Thang Đo Solo Về Mức Độ Hiểu Biết Của Sv Học Lập Trình


SV

liên kết được các kĩ thuật

trong lập trình và ứng dụng linh hoạt

vào GQVĐ.

• Mức 5

SV có thể viết được

một chương trình trên máy tính để giải quyết vấn đề cụ thể.

• Mức 4

SV biểu diễn mô tả dòng mã

lập trình hoặc thực thi mã lậptrình bằng tay cho một

trường hợp cụ thể.

• Mức 3

SV biểu diễn chính xác một số vấn đề

của lập trình nhưng không phải tất cả các khía cạnh của vấn đề lập trình.

• Mức 2

SV bắt đầu tiếp cận kiến thức về cấutrúc

lập trình, kỹ năng lập trình

• Mức 1


Hình 1.6. Thang đo SOLO về mức độ hiểu biết của SV học lập trình

Trong phần này là cơ sở khoa học cơ bản để luận án dùng đánh giá mức độ phát triển năng lực tư duy điện toán qua các biện pháp được thực hiện trong chương 3.

1.3.5 Một số định hướng phát triển tư duy điện toán cho sinh viên

Trong quá trình nghiên cứu về tư duy điện toán được trình bày ở trên, tác giả đưa ra ba định hướng làm cơ sở khoa học xây dựng biện pháp phát triển tư duy điện toán như sau:


Định hướng 1: Việc phát triển tư duy điện toán cho sinh viên được thực hiện theo hướng tác động đến từng yếu tố cấu thành của tư duy điện toán.

Trong năm yếu tố cấu thành của tư duy điện toán (Phân rã vấn đề, nhận dạng mẫu, tư duy thuật toán, đánh giá, trừu tượng và tổng quát hóa) phản ánh được năng lực hiểu bài toán, năng lực thiết kế thuật toán cho bài toán, năng lực phân tích bài toán, năng lực nhận dạng bài toán, năng lực logic và tóm tắt, tổng quát hóa bài toán, năng lực đánh giá thuật toán,… Do vậy, trong quá trình dạy học, GV cần đưa ra các biện pháp tác động đến từng yếu tố cấu thành của tư duy điện toán nhằm góp phần phát triển tư duy điện toán cho SV.

Định hướng 2: Để phát triển tư duy điện toán cho SV cần chú trọng khai thác các nội dung kiến thức học phần có tiềm năng phát triển tư duy điện toán và định hướng nội dung phù hợp với thời đại.

Trong quá trình dạy học, GV biết vận dụng các dạng bài toán có tiềm năng để phát triển tư duy điện toán. Đồng thời, Nội dung là một số vấn đề gắn với kiến thức cơ bản của nhiều lĩnh vực và ứng dụng thực tiễn, nhưng có tính chất tổng quát.

Định hướng 3: Sử dụng các phương pháp dạy học dựa trên lý thuyết tâm lý học hiện đại để phát triển tư duy điện toán cho sinh viên.

Với mục tiêu hình thành và phát triển tư duy điện toán cho SV, những PPDH dựa trên tâm lý học hiện đại và hệ thống PPDH [45] [24] như PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, PPDH hoạt động hóa người học, PPDH kiến tạo, PPDH nghiên cứu trường hợp, PPDH dự án, PPDH hợp tác – nhóm,… đóng vai trò quan trọng, mang lại hiệu quả cao cho SV.

PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề [24] là cách dạy mà GV tạo ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển SV phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó, SV kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được mục tiêu học tập khác. “Dạy học


nêu vấn đề là một hình thức phát huy tính tích cực tư duy của học sinh có hiệu quả cao” – M.Crugliac [28].

PPDH hoạt động hóa người học tức là mọi yếu tố tâm lý của con người từ tình cảm, nhận thức, tư duy, kỹ năng,... đều được hình thành thông qua các hoạt động. Do đó, trong quá trình dạy học muốn SV phát triển yếu tố tâm lý nào phải cho SV hoạt động theo những lĩnh vực yếu tố tâm lý đó, cụ thể như muốn cho SV phát triển tư duy điện toán thì cho SV hoạt động trong những môi trường có tình huống đòi hỏi phải thực hiện, phải thiết kế.

PPDH kiến tạo [39] là quá trình dạy học thông qua tổ chức các hoạt động làm bộc lộ quan điểm của SV, với các quan điểm này GV tổ chức cho SV đề xuất các giả thuyết, kiểm tra giả thuyết, phân tích kết quả và rút ra kết luận. Từ đó, tổ chức cho SV vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về lý thuyết cũng như thực tiễn, nhằm giúp SV ghi nhớ sâu hơn kiến thức mới.

PPDH nghiên cứu trường hợp [45] là phương pháp khá phổ biến, thường đưa cho SV chi tiết các dữ kiện của trường hợp khảo sát và yêu cầu phân tích, tổng hợp và đánh giá và định hướng giải quyết trường hợp đó. Phương pháp này nhằm hoạt động hóa SV, GV có thể chủ động trong điều chỉnh các nhận thức, hành vi hay kỹ năng của SV và hơn thế nữa, phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao (phân tích, tổng hợp và đánh giá).

Tóm lại, trong quá trình dạy học, GV khéo léo vận dụng PPDH và lựa chọn thích hợp các bài toán với các tình huống đưa ra nhiều cách giải quyết để góp phần phát triển tư duy điện toán cho SV.

Định hướng 4: GV tạo môi trường để SV được lựa chọn thực hiện nhiệm vụ học tập theo khả năng, trình độ và gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực trong nhận thức của SV phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh, môi trường giáo dục và thực tiễn của SV.


Dựa trên lý thuyết vùng phát triển gần nhất của Vugôtki, quá trình dạy học chỉ thực sự đạt hiệu quả khi quá trình đó bảo đảm sự thống nhất giữa tính vừa sức với yêu cầu phát triển có thể được. Tính vừa sức, phù hợp với khả năng của SV nhằm giúp SV có thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện được kỹ năng; mặt khác, lại đòi hỏi không ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát triển của SV.

Định hướng 5: Dạy học theo hướng phát triển tư duy điện toán phải kết hợp chặt chẽ rèn luyện cho SV tính tổ chức, tính trật tự, tính linh hoạt và sáng tạo trong quá trình học tập.

Để hình thành đầy đủ các phẩm chất của người lao động trong thời đại mới thì trong quá trình dạy học theo hướng phát triển tư duy điện toán, bên cạnh việc cho SV luyện tập tốt các hoạt động tư duy điện toán, SV cần tạo điều kiện cho SV cơ hội học tập, sáng tạo, tìm tòi thông qua việc khai thác ứng dụng của một số nội dung kiến thức hay những bài tập đòi hỏi tính linh hoạt, tính tích cực trong tư duy của SV.

1.4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY ĐIỆN TOÁN CHO SINH VIÊN KTĐT-VT TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

Để tìm hiểu kỹ hơn về tư duy điện toán của SV KTĐT-VT và việc phát triển tư duy điện toán cho sinh viên KTĐT-VT ở trường Đại học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn dạy học cho sinh viên KTĐT-VT ở các trường Đại học như sau:

1.4.1 Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát

Để có cái nhìn khách quan nhất về thực trạng phát triển tư duy điện toán trong dạy học cho sinh viên ngành KTĐT-VT, ngoài việc tham khảo các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, tác giả đã tiến hành điều tra thực tiễn như sau:


a. Mục đích khảo sát

Mục đích của việc khảo sát thực trạng nhằm tìm hiểu những vấn đề sau:

- Việc phát triển tư duy điện toán trong quá trình dạy học cho SV ngành KTĐT-VT cũng như nhận thức của giảng viên về tư duy điện toán trong dạy học cho SV ngành KTĐT-VT;

- Cách học của SV nhằm phát triển tư duy trong quá trình học tập các học phần ngành KTĐT-VT;

b. Nội dung khảo sát

- Về phía SV: sự tự đánh giá của họ về phương pháp dạy của GV, các những hiểu biết của họ về tư duy điện toán, lợi ích của việc phát triển tư duy điện toán trong việc học ngành KTĐT-VT. Bên cạnh đó, tìm hiểu cách thức học tập của SV, mức độ độc lập, tự học của SV,… trong quá trình học tập tại trường Đại học (PHỤ LỤC 2).

- Về phía GV: những năng lực cần có của người dạy ngành KTĐT-VT nói chung, dạy môn Kĩ thuật lập trình nói riêng; các PPDH đã, đang và sẽ sử dụng trong quá trình dạy học để kích thích tư duy điện toán phát triển trong SV; mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc phát triển tư duy điện toán trong dạy học ngành KTĐT-VT (PHỤ LỤC 1).

c. Đối tượng khảo sát

- Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 40 GV (PGS, TS, ThS) đang dạy ngành KTĐT-VT, CNTT ở trường Đại học Quy Nhơn (Bộ môn KTĐT- VT, Khoa CNTT), Trường Đại học Phú Yên (Khoa Kĩ thuật – Công nghệ, Khoa CNTT), Trường Đại học Nha Trang (Khoa Điện – Điện tử), Đại học Phạm Văn Đồng (Khoa Kĩ thuật điện tử - viễn thông), Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng (Khoa điện tử - viễn thông), Trường Đại học sư phạm kĩ thuật – Đại học Đà Nẵng (Khoa Điện – Điện tử), Khoa CNTT và TT

– Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Đà Lạt (Khoa Điện tử - viễn thông), Đại học Tây Nguyên (Khoa Khoa học tự nhiên và Công nghệ).


- Ngoài ra, tác giả lấy ý kiến khảo sát của 160 SV đang học ngành KTĐT-VT ở một số trường Đại học ở trên.

d. Phương pháp khảo sát

Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp khảo sát sau đây:

- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp một số GV giảng dạy các học phần, chuyên đề về Kĩ thuật lập trình; trao đổi ý kiến với các GV về các vấn đề liên quan đến nội dung cần khảo sát.

- Phương pháp điều tra, khảo sát: sử dụng các phiếu hỏi ý kiến được biên soạn theo nội dung khảo sát làm công cụ khảo sát.

- Phương pháp thống kê và tổng kết kinh nghiệm: tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích, xử lý số liệu và đánh giá thực trạng.

1.4.2 Kết quả khảo sát

1.4.2.1 Kết quả định lượng

Tổng hợp kết quả từ 40 phiếu khảo sát ý kiến của GV và 160 phiếu khảo sát ý kiến của SV trong các Bảng 1.2, Bảng 1.3… Các số liệu phân tích thống kê được xử lý trong phần mềm Microsoft Excel.

a- Nhận thức của GV và SV về sự cần thiết của sự phát triển tư duy điện toán cho SV ngành KTĐT – VT

Theo kết quả khảo sát ở bảng 1.2, hầu hết GV (100%) cho rằng SV ngành KTĐT – VT cần năng lực lập trình, năng lực thiết kế hệ thống, năng lực thiết kế thuật toán, năng lực giải quyết vấn đề,… Do vậy, cần phát triển kỹ năng lập trình, tư duy phân tích và đánh giá, tư duy thiết kế thuật toán,…


Bảng 1.2. Năng lực và kiểu tư duy cần thiết cho SV ngành KTĐT – VT


câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Phương án (Số lượng / Tỉ lệ (%))

PA1

PA2

PA3

PA4

Ý kiến của GV

GV.1

Năng lực cần thiết cho SV

ngành KTĐT-VT

40

40

40

40

100,0%

100,0%

100,0%

100,0%

GV.2

Kiểu tư duy cần thiết cho SV

ngành KTĐT-VT

40

40

40

40

100,0%

100,0%

100,0%

100,0%

Ý kiến của SV

SV.1

Năng lực cần thiết cho SV

ngành KTĐT-VT

160

125

160

130

100,0%

78,1%

100,0%

81,3%

SV.2

Kiểu tư duy cần thiết cho SV

ngành KTĐT-VT

160

125

112

150

100,0%

78,1%

70,0%

93,8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Dạy học kĩ thuật lập trình cho sinh viên ngành Kĩ thuật điện tử - viễn thông theo hướng phát triển tư duy điện toán - 9


Ngoài những năng lực và tư duy cơ bản được nêu ra trong bảng khảo sát, GV còn nêu ra một số năng lực cần thiết cho SV ngành KTĐT – VT như tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm, năng lực ngoại ngữ,…

Kết quả tại bảng 1.3 cho thấy rằng kiến thức về TDĐT chưa được biết đến hay là đã biết nhưng chưa được áp dụng vào quá trình dạy học của GV chiếm tỉ lệ cao (khoảng 80%). Tương tự vậy, rất ít (khoảng 5%) SV hiểu và nắm bắt sự vận dụng TDĐT vào trong quá trình học của chính mình. Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy đa số GV (100%) và SV (trên 95%) đều cho rằng cần thiết cho việc phát triển TDĐT trong quá trình dạy học cho SV ngành KTĐT – VT. Cả GV và SV đều quan tâm cao (khoảng trên 98%) đến việc phát triển TDĐT cho SV.


Bảng 1.3. Nhận thức của GV và SV về sự cần thiết của sự phát triển TDĐT cho SV


Mã CH


Câu hỏi

Phương án

(Số lượng / Tỉ lệ (%))

PA1

PA2

PA3

PA4

Ý kiến của GV

GV.3

Sự hiểu biết của GV về TDĐT

7

13

12

8

17,5%

32,5%

30,0%

20,0%

GV.4

Sự cần thiết của việc phát triển TDĐT cho SV ngành KTĐT - VT

0

19

14

7

0,0%

47,5%

35,0%

17,5%

GV.5

Mối quan tâm của GV về việc phát triển TDĐT cho SV ngành KTĐT - VT

1

29

7

3

2,5%

72,5%

17,5%

7,5%

Ý kiến của SV

SV.3

Sự hiểu biết của SV về TDĐT

70

70

12

8

43,8%

43,8%

7,5%

5,0%

SV.4

Sự cần thiết của việc phát triển TDĐT cho SV ngành KTĐT - VT

4

62

29

65

2,5%

38,8%

18,1%

40,6%

SV.5

Mối quan tâm của GV về việc phát triển TDĐT cho SV ngành KTĐT - VT

4

69

22

65

2,5%

43,1%

13,8%

40,6%

b- Về phương pháp dạy học của GV

Phương pháp dạy học

67.500%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

65.00%

66.250%

59.375%

52.500%

47.500%

GV.7

10.00%

SV.7

2.500%

Theo nhận định của GV và ý kiến của SV ta thấy phần đông (khoảng 60%) GV đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học kích thích tư duy, khả năng tự học và kỹ năng giải quyết vấn đề cho SV trong quá trình học như: dạy học nhóm, dạy học dự án, dạy học tình huống,…


.00%

PA1

PA2

PA3

PA4

GV.7

67.500%

65.00%

52.500%

10.00%

SV.7

59.375%

66.250%

47.500%

2.500%


Hình 1.7. Biểu đồ khảo sát tình hình GV sử dụng PPDH

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí