Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 1


Dự Án Phát Triển Giáo Viên Tiểu Học


GIÁO TRÌNH


Dạy Học Lớp 5 Theo Chương Trình Tiểu Học Mới


Ebook.moet.gov.vn, 2008

TIẾNG VIỆT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

A. Tổng quan về tiểu mô-đun


Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 1

1. Mục tiêu của tiểu mô-đun

Học xong tiêu mô đun này, học viên cần đạt được:

1.1 Kiến thức

Trình bày những điểm mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5.

1.2. Kĩ năng

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết đã có để giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 theo hướng đổi mới PPDH, tổ chức hoạt động học tập của học sinh một cách có hiệu quả.

- Ra được các đề kiểm tra, đánh giá (kiểu trắc nghiệm và tự luận) môn Tiếng Việt.

1.3. Thái độ

Tâm đắc với những đổi mới trong chương trình, SGK Tiếng Việt lớp 5. Có ý thức tìm tòi, sáng tạo, chủ động, tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.


2. Cấu trúc của tiểu mô đun

2.1. Các chủ đề:

- Chủ đề 1 (phần chung): Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học trong SGK Tiếng Việt 5 - (5 tiết)

Bao gồm các nội dung sau :

+ Những đổi mới về mục tiêu, quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5.

+ Nội dung dạy học trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới.

+ Phương pháp dạy học SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới.

- Chủ đề 2 : Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tập

đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 5 - (5 tiết) Bao gồm các nội dung sau :

+ Những điểm kế thừa và đổi mới về ND phân môn TĐ trong SGK Tiếng Việt lớp 5.

+ Trao đổi về PP, biện pháp dạy học; quy trình, hình thức tổ chức dạy phân môn TĐ phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

+ Soạn và giảng dạy một bài TĐ đạt hiệu quả.

- Chủ đề 3 : Nội dung và phương pháp dạy Chính tả trong SGK Tiếng Việt 5 - (3

tiết)


Bao gồm các nội dung sau :

+ Những đổi mới về ND phân môn Chính tả trong SGK mới.

+ Trao đổi về PP, BP, hình thức tổ chức dạy học Chính tả phát huy tính tích cực, chủ

động của HS.

- Soạn và giảng dạy một bài chính tả đạt hiệu quả.

- Chủ đề 4 : Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học phân môn Luyện từ &câu trong sách Tiếng Việt 5 - (5 tiết)

Bao gồm các nội dung sau :

+ Những đổi mới ND phân môn LT&C theo SGK lớp 5.

+ Những PP, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học một số loại bài LT&C nhằm phát huy tính tích cực của HS trong giờ học.

- Vận dụng PP phát huy tính tích cực của HS để biên soạn và giảng dạy một bài cụ

thể.

- Chủ đề 5 : Nội dung và phương pháp dạy 3 kiểu bài tập kể chuyện trong SGK

Tiếng Việt 5 - (5 tiết)

Bao gồm các nội dung sau :

+ Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên

lớp.


gia.


+ Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc.

+ Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham


+ Soạn và giảng dạy một kiểu bài KC đạt hiệu quả.

- Chủ đề 6 : Những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy phân môn Tập

làm văn trong sách Tiếng Việt lớp 5 - (5 tiết) Bao gồm các nội dung sau :

+ Những điểm đổi mới về ND phân môn TLV theo SGK lớp 5.

+ Những PP, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học TLV nhằm phát huy tính tích cực của HS.

- Soạn và giảng dạy một bài TLV đạt hiệu quả.

- Chủ đề 7 : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5 - (2 tiết)


Bao gồm các nội dung sau :

+ Nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS theo SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới?

+ ưu điểm, nhược điểm của kiểu đề tự luận và trắc nghiệm khách quan.

- Vận dụng:

+ Phân tích một đề kiểm tra biên soạn theo kiểu trắc nghiệm khách quan để hiểu kĩ thuật biên soạn đề.

+ Thực hành biên soạn một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan thể hiện quan điểm tích hợp (kiểm tra đồng thời kĩ năng đọc - hiểu, kiến thức về từ và câu, quy tắc chính tả).


2.2. Cách thức triển khai từng chủ đề

Các chủ đề được triển khai theo mô hình sau : 1/ Mục tiêu của chủ đề

2/ Nguồn : Các tài liệu mà người học cần phải có khi học chủ đề.

3/ Quá trình : Hệ thống các hoạt động mà người học phải thực hiện để đạt được mục tiêu của chủ đề.

4/ Sản phẩm : Dự kiến các sản phẩm mà người học cần làm được sau khi học xong chủ đề.

3. Phương pháp học tập tiểu mô-đun

- Nghiên cứu tài liệu, xem băng hình.

- Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi đặt ra trong mỗi chủ đề, các câu hỏi đồng nghiệp đặt ra. Làm các bài tập thực hành theo yêu cầu.

- Chú trọng các phương pháp và hình thức tổ chức học tập tích cực, phù hợp với từng yêu cầu và tình huống:

+ Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc cả lớp.

+ Nêu ý kiến riêng, sáng kiến, kinh nghiệm; trao đổi, tranh luận cùng đồng nghiệp về những ý kiến, sáng kiến, kinh nghiệm đó, về nội dung học tập, về băng hình vừa xem, về thực tiễn giảng dạy...

+ Thực hành dạy - thể hiện các giáo án đã soạn; trao đổi về bài dạy.


B. triển khai tiểu mô đun (30 tiết)


Chủ đề 1 (Phần chung)

những đổi mới về nội dung, Phương pháp Dạy Học trong SGK Tiếng Việt lớp 5 (5 tiết)

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên cần:

1. Về kiến thức: Hiểu rõ mục tiêu giáo dục của môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới; quan điểm giao tiếp, tích hợp, tích cực hoá hoạt động học tập của HS; những đổi mới về nội dung và PPDH môn Tiếng Việt ở lớp 5.

2. Về kĩ năng: Trên cơ sở nắm vững nội dung SGK Tiếng Việt lớp 5, bản chất của PPDH mới, các phương pháp, biện pháp dạy học cụ thể, HV nâng cao kĩ năng soạn giáo án, thực hành giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 5.

3. Về thái độ: Tin tưởng vào chương trình mới, không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để nâng cao chất lượng giảng dạy.


II. Nguồn

a) Tài liệu

- Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học - Bộ GD&ĐT, 2002, 2006.

- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2 - NXBGD, 2006 (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên).

- SGV Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2 - NXBGD, 2006 (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên).

- Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5 - NXBGD, 2006 (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên).

- SGK, SGV Tiếng Việt lớp 5 - sách cũ vừa thay, NXBGD (nếu có).

b) Thiết bị dạy học dành cho môn Tiếng Việt lớp 5 theo Danh mục TBDH tối thiểu

do Bộ GD&ĐT ban hành.

c) Phim trong, máy chiếu (overhead) để HV trình bày bài thực hành.

III. Quá trình

Tìm hiểu:

1. Những đổi mới về mục tiêu, quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5

2. Nội dung dạy học trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới.

3. Phương pháp dạy học SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới.


Hoạt động 1 :

Tìm hiểu những đổi mới của SGK Tiếng Việtlớp 5

về mục tiêu, quan điểm biên soạn


Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu tài liệu, SGK.

2. Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề.

3. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

3.1. Mục tiêu giáo dục tiếng Việt trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới so với mục tiêu của SGK cũ.

3.2. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới so với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong SGK Tiếng Việt lớp 4?

3.3. Quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới?

3.4. Thế nào là dạy Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp? Vì sao cần dạy tiếng Việt theo định hướng giao tiếp?

3.5. SGK Tiếng Việt lớp 5 đã thể hiện quan điểm giao tiếp như thế nào? (Có thể so sánh với SGK cũ để thấy điểm khác nhau).

3.6. Vì sao phải dạy tiếng Việt theo quan điểm tích hợp? SGK Tiếng Việt lớp 5 thể hiện quan điểm tích hợp như thế nào? (Có thể so sánh với SGK cũ).

3.7. SGK và SGV Tiếng Việt lớp 5 đã thể hiện quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của HS như thế nào? (Có thể so sánh với SGK cũ để thấy những bước tiến, sự đổi mới).

*Nêu thêm câu hỏi của anh, chị (nếu có) để giảng viên cùng cả lớp giải đáp.

4. Chọn phân tích một bài học cụ thể; một tập hợp bài học (trong chủ điểm) hoặc trong một phân môn, chỉ rõ điểm mới về mục tiêu; về sự thể hiện quan điểm giao tiếp, tích hợp, tích cực.


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1)

I. Về mục tiêu

Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình cũ

HV tự nghiên cứu chương trình, SGK; nhớ lại hiểu biết, kinh nghiệm đã có. Gợi ý:

a) So sánh chương trình và SGK Tiếng Việt lớp 5 cũ với Tiếng Việt lớp 5 mới

- Phát hiện sự khác biệt về trật tự sắp xếp mục tiêu về kiến thức, kĩ năng trong chương trình cũ so với chương trình mới - chương trình cũ đặt mục tiêu trang bị kiến thức trước mục tiêu rèn luyện kĩ năng; chương trình mới đặt đặt lên hàng đầu mục tiêu hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt - thể hiện sự thay đổi quan điểm về nội dung dạy học ở tiểu học: chuyển từ chương trình dạy tri thức tiếng Việt kiểu hàn lâm sang chương trình chú trọng nhiệm vụ hình thành, phát triển các kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho HS.

- Có thể nói cụ thể về mức độ yêu cầu kiến thức, kĩ năng trong SGK lớp 5 cũ so sánh với SGK lớp 5 mới. Ví dụ:

+ SGK lớp 5 cũ có nội dung dạy ẩn dụ, hoán dụ; phân loại các kiểu câu ghép: câu ghép chính phụ - đẳng lập - tổng hợp. SGK Tiếng Việt lớp 5 mới dạy biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, không dạy kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ. Từ học kì 2, sách có nội dung dạy câu ghép nhưng không phân loại các kiểu câu ghép một cách hàn lâm mà dạy cách nối các vế câu ghép - nối bằng những từ có tác dụng nối và nối trực tiếp (bằng cách dấu câu, không dùng từ nối).

+ Mức độ yêu cầu đối với các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết trong sách Tiếng Việt lớp 5

mới có gì khác sách cũ?

b) So sánh mức độ yêu cầu trong chương trình và SGK Tiếng Việt lơp 5 mới với

Tiếng Việt lơp 4 mới.

Bảng so sánh tóm tắt


Tiếng Việt 4 Tiếng Việt 5


1. Kĩ năng

a) Nghe

- Nghe - hiểu nội dung trao đổi trong hội thoại, nhận ra thái độ, chủ đích của người nói...

- Nghe - hiểu nội dung các tin tức, bình luận, bài giảng, văn bản hướng dẫn, quy định…, nắm được chủ đích của văn bản.

- Nghe - hiểu các TP hoặc trích đoạn văn học dân gian, thơ, truyện, kịch..., nhớ được nội dung, nhân vật, chi tiết có giá trị nghệ thuật…

- Ghi được ý chính của các văn bản đã nghe.

1. Kĩ năng

a) Nghe

- Nhận biết được thái độ, tình cảm, chủ đích của người nói.

- Nghe và nắm được nội dung và chủ đích của các bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn...; bước đầu nhận xét, đánh giá được một số thông tin đã nghe.

- Nghe và nắm được đại ý, đề tài của TP, trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có giá trị nghệ thuật; nhớ và kể lại được nội dung TP.

- Ghi được ý chính của bài đã nghe.


b) Nói

- Biết cách trình bày, trao đổi, tranh luận về những vấn đề gần gũi.

- Biết giới thiệu về lịch sử, hoạt động hoặc về các nhân vật tiêu biểu.

- Biết kể lại một truyện đã đọc, đã nghe hoặc một việc đã làm, đã chứng kiến.

b) Nói

- Nói trong hội thoại: Biết nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp ở nhà, ở trường, nơi công cộngp; Giải thích vấn đề đang trao đổi; Tán thành, bác bỏ hay bảo vệ một ý kiến.

- Nói thành bài: Phát triển một chủ đề đơn giản trước lớp; Giới thiệu về lịch sử, văn hoá, nhân vật tiêu biểu; Thuật được câu chuyện đã đọc, sự kiện đã biết; có kĩ năng thay đổi ngôi kể.

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí