Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 23

CÔNG NHÂN CANON VIỆT NAM ĐÌNH CÔNG ĐÒI TĂNG LƯƠNG


Sáng nay 7/6, công nhân làm việc tại Công ty Canon Việt Nam đã đồng loạt đình công yêu cầu tăng lương giảm giờ làm.

Có mặt tại Công ty Canon Việt Nam đặt tại KCN Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) vào sáng sớm hôm nay, chúng tôi ghi nhận, có hàng nghìn công nhân tập trung tham gia đình công.

Theo phản ánh từ công nhân, cuộc đình công bắt đầu từ 4h sáng. Công nhân tại các phân xưởng lắp ráp đồng loạt dừng dây chuyền, tạm dừng công việc để đưa yêu cầu đòi tăng lương.

Chị H., làm việc tại phân xưởng lắp ráp 1 cho biết, công ty chỉ tăng lương đến các trưởng nhóm mà không tăng lương cho công nhân khiến họ bức xúc và đình công để đòi công bằng.

Khác với các cuộc đình công trước đó, các trưởng nhóm luôn đứng về phía công nhân để đưa yêu cầu đến người sử dụng lao động nhưng ở cuộc đình công tại Công ty Canon Việt Nam vào sáng nay, nhiều trưởng nhóm ra sức thuyết phục công nhân vào làm việc.

Khi chúng tôi có mặt tại hiện trường, 2 trưởng nhóm nữ với khuôn mặt cau có, tiến về phía phóng viên đề nghị cho biết danh tính và yêu cầu không được chụp ảnh hay ghi hình.

Các công nhân tham gia đình công phản ánh, thời gian gần đây, các dây chuyền làm việc lắp đặt thêm vài chục bộ thiết bị, máy móc. Trong khi đó, nhân lực lại không được tăng cường, có bộ phận còn bị cắt giảm nên công nhân thường xuyên phải làm việc 9 tiếng một ngày.

Một công nhân làm việc tại phân xưởng lắp ráp 2 cũng cho biết, làm việc quá giđã đành, thời gian nghỉ giải lao giữa ca quá ít nên không đảm bảo phục hồi sức lao động.

“Nghỉ giữa ca chỉ khoảng 7 - 8 phút, nhà vệ sinh quá tải, công nhân phải xếp hàng chờ đến lượt. Chẳng may muộn vài phút về đến phân xưởng, quản đốc mắng chửi thậm tệ, xúc phạm công nhân”, công nhân này phản ánh.

Cho đến 9h sáng nay, công nhân vẫn tập trung bên trong và ngoài công ty để đình công. Nhiều công nhân làm việc buổi sáng cũng từ chối nhận ca làm việc.

ĐỐC CÔNG NƯỚC NGOÀI ĐÁNH CÔNG NHÂN


Vụ ngừng việc tập thể của hơn 3.000 công nhân Công ty TNHH may mặc Makalot (100% vốn đầu tư của Đài Loan (TQ), đóng tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) diễn ra từ ngày 27.7 đế n nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Vụ việc còn bị đẩy lên nghiêm trọng hơn khi sáng 30.7, một đốc công người Đài Loan đã có hành vi đánh một nam công nhân chảy máu mồm.

“Chúng tôi kiệt sức vì phải làm việc 12 giờ/ngày”

Sau khi đốc công người Đài Loan có hành vi hành hung công nhân, người lao động tham gia ngừng việc tập thể tại Công ty càng trở nên bức xúc. Sáng 30.7, trao đổi với PV, công nhân Đào Việt C - làm việc tại tổ may 2, MK2 - cho biết: “Nguyên nhân chính của việc hơn 3.000 công nhân chúng tôi dừng việc tập thể từ ngày 27.7 là do trong thời gian gần đây, lãnh đạo Công ty thúc ép công nhân phải hoàn thành định mức công việc với khối lượng lớn; công nhân phải làm tăng giờ làm thêm liên tục trong tuần - bắt đầu từ 7h30 tới 20h30 mà chỉ được nghỉ ăn t rưa 1 giờ, nghỉ giải lao 15 phút.

Trong khi phải làm việc căng sức, tập trung vào công việc một ngày hơn 12 tiếng, nhưng chúng tôi chỉ được lãnh đạo Công ty “bao” 2 bữa ăn (trưa, tối) mỗi suất có giá 11.000 đồng. Do làm việc căng thẳng và th iếu chất dinh dưỡng nên nhiều công nhân đã mệt mỏi, sinh bệnh. Khi công nhân bị mệt, ốm xuống phòng y tế có ý kiến là được nghỉ ngơi cho lại sức, nhưng cán bộ thuộc phòng y tế của Công ty có thái độ hách dịch, không tìm hiểu kỹ tình hình sức khỏe của công nhân, chỉ cho phép nằm nghỉ 10 phút và sau đó yêu cầu tiếp tục làm việc...

Trong những ngày gần đây khi thời tiết nắng nóng, các khu nhà xưởng rất nóng (nhất là phân xưởng là) nhưng Công ty trang bị rất ít quạt. Khi công nhân mở cửa sổ để hứng gió thì bị bảo vệ bắt đón g cửa lại.

Công nhân Lê Thị Th - tổ may 2, MK3 - cho biết, những ngày gần đây, do Công ty có đơn hàng nhiều nên vấn đề tăng ca, làm thêm rất căng thẳng. Đốc công luôn đòi hỏi công nhân phải có sản lượng cao, khi công nhân đã cố gắng đáp ứng được yêu cầu thì đốc công lại yêu cầu tăng sản lượng cao hơn...

Theo phản ánh của nhiều công nhân, một trong những nguyên nhân chính tạo tâm lý bức xúc cho công nhân là do thái độ đối xử của đốc công với người lao động. Khi công nhân không đáp ứng được sản lượng, đốc công đã có hành vi đập bàn, quát mắng, cụ thể là trường hợp của đốc công Anni và C heo Loan... Mặc dù ngày 27.7, Công đoàn tỉnh Hải Dương đã xuống Công ty tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của đại diện

công nhân và trao đổi với lãnh đạo Công ty Makalot, nhưng vviệc không được giải quyết dứt điểm. Khoảng 8h30 sáng 30.7, do không kiềm chế, một đốc công ng ười Đài Loan đã đánh một nam công nhân. Quá bức xúc, nhiều công nhân đã có phản ứng tiếp tục ngừng việc.

Sẽ giải quyết sớm vụ việc

Phó Chủ tịch Công đoàn ngành công thương Hải Dương Nguyễn Thị Hu yền xác nhận: Sáng 30.7, tại Công ty Makalot, có sự việc đốc công người Đài L oan đánh chảy máu mồm một nam công nhân. Tổng Giám đốc Công ty đã yêu cầu đốc công người Đài Loan trực tiếp thỏa thuận giải quyết vụ việc với công nhân bị đánh, nếu không Công ty sẽ có biện pháp xử lý thích đáng.

Chủ tịch Công đoàn ngành công thương tỉnh Hải Dương Lương Ngọc Thắng cho biết: “Sau khi xuống hiện trường để n ắm bắt tâm tư nguyện vọng của công nhân, ý kiến của công nhân tập trung vào các vấn đề: Chấm dứt thái độ quá t mắng công nhân, giảm giờ làm, tăng tiền làm thêm, xem xét lại mức giá của khẩu phần ăn ca, tính lại các khoản phụ cấp...”.

Theo ông Thắng, sau khi lắng nghe ý kiến của công nhân, Tổng Giám đốc Công ty Makalot Johnson Chiu cho biết, lãnh đạo Công ty sẽ yêu cầu các đốc công thay đổi thái độ đối với công nhân , nếu vi phạm sẽ kỷ luật; việc nâng lương không phải tự động được nâng mà cần phải xem và o kỹ năng tay nghề của chính người lao động, vấn đề tăng ca, lãnh đạo Công ty sẽ họp với các tổ trưởng và nghiên cứu sản lượng cho phù hợp với từng phân xưởng.

Công ty sẽ tăng tiền ăn ca cho công nhân, sẽ tìm nhà cung cấp mới, đại diện công nhân sẽ giúp lãnh đạo Công ty kiểm tra chất lượng bữa ăn. Lãnh đạo Công ty đã đồng ý tăng một số khoản phụ cấp như xăng xe (lên 200.000đ/tháng), tiền chuyên cần (lên 150.000đ/tháng) v.v... Tổng mức tăng so với thu nhập tháng trước của công nhân vào khoảng 90.000đ-100.000đ/người/tháng.

Tuy nhiên, ngày 30.7, các công nhân cho PV biết mức tăng như vậy l à quá thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của người lao động . Vì vậy, họ tuyên bố sẽ tiếp tục ngừng việc tập thể trong ngày 31.7.

Theo ông Trần Ngọc Bính - Trưởng ban Chính sách lao động Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương - để giải quyết dứt điểm vụ việc, Công đoàn sẽ tiếp tục tổ chức đối thoại giữa công nhân và chủ doanh nghiệp . Phải tháo gỡ được những khúc mắc để có tiếng nói chung bằn g những thỏa thuận cụ thể của doanh nghiệp với người lao động.

Theo Quang Chính - Việt Lâm

Lao Động Nguồn: http://dantri.com.vn ngày 31/7/2012

Phụ lục 6

HẢI PHÒNG TRÀN NGẬP LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC


Phía nhà thầu Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế tuyển dụng lao động của Việt Nam, đồng thời đưa lao động phổ thông của họ sang làm các công việc thủ công như đào đất, phụ hồ, mang vác, quét dọn, đổ bê tông - những công việc mà lao động Việt Nam có thể đảm đương.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) được triển khai từ tháng 11.2005. Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC) với hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Để hoàn thành dự án đúng tiến độ, số lượng công nhân có mặt trên công trường luôn đảm bảo ở con số 2.000 -

3.000 người.

Xử ép tiền lương lao động trong nước

Trên lý thuyết, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ giải quyết được hàng chục ngàn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ông Đỗ Văn Hải, Trường phòng hành chính, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, có thời điểm phía nhà thầu Trung Quốc đưa sang hơn 2.000 lao động phổ thông. Hiện số công nhân Trung Quốc đang lao động tại công trường nhà máy số 2 gần 1.300 người.

Còn theo số liệu báo cáo từ phía Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng gửi Công an huyện Thủy Nguyên, con số này gần 1.500 người. Đây là số người được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng cấp giấy phép lao động 1 năm. Tuy nhiên, qua kiểm tra bước đầu phát hiện ra một số người trung Quốc sang lao động phổ thông tại công trường không có giấy tờ tùy thân, buộc cơ quan chức năng của thành phố phải tìm cách trục xuất về nước. Còn con số chính thức thì chưa ai thống kê nổi.

Do lao động của Trung Quốc áp đảo về lực lượng , nên số ít lao động người Việt Nam may mắn tìm được việc ở đây cũng luôn bị xử ép mà không biết kêu ai . Ông Hoàng Văn T., xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, cho biết, ông cùng nhiều lao động Việt Nam khác được trả 100.000 đồng/ngày. Trong khi đó, mức lương thấp nhất của lao động phổ thông Trung Quốc cũng cao hơn nhiều so với lao động Việt Nam, khi cùng làm một công việc như nhau. Một bảo vệ người Việt Nam tại khu chung cư My Sơn cho biết, anh được nhà thầu Trung Quốc trả 1,5 triệu đồng/tháng, không có phụ cấp. Mới đây, nhà thầu đưa sang một bảo vệ người Trung Quốc, mức lương của họ tính ra tiền Việt Nam khoảng 10 triệu đồng/tháng, cao gấp gần 7 lần so với tiền lương của bảo vệ người Việt Nam.

Phức tạp

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng cho biết, tính đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng lao động là người nước ngoài. Số lượng người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tính hết tháng 5.2012 là 2.206 người, trong đó riêng người Trung Quốc chiếm 87%. Sau một năm hết thời hạn, chủ sử dụng lao động nước ngoài phải đến cơ quan chức năng của thành phố trình báo xin được cấp lại hoặc gia hạn. Nếu về nước phải có công văn gửi Sở và nộp lại giấy phép lao động nhưng trên thực tế, số đơn vị đến làm thủ tục rất ít, họ không trả lại giấy phép lao động.

“Số lao động là người nước ngoài di biến động rất bất thường, cho nên họ về nước, cơ quan chức năng cũng không hay biết và số người mới đến theo nhiều con đường khác nhau thâm nhập vào Hải Phòng vẫn diễn ra khá phức tạp”, vị đại diện này nói và cho biết thêm, phía Trung Quốc là nhà thầu thi công, họ thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) cho chủ dự án, nên phía Việt Nam chỉ có vai trò giám sát về tiến độ và chất lượng của dự án. Đối với việc sử dụng lao động và tiền lương, phía chủ dự án không có quyền can thiệp. Tình trạng quá nhiều lao động Trung Quốc làm việc tại Thủy Nguyên , phía chủ đầu tư đã có ý kiến nhưng nhà thầu Trung Quốc đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do bất đồng ngôn ngữ , tình trạng mất cắp thường xảy ra..., trong khi lao động Trung Quốc “có tay nghề, bằng cấp” (?).

Khó quản lý

Tuy nhiên, một cán bộ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng khẳng định, không ít lao động phổ thông Trung Quốc không biết chữ, thậm chí chỉ biết ký vào bảng lương lĩnh tiền công, nên việc nói “có bằng cấp, tay nghề” là vô lý.

Trung tá Nguyễn Quang Hảo, Trạm trưởng Trạm cảnh sát Bến Rừng, Công an huyện Thủy Nguyên, cho biết, trên địa bàn xã Ngũ Lão và Tam Hưng hiện có khoảng 1.600 lao động là người Trung Quốc đang lưu trú. Họ sinh sống tại 2 khu nhà ở tập trung (một tại My Sơn, xã Ngũ Lão và một ngay sát công trường thi công) do nhà thầu xây dựng; số còn lại lên tới 300 - 400 người thuê nhà dân trong làng tá túc. Theo ông Hảo, đối với số người Trung Quốc nhập cảnh hợp pháp, có visa, thị thực, hộ chiếu, có giấy phép lao động, có đăng ký tạm trú còn dễ bề quản lý, còn số nhập cảnh theo con đường du lịch, nhập cảnh trái phép vào để làm việc là rất khó. Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng đã ti ến hành kiểm tra, rà soát ban đầu và đã phát hiện một số lao động không có giấy phép, buộc trục xuất về nước. “Nhiều đêm tuần tra do không có phiên dịch, cán bộ, chiến sĩ Trạm gặp các sự việc xảy ra liên quan tới người nước ngoài không biết xử trí thế nào, ngay ngày hôm sau số người này đã lặng lẽ rút về nước từ lúc nào không hay biết”, ông Hảo nói.

Nguồn: http://baodatviet.vn ngày 11/06/2012

Phụ lục 7

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI

VI PHẠM PHÁP LUẬT BVMT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2011


TT

Tên doanh nghiệp

Hành vi vi phạm pháp luật BVMT

1

Công ty TNHH Piagio Việt Nam

Thải mùi khó chịu vào môi trường

2

Công ty sản xuất phanh Nissan Việt Nam

Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia 24:2009/BTNMT cột B

3

Công ty TNHH Jinsung Việt Nam

Không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại


4


Công ty TNHH Deawoo STC&Apparel

Không đăng ký báo cáo theo qui định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại quá thời hạn phải xử lý, tiêu hủy


5


Công ty TNHH Sinwon

Không đăng ký báo cáo theo qui định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại quá thời hạn phải xử lý, tiêu hủy

6

Công ty quốc tế Hannam

Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia 24:2009/BTNMT cột B

7

Công ty TNHH Dea Young Viha

Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia 24:2009/BTNMT cột B

8

Công ty TNHH Ong Tam Đảo

Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia 24:2009/BTNMT cột B

9

Nhà máy Adream Viha

Xnước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia 24:2009/BTNMT cột B

10

Công ty TNHH Kỹ thuật công nghiệp Kim Lợi Việt Nam

Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia 24:2009/BTNMT cột B

11

Công ty TNHH Chính Long

Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia 24:2009/BTNMT cột B

12

Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc của Công ty cổ phần Japfa Comfeet Việt Nam

Xnước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia 24:2009/BTNMT cột B

13

Công ty TNHH sản xuất sơn Phoenix

Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia 24:2009/BTNMT cột B


14


Công ty TNHH tái chế Covi

Không có văn bản báo cáo cơ quan QLNN có thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại theo qui định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 23

Nguồn: [56]

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí