Một Số Biện Pháp Dạy Học Toán Theo Tiếp Cận Cdio Nhằm Đáp Ứng Chuẩn Đầu Ra


Minh hoạ về thiết kế bài học tự luận xin xem ở phụ lục 11. Minh hoạ về thiết kế bài học seminar xin xem ở phụ lục 12. Bước 4: Xây dựng các đánh giá

3.1.3. Hướng dẫn tổ chức dạy học

Hướng dẫn tổ chức dạy học tiết tự luận

+ Bước 1: GV nêu bài toán mở đầu

+ Bước 2: GV đặt câu hỏi cho SV trao đổi và trả lời

+ Bước 3: SV hệ thống các kiến thức theo hướng dẫn của GV

+ Bước 4: Cho các dạng bài tập áp dụng giải quyết bài toán thực ti n nghề

Hướng dẫn tổ chức dạy học tiết seminar

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập chuẩn bị ở nhà (dùng trong thời gian tự học), có hướng dẫn cách thực hiện chủ đề. Tiến trình seminar trên lớp như sau:

+ Bước 1: SV thuyết trình (20 phút)

+ Bước 2: GV và SV đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình, thảo luận, trả lời có định hướng của GV.

+ Bước 3: SV hệ thống các kiến thức chính của bài thông qua các câu trả lời, nêu bậc nội dung, công thức tính toán. Đây là quá trình học của cả tập thể lớp.

+ Bước 4: Nhóm vận dụng kiến thức để giải thích và giải bài toán ứng dụng.

GV bổ sung kết luận cho hoàn chỉnh.

3.1.4. Hướng dẫn đánh giá kết quả

Có 2 tiêu chí đánh giá: Định tính và định lượng

- Đánh giá định tính

+ Cách thức GV tổ chức dạy theo các bước đã xác định, kĩ năng sử dụng máy vi tính, tính linh hoạt xử lí các tình huống;

+ Mức độ hợp lí của việc sử dụng tiến trình đã đề xuất trong việc phát triển năng lực nhận thức, tư duy, giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của phương tiện hiện đại;

+ Không khí lớp học, tính tích cực của SV thể hiện qua thái độ học tập, trạng thái tâm lí biểu hiện trên nét mặt, tinh thần hăng say phát biểu, tích cực tham gia các hoạt động do GV tổ chức;


+ Mức độ hiểu bài của SV, thể hiện qua kĩ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức của SV khi trả lời các câu hỏi;

+ Sự phát triển các kĩ năng giải quyết vấn đề của SV, KN mô hình hóa thể hiện qua việc tham gia vào các bước trong tiến trình đề xuất.

- Đánh giá định lượng: Hiệu quả của tiến trình đã đề xuất được đánh giá thông qua điểm số các bài kiểm tra.

3.1.5. Kết luận

Để thực hiện bài dạy theo giáo án tiếp cận CDIO thì đòi hỏi người GV phải thực hiện các yêu cầu sau đây để hiểu rõ về cách thức dạy học này.

Bước 1: Hiểu được mục đích của dạy học theo tiếp cận CDIO là giúp đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp cho người học, cụ thể là đáp ứng CĐR về kiến thức, KN, thái độ, đặc biệt là các ứng dụng của kiến thức vào TT nghề và rèn luyện KN.

Bước 2: Nắm rõ CĐR của mỗi bài giảng về: Kiến thức, KN, thái độ, cơ hội hình thành và rèn luyện KN cho SV trong bài giảng.

Bước 3: Nắm rõ các bước của mô hình dạy học trải nghiệm theo CDIO, tương ứng với mỗi nội dung dạy học trong bài giảng tự luận thông thường được thực hiện như sau.

STT

Bước của mô hình

Công việc cần thực hiện


1

Kiến thức - kinh nghiệm

Nêu bài toán mở đầu

Đặt các câu hỏi gợi nhớ lại bài cũ có liên quan

Câu hỏi huy động kiến thức đã biết


2


Tư duy

Đặt câu hỏi gợi vấn đề

Hướng dẫn SV trao đổi từng cặp hoặc nhóm nhỏ

Có thể phát phiếu học tập cho SV hoàn thành theo

nhóm nhỏ


3


Học

Tổng hợp các câu trả lời của SV

Hướng dẫn SV trao đổi, phản biện câu trả lời giữa

các nhóm, các cá nhân

GV hướng dẫn SV đưa ra nội dung kiến thức mới từ

bài mở đầu


4


Áp dụng

GV đưa ra bài toán vận dụng mức độ đơn giản

GV đưa ra bài toán vận dụng mức độ cao hơn

Tổng kết và củng cố thông qua các bài tập áp dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra - 13


Chú ý: Mô hình này được vận dụng một cách linh hoạt và nhiều lần trong một bài dạy, ngoài việc hướng đến hình thành tri thức mới thông qua trải nghiệm thì ở phần áp dụng cũng nên sử dụng mô hình để SV có cơ hội rèn luyện các KN thông qua việc trải nghiệm giải quyết tình huống TT nghề.

Bước 4: Trong mỗi bước của mô hình có sử dụng các kĩ thuật từ những BPSP mà luận án đã đề xuất, vì vậy để có thể thực hiện được nhiệm vụ dạy học, người GV cần nắm rõ các biện pháp cũng như cách thực hiện các kĩ thuật của biện pháp một cách thành thạo.

Bước 5: Trong bài dạy theo giáo án tiếp cận CDIO, các phương pháp dạy học chủ động và trải nghiệm được sử dụng vào các bước của mô hình. Vì thế người GV cần hiểu rõ các phương pháp cũng như ưu khuyết điểm của từng phương pháp này, nhằm phát huy hiệu quả tối đa của mỗi phương pháp sử dụng.

Bước 6: GV cần hiểu rõ tiêu chí đánh giá về kiến thức, KN, thái độ trong bước 4 của giáo án, từ đó đánh giá được kết quả của SV so với CĐR đã đặt ra trong bài học.

Tóm lại, để có thể dạy được theo giáo án tiếp cận CDIO thì người GV cần hiểu rõ về yêu cầu và mục tiêu của dạy học theo tiếp cận CDIO, các kĩ thuật cũng như mô hình dạy học đã đề xuất. Điều này không chỉ giúp GV dạy được theo giáo án bài giảng tiếp cận CDIO một cách hiệu quả, mà còn giúp họ có thể soạn được bài giảng từ hướng dẫn về cách thiết kế bài học theo tiếp cận CDIO trong luận án.

3.2. Một số biện pháp dạy học Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra

3.2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp

Nguyên tắc 1: Các BPSP được đề xuất phải dựa vào các yêu cầu về nhân lực của xã hội đối với ngành KT, các nội dung nền tảng mà SV có thể đối mặt trong đời sống thực tế.

Nguyên tắc 2: Các BPSP đề xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn CDIO 7 về học tập trải nghiệm, tiêu chuẩn CDIO 8 về học tập chủ động. (Xin xem thêm ở phụ lục 9 và 10)


Nguyên tắc 3: Các BPSP đề xuất phải vừa sức để SV có thể tham gia vào quá trình giải quyết những vấn đề TT KT dẫn đến hình thành tri thức mới và rèn luyện các KNNN.

Nguyên tắc 4: Các BPSP phải đảm bảo tính kích thích hứng thú học tập của SV, nhằm phát huy tính tích cực và năng lực trí tuệ của SV.

Nguyên tắc 5: Các BPSP đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, đảm bảo CĐR cho SV khối ngành KT.

3.2.2. Một số biện pháp dạy học Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra

Trong phần này chúng tôi đề xuất các biện pháp DH Toán theo hướng rèn luyện các KNNN cho SV khối ngành KT, theo tiếp cận CDIO, ở trường ĐH và liên hệ giữa chúng.

3.2.2.1. Biện pháp 1: Giúp GV hiểu được nội hàm và các đặc trưng của DH theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR.

a. Mục đích của biện pháp: Giúp GV hiểu được nội hàm và các đặc trưng của DH theo tiếp cận CDIO, đồng thời xây dựng tiến trình giúp GV áp dụng vào dạy học một môn học trong CTĐT.

b. Cách thức thực hiện:

Theo kết quả đã trình bày ở chương 1 và mục 3.1.5, để DH Toán theo hướng rèn luyện các KNNN cho SV khối ngành KT, theo tiếp cận CDIO, ở trường ĐH thì GV cần hiểu được CĐR của CTĐT (đã cụ thể hóa theo tiếp cận CDIO) để xây dựng CĐR cho môn học mình đảm nhiệm, với các yêu cầu cụ thể về KNNN mà SV cần và có thể được hình thành, phát triển thông qua học tập môn học đó. Hơn nữa, GV cần biết cách thức thiết kế và tổ chức DH theo hướng giúp SV có thể hình thành và phát triển KNNN trong quá trình học tập môn học nhằm đáp ứng CĐR.

Như thế, để tiếp cận CDIO trong dạy học một môn học trong CTĐT thì GV cần phải thực hiện các công việc theo tiến trình sau đây:

Bước 1: Xây dựng CĐR môn học với các yêu cầu cụ thể về kiến thức và KNNN dựa vào đặc thù của môn học đó.


Bước 2: Tích hợp CĐR môn học với CĐR của CTĐT theo tiếp cận CDIO.

Bước 3: Đề xuất các BPSP với kĩ thuật cụ thể, sử dụng phương pháp dạy học chủ động và trải nghiệm theo CDIO nhằm giúp SV đạt được CĐR về kiến thức, hình thành và rèn luyện các KNNN.

Bước 4: Xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo tiếp cận CDIO dựa trên các BPSP, nhằm giúp SV đạt các CĐR về kiến thức và KNNN.

Bước 5: Đánh giá CĐR đạt được dựa trên kết quả quá trình học tập của SV.

Ví dụ. Để tiếp cận CDIO trong DH học phần TCC thì GV cần thực hiện tiến trình như sau.

Bước 1: Dựa vào các nghiên cứu lí luận và thực ti n, luận án đã đề xuất lựa chọn các nội dung kiến thức Toán cần trang bị và các KNNN cần rèn luyện cho SV khối ngành KT trong DH môn học TCC, theo tiếp cận CDIO. Từ các nội dung kiến thức và các KNNN cần rèn luyện đó, các CĐR của môn học TCC được thiết kế cụ thể theo mỗi nội dung kiến thức bao gồm các yêu cầu về: Kiến thức, KN và thái độ, được thể hiện chi tiết trong đề cương của môn học TCC (xin xem phụ lục 1).

Bước 2: Việc tích hợp CĐR môn học với CĐR của CTĐT theo tiếp cận CDIO được thực hiện thông qua đề cương của môn học TCC.

Bước 3: Luận án đã đề xuất 3 BPSP với các kĩ thuật cụ thể, sử dụng phương pháp dạy học chủ động và trải nghiệm theo CDIO nhằm giúp GV thiết kế và tổ chức DH Toán theo hướng rèn luyện các KNNN (xin xem mục 3.2).

Bước 4: Luận án đã đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm theo tiếp cận CDIO cho môn TCC nhằm giúp SV đạt các CĐR về kiến thức và KNNN (xin xem mục 3.1.2).

Bước 5: Việc đánh giá CĐR đạt được của SV được thực hiện xuyên suốt trong quá trình DH môn học, các CĐR được đánh giá, cũng như các cách thức đánh giá được thể hiện cụ thể trong đề cương chi tiết môn học TCC.

3.2.2.2. Biện pháp 2: Dạy học một số nội dung kiến thức mới thông qua xây dựng bài toán mở đầu liên quan đến KT.

Có thể hình dung về mục đích, ý nghĩa và cách thực hiện biện pháp này qua sơ đồ sau:



Phương pháp CDIO

- KN tư duy sáng

tạo

- KN tư duy phản

biện

- KN giải quyết vấn

đề

Dạy học một số nội dung kiến thức mới thông qua xây dựng bài toán mở đầu liên quan đến KT

Động não, suy nghĩ - từng cặp - chia sẽ


2.1. Nêu tình huống mở đầu đối một số nội dung giảng dạy


2.2. Đưa ra hệ thống câu

hỏi gợi ý

2.3. Tổ chức cho SV trao đổi

kết quả theo từng cặp hoặc nhóm nhỏ


Mục đích rèn luyện

Hình 3.1. Sơ đồ biện pháp 2

a. Mục đích của biện pháp: Biện pháp này góp phần rèn luyện các KN: Tư duy sáng tạo (KN3); Tư duy phản biện (KN4); Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong phân tích KT (KN9) ;

Ta biết rằng hướng đích và gợi động cơ là một trong những khâu quan trọng của quá trình DH nhằm kích thích hứng thú học tập cho người học, làm cho việc học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động. Việc khai thác các ví dụ thực tế trước khi trình bày kiến thức nhằm gợi động cơ mở đầu bằng cách xuất phát từ thực tế. Cách này hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tạo điều kiện để người học thực hiện tốt các hoạt động kiến tạo tri thức trong quá trình học tập về sau.

Hơn nữa, nếu trước một bài toán hay một tình huống cụ thể mà GV tạo tình huống có vấn đề để SV giải quyết thì họ phải tìm hiểu, suy nghĩ để nhận diện vấn đề; tìm cách giải quyết những vấn đề đó. Nhờ đó SV sẽ tự rút ra công thức, tự chứng minh định lí, ghi nhớ tích cực những vấn đề cần lĩnh hội, tự tìm ra cách giải hay và gọn những bài toán lí thuyết hay thực hành,… Kết quả là SV khám phá, chiếm lĩnh được kiến thức toán học và học được cách học.


b. Cách thực hiện biện pháp

Biện pháp này được thực hiện thông qua các kĩ thuật cụ thể như sau:

Kĩ thuật 2.1: Nêu tình huống TT mở đầu đối với một số nội dung giảng dạy các học phần Toán

Mục đích: Kích thích suy nghĩ SV về vấn đề đặt ra nhằm rèn luyện KN tư duy sáng tạo.

Trong giảng dạy môn học, mỗi nội dung kiến thức mới được trình bày bắt đầu bằng một tình huống hay một bài toán cụ thể liên quan đến KT. Việc phân tích tình huống thông qua các câu hỏi gợi vấn đề sẽ làm kích thích suy nghĩ của SV và giúp SV tự tìm ra các kiến thức, qua đó có thể tiếp thu d dàng, một số tình huống cụ thể như sau:

- Tình huống 1: DH ứng dụng hàm số và cực trị hàm số trong KT

GV nêu bài toán. Một hiệu sách mua sách từ nhà xuất bản với giá là 20 ngàn đồng/cuốn. Hiệu sách bán sách với giá là 30 ngàn đồng/cuốn, với giá bán này mỗi tháng sẽ bán được 120 cuốn. Hiệu sách có kế hoạch giảm giá để kích thích sức mua và họ ước tính rằng cứ mỗi 1 ngàn đồng được giảm đi trong giá bán thì mỗi tháng sẽ bán nhiều hơn 15 cuốn. Hãy biểu di n lợi nhuận hàng tháng của hiệu sách từ việc bán sách này bằng một hàm theo giá bán và tìm giá bán tối ưu?

- Tình huống 2 : DH phép toán nhân biến cố

GV nêu bài toán. Có hai lô hàng, mỗi lô có 10 sản phẩm, trong đó lô thứ i

i 2

phế phẩm (i

1, 2 ), còn lại là chính phẩm. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi lô hàng

ra 1 sản phẩm. Gọi Ai “Sản phẩm lấy ra từ lô hàng thứ i là phế phẩm”. Hãy dùng

A1, A2

để biểu di n các biến cố sau:

a) “Hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm”

b) “Hai sản phẩm lấy ra có một phế phẩm”

- Tình huống 3 : DH công thức xác suất đầy đủ - công thức Bayes

GV nêu bài toán. Có ba lô hàng mỗi lô có 20 sản phẩm, trong đó lô thứ i có

2

i phế phẩm ( i 1, 2, 3 ), còn lại là chính phẩm. Chọn ngẫu nhiên một lô hàng,

rồi từ lô hàng đó lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Tính các xác suất sau:


a) Hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm

b) Chọn được lô hàng thứ hai, biết rằng hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm

- Tình huống 4 : DH hệ phương trình tuyến tính ứng dụng trong KT

GV nêu bài toán. Công ty chế biến thực phẩm cần chế biến một loại thức ăn nhanh chứa đủ 3 loại dưỡng chất là Protein, Carbonhydrate và Fat. Chúng được lấy từ 3 loại thực phẩm: A, B, C. Số lượng dưỡng chất có trong 100g mỗi loại thực phẩm và nhu cầu của mỗi loại dưỡng chất được cho trong bảng sau:

Bảng 3.1. Bảng nhu cầu dưỡng chất


Dưỡng chất

Hàm lượng dưỡng chất

Nhu cầu (g)

A(g)

B(g)

C(g)

Protein

36

51

13

33

Carbonhydrate

52

34

74

45

Fat

0

7

1,1

3

Hãy tìm khối lượng mỗi loại thực phẩm A, B, C cần sử dụng để chế biến được một đơn vị thức ăn nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất đã đặt ra.

- Tình huống 5 : DH đại lượng ngẫu nhiên có phân phối Bernoulli

GV nêu bài toán. Một máy sản xuất ra một loại sản phẩm. Xác suất để một sản phẩm làm ra là phế phẩm là 0,1. Một đợt máy sản xuất ra 3 sản phẩm. Hãy lập bảng phân phối xác suất của số phế phẩm trong 3 sản phẩm máy sản xuất ra.

Kĩ thuật 2.2: Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý nhằm kích thích suy nghĩ, tính sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề của SV

Mục đích rèn luyện KN: Tư duy sáng tạo ; Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong phân tích KT.

Ví dụ các câu hỏi đối với những tình huống DH được đưa ra ở trên như sau :

- Tình huống 1: DH ứng dụng hàm số và cực trị hàm số trong KT

GV đặt ra các câu hỏi gợi ý sau :

1. Hãy xác định yêu cầu của bài toán trên?

Câu trả lời mong đợi (CTLMĐ): Tìm hàm lợi nhuận nhuận theo giá bán và xác định giá bán tối ưu.

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 20/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí