Mức Độ Gv Sử Dụng Biện Pháp Kích Thích Tư Duy Trong Quá Trình Dạy Học


Với kết quả khảo sát ý kiến của GV 100% GV cho rằng nhiệm vụ phát triển tư duy cho SV là rất cần thiết, có tầm quan trọng hỗ trợ việc học tập các môn chuyên ngành tốt hơn và hỗ trợ cho SV tư duy tốt hơn khi thực hành theo các chuyên ngành được đào tạo. Tuy nhiên, đa phần trong số họ cho rằng việc bồi dưỡng tư duy điện toán cho SV là rất khó để thực hiện nhiệm vụ này vì: chưa hình dung rõ về tư duy điện toán cũng như quy trình thực hiện để ứng dụng trong dạy học Kĩ thuật lập trình như thế nào hay môn học phù hợp nào đó và dạy bằng cách nào để bồi dưỡng loại tư duy này.

Một số GV đưa ra một số biện pháp nhằm kích thích tư duy cho SV trong quá trình dạy như: thường xuyên đưa ra nhiều tình huống có vấn đề, gợi ý các câu hỏi nghiên cứu, khuyến khích cho SV trình bày và giải quyết vấn đề, cho SV thực hành càng nhiều càng tốt,…

Thỉnh thoảng,

8.125%

Chưa

bao giờ, 1.250%

Rất thường xuyên,

45.00%

Thường xuyên, 45.625%

Hình 1.8. Mức độ GV sử dụng biện pháp kích thích tư duy trong quá trình dạy học

Theo nhận xét từ phía SV về mức độ áp dụng các biện pháp của GV nhằm kích thích tư duy cho SV thì đa số GV (trên 90%) thường xuyên sử


dụng các PPDH nhằm giúp SV phát triển tư duy trong quá trình dạy học, GV thường xuyên khuyến khích cho SV làm việc nhóm, làm bài tập lớp, tổ chức cho SV thực hiện dự án tạo ra sản phẩm dựa trên kiến thức bài học, cũng như thường xuyên thuyết trình hướng dẫn cách giải quyết vấn đề khi giảng dạy bài mới, gợi ý các phương án giải quyết vấn đề hay là đặt ra các câu hỏi nêu vấn đề khi SV gặp khó khăn.

c- Phong cách học tập của SV

Theo kết quả phân tích khảo sát ở bảng 1.4 thì có thể đưa ra một số nhận định sơ lược về phong cách học tập của SV ngành KTĐT – VT như sau:

Bảng 1.4. Tổng hợp ý kiến khảo sát SV về phong cách học của SV



Mã CH


Câu hỏi

Phương án (Số lượng / Tỉ lệ (%))

Rất

thường xuyên


Thường xuyên


Thỉnh thoảng

Chưa

bao giờ

Ý kiến của SV


SV.13

SV đọc tài liệu, giáo trình hoặc tìm đọc thông tin trên Internet kiến thức bài học trước khi

đến lớp

4

30

111

15


2,5%


18,8%


69,4%


9,4%

SV.14

Làm bài tập về nhà hoặc tham gia làm việc

nhóm sau giờ lên lớp

15

62

70

13

9,4%

38,8%

43,8%

8,1%


SV.15

Chủ động hỏi GV về những vấn đề thắc mắc,

hoặc mạnh dạn trình bày, phát biểu ý kiến của mình với GV

12

40

90

18


7,5%


25,0%


56,3%


11,3%

SV.16

Chờ GV hướng dẫn, gợi ý cách giải quyết vấn

đề rồi mới làm

45

105

10

0

28,1%

65,6%

6,3%

0,0%

SV.17

Chỉ tập trung học trong thời gian ôn thi hoặc

trước thời gian thi một vài tuần

39

86

27

8

24,4%

53,8%

16,9%

5,0%


SV.18

Chỉ học những nội dung ghi chép trong vở trên

lớp mà không tham khảo hay tìm kiếm tài liệu học thêm.

10

97

51

2


6,3%


60,6%


31,9%


1,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Dạy học kĩ thuật lập trình cho sinh viên ngành Kĩ thuật điện tử - viễn thông theo hướng phát triển tư duy điện toán - 10


Phần lớn SV (trên 70%) thỉnh thoảng hoặc chưa bao giờ chuẩn bị tìm hiểu bài trước khi đến lớp, cũng như dưới 50% SV chịu thường xuyên làm bài


tập về nhà hoặc là tham gia làm việc nhóm sau giờ lên lớp. Cũng có khoảng 30% SV chủ động hỏi GV về những vấn đề thắc mắc, số còn lại thường thụ động, ít dám hỏi GV hoặc ít mạnh dạn trình bày, phát biểu ý kiến của mình với GV. Đa số SV chỉ tập trung học bài trong thời gian ôn thi và chỉ học những nội dung ghi chép trong vở trên lớp, ít chịu tham khảo thêm tài liệu mở rộng từ các nguồn tài liệu khác.

Do đó, phong cách học tập của đa số SV ngành KTĐT – VT hiện nay còn khá thụ động, chưa có cách thức cũng như phương pháp học tập hiệu quả. Chính vì vậy, để phát huy tính tích cực chủ động hơn nữa trong học tập của SV, GV cần đưa ra biện pháp giúp SV có thể kích thích tư duy nói chung, phát triển TDĐT nói riêng trong quá trình dạy học cho SV.

d- Ngoài ra, qua khảo sát ý kiến của những Thầy Cô đã biết về TDĐT, rất nhiều GV cho rằng có thể áp dụng việc phát triển TDĐT vào quá trình dạy học được các môn học chuyên ngành KTĐT – VT như Kĩ thuật lập trình, Thuật toán, Ngôn ngữ lập trình, Kĩ thuật mô phỏng máy tính,…

Tác giả cũng khảo sát mức độ hứng thú của SV khi được học theo PPDH kích thích tư duy của GV: 100% ý kiến của GV và SV đều hào hứng, thích thú và chủ động thực hiện luyện tập bài học theo định hướng của GV. Bên cạnh đó, một số GV và SV còn góp ý một số cách có thể giúp SV kích thích tư duy như: Brainstorming, phương pháp 5E (Engage – Explorer – Explain – Elaborate – Evaluate), cho SV thực hành càng nhiều càng tốt, lớp học đảo ngược, đánh giá quá trình học tập của SV thường xuyên,…

1.4.2.2 Kết quả định tính

Bên cạnh việc khảo sát lấy ý kiến qua bảng câu hỏi, tác giả có thể đưa ra một số ý kiến góp ý khác của GV như sau:

Kĩ thuật điện tử, viễn thông là ngành đào tạo ứng dụng công nghệ, kĩ thuật vào việc tạo nên các thiết bị điện tử như máy thu hình, điện thoại, máy


tính,… từ đó xây dựng hệ thống mạng thông tin toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa người với người được thuận lợi hơn.

Theo những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhóm ngành kĩ thuật nói chung và ngành Kĩ thuật Điện tử - Viễn thông nói riêng là một trong những ngành được đánh giá cao về nhu cầu nhân lực trong thời đại công nghệ

4.0 như hiện nay.

Với xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam nói chung, khu vực Miền Trung và Tây Nguyên nói riêng (Đà Nẵng, Quy Nhơn,…) cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong lĩnh vực KTĐT-VT (FPT Software, TMA Solution, FujiNet,… ), mang đến nhân lực KTĐT-VT cấp cao, các chuyên gia quản trị dự án, từ đó tạo ra môi trường và quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn, góp phần nâng cao chất lượng của nhân lực KTĐT-VT trong khu vực. Tuy nhiên, tương tự như tình trạng của cả nước, nguồn nhân lực KTĐT-VT của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, rơi vào tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, mâu thuẫn cung - cầu khá nghiêm trọng.

Hiện nay chất lượng sinh viên tốt nghiệp từ một số trường đại học như Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quy Nhơn,... đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nhưng số lượng sinh viên đào tạo của các trường chưa đáp ứng được nhu cầu. Bởi lẽ, sinh viên khi tốt nghiệp còn yếu về khả năng sáng tạo, thiếu các kỹ năng cần thiết. Sinh viên KTĐT-VT ra trường có nền tảng lý thuyết tốt, tuy nhiên các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thực hành, năng lực tự tìm hiểu để có những đề xuất ứng dụng còn hạn chế; sức sáng tạo còn thấp để tiếp cận các ứng dụng của xu hướng công nghệ mới trên thế giới. Do đó, GV cần biết đặc điểm nhận thức của SV trong các trường đại học, từ đó qua mỗi môn học đều


góp phần tạo nên thái độ, kỹ năng, tác phong làm việc của mỗi SV KTĐT-VT sau khi tốt nghiệp.

Đặc điểm đầu vào, hiện nay các trường Đại học thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên nói chung và trường Đại học Quy Nhơn nói riêng xét đối tượng HS đầu vào học ngành KTĐT-VT hay kỹ sư phần mềm là dựa trên kết quả điểm học bạ năm lớp 12 và tốt nghiệp THPT, nên SV có trình độ học tập thấp hơn so với SV học các trường ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh,... Do đó quá trình học tập các môn học Đại cương cũng như học các môn chuyên ngành gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Điều này đồng nghĩa với việc tự đọc và tự nghiên cứu trong quá trình học tập cũng gặp nhiều khó khăn.

Về mặt nhận thức, đa số SV học ngành KTĐT-VT ở trường Đại học Quy Nhơn đều xuất thân từ các vùng nông thôn và có nhiều SV đến từ các vùng sâu, vùng xa nên điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức và tiếp cận các vấn đề xã hội hạn chế. Do đó, các em thường thiếu tự tin trong giao tiếp, nên cần có nhiều thời gian để để hòa nhập môi trường học tập mới.

Về mặt tâm lý chọn ngành nghề, hiện này nhiều HS và phụ huynh có quan niệm rằng: học ngành KTĐT-VT là rất khó, đòi hỏi tư duy, cập nhật liên tục, khi ra trường thì làm nhân viên (kĩ thuật, lắp ráp, điện tử, phần mềm,…). Nhiều SV chưa yên tâm trong việc chọn ngành nghề đang theo học vì quá trình đăng ký đầu vào chưa tìm hiểu kỹ về ngành nghề lựa chọn, có niềm đam mê và sở thích với bản thân hay không. Do đó có không ít SV khi đăng ký học ngành KTĐT-VT vẫn chưa chuyên tâm học tập, có ý định vừa học vừa ôn thi để năm sau thi lại Đại học ngành khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và kết quả học tập của các SV.


Qua đó ta thấy, từ vấn đề trình độ đầu vào, nhận thức, yếu tố tâm lý,... ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, ý thức trau dồi nghề nghiệp của SV. Trong quá trình học nghề, ngoài việc học tập tốt về chuyên ngành được đào tạo mà còn cần nhận thức nghề nghiệp là sự hiểu biết đầy đủ liên quan đến ngành nghề, thái độ nghề nghiệp là sự thể hiện sự yêu thích hay thờ ơ, có thái độ tích cực hay tiêu cực đối với ngàng nghề đang theo học,... Do đó, trong mỗi môn học cần gây sự hứng thú, đam mê, rèn luyện đức tính cẩn thận, thao tác đúng quy trình, có ý thức tác phong công nghiệp,...

Trong quá trình đào tạo cho SV ngành KTĐT-VT, tất cả môn học của SV cần phải rèn luyện tư duy logic, biết phân tích, sắp xếp, so sánh, khái quát hóa,… ngoài ra khi SV học chuyên ngành này cần phải rèn luyện tư duy mang tính trực quan và cụ thể như: tư duy điện toán. Do vậy, những sinh viên có kỹ năng tư duy điện toán tốt sẽ tự tin giải quyết các vấn đề, bài toán phức tạp, kiên trì làm việc khi gặp vấn đề khó khăn, bỏ qua cho những vấn đề không rõ ràng khi giải quyết vấn đề có tính mở, có khả năng giải quyết các vấn đề có hướng mở, bài toán mở, hoặc có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm để đạt được mục tiêu và phương án giải quyết.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dạy học phát triển tư duy điện toán cho SV, tác giả rút ra một số vấn đề sau:

- Tổng quan, hệ thống các khái niệm về tư duy điện toán, tìm hiểu đặc điểm và bản chất của tư duy điện toán. Từ đó, hình thành các thành tố của tư duy điện toán gồm năm thành tố đó là (1) Phân rã vấn đề; (2) Nhận dạng mẫu;

(3) Thiết kế thuật toán; (4) Trừu tượng hóa và tổng quát hóa.

- Phân tích thực trạng ảnh hưởng đến việc dạy và học, đến sự hình thành và phát triển tư duy điện toán cho SV. Với kết quả phân tích đã chỉ ra rằng tư duy điện toán khá mới mẻ đối với GV và SV và cũng như chưa được tiếp xúc nhiều và ứng dụng trong quá trình dạy và học. Việc phát triển tư duy của SV còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý,… Tư duy điện toán có thể giúp cho sinh viên có khả năng giải quyết các vấn đề cũng như trong quá trình học lập trình.

- Đề xuất 5 định hướng dạy học nhằm phát triển tư duy điện toán cho SV.

Tóm lại, những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về dạy học phát triển tư duy điện toán cho SV này làm cơ sở để đề xuất và triển khai các biện pháp dạy học cụ thể nhằm giúp phát triển tư duy điện toán cho SV thông qua học phần Kĩ thuật lập trình ở chương 2.


Chương 2. PHÁT TRIỂN TƯ DUY ĐIỆN TOÁN CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN KĨ THUẬT LẬP TRÌNH


2.1 PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH MÔN KĨ THUẬT LẬP TRÌNH

2.1.1 Khái lược cấu trúc chương trình đào tạo ngành KTĐT - VT

* Theo trích lược cấu trúc chương trình đào tạo của SV ngành KTĐT – VT trong PHỤ LỤC 7, một trong những yêu cầu chuẩn đầu ra của SV ngành KTĐT – VT với kỹ năng: “… thiết kế, vận hành các hệ thống và sản phẩm điện tử ứng dụng, hệ thống điện tử thông tin và viễn thông, hệ thống điện tử thông minh dựa trên nền tảng hệ nhúng và IoT”.

* Trong cấu trúc chương trình đào tạo ngành KTĐT – VT có một số học phần cơ sở cũng như chuyên ngành có nội dung liên quan đến việc lập trình, sử dụng máy tính hoặc có sử dụng đến kiến thức lập trình như:

- Lý thuyết điều khiển tự động;

- Kĩ thuật xung – số;

- Thiết kế mạch tích hợp;

- Điện tử thông tin;

- Kĩ thuật mạch điện tử;

- Thiết kế điện tử ứng dụng;

- Kĩ thuật vi xử lý;

- Thông tin di động;

- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật;

- Tin học cơ sở;

- Kĩ thuật lập trình

Theo quan sát chung các chương trình đào tạo ngành KTĐT – VT của một số trường Đại học thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên, SV muốn tiếp nhận được kiến thức, đáp ứng được kỹ năng để học các môn trên thì điều

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí