Tiến Trình Dạy Học Cho Việc Tiếp Cận Cấu Trúc Cụ Thể Của Ngôn Ngữ Lập Trình


- Bước 6: Thử nghiệm và điều chỉnh giáo án.

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các hoạt động học tập trong việc phát triển tư duy điện toán cho SV. Để tăng phần hiệu quả trong đánh giá, GV có thể tham khảo ý kiến nhận xét của GV khác hoặc chuyên gia trong cùng lĩnh vực chuyên môn về giáo án này. Tiếp nhận ý kiến và hiệu chỉnh giáo án cho phù hợp.

* Giai đoạn 3: Thực hiện hoạt động ở lớp

- Bước 7: Triển khai thực thi các hoạt động dạy học.

Dựa vào kế hoạch dạy học đã chuẩn bị, GV gợi ý và định hướng cho SV thực hiện nhiệm vụ học tập, tạo điều kiện cho SV chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức mới, hình thành kỹ năng, vận dụng kiến thức vào những tình huống minh họa cụ thể trong bài. Trong quá trình thực hiện hoạt động trên lớp, GV sử dụng các kĩ thuật dạy học cụ thể nhằm huy động được sự tham gia của toàn thể SV trong lớp và giúp sinh viên phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, GV gợi ý thêm cho SV những yêu cầu mở rộng kiến thức, giúp củng cố và luyện tập kiến thức được học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp của SV. SV sẽ tự học, tìm tòi, mở rộng kiến thức để tự giải quyết vấn đề.

- Bước 8: Tổng kết hoạt động dạy học.

Cuối tiến trình bài dạy, GV tóm lược lại nội dung, củng cố kiến thức và mở rộng kiến thức cho SV thông qua các yêu cầu cụ thể. GV và SV cùng đánh giá nhanh kết quả của các hoạt động học tập.

* Giai đoạn 4: Đánh giá và rút kinh nghiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

- Bước 9: Đánh giá và rút kinh nghiệm.


Dạy học kĩ thuật lập trình cho sinh viên ngành Kĩ thuật điện tử - viễn thông theo hướng phát triển tư duy điện toán - 16

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả đạt được của kế hoạch dạy học đối với các mức độ phát triển tư duy điện toán cho SV. Nhìn nhận những nhược điểm còn tồn tại trong quá trình triển khai giáo án để rút kinh nghiệm cho những bài dạy tương tự sau.

- Bước 10: Điều chỉnh tiến trình tổ chức dạy học.

Căn cứ vào bước đánh giá trên, GV sẽ điều chỉnh các hoạt động trong tiến trình dạy học nội dung đó sao cho phù hợp với từng đối tượng SV khác nhau, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thời gian thực hiện.

Như vậy, tác giả có thể tóm tắt tiến trình tổ chức hoạt động dạy học cho SV như sơ đồ hình 2.3.



Giai đoạn 1:

Giai đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu môn học

Bước 1: Tìm hiểu, khảo sát lớp học, người học

Bước 2: Tìm hiểu chương trình của ngành học



Giai đoạn 2:

Lập kế hoạch bài học, giáo án bài học cụ thể

Bước 3: Nghiên cứu, lựa chọn nội dung bài học cụ thể và xác định mục tiêu bài học

Bước 4: Lựa chọn biện pháp áp dụng vào bài dạy

Bước 5: Soạn kế hoạch, giáo án cho bài học

Bước 6: Thử nghiệm và điều chỉnh giáo án



Giai đoạn 3:

Thực hiện hoạt động ở lớp

Bước 7: Triển khai thực thi các hoạt động dạy học

Bước 8: Tổng kết hoạt động dạy học



Giai đoạn 4:

Đánh giá và

rút kinh nghiệm

Bước 9: Đánh giá và rút kinh nghiệm

Bước 10: Điều chỉnh tiến trình tổ chức dạy


Hình 2.3. Tiến trình chung tổ chức hoạt động dạy học


2.3.1.2 Tiến trình dạy học cho việc tiếp cận cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ lập trình

Trong dạy học Kĩ thuật lập trình, tri thức lập trình một ngôn ngữ cụ thể rất cần thiết cho SV nắm bắt. GV tiến hành dạy học tiếp cận tri thức lập trình bao gồm 5 bước sau:

Bước 1: GV gợi động cơ học tập

GV có thể tiến hành nêu vấn đề hoặc cho SV làm một số ví dụ hay phản ví dụ để từ đó phát hiện ra vấn đề. GV có thể tiến hành hoạt động dạy học của mình bằng cách đặt SV vào tình huống có vấn đề để suy nghĩ, SV phải tư duy động não để từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết. Từ đó, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức tri thức lập trình.

Bước 2: GV hướng dẫn SV nhận dạng mẫu

Tổ chức hướng dẫn SV hành động tác động vào đối tượng nhằm phát hiện ra dấu hiệu bản chất, cấu trúc logic của kiến thức mới. Trong bước này, GV đưa ra các phương tiện trực quan, ví dụ và bài tập yêu cầu SV quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa tìm ra dấu hiệu bản chất của vấn đề.

Bước 3: GV hướng dẫn SV nắm bắt cấu trúc lệnh

Gợi động cơ để SV trình bày lại, thể hiện lại cú pháp cũng như cách hoạt động của cấu trúc điều khiển của ngôn ngữ cụ thể, kèm theo ví dụ về các chương trình cụ thể có liên quan. Trong bước này, GV phải nêu bật các câu hỏi thích hợp làm nổi bật các thao tác có trong tri thức mới.

Bước 4: GV cùng SV thực hành câu lệnh

Tổ chức hướng dẫn để SV nhận dạng được và thực hiện thuật toán vừa nêu với các tình huống cụ thể.

Bước 5: SV luyện tập

Luyện tập các hoạt động tư duy thuật toán thông qua các bài toán đã biết. Trong bước này, GV có thể đưa ra một số bài toán giải được bằng nhiều cách.


Bước 1

GV gợi động cơ học tập

Bước 2

GV hướng dẫn SV nhận dạng mẫu

Bước 3

GV hướng dẫn SV nắm bắt cấu trúc lệnh

Bước 4

GV cùng SV thực hành câu lệnh

Bước 5

SV luyện tập

Hình 2.4. Tiến trình dạy học cho việc tiếp cận cấu trúc cụ thể của

ngôn ngữ lập trình


2.3.1.3 Tiến trình dạy học rèn luyện kỹ năng sử dụng cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ lập trình thông qua việc giải các bài toán

Trong quá trình dạy học rèn luyện các hoạt động của cấu trúc lệnh cụ thể trong NNLT, GV cần quan tâm truyền thụ cho SV những tri thức phương pháp về tư duy thuật toán để giải quyết bài toán. Trong khi hướng dẫn SV xây dựng những thuật toán cụ thể cho một bài toán nào đó, GV cần truyền đạt cho SV những kinh nghiệm trong phương pháp tư duy, giúp SV tự xây dựng được thuật toán trong những tình huống mới.

Quá trình xây dựng một thuật toán cũng là quá trình giải một bài toán chưa có thuật toán. Vì vậy, những tri thức phương pháp về tư duy thuật toán phải là bộ phận hợp thành tri thức phương pháp giải bài toán nói chung và phải phản ánh được nét đặc thù riêng biệt của quá trình này. Sau đây là những tri thức phương pháp cần truyền thụ cho SV:

Bước 1: Tìm hiểu bài toán, phân rã bài toán

GV hướng dẫn cho SV cách tìm hiểu bài toán một cách tổng hợp, phát hiện những đặc thù, dấu hiệu riêng của bài toán.

Bước 2: Phân tích bài toán để nhận dạng bài toán, tìm mối liên hệ giữa các dữ liệu.

GV hướng dẫn SV phân tích bài toán để thấy rõ giả thiết và kết luận của bài toán. Việc phân tích bài toán để thấy rõ Input và Output để tìm ra mối liên hệ giữa chúng góp phần xây dựng thuật toán.

Bước 3: Rèn luyện tư duy thiết kế thuật toán.

Phân tích bài toán thành những bộ phận hoặc thành những bài toán đơn giản hơn.

- GV rèn luyện năng lực dự đoán cách giải bài toán bằng cách phân chia thành các trường hợp hoặc xét trường hợp tương tự, đặc biệt, khái quát,…


- GV rèn luyện năng lực “Quy lạ về quen”: Phần lớn các bài toán ban đầu chưa thể biết được có sử dụng thuật toán quen thuộc ngay nên SV cần biết phân tích, biến đổi, biết nhận ra một số đặc điểm đặc biệt.

Bước 4: Kiểm tra kết quả và phát hiện thuật toán tối ưu, tổng quát hóa bài toán.

GV và SV cùng kiểm tra nghiên cứu lời giải, tìm cách hợp lý hơn bằng cách khắc phục điều chưa hợp lý của lời giải cũ hoặc thay đổi cách nhìn đối với bài toán, sử dụng kết quả hay cách giải bài toán cho bài toán khác, đề xuất bài toán mới.

Kiểm tra lại kết quả, tìm cách giải hợp lý hơn bằng cách khắc phục những chỗ chưa hợp lý của lời giải cũ hoặc thay đổi cách nhìn đối với bài toán. Sử dụng kết quả hay cách giải bài toán này cho bài toán khác, đề xuất bài toán mới.

Việc nhận ra và khắc phục chỗ chưa hợp lý của một lời giải để tìm ra cách giải hợp lý hơn sẽ góp phần phát triển hoạt động của tư duy thuật toán. Do đó, đề xuất bài toán mới từ một bài toán đã có thuật toán là một cách để nắm vững thuật toán, biến đổi linh hoạt trong khi thực hiện thuật toán và từ đó rèn luyện kỹ năng sử dụng cấu trúc lệnh. Chính vì vậy, ngay sau khi dạy một thuật toán nào đó, GV có thể đưa ra cho SV một số bài toán mới được suy ra từ thuật toán đã biết hoặc hướng dẫn SV đề xuất bài toán mới, việc làm này sẽ là biện pháp tốt để phát triển tư duy điện toán cho SV.



Bước 1

Tìm hiểu bài toán, phân

rã bài toán


Bước 2

Phân tích bài toán để nhận dạng bài toán



Bước 4

Kiểm tra kết quả và phát hiện thuật toán tối ưu, tổng quát hóa bài toán


Bước 3

Rèn luyện tư duy thiết kế thuật toán

Hình 2.5. Tiến trình dạy học rèn luyện kỹ năng sử dụng cấu trúc

2.3.2 Một số giáo án minh họa trong dạy học môn Kĩ thuật lập trình

2.3.2.1 Giáo án minh họa số 1

Nội dung bài “Sự kế thừa trong Lập trình hướng đối tượng” trong học phần “Kĩ thuật lập trình”. Tác giả trình bày tóm tắt mục tiêu bài học về kiến thức và kỹ năng, giới thiệu những hoạt động chính dự kiến thực hiện tại lớp. Nội dung cụ thể của giáo án bài dạy được trình bày ở PHỤ LỤC 3.

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức – Kỹ năng:

a. Kiến thức

- Trình bày được ý nghĩa và các dạng kế thừa từ lớp cơ sở.

- Giải thích được cách thức kế thừa giữa các lớp dẫn xuất và lớp cơ sở của dạng kế thừa cụ thể là kế thừa đơn.

b. Kỹ năng

- Viết được chương trình có ứng dụng kế thừa trong lập trình hướng đối tượng.

- Xử lý linh hoạt các trường hợp dẫn xuất trong kế thừa đơn.

- Phát hiện và xử lý được lỗi cú pháp trong quá trình viết chương trình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022