trang bị tri thức khoa học cơ bản của môn học, đảm bảo cho SV nắm vững kiến thức lý thuyết Toán vận dụng vào TT nghề khối ngành KT của môn học, đặc biệt là việc rèn luyện một số KNNN thông qua môn học.

+ Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức XSTK và các KN vào giải quyết bài Toán TT nghề khối KT của SV

Để đánh giá về vấn đề này, sau khi học xong phần TN đợt 2, chúng tôi đã tổ chức cho SV làm bài kiểm tra. Bài kiểm tra này được triển khai trên cả hai đối tượng: SV đã được học tập các giáo án TN và SV không được học tập giáo án TN.

Bài kiểm tra 2 (TN sư phạm đợt 2) (thời gian 50 phút).

Bài 1 (4 điểm): Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, người ta đã phỏng vấn ngẫu nhiên 500 khách hàng về sản phẩm đó và thấy có 100 người trả lời “sẽ mua”, 150 người trả lời “có thể sẽ mua” và 250 người trả lời “không mua”. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ khách hàng thực sự sẽ mua sản phẩm tương ứng với những cách trả lời trên là: 70%; 30% và 1%.

a) Hãy đánh giá thị trường tiềm năng của sản phẩm đó.

b) Trong số khách hàng thực sự mua sản phẩm thì có bao nhiêu phần trăm trả lời “sẽ mua”.

Bài 2 (3 điểm): Khả năng thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng ở một ngân hàng là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn với mức thu hồi trung bình là 30 tỷ. Biết rằng khả năng thu hồi được trên 36 tỷ là 11,51%

a) Tính xác suất để một cán bộ tín dụng thu hồi được từ 26 tỷ đến 32 tỷ

b) Biết rằng khả năng trả nợ của khách hàng dưới 24 tỷ là 0,8, từ 24 tỷ đến 36 tỷ là 0,6 và trên 36 tỷ là 0,4. Tính xác suất để một cán bộ tín dụng thu hồi được nợ.

c) Ngân hàng trả thưởng cho cán bộ thu hồi được nợ dưới 24 tỷ là 10 triệu đồng, từ 24 tỷ đến 36 tỷ là 15 triệu đồng và trên 36 tỷ là 20 triệu đồng. Mức tiền thưởng trung bình của cán bộ tín dụng là bao nhiêu?


Bài 3 (3 điểm): Điều tra về mức chi tiêu (triệu đồng) ngẫu nhiên 160 SV ngoại tỉnh ở trường ĐHLH thu được bảng số liệu sau:

Chi tiêu

1

1,2

1,3

1,4

1,5

1,7

1,8

1,9

2

2,1

2,2

2,3

2,4

2,5

2,6

2,7

3

Số

SV

5

3

2

1

27

6

7

3

60

2

6

4

4

23

1

1

5

a) Hãy ước lượng mức chi tiêu trung bình hàng tháng của SV ngoại tỉnh trường ĐHLH?

b) Hiện nay tỷ lệ SV ngoại tỉnh của ĐHLH có mức chi tiêu là 1,4 triệu đồng/tháng khoảng 60%. Hãy kiểm tra khẳng định trên với mức ý nghĩa 5%?

Dụng ý của đề kiểm tra là kiểm tra hiệu quả của các biện pháp. Bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng của SV xác định các kiến thức cần thiết và vận dụng KN trong việc giải quyết các bài toán liên quan TT nghề KT.

Kết quả thu được trên các nhóm kiểm tra bài 2 TN sư phạm đợt 2 Bảng 4.5. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra bài 2 nhóm TN – ĐC

Xi

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tổng

Trung

bình

Phương

sai

TN

0

1

3

8

13

7

5

3

1

41

6.317

2.37

ĐC

1

3

6

14

12

6

3

0

0

45

5.400

1.88


Bảng 4.6. Bảng phân bố tần suất điểm kiểm tra bài 2 nhóm TN - ĐC


Xi

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Trung

bình

Phương

sai

TN

0.00

2.44

7.32

19.51

31.71

17.07

12.20

7.32

2.44

6.317

2.37

ĐC

2.22

6.67

13.33

31.11

26.67

13.33

6.67

0.00

0.00

5.400

1.88


35

30

25

20

15

10

5

0

Thực nghiệm Đối chứng

2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 4.3. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra bài 2 (TN sư phạm đợt 2)


So sánh điểm trung bình của hai nhóm

Đặt giả thiết H0: Điểm trung bình hai nhóm tương đương nhau.

Đối thiết H1 : Điểm trung bình nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (1 0,95)


XTN X ĐC 6,317 5, 4 0,917

T 2,9056

2

TN ĐC

2

S S

2,371,88

0,3156

nTN nĐC

41 45


T 2,9056 t0,05 1,664 nên giả thiết H0 bị bác bỏ. Vậy điểm trung bình

của nhóm TN cao hơn nhóm đối chứng.

Ta tiến hành kiểm định phương sai của nhóm TN và nhóm ĐC với giả thiết H0: sự khác nhau giữa phương sai của lớp TN và ĐC không có ý nghĩa

S 2

Do S 2 S 2 nên ta chọn tiêu chuẩn kiểm định F TN 1, 2606 .

S

TN ĐC 2

ĐC

Giá trị tới hạn Ftra trong bảng phân phối F ứng với mức 1 0,95 và

với các bậc tự do 40; 44 là 1,7. Ta thấy 1, 2606 1,7

hay F F: Chấp nhận giả

thuyết H0 tức là sự khác nhau giữa phương sai của lớp TN và ĐC không có ý nghĩa.

Từ các kết quả TN trên ta có nhận xét như sau:

+ Đánh giá định tính:

Về GV: Đã biết cách thiết kế và tổ chức DH theo ý tưởng mà luận án đề cập. Về SV: Đa số SV của nhóm tham gia TN sư phạm đều thống nhất ý kiến,

cho rằng: việc DH Toán theo hướng phát triển KNNN khối ngành KT, không chỉ giúp họ lĩnh hội kiến thức cơ bản, cốt lõi của môn học mà còn giúp họ lĩnh hội các kiến thức liên quan đến TT nghề nghiệp, rèn luyện KNNN. Điều này rất quan trọng đối với SV, bởi nó là nền tảng ban đầu cho hoạt động nghề KT của họ sau này. Ngoài ra, hơn 80% SV cho rằng các BPSP thực hiện trong TN sư phạm là hiệu quả, không chỉ ở việc giúp SV lĩnh hội được các kiến thức, phát triển các KNNN, mà còn góp phần phát huy tính tích cực học tập của SV, gia tăng khả năng hợp tác khi làm việc theo nhóm.

Như vậy, qua đánh giá định tính ta thấy các biện pháp đề ra trong luận án có hiệu quả và tính khả thi, nó làm cho SV hứng thú học tập, có trách nhiệm với việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023