Phân Tích Kết Quả Kiểm Nghiệm Theo Phương Pháp Chuyên Gia


Chương 3

KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

3.1. Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá

Kiểm nghiệm và đánh giá nhằm xác định tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả của đề xuất quy trình và biện pháp dạy học môn Mạng Cung cấp điện trình độ cao đẳng định hướng phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn. Trên cơ sở đó kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đã đề ra.

3.2. Phương pháp kiểm nghiệm và đánh giá

3.2.1. Phương pháp chuyên gia

Trưng cầu ý kiến của các Nhà khoa học, GV có chuyên môn về lĩnh vực Giáo dục học, PPDH, các GV dạy chuyên ngành Điện, (Danh sách chuyên gia - phụ lục 4) thông qua việc trao đổi, gửi các tài liệu và phiếu trưng cầu ý kiến được soạn dưới dạng các câu hỏi đóng. Kết quả thu được, phân tích, đánh giá cả ở hai mặt định lượng và định tính.

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.2.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

TN tiến hành theo trình tự: thăm dò điều tra, khảo sát trình độ SV, cơ sở vật chất, triển khai chương trình TN, kiểm tra đánh giá kết quả và xử lý số liệu.

Tiến hành quá trình thực nghiệm:

- Dạy song song ở các lớp TN và ĐC cùng nội dung. Lớp TN dạy theo đề xuất của luận án, lớp ĐC dạy bình thường. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của SV ở các lớp TN và ĐC được áp dụng giống nhau.

- Trao đổi với GV dạy TN về ý tưởng trong từng bài cụ thể, nội dung, mục tiêu và cách thức tiến hành. Phân tích rò điểm khác với cách dạy thông thường, dự kiến với những khó khăn và cách giải quyết, chuẩn bị đầy đủ tư liệu, phương tiện, thiết bị dạy học cho thực nghiệm.

- Dự giờ dạy cả TN và ĐC, quan sát ghi chép hoạt động của GV và SV.


- Sau mỗi buổi học rút kinh nghiệm về việc thực hiện ý đồ thực nghiệm, bổ sung điều chỉnh tiến trình dạy học cho phù hợp và rút kinh nghiệm cho buổi học sau. Gặp gỡ, trao đổi SV để sơ bộ đánh giá định tính kết quả thực nghiệm.

Tiêu chí đánh giá trong thực nghiệm:

Cả đợt TN tổ chức kiểm tra đánh giá mỗi bài 1 lần. Lấy điểm đánh giá năng lực SV đạt được và điểm đánh giá kết quả học tập của mỗi SV được tính bằng tổng điểm trung bình mỗi lần kiểm tra đánh giá (trước - trong và cuối bài

dạy) theo công thức

ĐTB Đ1 2 Đ2 5 Đ3 3:10 . Tổng điểm trung bình của 11

bài kiểm tra là kết quả cuối cùng của mỗi SV.

Trong đó ĐTB: điểm trung bình, Đ1: điểm SV chuẩn bị trước buổi học hệ số 2; Đ2: điểm năng lực SV hệ số 5; Đ3: điểm sản phẩm thực hành hệ số 3.

Thang đo trong thực nghiệm sư phạm:

Tính điểm của thang đo theo Văn bản hợp nhất (2014) từ Quy chế 43 và thông tư 37 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Điểm không đạt: 0-3,9 thang điểm 10 tương đương điểm F= 0 thang điểm 4. Ở mức độ này SV không có được các kỹ năng cơ bản, rất khó khăn trong nhận thức và hành động. Sản phẩm thực hành kém. SV cần GV kèm cặp chi tiết.

- Điểm đạt được chia ra làm 4 mức độ sau:

+ 4,0-5,4 thang điểm 10 tương đương điểm D =1 thang điểm 4. Với mức độ này SV đã bước đầu hình thành kỹ năng cơ bản nhưng chưa đều, chưa hoàn chỉnh có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản phẩm. Sản phẩm thực hành đạt yêu cầu tối thiểu. SV cần GV giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể, thường xuyên.

+ 5,5-6,9 thang điểm 10 tương đương điểm C= 2 thang điểm 4. Mức độ này SV đã hình thành kỹ năng cơ bản nhưng chưa thật thành thạo, hiệu quả sản phẩm chưa cao. Sản phẩm thực hành đạt yêu cầu trung bình. SV cần GV giúp đỡ, hướng dẫn trong một số trường hợp cần thiết.


+ 7,0-8,4 thang điểm 10 tương đương điểm B =3 thang điểm 4. Mức độ này SV đã có ý thức chuẩn bị bài trước buổi thực hành, có kỹ năng cơ bản tương đối đều. Sản phẩm thực hành đạt mức khá nhưng mất nhiều thời gian. SV vẫn còn gặp vướng mắc và cần GV giúp đỡ, gợi ý.

+ 8,5-10 thang điểm 10 tương đương điểm A= 4 thang điểm 4. Mức độ này phản ánh SV đã chuẩn bị bài trước rất tốt, đã có những kỹ năng thành thạo, linh hoạt, có sáng tạo, dễ thích nghi mọi điều kiện. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao.

Để phân tích định lượng kết quả TN sư phạm sử dụng công cụ đánh giá theo phương pháp phân tích dữ liệu khoa học bằng phần mềm MS Excel.

Mô tả tóm tắt các bước tiến hành bằng phần mềm Excel được trình bày trong (Phụ lục 7).

3.2.2.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

a. Tài liệu thực nghiệm sư phạm

Để triển khai TNSP, tác giả chuẩn bị tài liệu sau:

- Các giáo án tiến hành TNSP do chính tác giả soạn; có trao đổi tập huấn cho GV từng trường và chỉnh sửa sau mỗi lần TNSP cho phù hợp với từng trường.

- Phiếu học tập, phiếu thăm dò ý kiến GV, SV, phiếu điều tra…

- Các đề kiểm tra dành cho nhóm TN và nhóm ĐC.

b. Nội dung kiểm nghiệm theo phương pháp thực nghiệm sư phạm

Nội dung 1: Điều tra và khảo sát ý kiến của các GV về các bài dạy TNSP

Ở cả 2 vòng TNSP, chúng tôi thiết kế các phiếu điều tra GV và SV về nội dung các giáo án đã soạn xem có phù hợp với mục tiêu DH không? Có thực sự truyền thụ được các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn cho SV không?

Nội dung 2: Tổ chức dạy học theo các giáo án đã soạn


Vòng 1: Tổ chức dạy TN với 2 bài gồm:

- Bài 1: Giảng dạy một bài tập nâng cao"Hiện tượng vầng quang điện và cách hạn chế hiện tượng vầng quang" – 1 tiết.

- Bài 2: Bài: “Nâng cao hệ số công suất cosφ" – 2 tiết. Vòng 2: Tổ chức dạy TN với 2 bài, gồm:

- Bài 1: Biên soạn một bài học ôn tập và ứng dụng các kiến thức đã học để GQVĐ: “ Trong một hộp kín, đưa ra ngoài 6 đầu dây, hãy xác định trong hộp là thiết bị hay máy móc gì?” – 1 tiết.

- Bài 2: “Nâng cao hệ số công suất cosφ" – 2 tiết.

c. Phương thức dạy học:

- Đối với nhóm TN: DH theo các giáo án đã soạn được trình bày ở chương 2.

- Đối với nhóm ĐC: DH theo các giáo án thông thường của GV theo phương pháp cũ.

- Phương tiện DH hai lớp như nhau

d. Kiểm tra đánh giá:

- Sau các tiết TN, tổ chức cho làm bài kiểm tra, chấm và phân tích kết quả.

- Quan sát hành vi của SV trong quá trình học tập.

e. Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm

- TNSP vòng 1: Được tiến hành trong học kì 1 năm học 2018 – 2019 (học kỳ 3 của khóa học) đối với một số SV cao đẳng Điện K9 thuộc Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng và SV cao đẳng Điện K12 của Trường cao đẳng Nghề Đà Lạt.

- TNSP vòng 2: Được tổ chức trong học kì 2, năm học 2018 – 2019 (học kỳ 2 của khóa học) đối với một số SV cao đẳng Điện K10 thuộc Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, Cao đẳng Nghề Đà Lạt và SV cao đẳng Điện K43 của Trường Cao đẳng Công nghệ Bảo Lộc.

3.3. Phân tích kết quả kiểm định và đánh giá

3.3.1. Phân tích kết quả kiểm nghiệm theo phương pháp chuyên gia

3.3.1.1. Phân tích kết quả đánh giá định lượng


Theo kết quả thu thập được từ phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia, tổng hợp các kết quả chọn phương án trả lời và tính theo % số chuyên gia lựa chọn, được các số liệu cụ thể về các mặt đánh giá như sau:

a. Tính mới và khả thi của đề xuất

(1) Tất cả các nội dung của cơ sở lý luận đều có tính mới: 86,6%.

(2) Tất cả quy trình và các biện pháp dạy học được đề xuất có tư tưởng tiến bộ, ý nghĩa thiết thực và có khả năng nâng cao chất lượng dạy học: 96,6%

(3) Khả năng vận dụng đề xuất để thiết kế các hoạt động của người dạy và người học cũng như sự phối hợp giữa hai hoạt động này được các chuyên gia đánh giá là thực hiện được ở mức tốt: 93,3%

(4) Đề xuất của đề tài có tác dụng giúp giảng viên dạy nghề phát triển năng lực thiết kế và triển khai bài dạy theo định hướng Phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn cho SV: 83,3%.

(5) Khả năng phát triển chương trình dạy học theo định hướng phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn cho SV các trường cao đẳng kỹ thuật: 90,0%

b. Đánh giá qua các bài dạy đã thiết kế theo đề xuất

Bài dạy nhằm phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn được đánh giá là:

(1) Phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ: phù hợp 100%.

(2) Nội dung giáo án chính xác về kiến thức: 100%.

(3) Giáo án áp dụng các biện pháp dạy học giúp SV nâng cao năng lực PH&GQVĐ thực tiễn: 90%.

(4) Giáo án được thiết kế với nội dung và tiến trình phù hợp với đối tượng SV: 96.6%.

(5) Dạy học với giáo án đã soạn nâng cao được năng lực tự học của SV: 90%.

(6) Giáo án áp dụng các biện pháp dạy học dễ dạy đối với GV: 90%. Kết quả trên đây cho thấy những nội dung đề xuất của đề tài là khả thi,

góp phần nâng cao chất lượng dạy học phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn cho SV các trường cao đẳng kỹ thuật.


3.3.1.2. Phân tích kết quả đánh giá định tính

Qua tiến hành gặp gỡ chuyên gia để trao đổi về mục đích lấy ý kiến, trao các tài liệu,... nhìn chung các ý kiến đánh giá có những điểm chung như sau:

- Dạy học theo định hướng phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn cho SV trong đào tạo nghề là đúng hướng, phù hợp với yêu cầu xã hội.

- Thiết kế các bài dạy theo định hướng phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn cho SV trong đào tạo nghề như đề xuất có tính khả thi, nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện để SV tích cực, tự lực, chủ động phát hiện và giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Để các GV có thể vận dụng được tốt các bài dạy theo định hướng phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn cho SV trong đào tạo nghề, cần phải tăng cường bồi dưỡng cho GV hiện có.

3.3.2. Phân tích kết quả theo phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.2.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1( Học kỳ I, năm học 2018 - 2019)

a. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm

Số lượng SV của các lớp trong hai nhóm ĐC&TN được trình bày ở Bảng 3.1. Sử dụng kết quả điểm thi khảo sát chất lượng đầu năm và bài kiểm tra trước khi dạy thực nghiệm, chọn ra SV nhóm TN và nhóm ĐC có kết quả học tập tương đương nhau của 2 trường: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng và Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt, cụ thể như Bảng 3.2.

Trường

Nhóm

Lớp

Số

HS

GV dạy

Tổng

HS

Trường CĐ KT-KT

Lâm Đồng

TN

CĐK9A

51


Nguyễn Bá Sơn

96

CĐK9B

45

ĐC

CĐK9C

50

97

CĐK9D

47

Cao đẳng

Nghề Đà Lạt

TN

CĐK12A

43


Nguyễn Mạnh Cường

88

CĐK12B

45

ĐC

CĐK12C

43

89

CĐK12D

46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 17

Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng SV của các nhóm ĐC và TN của hai trường


Nhóm TN&ĐC

của cả hai trường

Tổng số HS


X i


2


3


4


5


6


7


8


9


10

Nhóm TN

184

fi

7

8

9

48

47

34

25

4

2

Nhóm ĐC

186

fi

6

11

10

47

49

34

26

2

1

Bảng 3.2. Thống kê kết quả học tập của SV nhóm TN và ĐC trước khi TNSP


Đồ thị tần suất điểm bài kiểm tra

30%


25%


20%


15%


10%


5%


0%

0

1

2

3

4

5 6

Điểm

7

8

9 10

Lớp đối

chứng

Lớp thực nghiệm

Tỉ lệ

Đa giác đồ biểu diễn chất lượng học tập của 2 nhóm TN và ĐC như Hình 3.1:


Hình 3.1. Đa giác đồ về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC

Nhìn vào Hình 3.1 chúng ta thấy đỉnh của 02 biểu đồ gần ngang nhau điều này chứng tỏ chất lượng của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau.

Chúng tôi xử lí kết quả thống kê điểm bằng phần mềm SPSS cho kết quả thống kê như Bảng 3.3.

Để xác định sự khác nhau về điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC có ý nghĩa thống kê hay không, chúng tôi tiến hành kiểm định T-test. Giá trị Sig(P) thu được là 0,314 (số liệu tham khảo phụ lục 8) giá trị Sig(P) thu được đều lớn hơn 0,05 (mức ý nghĩa). Theo lý thuyết xác suất thống kê cho thấy sự


khác nhau về điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC là không có ý nghĩa. Như vậy, mức độ nhận thức ở cả hai nhóm TN và ĐC tương đương nhau.



Nhom_TN

Nhom_DC

Valid

184

186

N



Missing

2

0

Mean

5,92

5,85

Median

6,00

6,00

Mode

5

6

Std. Deviation

1,601

1,559

Minimum

2

2

Maximum

10

10

Bảng 3.3. Kết quả thống kê điểm ở các lớp thực nghiệm

b. Phân tích kết quả kiểm nghiệm và đánh giá vòng 1

Phân tích định tính:

Trong quá trình tiến hành TNSP, chúng tôi tham gia tất cả các tiết dạy TN và ĐC. Tiết học của lớp TN là tiết DH theo các bài dạy được thiết kế các theo giáo án riêng để giảng dạy, tiết học lớp ĐC dạy bình thường. Chúng tôi tiến hành quan sát, ghi chép các hoạt động chính của GV và SV. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành trao đổi với GV để rút kinh nghiệm và trao đổi với SV để kiểm tra sự hứng thú của họ khi được tham gia vào quá trình hình thành kiến thức. Đối với lớp TN, được dạy theo giáo án thiết kế riêng, với việc áp dụng các biện pháp giảng dạy nhằm phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn và việc DH theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Trong quá trình truyền thụ luôn quan tâm đến việc phân tích nguồn gốc của các kiến thức thực tiễn, đồng thời thiết kế các chuyên đề để SV tự học và hợp tác để tự hình thành và tự chiếm lĩnh kiến thức. Đối với lớp ĐC, chúng tôi tổ chức DH theo PP truyền thống đối với môn Mạng cung cấp điện là học trong lớp bình thường. Qua quá trình TNSP, chúng tôi nhận thấy các tiến trình DH được soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế DH. SV tích cực thảo luận chiếm lĩnh

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí