Mức Độ Cần Thiết Của Những Điều Kiện Sư Phạm Khi Giảng Viên Tiếp Cận Cdio Trong Dạy Học Theo Hướng Chủ Động Và Trải Nghiệm


Bảng 2.18. Mức độ hiểu và biết của GV trong việc vận dụng tiếp cận CDIO


Nội dung


Vấn đề

Mức độ

Biết

Hiểu

1

2

3

1

2

3


Nhận thức

Tiếp cận CDIO trong dạy học

0%

65,4%

34,6%

72,9%

27,1%

0%

CĐR khối ngành kinh tế theo

tiếp cận CDIO

0%

60,7%

39,3%

80,4%

19,6%

0%

CĐR môn Toán theo tiếp cận CDIO với các yêu cầu cụ thể

về KNNN


47,7%


47,7%


4,6%


86,9%


13,1%


0%

Các KNNN cần hình thành

và rèn luyện cho SV trong dạy học môn Toán


31,8%


62,6%


5,6%


60,7%


29,9%


9,4%

Học tập chủ động và trải

nghiệm

0%

62,6%

37,4%

40,2%

59,8%

0%

Những định hướng chính trong đổi mới PPDH theo hướng hình thành và rèn

luyện KNNN cho SV


1,8%


58,9%


39,3%


42,1%


50,5%


7,4%

Các phương pháp học tập chủ

động và trải nghiệm

0%

52,3%

47,7%

52,3%

39,3%

8,4%

Mục đích sử dụng của từng

PPDH chủ động

0%

67,3%

32,7%

50,5%

40,2%

9,3%

Ưu - nhược điểm của từng

PPDH chủ động

0%

57,0%

43,0%

33,6%

57,9%

8,5%

Các PPDH chủ động và trải

nghiệm trong môn Toán

0%

71,0%

29,0%

31,8%

57,9%

10,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra - 12

Kết quả cho thấy đa số các GV đã biết về CDIO, về CĐR môn học, về học tập chủ động và trải nghiệm, cũng như các phương pháp dạy học chủ động và trải nghiệm. Tuy nhiên, mức độ hiểu về các nội dung theo tiếp cận CDIO trong dạy học các học phần Toán còn khá hạn chế, đặc biệt là dạy học theo định hướng rèn luyện KNNN. Vì thế, muốn tiếp cận CDIO trong dạy học Toán cần có hướng dẫn cụ thể cho GV về các vấn đề kể trên.


2.2.5.2. Mức độ cần thiết của những điều kiện sư phạm khi giảng viên tiếp cận CDIO trong dạy học theo hướng chủ động và trải nghiệm

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã đặt câu hỏi đối với GV: Quý Thầy

/Cô vui lòng cho biết ý kiến đối với mỗi phát biểu trong bảng dưới đây về mức độ cần thiết của những điều kiện sư phạm khi tiếp cận CDIO trong dạy học theo hướng chủ động và trải nghiệm, với các phương án lựa chọn: 1-Hoàn toàn không cần thiết; 2-Không cần thiết; 3-Ít cần thiết; 4-Cần thiết; 5-Rất cần thiết. Chúng tôi thu được kết quả như ở bảng 2.19.

Bảng 2.19. Mức độ cần thiết của những điều kiện sư phạm


Nội dung

Vấn đề

Mức độ

1

2

3

4

5


Thái độ

Xây dựng các BPSP sử dụng các PPDH chủ động và trải nghiệm giúp SV hình thành và rèn luyện KNNN trong dạy

học Toán


0%


0%


0%


62.6%


37.4%

Mỗi biện pháp cần được xây dựng với các kĩ thuật và hướng dẫn thực hiện cụ thể nhằm giúp rèn luyện một số KNNN

nhất định cho SV


0%


0%


0%


52.3%


47.7%

Xây dựng mô hình thiết kế dạy học trải nghiệm môn Toán sử dụng phối hợp các BPSP giúp SV hình thành và rèn

luyện KNNN


0%


0%


0%


72.9%


27.1%

Cần có hướng dẫn cụ thể cho GV về

thiết kế và tổ chức dạy học theo mô hình trải nghiệm đối với môn Toán


0%


0%


0%


58.9%


41.1%

Hỗ trợ, hợp tác chuyên môn của Ban

giám hiệu và đồng nghiệp

0%

0%

0%

52.3%

47.7%

Các phương tiện dạy học để thực hiện

tốt các PPDH chủ động và trải nghiệm

0%

0%

0%

77.6%

22.4%

Kết quả cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng các BPSP, các kĩ thuật thực hiện biện pháp cũng như quy trình thiết kế và tổ chức dạy học, hướng dẫn thực hiện cụ thể cho GV nhằm thực hiện tiếp cận CDIO trong dạy học Toán cho SV khối ngành KT hướng đến đáp ứng CĐR.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua khảo sát thực trạng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT thông qua DH các học phần Toán theo tiếp cận CDIO giúp chúng tôi có được những kết luận sau đây:

Thứ nhất, về rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT thông qua DH các học phần Toán:

- GV, SV và cựu SV khẳng định vai trò quan trọng của các học phần Toán (TCC và XSTK) đối với khối ngành KT, nhất là rèn luyện các KNNN cho SV; một trong các yếu tố gây khó khăn cho SV khối ngành KT trong việc tìm việc làm thì yếu tố quan trọng nhất đó là do thiếu KNNN.

- Dựa vào kết quả khảo sát, cho phép chúng tôi đề xuất lựa chọn các nội dung kiến thức Toán cần thiết để trang bị cho SV nhằm đáp ứng việc học tập và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.

- Hiện tại mức độ đáp ứng của việc vận dụng các kiến thức Toán của SV khối ngành KT trong học tập và hoạt động nghề nghiệp chỉ ở mức bình thường, vì vậy để đảm bảo yêu cầu trong học tập và hoạt động nghề nghiệp thì cần tăng cường trang bị cho SV các nội dung Toán ứng dụng vào giải quyết tình huống thực ti n nghề.

- Mức độ hình thành và phát triển KNNN trong việc học tập các học phần Toán ở trường ĐHLH hiện tại chỉ ở mức trung bình. Cần tăng cường hơn nữa việc rèn luyện các KNNN cho SV trong thời gian tới thông qua các học phần Toán nói riêng và cả quá trình đào tạo nói chung.

- Khả năng vận dụng các KN có liên quan đến Toán trong học tập cũng như trong TT nghề của SV là chưa tốt, vì các KNNN được rèn luyện chưa nhiều trong quá trình DH các học phần Toán ở trường ĐHLH hiện nay.

- Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân và một trong những giải pháp là cần xác định các KNNN cụ thể và biện pháp rèn luyện chúng thông qua DH các nội dung Toán ở trường ĐHLH.

- Đa số các đối tượng khảo sát đều nhất trí với danh mục các KNNN được đề xuất và khẳng định SV có cơ hội được hình thành và phát triển các KNNN này thông qua DH các học phần Toán.


Thứ hai, về tiếp cận CDIO trong dạy học:

- Đa số GV đã biết về tiếp cận CDIO trong DH, tuy nhiên mức độ hiểu về các nội dung cần thực hiện để có thể DH còn hạn chế. Vì thế cần có những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện cho GV trong việc tiếp cận CDIO nhằm DH Toán đáp ứng CĐR.

- Đa số GV đều cho rằng để có thể tiếp cận CDIO trong DH môn Toán thì cần xây dựng các BPSP với các kỹ thuật cụ thể, đề xuất mô hình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm nhằm giúp SV đạt yêu cầu kiến thức, cũng như hình thành và rèn luyện các KNNN trong quá trình DH.

Như vậy, qua khảo sát cho thấy việc DH theo tiếp cận CDIO cho SV khối ngành KT là cấp thiết, nó phù hợp với thực tế giảng dạy tại trường ĐHLH. Các kết quả trên cũng là cơ sở thực ti n để chúng tôi xây dựng các BPSP và đề xuất mô hình thiết kế, tổ chức DH nhằm giúp SV đáp ứng CĐR về kiến thức và KN đã xây dựng.


CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP DẠY HỌC TOÁN THEO TIẾP CẬN CDIO NHẰM ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA‌

3.1. Thiết kế dạy học Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra

Ở phần trên chúng tôi đã làm rõ về DH Toán cho SV khối ngành KT nhằm đáp ứng CĐR, cụ thể là DH theo hướng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT. Tuy nhiên, phải thiết kế và tổ chức DH như thế nào để đảm bảo thực hiện được điều đó còn là câu hỏi chưa có câu trả lời xác đáng. Hơn nữa, từ các kết quả nghiên cứu về tiếp cận CDIO trong DH, chúng tôi đã đề xuất áp dụng các PPDH thích hợp, trong đó có mô hình học tập trải nghiệm, dựa trên mô hình Kolb, nhằm giúp SV đạt được các yêu cầu về KNNN trong CĐR [24].

Theo chúng tôi, nếu phối hợp các bước của “Chu trình Kolb” thì hiệu quả giảng dạy sẽ tốt hơn nữa. Do đó, luận án đã nghiên cứu đề xuất “Quy trình thiết kế và tổ chức DH Toán cho SV khối ngành KT theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR”.

3.1.1. Vận dụng chu trình Kolb thiết kế dạy học các học phần Toán cho sinh viên khối ngành kinh tế

a. Bước 1: Kiến thức và kinh nghiệm

GV nêu lên tình huống chứa đựng nội dung bài học, đặt ra những câu hỏi mang tính vừa sức để SV huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân (về toán học) để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Ví dụ (Bài toán mở đầu Công thức xác suất đầy đủ – Công thức Bayes) GV nêu bài toán. Có ba lô hàng mỗi lô có 20 sản phẩm, trong đó lô thứ i có

2

i phế phẩm ( i 1, 2, 3 ), còn lại là chính phẩm. Chọn ngẫu nhiên một lô hàng,

rồi từ lô hàng đó lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Tính các xác suất sau:

a) Hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm.

b) Giả sử hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm, khi đó hai phế phẩm này có khả năng được lấy từ lô hàng nào nhiều hơn ? Tại sao ?

b. Bước 2: Tư duy

GV cần chia lớp thành các nhóm nhỏ, tổ chức cho SV làm việc theo nhóm, khuyến khích trình bày ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, bảo vệ và phản bác. Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm xem như môi trường xã hội thu nhỏ, có sự


hiểu và tôn trọng lẫn nhau, nhờ đó giúp SV cởi mở hơn trong giao tiếp. Sau khi SV trong nhóm kết thúc cuộc trao đổi, thảo luận, GV mời đại diện nhóm trình bày ý kiến trước toàn lớp. Quá trình chia sẻ, phản hồi giữa các nhóm cứ như thế di n ra, GV lắng nghe qua đó nhận xét, đánh giá và khen ngợi.

Ví dụ. Những câu hỏi đặt ra cho SV sau tình huống trong giai đoạn kinh nghiệm cụ thể đã được SV chủ động chia sẻ theo nhóm, theo cặp trong giai đoạn này dưới vai trò tổ chức, điều khiển của GV. Ở các em đã xuất hiện những liên tưởng về các kiến thức của bài học trước: Quy tắc cộng, quy tắc nhân, công thức cộng, công thức nhân,…

1. Hãy xác định phép thử của bài toán ?

2. Phép thử thứ nhất (chọn một lô hàng) có bao nhiêu trường hợp xảy ra ?

3. Như vậy phép thử trên sẽ tạo thành các biến cố có tính chất gì ?

4. Có bao nhiêu trường hợp để biến cố ở câu a (biến cố A) xảy ra ?

5. Mỗi trường hợp A xảy ra có bao nhiêu giai đoạn ?

6. Sử dụng quy tắc cộng và quy tắc nhân hình thành công thức của P(A) ?

7. Phát biểu công thức trên ở dạng tổng quát?

8. Để trả lời yêu cầu ở câu b của bài toán, ta cần tính được các xác suất nào? Áp dụng công thức nào đã học ?

9. Hãy xác định các biến cố đề bài yêu cầu ?

10. Dựa vào các trường hợp đã tính A, hãy tìm kết quả cho P A1 , PA2 ?


A A


c. Bước 3: Học

Từ những kinh nghiệm vốn có về nội dung bài học, qua quá trình chiêm nghiệm, chia sẻ, phản hồi với bạn bè và thầy cô, SV cần có một khoảng thời gian nhất định để tương tác với giáo trình, tài liệu tham khảo và nghe giảng. Nhờ đó, SV sẽ hiểu được nguyên tắc chung của bài học và có khả năng di n đạt điều thu nhận được thành lời.

Ví dụ. Đối với bài toán trên, GV đặt câu hỏi để SV tổng hợp kết quả từ bài toán mở đầu, hình thành công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes, với nhiệm vụ sau:

Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập:


PHIẾU HỌC TẬP: C NG THỨC XÁC SUẤT ĐẦY ĐỦ - C NG THỨC BAYES

1. Hãy vẽ sơ đồ mô phỏng bài toán (các giai đoạn, các biến cố sơ cấp tạo thành sau mỗi phép thử,…):

2. Lập bảng các trường hợp và giai đoạn có thể xảy ra của biến cố A “Hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm” ở câu a:


Trường hợp 1

Mã hóa

Trường hợp 2

Mã hóa

Giai đoạn 1

…………..

………….

……………

………….

Giai đoạn 2

…………..

………….

……………

………….


3. Tính xác suất biến cố A:…………………………………………………………... 4. Tính xác suất câu b:……………………………………………………………….. 5. Trả lời câu hỏi ở câu b:…………………………………………………………….

GV đặt câu hỏi cho trường hợp phép thử thứ nhất tạo thành hệ đầy đủ có n biến cố, yêu cầu SV hình thành công thức tổng quát. Cuối cùng, GV củng cố bằng cách đặt câu hỏi: Khi nào sử dụng công thức xác suất đầy đủ, công thức Bayes? (phân biệt với công thức cộng, nhân, xác suất có điều kiện).

d. Bước 4: Áp dụng

Nội dung cơ bản của bài học đã được SV nắm bắt và thông hiểu, nhưng cần được áp dụng trong những tình huống mới. Vai trò của GV trong giai đoạn này là đặt các yêu cầu cao đối với SV để các em không chỉ hiểu nội dung bài học, có những kiến thức liên môn thông qua tình huống, mà còn chủ động vận dụng hiệu quả kiến thức đó trong TT nghề nghiệp.

Ví dụ (áp dụng). Với kiến thức về công thức xác suất đầy đủ - công thức Bayes, GV cho SV bài toán áp dụng TT nghề KT sau đây: Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường người ta đã phỏng vấn ngẫu nhiên 300 khách hàng về sản phẩm đó và thấy có 54 người trả lời “sẽ mua”, 146 người trả lời “có thể sẽ mua” và 100 người trả lời “không mua”. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ khách hàng thực sự sẽ mua sản phẩm tương ứng với những cách trả lời trên là: 70%; 30%; 1%.

a) Hãy đánh giá thị trường tiềm năng của sản phẩm đó.


b) Trong số khách hàng thực sự mua sản phẩm thì có bao nhiêu phần trăm trả lời “sẽ mua”.

Dựa vào các giai đoạn trong mô hình dạy học trải nghiệm cũng như TT DH và đặc thù các học phần Toán ở trường ĐHLH, chúng tôi cho rằng: GV cần có trách nhiệm thiết kế và tổ chức một chuỗi các tình huống trải nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến những trải nghiệm liên quan đến công việc trong tương lai của SV KT bằng cách xuất phát từ bất cứ giai đoạn nào của chu trình và được thực hiện trong hoặc ngoài lớp, tùy thuộc vào nội dung bài học, những điều kiện môi trường và đặc điểm tâm sinh lý, năng lực nhận thức, kinh nghiệm xã hội của SV.

Việc vận dụng mô hình DH trải nghiệm cải biên theo tiếp cận CDIO trong DH các học phần Toán sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho SV khối ngành KT một cách bền vững, vì vừa khuyến khích SV phát triển tư duy phê phán, tự định hướng cách thức giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định trong hoàn cảnh có liên quan đến bản thân nhằm nâng cao kết quả học tập môn học; vừa giúp các em tiếp cận sâu hơn về một chiến lược DH để hướng đến các ứng dụng có chất lượng trong hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.

3.1.2. Quy trình thiết kế dạy học các học phần Toán cho sinh viên khối ngành kinh tế

Dựa trên các vấn đề lí luận và thực ti n đã trình bày ở các phần trên, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế DH các học phần Toán cho SV khối ngành KT, theo các bước sau:

Bước 1: Xác định CĐR bài học

1. Kiến thức

2. Kỹ năng

3. Cơ hội hình thành và rèn luyện KN cho SV trong bài giảng

4. Thái độ

Bước 2: Tích hợp CĐR bài học vào CĐR môn học và CĐR CTĐT theo tiếp cận CDIO.

Bước 3: Thiết kế bài dạy kết hợp sử dụng các kĩ thuật của BPSP đề xuất,các phương pháp dạy học chủ động và trải nghiệm theo CDIO và tiến trình DH theo mô hình DH trải nghiệm gồm 4 bước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023