Kế Hoạch Bài Học Và Biên Bản Thảo Luận Nhóm Về Góp Ý Cho Bài Dạy Thử Của Từng Nhóm.

Hoạt động 3 : soạn một số bài tập chính tả phù hợp với đặc điểm của địa phương (hoạt động nhóm)


Thông tin cơ bản

Để thực hiện tốt mục tiêu của phân môn Chính tả và tránh áp đặt không cần thiết trong nội dung dạy học, mỗi GV cần chuẩn bị những bài tập chính tả để dạy cho HS lớp mình, trường mình tương ứng với những phần dạy chính tả tự chọn trong từng bài học. Công việc soạn bài tập đòi hỏi GV phải có thống kê những lỗi chính tả mà HS lớp mình thường mắc, chọn những lỗi cần giải quyết trong từng bài học cụ thể, soạn bài tập dưới nhiều dạng để tạo hứng thú cho HS. Do đó GV cần làm công việc này theo nhóm (nhóm GV dạy lớp 5 của một trường hoặc một điểm trường) để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và nhiệm vụ biên soạn. Tuỳ khả năng của nhóm GV và điều kiện dạy học của từng trường, GV có thể chuẩn bị 1 đến 2 bài tập chính tả để dạy ở một tiết học chính tả có nội dung tự chọn.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Xác định các lỗi chính tả học sinh địa phương 2Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Xác định các lỗi chính tả học sinh địa phương thường mắc do chưa nắm vững quy tắc chính tả, do ảnh hưởng của phát âm địa phương.

Nhóm GV đề xuất một danh sách các lỗi chính tả mà HS trong trường mình thường mắc trong đó các lỗi đã được phân loại thanh : lỗi về phụ âm đầu, lỗi về vần, lỗi về dấu thanh.

Nhiệm vụ 2 : Biên soạn bài tập chính tả dạy tự chọn

- Soạn các bài tập chính tả phụ âm đầu (nếu có).

- Soạn các bài tập chính tả phần vần : bài tập chính tả âm đệm, bài tập chính tả âm chính, bài tập chính tả âm cuối (nếu có).

- Soạn các bài tập chính tả thanh điệu (nếu có).

- Xác đinh số lượng các bài tập có mỗi dạng sau : trắc nghiệm khách quan, tự luận, trò chơi, cuộc thi.

Thông tin phản hồi (cho hoạt động 3)

GV trao đổi để điều chỉnh các bài tập đã soạn : điều chỉnh về dung lượng bài tập, điều chỉnh về dạng bài tập, chọn bài tập để dạy ở từng tiết học.


Hoạt động 4 : Cá nhân soạn một kế hoạch bài học Chính tả lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Soạn kế hoạch bài học Chính tả GV căn cứ vào Chuẩn 4Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Soạn kế hoạch bài học Chính tả

GV căn cứ vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình Tiếng Việt lớp 5, căn cứ vào sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt 5 và các tài liệu tham khảo, căn cứ vào các bài tập chính tả tự chọn do nhóm biên soạn để soạn một kế hoạch bài học cho một tiết học ở lớp 5.

Nhiệm vụ 2 : Trao đổi nhóm về bài soạn

- Từng GV đổi bài soạn đã chuẩn bị cho GV khác (trao đổi theo cặp) để đọc và góp ý cho nhau về bài soạn.

- Từng GV hoàn thiện bài soạn sau khi có ý kiến góp ý.


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 4)

Một kế hoạch bài học phải cần đảm bảo các yêu cầu sau :

- Thể hiện đúng chuẩn của phần Chính tả nêu trong chương trình

- Phù hợp với đặc điểm của học sinh địa phương và phù hợp với trình độ học sinh của lớp mình phụ trách.

- Trong bài soạn cần rõ những hoạt động học tập tích cực của HS.


IV. Sản phẩm


1. Những giấy khổ to, trình bày các kết quả làm việc của mỗi nhóm trong từng hoạt

động 1, 2, 3.

2. Kế hoạch bài học và biên bản thảo luận nhóm về góp ý cho bài dạy thử của từng nhóm.

3. Kế hoạch bài học chính tả do các thành viên trong lớp học soạn.

Chủ đề 4

Những đổi mới về nội dung, phương pháp

dạy học phân môn Luyện từ & câu trong sách Tiếng Việt 5

(5 tiết)


I. Mục tiêu

Sau khi hoàn thành chủ đề này, người học sẽ :

1. Về kiến thức :

- Trình bày được nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 5 theo chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt là những điểm mới của chương trình và sách.

- Trình bày được quan điểm và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) Luyện từ và câu theo sách Tiếng Việt lớp 5.

+ Phân tích và xác định được các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5.

2. Về kĩ năng :

+ Soạn 1 giáo án dạy học Luyện từ và câu lớp 5 thể hiện sự đổi mới PPDH.

+ Dạy thử giáo án trên lớp.

3. Về thái độ

+ Thể hiện sự sáng tạo khi thiết kế giáo án đổi mới PPDH Luyện từ và câu.

+ Tự tin khi thực hiện giáo án đổi mới PPDH.


II. nguồn

- Bộ sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5.

- Sách Hỏi - đáp về Tiếng Việt lớp 5.

- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách Tiếng Việt lớp 5

- Băng hình minh hoạ tiết dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 (Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên (Bài tập 3, 4; Tuần 8, Tiếng Việt lớp 5, tập 1).


III. Quá trình

Hoạt động 1 :

Tìm hiểu những điểm mới về nội dung dạy học

Luyện từ và câu lớp 5 của chương trình và SGK mới


Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Nghiên cứu nội dung dạy học Luyện từ và câu qua CT và 7

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu nội dung dạy học Luyện từ và câu qua CT và SGK mới.

- Liệt kê những nội dung dạy học Luyện từ và câu theo chương trình và sách giáo khoa TV5 mới.

- Phân loại nội dung dạy học theo nhóm bài.

Nhiệm vụ 2: Đối chiếu nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 5 của 2 bộ sách Tiếng Việt cũ (CCGD) và mới (về các loại bài học, các kĩ năng rèn luyện cho HS, cách trình bày bài học,...) để xác định những điểm mới về nội dung, PPDH Luyện từ và câu trong SGK mới.

- Trao đổi với đồng nghiệp để thống nhất ý kiến.

- Ghi lại những điểm mới của nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 5 theo chương trình và sách giáo khoa mới.


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1)

1. Về phân môn Luyện từ và câu lớp 5, HS cần đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng đã đề ra trong Chương trình tiểu học như sau :

- Về ngữ âm và chữ viết :

+ Nhận biết cấu tạo của vần : âm đệm, âm chính, âm cuối. Biết quy tắc ghi dấu thanh trên âm chính.

+ Biết cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.

- Về từ vựng :

+ Biết thêm các từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc,...

+ Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa ; nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

+ Bước đầuanhanj biết và có khả năng lựa chọn từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong nói và viết.

- Về ngữ pháp :

+ Nhận biết và có khả năng sử dụng các đại từ, quan hệ phổ biến.

+ Nhận biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong nói và viết.

+ Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ :

+ Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá trong các bài học.

+ Biết dùng các biện pháp nhân hoá và so sánh để nói và viết được câu văn hay.

2. Nội dung dạy học Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 5

Nội dung

Số

tiết dạy

Học kì I

Học kì II

Cả

năm

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ

12

10

22

- Nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ




đồng âm, từ nhiều nghĩa)

11


11

- Từ loại (đại từ, quan hệ từ)

5


5

- Câu ghép


8

8

- Văn bản (liên kết câu)


4

4

- Ôn tập (về từ loại, cấu tạo từ, câu đơn, dấu câu;




tổng kết vốn từ).

4

8

12

Tổng số

32

30

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 6


Các kiến thức về từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 5 trang bị cho HS thông qua hai loại bài học : bài hình thành kiến thức và bài thực hành, luyện tập. Các bài Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 5 cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt để các em có thể chủ động, tự tin lựa chọn từ ngữ, kiểu câu, các cách liên kết câu trong nói và viết nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp. Thông qua việc trang bị cho HS những kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, sách Tiếng Việt lớp 5 đã góp phần bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu theo một số mục đích nói thông thường, dùng một số dấu câu phổ biến khi viết.

ở nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ, sách Tiếng Việt mới không cung cấp cho HS bảng từ cho trước (như sách Tiếng Việt lớp 5 CCGD trước đây) mà huy động vốn từ sẵn có của các em để tạo nên bảng từ này. Cách làm này sẽ tạo được nhiều cơ hội để HS có thể tích cực hoá vốn từ của mình cũng như vốn từ mới được trang bị. Đặc biệt, đối với lớp 5, phân môn Luyện từ và câu có thêm bài học tổng kết vốn từ và các bài ôn tập nhằm tổng kết các kiến thức về từ và câu đã học ở toàn bậc tiểu học.

ở nội dung kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp, sách Tiếng Việt lớp 5 có những tiết học dành riêng cho việc trang bị kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp cho HS. Những tiết học này, dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của GV, HS phải huy động những kiến thức đã có để nhận biết, chiếm lĩnh kiến thức mới. Các em phải khái quát hoá các hiện tượng từ ngữ và ngữ pháp cụ thể để xác định cái lặp lại, cái bản chất và phát biểu thành lời. Những bài thực hành, luyện tập là một cách để củng cố những kiến thức mang tính lí thuyết, đồng thời cũng là cơ hội để HS vận dụng kiến thức lí thuyết về ngôn ngữ để thực hành trong những tình huống giao tiếp cụ thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp 5



tập.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 Tìm hiểu thực trạng sử dụng PPDH Luyện từ và câu của giáo viên 9

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu thực trạng sử dụng PPDH Luyện từ và câu của giáo viên hiện nay. Cụ thể :

- Xác định những điểm đã đạt được.

- Chỉ ra những điểm cần khắc phục, cần đổi mới.

Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu những PPDH được vận dụng có hiệu quả trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5.

Trao đổi với đồng nghiệp và ghi lại kết quả trao đổi về :

- Những PPDH có thể vận dụng để dạy loại bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới.

- Tìm hiểu và lựa chọn những PPDH có thể vận dụng để dạy loại bài thực hành, luyện


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 2)

1. Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho GV vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS. Nhiều trường ở nhiều địa phương đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều GV chưa thực sự chú ý đến việc vận dụng các PPDH phát huy sự năng động, sáng tạo của người học hoặc việc đổi mới PPDH chỉ mang tính hình thức, đối phó.

Đối với việc dạy học Luyện từ và câu, đặc biệt là việc dạy học các nội dung mang tính lí thuyết, nhiều GV chưa tạo được ở HS sự chủ động, tích cực trong việc huy động các kiến thức và kinh nghiệm sử dụng tiếng mẹ đẻ vào việc chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học khiến giờ học trở nên nặng nề đối với HS.

2. Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ rèn cho HS dùng từ đúng, nói viết thành câu, bởi vậy cần khai thác triệt để thế mạnh của PPDH luyện tập theo mẫu, PP phân tích ngôn ngữ, PP thực hành giao tiếp,...

+ Phương pháp luyện tập theo mẫu:

Đối với HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng, khi dạy Luyện từ và câu, GV nên sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu để các em dễ dàng lĩnh hội được kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Trong giờ dạy, GV đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói), để thông qua đó, hướng dẫn các em nhận xét, phân tích để rút ra những kiến thức, kĩ năng mà bài học yêu cầu, từ đó có thể thực hành, luyện tập theo mẫu. Mẫu ở đây được coi là một phương tiện để "thị phạm hoá", giúp học sinh tiếp nhận những lí thuyết ngôn ngữ không phải chỉ bằng cách nghe qua lời giảng của giáo viên mà còn được tận mắt chứng kiến, tận mắt được "nhìn" một cách tường minh mẫu mà mình cần làm theo.

+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

Đây là phương pháp dạy học thường được sử dụng để dạy các bài Luyện từ và câu. Theo phương pháp này, HS dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV, tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, cũng tức là theo định hướng của nội dung khoa học bộ môn, trên cơ sở đó rút ra những nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. Cụ thể là, GV hướng dẫn HS phân chia đối tượng (chứa hiện tượng ngôn ngữ cần lĩnh hội) ra thành những bộ phận, những khía cạnh, những mặt khác nhau... để lần lượt tìm hiểu một cách kĩ càng hơn, sâu sắc hơn, nhằm mục đích nhận thức về đối tượng một cách đầy đủ, chính xác.

+ Phương pháp thực hành giao tiếp:

Phương pháp thực hành giao tiếp rất cần sử dụng trong giờ Luyện từ và câu, bởi vì, mọi hiện tượng từ ngữ, ngữ pháp trong sách giáo khoa không nằm ngoài môi trường giao tiếp của lứa tuổi học sinh. Phương pháp này không phải chỉ là phương pháp hướng dẫn HS vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, mà còn là phương pháp cung cấp lí thuyết cho HS trong chính quá trình giao tiếp. Khi vận vụng phương pháp thực hành giao tiếp vào dạy học Luyện từ và câu, chúng ta đã tận dụng vốn hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp của HS vào dạy học để trẻ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện các kĩ năng học tập mới.

Ngoài các PPDH nêu trên, trong giờ Luyện từ và câu ở lớp 5, tuỳ từng nội dung dạy học, điều kiện của lớp học và đối tượng HS từng vùng miền, GV có thể vận dụng nhiều PPDcủa HS trong việc chiếm lĩnh kiến thức như PP trò chơi học tập, PP thảo luận nhóm, PP đóng vai, v.v

3. Đối với mỗi nhóm bài học, GV cần lựa chọn những PPDH thích hợp. Cụ thể là :

- Đối với các bài Mở rộng vốn từ, HS lớp 5 đã có một vốn từ khá phong phú, GV cần vận dụng những PPDH phát huy tính tích cực của HS trong việc huy động vốn từ, tích cực hoá vốn từ và làm giàu vốn từ. Nhiều chủ điểm học tập ở lớp 5 mang tính trừu tượng như chủ điểm Hoà bình, Hữu nghị, Hạnh phúc…, khi hướng dẫn HS tìm từ theo chủ điểm, GV cần vận dụng linh hoạt các PPDH để phát huy tính tích cực học tập của HS, trong đó đặc biệt chú ý phối hợp hình thức làm việc cá nhân với thảo luận nhóm để các em có thể phát huy tính tích cực, chủ động và huy động trí tuệ tập thể trong việc phát huy và phát triển vốn từ của mỗi em. Vốn từ của HS chỉ thực sự được mở rộng khi các em làm chủ vốn từ của mình, biết cách lựa chọn từ ngữ và sử dụng từ ngữ hiệu quả trong học tập và giao tiếp.

- Đối với loại bài hình thành kiến thức lí thuyết, để phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS lớp 5, GV cần khai thác và vận dụng hiệu quả PP phân tích ngôn ngữ. Tư duy phân tích, tổng hợp của HS lớp 5 đã bước đầu hình thành, các em đã biết tri giác các tài liệu học tập để tìm ra những hiện tượng lặp lại và phát hiện bản chất của sự vật, hiện tượng. Để giờ học lí thuyết đảm bảo tính vừa sức với HS tiểu học, GV cần phối hợp sử dụng PP luyện tập theo mẫu, PP thực hành giao tiếp, PP thảo luận nhómđể kích thích hứng thú học tập ở HS. Ví dụ, khi dạy bài Từ đồng âm, để giúp HS nhận biết khái niệm về từ đồng âm và phân biệt nghĩa của các từ đồng âm, GV nên cho HS thảo luận nhóm để các em huy động vốn hiểu biết của mình về từ đồng âm và cùng nhau trao đổi những hiểu biết của mình về từ đồng âm mà bài học yêu cầu.

- Đối với loại bài luyện tập, tuỳ từng nội dung luyện tập cụ thể, GV có thể sử dụng phối hợp các PPDH : PP thực hành giao tiếp, PP thảo luận nhóm, PP trò chơi học tập,để HS có thể thực hành các kiến thức lí thuyết được học để áp dụng một cách linh hoạt vào các tình huóng sử dụng ngôn ngữ cụ thể.

Hoạt động 3 :

Xem trích đoạn băng hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2023