học hơn. Kết quả TN cũng cho thấy đối với SV của lớp ĐC thường lúng túng không biết áp dụng lý thuyết vào giải quyết và họ luôn cho rằng môn Toán là môn học khó và ít có hứng thú học. Hơn thế nữa, họ còn hầu như không biết ý nghĩa của môn học đối với các môn chuyên ngành và ngành nghề mình đã chọn.
+ Đánh giá định lượng: SV của cả hai lớp TN và ĐC của đợt TN đều nghiêm túc làm bài kiểm tra. Tuy nhiên, với lớp đối chứng, quá trình DH các môn học chủ yếu vẫn là chú trọng tính hàn lâm, việc khai thác vận dụng kiến thức môn học vào TT nghề khối ngành KT còn hạn chế. Do đó, SV thực hiện các bài tập của bài kiểm tra di n ra chậm, còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ phần trăm SV đạt các điểm 3, 4, 5 cao hơn lớp TN. Đối với lớp TN, tình hình SV thực hiện các bài tập được cho dưới dạng một tình huống TT, TT nghề KT thường gặp tốt hơn nhóm đối chứng, tỷ lệ điểm 7, 8, 9,10 cao hơn lớp đối chứng.
Đa số SV của lớp TN sư phạm đã hiểu rõ ràng, sâu sắc hơn việc sử dụng các kiến thức Toán vào TT nghề khối KT, đặc biệt việc vận dụng các KN: sử dụng ngôn ngữ Toán, mô hình hóa các bài toán TT, giải quyết các bài toán TT… đều tốt hơn so với nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện các BPSP được đề xuất trong luận án đã tạo cho SV nhu cầu, thói quen, khả năng vận dụng các kiến thức Toán vào giải quyết các vấn đề TT, đặc biệt là TT nghề khối KT, qua đó hình thành và phát triển cho SV một số KNNN khối ngành KT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp TN sư phạm, chúng tôi tiến hành TN qua 2 đợt, với các kết quả thu được và các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra đã có cơ sở để rút ra các kết luận:
1) Các BPSP mà luận án đề xuất là khả thi trong quá trình DH Toán cho SV khối ngành KT ở trường ĐHLH và bước đầu có tính hiệu quả; đã góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho SV.
2) Các biện pháp và các kỹ thuật thực hiện đã đề xuất, không những tạo điều kiện cho SV lĩnh hội kiến thức môn học tốt mà còn giúp họ hình thành và phát triển các KNNN khối ngành KT, nó là nền tảng ban đầu cho các hoạt động nghề KT của họ sau này.
3) Qua việc thực hiện các hoạt động học tập theo kịch bản bài học theo hướng học trải nghiệm SV đã tích lũy được kinh nghiệm TT hoạt động nghề, hình thành và phát triển được một số KNNN khối ngành KT.
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Đích, Yêu Cầu, Nhiệm Vụ, Nguyên Tắc Tổ Chức, Nội Dung Thực Nghiệm
- Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Thực Nghiệm Các Biện Pháp Sư Phạm
- Thực Nghiệm Sư Phạm Đợt 2 (Từ Tháng 2 Đến Tháng 6 Năm 2017)
- Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra - 21
- Số Tín Chỉ: 3 (Lý Thuyết: 2, Bài Tập: 1) – Phân Bố Thời Gian: 15 Tuần
- Bộ Môn Phụ Trách: Bộ Môn Cơ Bản – Phòng Đào Tạo – Trường Đại Học Lạc Hồng
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
Qua đó cho thấy, học theo ý tưởng mà tác giả đề xuất chẳng những SV có được kiến thức môn học mà còn được rèn luyện KNNN và hướng vào đạt CĐR.
Như vậy, kết quả TN sư phạm minh chứng cho tính khả thi của các BPSP được đề xuất, có thể triển khai áp dụng với các điều kiện hoàn cảnh phù hợp, nhờ đó cũng chứng tỏ giả thuyết khoa học của luận án là chấp nhận được, các nhiệm vụ nghiên cứu chính đã hoàn thành.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu theo đề tài luận án tác giả đã thu được các kết quả chính sau đây:
1) Đã đề xuất được quan niệm về DH Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR; Đưa ra được quan niệm về KNNN; Đề xuất được hệ thống các KNNN có thể hình thành và phát triển thông qua DH các học phần Toán trong CTĐT khối ngành KT của các trường ĐH nhằm đáp ứng CĐR.
2) Thông qua việc điều tra thực trạng DH các học phần Toán ở trường ĐHLH, cho thấy sự cần thiết của việc hình thành và phát triển KNNN cho SV khối ngành KT trong DH các học phần Toán nhằm đáp ứng CĐR; Làm rõ được các nội dung Toán cần dạy cho SV; Làm rõ được mức độ cần rèn luyện với các KNNN.
3) Đề xuất được quy trình thiết kế DH theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR. GV ở trường ĐH có thể dựa theo quy trình này để thiết kế và tổ chức DH Toán cho SV khối ngành KT ở trường ĐH theo hướng hình thành và phát triển KNNN hiệu quả.
4) Đề xuất được 4 biện pháp cùng với các kĩ thuật nhằm DH Toán cho SV khối ngành KT ở trường ĐH theo hướng hình thành và phát triển KNNN. Bốn biện pháp được trình bày theo một cấu trúc thống nhất (mục đích, ý nghĩa của biện pháp, cách thức thực hiện biện pháp, minh hoạ cụ thể qua môn Toán).
5) TN sư phạm đã bước đầu minh họa tính khả thi và hiệu quả của những BPSP và cách thiết kế, tổ chức DH được đề xuất. Kết quả TN sư phạm bước đầu cho thấy các BPSP được đề xuất có tính khả thi và thu được kết quả tốt.
Từ những kết quả chính trên, có thể kết luận rằng giả thuyết khoa học là chấp nhận được, các nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận án đã hoàn thành, những đóng góp mới của luận án có thể triển khai, vận dụng trong thực tế DH Toán theo hướng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT ở trường ĐH nhằm đáp ứng CĐR theo tiếp cận CDIO. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo tốt về DH Toán cho GV và SV các trường ĐH có đào tạo khối ngành KT.
DANH MỤC CÁC C NG TR NH NGHIÊN CỨU Đ C NG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Trần Văn Hoan (2016), Thực trạng dạy học môn Toán Cao Cấp so với chuẩn đầu ra ở Trường Đại học Lạc Hồng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Bắc, số 6.
2. Trần Văn Hoan (2016), Một số biện pháp rèn luyện KN giải quyết vấn đề cho SV khối ngành KT thông qua DH TCC, Tạp chí Khoa học, ĐH Sư Phạm Huế, số 2.
3. Trần Văn Hoan (2016), Tiếp cận CDIO trong dạy học Toán Cao Cấp cho sinh viên kinh tế ở trường ĐHLH hướng đến đáp ứng chuẩn đầu ra, Kỷ yếu hội nghị toàn quốc Đại học Hoa Sen, Nhà xuất bản (NXB) ĐHQGHCM.
4. Trần Văn Hoan (2017), DH XSTK theo hướng đảm bảo CĐR cho SV khối ngành KT, Tạp chí Khoa học Đại học Quy Nhơn,Tập 11, số 1, 101 – 115.
5. Hoan Van Tran, Hang Thuy Nguyen (2017), Building integrated situations in the teaching of Probability and Statistics oriented to professional skills for economic majored students – case study at Lac Hong university Viet Nam, International Journal of Learning, Teaching and Educational Research, Vol 16, No. 4, 16-30, April.
6. Trần Văn Hoan (2017), Tiếp cận CDIO trong DH XSTK theo hướng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV KT ở Trường ĐHLH, Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về Didactic Toán, NXB ĐH Sư Phạm TPHCM.
7. Trần Văn Hoan (2018), Một số KNNN cần rèn luyện cho SV khối ngành KT thông qua DH các học phần Toán ở trường ĐHLH, Tạp chí Khoa học GD, Viện Khoa học GD Việt Nam, số 1.
8. Hoan Van Tran, Hang Thuy Nguyen (2018), Current Situation of Professional Skills for Students of the Economic Sector through Teaching Mathematics – Case Study at Lac Hong University Viet Nam, International Journal of Innovation in Science and Mathematics, Vol 5, Issue 2, 197-203, March.
9. Hoan Van Tran, Hang Thuy Nguyen (2018), Some Measures to Train Professional Skills through Mathematics Modules Cdio Approach to Meet Output Standards, International Journal of Innovation in Science and Mathematics, Vol 6, Issue 2, 77-83, March.
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đ ĐƯ C BÁO CÁO TẠI CÁC HỘI NGHỊ
1. Hội nghị XSTK toàn quốc lần thứ 5 “Nghiên cứu - Ứng dụng và Giảng dạy” – ĐH Đà Nẵng 2015.
2. Hội nghị Toán học Miền Trung – Tây Nguyên lần thứ I – 2015.
3. Hội nghị CDIO toàn quốc – Đại học Quốc Gia TPHCM 2016.
4. Hội nghị Toán học và Ứng dụng – Đại học Quảng Nam 2017.
5. Hội nghị Khoa học công nghệ toàn quốc – Đại học Hoa Sen 2017.
6. Hội nghị Quốc tế về Didactic Toán, lần thứ 6 – Đại học Sư Phạm TPHCM 2017.
7. Hội nghị Khoa học Nghiên cứu sinh – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Vũ Thị Phương Anh (2011), Về CĐR và các khái niệm liên quan, cập nhật 30/10/2011 trên trang mạng Giaoducvietnam. net; Nên hiểu CĐR như thế nào: Outcomes: Đầu ra hay Kết quả. cập nhật 04/11/2011 trên trang mạng Giaoducvietnam. net; Về “CĐR”: CĐR và việc thiết kế CTĐT, cập nhật ngày 09/11/2011 trên trang mạng Giaoducvietnam. net.
2. Trần Đính Ánh, Trần Văn Hoan (2010), Bài giảng TCC (Dành cho SV khối KT), Trường ĐHLH.
3. Trần Đính Ánh, Trần Văn Hoan (2010), Bài giảng XSTK (Dành cho SV khối KT), Trường ĐHLH.
4. Trần Nam Bình (2013), Vai trò của Toán trong KT, Viện ĐH New South Wales, Úc.
5. Bộ GD và Đào tạo (2010), Hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành đào tạo, Số: 2196 /BGDĐT-GDĐH.
6. Bộ GD và Đào tạo (2012), Kỉ yếu Hội thảo “Tập huấn quốc gia về phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV sư phạm qua hệ thống trường thực hành”, NXB GD Việt Nam.
7. Lê Thị Hoài Châu (2012), DH Xác suất - Thống kê ở trường phổ thông, NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
8. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển GD 2011 – 2020, Quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 16-6-2012, Hà Nội.
9. Phạm Văn Cường (2009), Rèn luyện kĩ năng DH Toán cho SV ngành GD tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm, Luận án tiến sĩ GD học, ĐH Sư Phạm Hà Nội.
10. Trần Việt Cường (2012), Tổ chức DH theo dự án học phần PPDH môn Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho SV khoa Toán, Luận án tiến sĩ GD học, Viện Khoa học GD Việt Nam.
11. Nguy n Thị Kim Dung và cộng sự (2015), Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề cho SV trong các trường ĐH Sư Phạm, NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
12. Vũ Anh Dũng (2010), Đề án xác lập cơ sở khoa học. thực tiễn và quy trình xây dựng CTĐT theo cách tiếp cận “CDIO” và áp dụng cho ngành KT Đối ngoại chất lượng cao tại ĐHQG Hà Nội, ĐH KT - ĐHQGHN.
13. Vũ Anh Dũng, Phùng Xuân Nhạ (2010), “Tích hợp CĐR theo cách tiếp cận CDIO vào đề cương môn học trong khung CTĐT”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về CDIO, ĐHQGHCM.
14. Vũ Anh Dũng, Phùng Xuân Nhạ (2012), “Đánh giá CĐR theo cách tiếp cận “CDIO” trong các môn học”, Kỉ yếu Hội nghị “CDIO” Toàn quốc, ĐHQGHCM, 23-24/8.
15. Vũ Thế Dũng, Trần Thanh Tòng (2008), Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với SV mới tốt nghiệp các ngành quản lý - KT: Ứng dụng phương pháp phân tích nội dung, Khoa Quản lí Công nghiệp – ĐH Bách Khoa TPHCM.
16. ĐHQGHCM (2009), Đề án “Thí điểm phương pháp tiếp cận CDIO tại ĐHQGHCM cho ngành Kỹ thuật Cơ khí tại Trường ĐH Bách khoa, nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và mở rộng áp dụng cho các ngành đào tạo khác, 2010 – 2017”.
17. ĐHQGHCM (2014), “Kết quả và thành quả 5 năm áp dụng CDIO tại ĐHQGHCM 2010 – 2014: Đào tạo theo CDIO: Từ thí điểm đến đại trà”.
18. ĐHQGHCM (2016), “Tài liệu hội nghị CDIO: Đào tạo theo CDIO: Đúc kết triển khai cho các ngành kỹ thuật và phi kỹ thuật giai đoạn 2010-2016”.
19. ĐHQGHN (2010), Hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở ĐH Quốc gia Hà Nội, HD số 3109/HĐ - ĐHQGHN tháng 10/2010.
20. F. N. Gonobolin (1971), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, tập 1, NXB GD Hà Nội.
21. Huỳnh Thị Thúy Giang, Nguy n Văn Nên (2016), “Áp dụng CDIO cho ngành kinh doanh quốc tế tại khoa KT đối ngoại, Trường ĐH KT - Luật: Lý do, cách thức triển khai và một số kết quả đạt được trong giai đoạn 2013 – 2016, Kỉ yếu Hội thảo “CDIO” Toàn quốc, ĐHQGHCM, 25/8.
22. Nguy n Thị Thu Hà (2014), DH Xác suất - Thống kê theo hướng tăng cường vận dụng vào thực tiễn cho SV khối ngành KT, kỹ thuật, Luận án tiến sĩ GD học, ĐH Sư phạm Hà Nội.
23. Hoàng Nam Hải (2013), Phát triển năng lực suy luận thống kê cho SV cao đẳng chuyên nghiệp, Luận án tiến sĩ GD học, Trường ĐH Vinh.
24. Nguy n Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy (2010), “Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp SV học tập chủ động và trải nghiệm đạt các CĐR theo CDIO”, Kỉ yếu Hội thảo CDIO, ĐH QGTPHCM.
25. Nguy n Thị Xuân Hạnh, Phạm Thị Thùy Trang (2016), “Những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận CDIO của khối ngành phi kỹ thuật tại Trường ĐH Thủ Dầu Một”, Kỉ yếu Hội thảo “CDIO” Toàn quốc, ĐHQGHCM, 25/8.
26. Phạm Thị Hồng Hạnh (2016), DH Xác suất - Thống kê cho SV ngành kế toán của các trường cao đẳng công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, Luận án tiến sĩ GD học, Viện Khoa học GD Việt Nam.
27. Nguy n Văn Hiến (2012), Bồi dưỡng năng lực khám phá cho SV trong DH TCC ở các trường cao đẳng khối KT - kỹ thuật, Luận án tiến sĩ GD học, Viện Khoa học GD Việt Nam.
28. Bùi Hiền, Nguy n Văn Giao, Nguy n Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển GD học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
29. Tạ Hữu Hiếu (2010), DH môn Thống kê toán học theo hướng vận dụng trong nghiên cứu khoa học cho SV các trường ĐH Thể dục Thể thao, Luận án tiến sĩ GD học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.
30. Trần Văn Hoan, Nguy n Văn Trung (2016), “Tiếp cận CDIO trong DH Xác suất – Thống kê cho SV KT ở Trường ĐH Lạc Hồng hướng đến đáp ứng CĐR”, Kỉ yếu Hội nghị “CDIO” Toàn quốc, ĐHQGHCM, 25/8.
31. Nguy n Dương Hoàng (2009), Tổ chức hoạt động DH bộ môn phương pháp dạy toán theo định hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng DH cho SV, Luận án tiến sĩ Khoa học GD, Trường ĐH Vinh.
32. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2006), Lí luận và DH ĐH, NXB Đại học Sư Phạm.