Tình Hình Nghiên Cứu Về Đầu T Ư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Và Phát Triển Bền Vững Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ


chính sách, pháp luật, thể chế giữa các quốc gia,... Cách thức hay thủ thuật chuyển giá điển hình của các doanh nghiệp FDI là: (i) chuyển giá nhờ bóp méo giá đầu vào bằng cách nâng các chi phí yếu tố đầu vào như tiền lương, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định, lãi tiền vay, giá nhiên nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, quảng cáo... để giảm số thuế phải nộp, thậm chí gây ra tình trạng “lỗ giả, lãi thật”, không phải thực hiện nghĩa vụ thuế; (ii) chuyển giá nhờ bóp méo đầu ra bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp cùng nhóm lợi ích với giá thấp hơn thị trường, thậm chí nhiều trường hợp bán dưới giá thành khi doanh nghiệp mua sản phẩm, dịch vụ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hành vi chuyển giá trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam gây tác động xấu về nhiều mặt. Chuyển giá gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước, làm méo mó môi trường kinh doanh, gây bất lợi cho các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, thậm chí thôn tính các doanh nghiệp trong nước. Chuyển giá còn làm suy giảm hiệu lực quản lý nhà nước và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng cao do slượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu nguyên vật liệu luôn lớn hơn số ngoại tệ thu về khi xuất khẩu sản phẩm, vì giá bán ra thấp hơn giá đầu vào. Vấn đề nhức nhối và cũng là thách thức lớn đặt ra trong công tác quản lý nhà nước là làm thế nào để kiểm soát và hạn chế hiện tượng chuyển giá và trốn thuế của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với lao động,

việc làm và phát triển nguồn nhân lực

Tác giả Phan Minh Ngọc, cho rằng có sự khác biệt giữa mức lương và các loại chi phí khác, trả cho công nhân ở các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân. Tác giả giải thích lý do vì sao các doanh nghiệp FDI trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước. Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thường sử dụng công nghệ hiện đại hơn và tuyển dụng lao động lành nghề hơn so với các DNTN. Do đó, tiền lương phải trả cho công nhân trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn các DNTN khác. Thứ hai, các doanh nghiệp FDI buộc phải trả một mức lương cao hơn tương đối nhằm hạn chế tình trạng bỏ việc của người lao động. Mức chênh lệch này đôi khi là cao hơn mức cần có, nếu xét đơn thuần đến chất lượng lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI buộc phải trả lương tối thiểu cao hơn do quy định củ a pháp luật nước sở tại. Thứ ba, do các doanh nghiệp FDI có những đặc tính khác biệt với các DNTN mà nhờ đó, họ có khả năng đem vốn đầu tư vào sản xuất và kinh doanh một cách có lãi hơn.

Cũng theo tác giả Phan Minh Ngọc, một mặt, FDI tạo ra nhiều cơ hội việc làm

hơn (cả việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp) cho lực lượng lao động dư thừa tại khu


vực thành thị, mặt khác, với những ưu thế của mình, các doanh nghiệp FDI có khả năng tuyển mộ, thu hút những nhân viên ưu tú, những lao động có trình độ cao ở c ác doanh nghiệp nhà nước. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các DNNN, tạo thêm nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, và do đó, gián tiếp gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng ở thành thị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khía cạnh xã hội của vấn đề phát triển nguồn lao động trong các khu công nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp FDI nói riêng. Các nghiên cứu này chủ yếu tiến hành khảo sát, đánh giá đời sống, việc làm của người lao động và xem xét các chính sách, pháp luật l ao động hiện hành có phù hợp với thực tiễn đang diễn ra hay không. Từ đó, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đáng chú ý trong các công trình nghiên cứu theo hướng này là: Nguyễn Tiệp (2005), Một số vấn đề về chính sách hoàn thiện tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (330); Mạc văn Tiến (2006), Một số vấn đề về việc tham gia bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (332); Trần Thị Minh Yến (2007), Đình công , tiền lương - hai vấn đề nổi bật trong lĩnh vực lao động, việc làm ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (10); Nguyễn Tiệp (2007), Việc làm và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (348); Trần Thị Thu Hương (2010), Xây dựng và áp dụng chính sách an toàn lao động và đào tạo nghề cho người lao động tịa các khu sản xuất tập trung: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế, (35);…

- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề môi

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 4

trường

Phần lớn các công trình mà tác giả có điều kiện tham khảo, bên cạnh việc chỉ ra

những tác động tích cực của FDI thì đều phân tích tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế, trong đó có mộ t số công trình, bài viết bàn về tác động tiêu cực của FDI đến các vấn đề về môi trường. Tiêu biểu cho nhóm các công trình nghiên cứu này là:

+ Diễn đàn doanh nghiệp (2001), Bảo vệ môi trường - Thịnh vượng cho các doanh nghiệp ĐTNN, số 98.

+ Đặng Thị Thu Hoài & Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2002), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới môi trường nước ta: Những điều rút ra từ một cuộc điều tra, Tạp chí Bảo vệ môi trường, (12).

+ http://www.nea.gov.vn, ĐTNN đi kèm ô nhiễm môi trường: ngăn chặn những dự án gây ô nhiễm cao, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 36, ngày 3/3/2003.

+ Báo Tài nguyên và Môi trường (2005), Sự cố tràn dầu, số 10.


1.2.2. Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững vùng KTTĐ Bắc Bộ

Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV vùng KTTĐ nói chung và PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.

+ Các công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV vùng KTTĐ:

Nguyễn Văn Nam (2008) đã đưa ra 2 yêu cầu PTBV các vùng KTTĐ, đó là: PTBV vùng KTTĐ phải nằm trong khuôn khổ PTBV quốc gia và PTBV vùng KTTĐ phải được đặt ra cao hơn trên cơ sở những yêu cầu riêng có đối với các vùng KTTĐ v ới tư cách là các vùng kinh tế động lực. Từ những yêu cầu đó, tác giả đã xây dựng nội hàm và đưa ra 5 tiêu chí đánh giá PTBV vùng KTTĐ: (i) tăng trưởng kinh tế bền vững vùng KTTĐ; (ii) tính chất và mức độ thực hiện các mối liên kết kinh tế vùng; (iii) khả năng tạo vị thế của vùng KTTĐ trong hệ thống kinh tế trong nước và phân công quốc tế; (iv) tiêu dùng bền vững trong vùng KTTĐ và (v) khả năng chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội, an ninh chính trị và quốc phòng trong vùng KTTĐ cũng như đối với các vùng khác trong cả nước.

Nguyễn Văn Nam và Lê Thu Hoa (2009) cho rằng sự PTBV của các vùng KTTĐ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế lãnh thổ và ổn định chung của toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Việc tham khảo kinh nghiệm PTBV các vùng KTTĐ của một số quốc gia trên thế giới theo các tác giả là rất cần thiết đối với Việt Nam. Những bài học được rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm PTBV các vùng KTTĐ ở một số quốc gia Châu Á được đề cập đến trong bài viết là: bài học về quan điểm chiến lược trong phát triển lãnh thổ; bài học về việc lựa chọn phạm vi lãnh thổ trọng điểm; bài học về chức năng và cơ cấu của các vùng trọng điểm; bài học về cơ chế chính sách đối với các vùng KTTĐ; bài học về điều chỉnh chênh lệch vùng và bài học về vai trò của Nhà nước trong phát triển vùng KTTĐ.

Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) cho rằng có 3 nhóm cơ chế chính sách liên quan đến phát triển vùng KTTĐ ở Việt Nam: nhóm cơ chế chính sách riêng cho các vùng KTTĐ; nhóm cơ chế chính sách áp dụng cho các lãnh thổ đặc biệt theo hướng phát triển tập trung và nhóm chính sách chung cho tất cả các vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn quốc. Ba nhóm chính sách này được các tác giả đánh giá, phân tích trên góc độ PTBV vùng KTTĐ. Cụ thể là thông qua việc đánh giá ảnh hưởng của hệ thống chính sách đến PTBV vùng KTTĐ vkinh tế, xã hội và môi trường, từ đó, rút ra những nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách PTBV đối với các vùng KTTĐ ở Việt Nam


trong giai đoạn vừa qua. Đây chính là cơ sở cho nhóm tác giả đề xuất các giải pháp ho àn thiện cơ chế, chính sách PTBV các vùng KTTĐ trong thời gian tới.

Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) khẳng định việc phát triển các vùng

KTTĐ là một chính sách quan trọng của Nhà nước, là một giải pháp quan trọng cho mô hình phát triển toàn diện ở Việt Nam. Mặc dù vậy, khi đánh giá về phát triển các vùng KTTĐ ở Việt Nam theo quan điểm “tăng trưởng tập trung, xã hội tiến tới công bằng”, các tác giả đã chỉ ra một số điểm còn hạn chế như: (i) các vùng KTTĐ chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế của cả nước; (ii) mỗi vùng KTTĐ chưa thực sự dựa trên lợi thế hay thế mạnh riêng có của mình để phát triển thành những lợi thế cạnh tranh; (iii) chất lượng và hiệu quả tăng trưởng của các vùng KTTĐ còn thấp; (iv) tác động lan tỏa về kinh tế đối với quốc gia còn hạn chế và (v) các chỉ số về phát triển xã hội còn thấp, chưa tích cực, chưa tương xứng so với yêu cầu đặt ra cho các vùng KTTĐ. Những hạn chế này được các tác giả cho rằng xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là cơ chế chính sách PTBV các vùng KTTĐ còn thiếu, chưa đồng bộ cả về nội dung và thời gian xuất hiện chính sách. Hệ thống chính sách còn nhiều điểm bất hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu sự khác biệt giữa các vùng KTTĐ, chưa đủ mạnh để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các vùng KTTĐ.

Ngô Thắng Lợi (2011) đã đi sâu phân tích những khía cạnh thiếu bền vững, những mảng tối trong bức tranh phát triển các vùng KTTĐ ở nước ta trong thời gian qua, từ đó khuyến cáo một số định hướng chính sách cần thiết nhằm đảm bảo sự PTBV các vùng KTTĐ trong thời gian tới. Những khía cạnh thiếu bền vững trong phát triển vùng KTTĐ theo tác giả là: chất lượng tăng trưởng các vùng KTTĐ thấp; kém hiệu quả trong thực hiện các liên kết kinh tế giữa các vùng và các địa phương trong vùng; chưa có hiệu ứng lan tỏa tích cực tới các vùng kinh tế khác, nhất là các vùng chậm phát triển; vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên bức xúc đối với các địa phương trong vùng KTTĐ .

+ Các công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ:

Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vùng KTTĐ Bắc Bộ . Trong đó, điển hình là các nghiên cứu do Viện Chiến lược phát triển thực hiện về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa bàn trọng điểm Bắc Bộ (năm 1995); quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ thời kỳ 2006-2020 và đề tài Thu thập, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và đánh giá tiềm năng, thế mạnh hiện trạng phát triển kinh tế

- xã hội các vùng KTTĐ Việt Nam (năm 2006). Liên quan đến vùng KTTĐ Bắc Bộ còn được nghiên cứu trong cuốn sách của Ngô Doãn Vịnh (2003) "Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: học hỏi và sáng tạo"; Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006) "Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH, HĐH; Luận án tiến sĩ kinh tế của NCS Tạ Đình Thi (2007) với đề tài "Chuyển dịch cơ cấu kinh


tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng KTTĐ Bắc Bộ - Việt Nam"... Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết mang tính chất trao đổi về vùng KTTĐ Bắc Bộ như: Hà Phương (2008), “Phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (426); Nguyễn Anh (2008), “Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính, (524); Tạ Đình Thi, “Bàn về phát triển bền vững vùng KTTĐ Bắc Bộ”, http://www.nea.gov.vn; “Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Tư duy kinh tế bao giờ đổi mới” “Vùng KTTĐ phía Bắc cần phát triển ngành công nghệ cao”, http://vietbao.vn; “Đánh thức vùng KTTĐ Bắc Bộ”, http://congthuonghn.gov.vn;...

- Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV

Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2006) đã phân tích, làm rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Các tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới. Những vấn đề nảy sinh trong thu hút FDI được các tác giả đưa ra khá toàn diện và mặc dù, nghiên cứu không đề cập trực diện đến vấn đề FDI với phát triển bền vững, nhưng những đánh giá về ảnh hưởng của FDI đã được xem xét toàn diện trên cả ba trụ cột của phát triển bền vững, đó là: kinh tế, xã hội và môi trường.

Trần Thanh Bình (2008) đã làm rõ mối quan hệ giữa vốn FDI đối với PTBV về xã hội ở Việt Nam, một khía cạnh nghiên cứu mà theo tác giả là chưa có nhiều. Trong đề tài, nghiên cứu về tác động của vốn FDI đến mục tiêu PTBV xã hội ở Việt Nam được tác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá một số tác động chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền vững xã hội của Việt Nam, như tạo công ăn việc làm, giảm đói nghèo, vấn đề chênh lệch mức sống, bất bình đẳng xã hội và một số xung đột lợi ích có thể xảy ra từ nguồn vốn này. Theo tác giả, tác động của khu vực FDI đối với các mục tiêu xã hội là mang tính hai mặt (bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực). Một mặt, FDI có xu hướng thúc đẩy tăng năng suất, dẫn đến tăng việc làm, tăng thu nhập cho một nhóm người này, nhưng mặt khác, nó lại dẫn đến thất nghiệp cho một nhóm người khác. Hay FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, tuy nhiên, nhóm dễ tổn thương lại có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo hoặc bị tái nghèo do ít có cơ hội hưởng lợi hoặc gián tiếp chịu thiệt hại...

Nguyễn Minh Tuấn (2010), một mặt, thừa nhận những đóng góp của FDI đối với nền kinh tế và cho rằng vốn FDI là một phần quan trọng đối với kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và đối với các nước thế giới thứ 3, các nước đnag phát triển như Việt Nam - nơi mà khả năng tích luỹ vốn còn rất hạn chế. Mặt khác, tác giả cũng đi sâu phân


tích những tác động ngược lại. Những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư và cho rằng nguồn vốn này không phải lúc nào cũng đảm bảo tín h bền vững trong phát triển. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả liên hệ trường hợp của Việt Nam bằng cách xem xét tính bền vững của nguồn vốn FDI trên ba vấn đề lớn là kinh tế, xã hội và môi trường.

Đồng tình với quan điểm này của tác giả Nguyễn Min h Tuấn, Phan Minh Ngọc

cho rằng FDI không phải luôn là liều thuốc bổ cho nền kinh tế. Theo tác giả, FDI có thể làm thui chột sự phát triển của ngành nghiên cứu và triển khai trong nước; tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa trong việc thu hút vốn trong nước; đẩy các doanh nghiệp trong nước vào bờ vực phá sản, bị rút khỏi thị trường; bởi sự cạnh tranh giành độc quyền của các doanh nghiệp FDI bằng sử dụng những chiến lược kinh doanh không lành mạnh như phá giá, chèn ép và chuyển giá ngầm .

Nghiên cứu Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự thế kỷ 21 của Việt Nam VIE/01/021 do UNDP tài trcho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên Môi trường điều hành. Đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống và khá toàn diện. Phần phân tích tác động, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững đư ợc phân tích một cách toàn diện, chi tiết trên cả ba khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường và được phân tích trên hai góc độ: ảnh hưởng trực tiếp của chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài tới PTBV ở nước ta và ảnh hưởng gián tiếp qua khả năng bền vững của bản thân nguồn vốn FDI. Qua phần phân tích tác động, công trình nghiên cứu cũng kết luận rằng FDI ở nước ta có tác động tích cực và tiêu cực về cả kinh tế, xã hội và môi trường trong mục tiêu PTBV. Trong quá trình hoạt động của các dự án có thể nảy sinh những xung đột về xã hội và môi trường. Tuy nhiên, các vấn đề về xã hội và môi trường không phải là cái giá phải trả để thu hút FDI. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác động tích cực của FDI đến vấn đề kinh tế và xã hội là chủ yếu. Các tác động tiêu cực về môi trường là do chưa được các cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư quan tâm một cách đúng mức, lợi ích ngắn hạn còn được coi trọng hơn lợi ích dài hạn. Ngoài ra, đa số các tác động tiêu cực về xã hội và môi trường không chỉ là do FDI gây ra, mà là hậu quả chung của quá trình phát triển, quá trình CNH đất nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Đề án Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020.

Đề án cho rằng sau 25 năm Luật ĐTNN đi vào hoạt động, bên cạnh những vai trò tích cực, Luật này đã bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về chính


sách sao cho phù hợp với xu thế phát triển. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút và quản lý hoạt động FDI của Việt Nam trong những năm qua, Đề án đã đề xuất những định hướng FDI đến năm 2020.

Theo đó, vthu hút FDI, định hướng trong thời gian tới sẽ coi trọng hơn đến cơ

cấu và chất lượng; thu hút FDI có hàm lượng carbon thấp hướng tới sự bền vững; ưu tiên các doanh nghiệp FDI có công nghệ hiện đại; FDI nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng và tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước, kết nối chuỗi giá trị và nâng cao chất lượng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Về mặt quản lý FDI, Đề án đề xuất thành lập một ban chỉ đạo nhà nước về FDI. Theo đó, sẽ có một Phó Thủ tướng làm trưởng ban, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm phó ban và lãnh đạo một số bộ ngành sẽ là thành viên. Mô hình quản lý mới sẽ hạn chế được tình trạng phó mặc, gắn trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cùng quản lý FDI dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng.

Nguyễn Xuân Trung (2012) đã đưa ra quan điểm về FDI có chất lượng như sau: “FDI có chất lượng hay nói gọn hơn là FDI chất lượng là FDI có đó ng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước trong hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể” .

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng FDI của Việt Nam trong

giai đoạn phát triển mới, giai đoạn 2001 -2010, theo tiêu chí phát triển bền vững, công trình đã đưa ra những quan điểm chiến lược về FDI tại Việt Nam, những yêu cầu và những giải pháp nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.

1.2.3. Đánh giá chung các công trình đã công bố về FDI theo hướng PTBV và khoảng trống lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

1.2.3.1. Đánh giá chung các công trình đã công bố về FDI theo hướng PTBV

Từ những nghiên cứu tổng quan về FDI theo hướng PTBV của các tác giả trong ớc và nước ngoài , có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Một là, các công trình nghiên cứu đều tập trung làm rõ và khẳng định FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế, phát triển ki nh tế - xã hội.

- Hầu hết các công trình khoa học đều khẳng định FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng, phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp, luôn thiếu vốn và "khát" vốn đầu tư nhằm thúc đẩy CNH đất nước.

- Cũng có những công trình nghiên cứu cho rằng FDI chỉ tác động tích cực đến tăng trưởng, phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường với những điều kiện cụ


thể. Có nghĩa là, các nước đang phát triển, khi tiếp nhận FDI phải đ ảm bảo sự phát triển tương đối về hệ thống kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, ổn định chính trị và khá hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường...

- Một số công trình tỏ ra rất thận trọng khi đánh giá tác động của FDI đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế và xã hội và cho rằng, tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội chưa thật rõ ràng, thậm chí còn nhấn mạnh mặt tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội và tàn phá, huỷ hoại môi trường.

Hai là, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác

động của FDI đến từng khía cạnh đơn lẻ của phát triển bền vững. Đến nay, hiếm có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và bài bản về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.

1.2.3.2. Khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

- Về mặt lý luận: Cho đến nay, hiếm có công trình nào đi sâu nghiên cứu, luận giải một cách sâu sắc, có tính hệ thống về cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng KTTĐ.

Theo hướng này, luận án sẽ: (i) Xây dựng khái niệm, đặc điểm và chỉ rõ những yêu cầu đối với F DI theo hướng PTBV vùng KTTĐ; (ii) Xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường;

(iii) Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ; và (iv) Đúc

rút những bài học kinh nghiệm về FDI theo hướng PTBV của một số quốc gia Châu Á có thể vận dụng vào điều kiện của Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.

- Về mặt thực tiễn: Mặc dù đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về tác động của FDI đến PTBV, song hầu hết các công trình khoa học đã công bố đ ều tập trung phân tích, đánh giá tác động của FDI nói chung và tác động của FDI tới mục tiêu PTBV nói riêng ở phạm vi rộng - cấp quốc gia. Hiếm thấy công trình nghiên cứu tác động của FDI đến BTBV ở một vùng kinh tế cụ thể, đặc biệt là vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Theo hướng này, trên cơ sở căn cứ vào những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ, luận án sẽ: (i) Làm rõ thực trạng tác động của FDI đến PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong định hướng FDI theo hướng PTBV ở vùng; và (ii) Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022