- Khi cần thiết áp dụng hình phạt đối với bị cáo là NCTN phạm tội Toà án phải xuất phát từ nguyên tắc quyết định hình phạt chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về thân nhân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
- Xác định một mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo [20, Điều 69].
Những quy định về hình phạt được áp dụng đối với NCTN phạm tội thể hiện rò đường lối nhân đạo trong xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm. Hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với họ là tù có thời hạn. Song theo quy định tại Điều 74, 75 BLHS năm 1999 thì mức hình phạt tù được giảm nhẹ đáng kể so với người đã thành niên phạm tội và việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội được áp dụng có lợi cho NCTN.
Xác định một mức hình phạt cụ thể đối với NCTN phạm tội ngoài việc tuân thủ triệt để các quy định riêng trên đây còn phải căn cứ vào các nguyên tắc chung của BLHS về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thân nhân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS quy định tại Điều 45, 46, 48 BLHS. Có như vậy việc xác định một mức hình phạt cụ thể cho NCTN phạm tội của Toà án mới đảm bảo chính xác, khoa học và đúng pháp luật.
- Tổng hợp hình phạt trong trường hợp NCTN phạm nhiều tội. Việc tổng hợp hình phạt trong các trường hợp này được thực hiện theo quy định chung tại Điều 50 BLHS năm 1999. Trong trường hợp có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi thì áp dụng quy định tổng hợp hình phạt tại Điều 75 BLHS năm 1999.
Bên cạnh việc quyết định TNHS đối với NCTN phạm tội, Toà án còn phải quyết định trách nhiệm dân sự trong cùng bản án hình sự.
Ngoài quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân NCTN theo độ tuổi, khi ADPL để giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự đối với NCTN phạm tội, Toà án còn phải căn cứ vào những quy định khác về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng được quy định từ Điều 609 đến 633 BLDS năm 1995 hoặc từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005 để quyết định.
Như vậy, việc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội được BLHS quy định, cũng như các QPPL nội dung quy định về trách nhiệm dân sự của NCTN trong BLDS là nét đặc thù trong hoạt động ADPL của Toà án khi xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội.
1.2. Quy trình áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá - 2
- Khái Niệm Áp Dụng Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Của Tòa Án Nhân Dân
- Đặc Điểm Áp Dụng Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Của Tòa Án Nhân Dân
- Giai Đoạn Lựa Chọn Quy Phạm Pháp Luật Áp Dụng Đối Với Bị Cáo
- Các Điều Kiện Bảo Đảm Áp Dụng Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Của Tòa Án Nhân Dân
- Thực Hiện Đầy Đủ Và Chặt Chẽ Các Thủ Tục Tố Tụng Trong Xét Xử Các Vụ Án Hình Sự Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Qui trình áp dụng pháp luật là một là một quá trình phức tạp với sự tham gia, phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quá trình này được xác định gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau có mối liên hệ chặt chẽ, giai đoạn trước là tiền đề, cơ sở cho giai đoạn sau.
Giai đoạn 1: Phân tích, đánh giá các tình tiết khách quan, hoàn cảnh, điều kiện của vụ việc được xem xét
Giai đoạn 2: Lựa chọn qui phạm pháp luật và phân tích làm rò nội dung, ý nghĩa của QPPL đối với trường hợp cần áp dụng
Giai đoạn 3: Ra văn bản ADPL
Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.
Dựa vào lý luận về phân chia các giai đoạn của ADPL nói chung, có thể vận dụng để nghiên cứu về các giai đoạn của qui trình áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội của Tòa án. Hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội của Tòa án là rất phức tạp, các vụ việc thực tế lại rất đa dạng và không giống nhau. Việc ADPL là quá trình đồng thời áp dụng qui phạm pháp luật
hình thức và quy phạm pháp luật nội dung. Tuy nhiên mục đích chính của ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của Tòa án là ra văn bản ADPL, bằng bản án hình sự sơ thẩm quyết định trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự đối với bị cáo. Thực tế trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, Tòa án có thể không đi đến bản án hình sự sơ thẩm mà bằng các văn bản ADPL khác giải quyết vụ án. Chẳng hạn, việc Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án mà không cần mở phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, phần lớn các vụ án được giải quyết theo trình tự tố tụng đều đi đến phiên tòa xét xử và ra bản án áp dụng pháp luật của Tòa án, bởi lẽ các giai đoạn tố tụng trước đó là điều tra, truy tố cũng đều hướng tới mục tiêu đưa các bị cáo ra trước Tòa án để xét xử và phán xử các bị cáo bằng một bản án. Đây mới là quy trình đầy đủ và thông thường của hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm về hình sự nói chung. Việc phân chia các giai đoạn ADPL trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội là dựa vào qui trình đầy đủ đó; đồng thời dựa trên tiêu chí áp dụng các qui phạm nội dung. Quy trình áp dụng pháp luật xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của Tòa án không phải là một qui trình riêng biệt mà là qui trình áp dụng pháp luật chung trong xét xử sơ thẩm về hình sự nhưng được thực hiện phù hợp theo những qui định, nguyên tắc đặc thù của áp dụng pháp luật với đối tượng bị áp dụng là NCTN phạm tội. Theo đó có thể phân thành các giai đoạn cụ thể sau:
1.2.1. Giai đoạn thụ lý, nghiên cứu hồ sơ vụ án đánh giá về thủ tục tố tụng và chứng cứ
Giai đoạn này được coi là giai đoạn mở đầu trong quá trình áp dụng pháp luật của Tòa án để giải quyết vụ án theo thủ tục xét xử sơ thẩm. Nó không đồng nhất với các giai đoạn (hay các bước) của hoạt động xét xử kế tiếp nhau. Như: Chuẩn bị xét xử, xét xử tại tòa… mà là một giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật. Có thể thấy việc đánh giá về tính chất hợp pháp, đúng
đắn của thủ tục tố tụng cũng như đánh giá về giá trị chứng minh của chứng cứ diễn ra ở tất cả các giai đoạn của hoạt động xét xử, cả giai đoạn chuẩn bị xét xử và xét xử tại phiên tòa. Theo lý luận chung về áp dụng pháp luật thì đây là giai đoạn phân tích đánh giá các tình tiết khách quan, hoàn cảnh, điều kiện của vụ việc được xem xét.
Chính vì lẽ đó BLTTHS năm 2003 không qui định cụ thể việc thụ lý hồ sơ vụ án hình sự. Tuy nhiên, thực tế hoạt động tố tụng bao giờ cũng diễn ra việc Tòa án tiếp nhận hồ sơ kèm theo văn bản truy tố của Viện kiểm sát chuyển đến. Việc tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dòi (sổ thụ lý) là những hành vi tố tụng ban đầu có ý nghĩa quan trọng cho công tác chuẩn bị xét xử của Tòa án. Vì vậy, mặc dù luật không qui định nhưng việc tiếp nhận hồ sơ vào sổ thụ lý của Tòa án được liên ngành tư pháp Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao qui định và hướng dẫn như một trình tự thủ tục bắt buộc. Theo thông tư liên ngành số 07/TTLN ngày 15/9/1990 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, khi nhận hồ sơ từ Viện kiểm sát chuyển sang, cán bộ Tòa án nhận hồ sơ (thông thường là thư ký Tòa án) phải kiểm tra các bút lục trong hồ sơ, vật chứng (nếu có), đặc biệt phải chú ý xem có biên bản về việc kiểm sát đã giao bản cáo trạng cho bị can chưa. Về nguyên tắc, Viện kiểm sát phải hoàn tất thủ tục giao nhận cáo trạng cho các bị can bị truy tố trong vụ án trước khi chuyển hồ sơ cho Tòa án. Tuy nhiên nếu Viện kiểm sát gặp khó khăn trong việc giao nhận cáo trạng vì có bị can tại ngoại hoặc có bị can tạm giam ở xa (hay chịu án) thì Tòa án vẫn nhận hồ sơ vụ án nhưng chưa vào sổ thụ lý vụ án. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ mà Viện kiểm sát không hoàn tất thủ tục giao nhận cáo trạng thì Tòa án trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát vì lý do chưa hoàn thành thủ tục tố tụng.
Tuy nhiên việc thực hiện theo thông tư số 07/TTLN trên đây đã không tránh khỏi nhiều trường hợp hồ sơ vụ án chưa hoàn thành thủ tục tố tụng (giao
bản cáo trạng cho bị can) bị trả đi trả lại mà Tòa án không thể thụ lý giải quyết được. Mặt khác, qui định của thông tư không phù hợp với các qui định của BLTTHS, về thời hạn tố tụng cũng như yêu cầu đảm bảo thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố. Theo qui định của BLTTHS năm 2003 thì trong giai đoạn thời hạn 3 ngày kể từ ngày có quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải giao bản cáo trạng cho bị can (Điều 166). Nếu Tòa án không thụ lý, chỉ ghi sổ theo dòi mà lưu giữ hồ sơ 15 ngày thì thời hạn này nằm ngoài qui định pháp luật và kéo dài thời hạn giải quyết vụ án.
Chính vì vậy Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 đã hướng dẫn thực hiện: Khi Tòa án nhận hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển đến, người nhận hồ sơ phải đối chiếu bản kê tài liệu và các tài liệu có trong hồ sơ xem đã đầy đủ hay chưa; kiểm tra bản cáo trạng xem đã được giao cho bị can theo đúng qui định chưa. Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án chưa đầy đủ so với bản kê tài liệu hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can, thì không nhận hồ sơ vì chưa đúng qui định của BLTTHS. Nếu tài liệu có trong hồ sơ đầy đủ theo bản kê và bản cáo trạng đã được giao cho bị can, thì Tòa án nhận và vào ngay sổ thụ lý hồ sơ vụ án. Sau khi hồ sơ vụ án được thụ lý, Chánh án Tòa án phân công ngay Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa. Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phải xem xét tài liệu, chứng cứ để có được bản án chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Khi nhận hồ sơ vụ án thì Tòa án phải nhận cả vật chứng của vụ án được chuyển giao cùng hồ sơ. Thư ký hay cán bộ Tòa án được giao nhiệm vụ nhận hồ sơ phải kiểm tra kỹ lưỡng các bút lục được đánh số trong hồ sơ, đối chiếu với bản kê (mục lục) tài liệu kèm theo hồ sơ, vào sổ và ghi sổ thụ lý vụ án. Trong trường hợp nếu Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung thì Tòa án xóa sổ thụ lý, khi Viện kiểm sát hoàn tất việc điều tra bổ sung và chuyển lại hồ sơ, thì Tòa án thụ lý lại toàn bộ vụ án. Trong quá trình xét xử
khi Tòa án nghiên cứu hồ sơ để ADPL là hoạt động cụ thể nhằm thông qua thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Việc nghiên cứu hồ sơ sẽ giúp Thẩm phán, Hội thẩm được phân công giải quyết vụ án hiểu biết kỹ lưỡng về thủ tục tố tụng và nội dung vụ án để tìm ra phương hướng giải quyết và đi đến ADPL đúng đắn. Theo qui định tại Điều 176 BLTTHS năm 2003, sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ để tìm ra các lý lẽ, chứng cứ buộc tội và gỡ tội để phán quyết khách quan, chính xác, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của người tham gia tố tụng và tiến hành các việc cần thiết khác cho việc mở phiên tòa. Theo qui định tại điều 39 BLTTHS Thẩm phán được phân công xét xử vụ án hình sự có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa; Theo qui định tại Điều 40 Hội thẩm được phân công xét xử vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. Đây là cơ sở pháp lý đồng thời là những yêu cầu đặt ra trong hoạt động XXHS nói chung, xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội nói riêng nhằm đảm bảo cho Tòa án tiến hành áp dụng pháp luật. Thẩm phán chỉ có thể nghiên cứu hồ sơ vụ án mới xác định được có đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử hay phải ra các quyết định khác như: trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Việc nghiên cứu hồ sơ còn giúp cho Thẩm phán, Hội thẩm xây dựng được kế hoạch xét hỏi và những việc cần thiết khác để mở phiên tòa. Việc nghiên cứu hồ sơ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản là: Toàn diện, đầy đủ, theo trình tự hợp lý. Qua đó tổng hợp tài liệu, chứng cứ xác định tính hợp pháp hay không của quá trình điều tra thu thập chứng cứ trước đó, việc áp dụng các qui định về thủ tục tố tụng có đảm bảo hay không, cần dự liệu xem xét các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa để người Thẩm phán luôn trong thế chủ động khi điều khiển phiên tòa.
Trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án có NCTN phạm tội việc nghiên cứu hồ sơ vụ án phải xác định được những vấn đề cơ bản sau:
- Vụ án có thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án (đã thụ lý) hay không; có cần tách nhập vụ án không?
- Những yêu cầu về thủ tục tố tụng đặc biệt đối với NCTN phạm tội có đảm bảo theo đúng qui định hay không.Về thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố đã đầy đủ và đúng qui định chưa. Ví dụ như phải xem xét trong giai đoạn điều tra, truy tố đã đảm bảo qui định về quyền bào chữa cho NCTN phạm tội và người đại diện hợp pháp của họ; đảm bảo việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức nơi người chưa thành niên phạm tội học tập, lao động và sinh sống;
- Việc cần thiết áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Trong đó chú ý tới việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam trên cơ sở đảm bảo qui định về việc bắt, tạm giữ, tạm giam NCTN phạm tội theo qui định tại Điều 303 BLTTHS năm 2003 [22, Điều 305, 306].
- Ngoài ra, trong thời gian chuẩn bị xét xử cũng cần phải xem xét đã có đủ tài liệu, chứng cứ xác định sự thật khách quan của vụ án chưa, hành vi của bị can, bị cáo có cấu thành tội phạm hay không, hành vi nguy hiểm cho xã hội của NCTN đã đủ độ tuổi chịu TNHS theo qui định tại Điều 12 BLHS chưa? Có thể miễn TNHS cho NCTN phạm tội theo qui định tại Khoản 2 Điều 69 BLHS không? Có xác định được nguyên nhân và điều kiện phạm tội không?
- Có vật chứng, tang chứng nào cần xử lý trước khi xét xử hay không?
- Việc định tội, viện dẫn pháp luật để áp dụng trong bản cáo trạng đã đúng chưa?
- Việc đưa vụ án ra xét xử đã có căn cứ chưa hay cần trả hồ sơ lại để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án?
- Nếu đưa vụ án ra xét xử thì xét xử trong quãng thời gian nào và địa điểm tại đâu? Vụ án xét xử công khai hay phải xét xử kín?
- Cần phải triệu tập những ai tham gia tố tụng tại phiên tòa khi đưa vụ án ra xét xử?
Vậy trong thời gian chuẩn bị xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải nghiên cứu hồ sơ như thế nào? Việc xem xét đánh giá chứng cứ đã thu thập trong hồ sơ vụ án là việc làm quan trọng trước khi phiên tòa được mở ra của người Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Đây là hoạt động tư duy pháp lý do đó đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm phải có kiến thức pháp luật và hiểu biết thực tế sâu sắc, toàn diện, có khả năng tổng hợp và khái quát toàn bộ diễn biến của vụ án, có những kế sách và dự kiến tình huống theo diễn biến của phiên tòa. Trên cơ sở đánh giá chứng cứ qua hoạt động nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán, Hội thẩm phát hiện những vấn đề còn mâu thuẫn hoặc còn thiếu chứng cứ để cân nhắc giữa việc đưa vụ án ra xét xử với việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu qua đánh giá chứng cứ xác định chưa đủ điều kiện đưa vụ án ra xét xử thì căn cứ vào điều 179 BLTTHS để quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu qua đánh giá chứng cứ xác định đủ điều kiện đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán, Hội thẩm phải dự kiến và lập phương án thẩm vấn tại phiên tòa. Việc đánh giá chứng cứ phải đáp ứng yêu cầu qui định tại Điều 66 BLTTHS là: Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực, liên quan đến vụ án hình sự [22]. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS qui định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác định hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Chứng cứ không chỉ được cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập trong quá trình điều tra, truy tố mà còn được Tòa án thu thập trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trên cơ sở đảm bảo đúng qui định của BLTTHS. Việc Tòa án có thể thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hay chính tại phiên tòa trong nhiều trường hợp bị cáo, người bị hại, người bào chữa… xuất trình nhiều tài liệu, đồ vật có giá trị chứng minh đối với vụ