Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 6


- Ngày nay, do sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, mặt khác do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, do đó làm cho chu kì sống của sản phẩm ở tất cả các ngành kinh tế ngày càng bị rút ngắn lại. Vì vậy, các nước và các địa phương nhất thiết phải điều chỉnh CCKT. Đây là cơ sở để CDCCKT. Riêng ở các nước phát triển, CDCCKT phải luôn gắn liền với CNH, HĐH và hội nhập, là tạo lập CCKT mới phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Yêu cầu đặt ra là phải định vị được một CCKT, xác định hợp lí các ngành trọng điểm, mũi nhọn cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển. Con đường và hình thức CDCCKT của các địa phương, các quốc gia đang và chậm phát triển trong thời kì CNH, HĐH và hội nhập KTQT là rất đa dạng.

- Trong quá trình phát triển kinh tế, nếu chỉ dựa vào sự phát triển sản xuất của nông nghiệp là chính thì do những giới hạn về sinh học, tốc độ tăng trưởng không thể đạt trên 4-5% trong một thời gian dài. Do đó, muốn tăng tổng sản phẩm quốc dân gấp đôi trong 10 năm, hay có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm khoảng 7% thì tất yếu phải phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Đó chính là điều kiện khách quan để tạo ra sự CDCCKT.

- Để đánh giá trình độ phát triển của một CCCKT có thể căn cứ chủ yếu vào cơ cấu kinh tế ngành, trong đó ngành phi nông nghiệp có vai trò quyết định. Trong khối ngành phi nông nghiệp, ngành công nghiệp chế tạo và ngành dịch vụ chất lượng cao có ý nghĩa quyết định. Khi ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 35- 40% giá trị ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 80% thì có thể xem nền kinh tế đó đã vào loại phát triển. Các nghiên cứu về phân loại trình độ phát triển của nền kinh tế cho rằng một nền kinh tế được xem là ở trình độ phát triển khi tỷ trọng lao động của các ngành phi nông nghiệp đạt mức trên 85% trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội và có khoa học công nghệ đóng góp khoảng 80% năng suất lao động. Trong phân tích CCKT, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ được coi trọng. Để có sự phát triển hài hoà, quan hệ tỷ lệ này phải được đảm bảo tương thích. Thực tế cho thấy, nếu nhóm các ngành sản xuất các sản phẩm vật chất tăng 1%/lần và nhóm


các ngành dịch vụ tăng 1,8-2%/lần thì nền kinh tế khó có thể tăng trưởng tốt được. Khi so sánh hai trạng thái CCKT của một nền kinh tế, của một vùng hoặc một địa phương nào đó không chỉ xem xét tỷ trọng của các ngành mà đồng thời còn phải xem xét thêm tỷ trọng CCKT theo thành phần, CCKT địa phương mà quan trọng là trình độ phát triển đô thị của địa phương đó.

- Nếu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh động thái tăng trưởng thì CDCCKT phản ánh chất lượng tăng trưởng. Về mặt lí thuyết, việc CDCCKT của một quốc gia, một địa phương vừa là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế vừa phản ánh bản chất của quá trình công nghiệp hoá và hội nhập KTQT. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, CDCCKT phản ánh bản chất của quá trình công nghiệp hoá, khả năng thích nghi và mức độ hội nhập KTQT của mỗi quốc gia. Sự thay đổi CCKT theo ngành, CCKT theo vùng hoặc CCKT theo thành phần về thực chất là điều chỉnh phương thức phân bổ và sử dụng nguồn lực. CDCCKT theo ngành là tiêu điểm của chính sách công nghiệp, thành công của công cuộc công nghiệp hoá phụ thuộc trực tiếp vào thành công của việc xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp. Mặc dù CCKT có thể được xem từ nhiều góc độ. Tuy nhiên, từ thực trạng CDCCKT Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng để định hướng và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với điều kiện hội nhập KTQT.

Có thể nói nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chịu ảnh hưởng bởi những xu thế lớn trong sự vận động của nền kinh tế thế giới. Sự tác động của những xu hướng này mang tính khách quan buộc các nước phải có sự thích nghi nếu không muốn bị tụt hậu. Một trong các xu hướng có sự tác động dẫn đến CDCCKT của một quốc gia, của một địa phương chính là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Điều này đã đưa tới sự tăng trưởng đột biến về kinh tế, gây ra sự biến đổi sâu sắc về CCKT của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó còn có xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, xu hướng mở cửa và hợp tác, xu hướng dịch chuyển trung tâm của nền kinh tế thế giới về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, xu hướng “mềm hóa nền kinh tế”, xu hướng “thế giới phẳng”, xu hướng hình thành các liên kết đa và lưỡng cực trong khu vực và quốc tế… tác động mạnh mẽ đến CDCCKT của các quốc gia.


Trong thời gian qua, các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tận dụng khá tốt những lợi thế so sánh để phát triển nền kinh tế của mình nên đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho khu vực này trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới. Nhờ đó, đã xuất hiện những nước công nghiệp hoá mới (NIEs) và có những nước đã đứng vào hàng ngũ các nước có tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế ở các nước này, giá nhân công ngày càng tăng đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất với giá thành tăng. Do vậy, họ phải tìm cách chuyển một phần các lĩnh vực sản xuất khó cạnh tranh sang các nước khác dưới hình thức FDI và chuyển giao công nghệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Để đổi mới công nghệ sản xuất, các nước công nghiệp hoá tìm cách chuyển những công nghệ lạc hậu, lỗi thời hoặc kém tính cạnh tranh sang các nước kém phát triển hơn. Mặt khác, các nước kém phát triển hơn lại có nhu cầu tiếp nhận các công nghệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới, tạo ra cơ may, tự điều chỉnh hành vi và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sự gặp gỡ giữa cung và cầu về công nghệ trình độ thấp đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi CCKT tại các nước này.

Một trong những yêu cầu đặt ra là phải CDCCKT cho phù hợp với bối cảnh và tình hình cụ thể của mỗi địa phương trong từng giai đoạn cụ thể, phát huy lợi thế so sánh, phù hợp trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập KTQT. Không dập khuôn, máy móc và thụ động trong CDCCKT, ở các địa phương khác nhau thì hướng CDCCKT đạt đến CCKT hợp lý cũng phải khác nhau.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 6

1.2.5. Các cách thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

Hiện nay, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về các cách thức CDCCKT. Tuy vậy, có các cách thức CDCCKT như sau:

Nếu căn cứ vào cơ cấu kinh tế mục tiêu thì CDCCKT có ba cách, đó là:

- Một là, địa phương chủ quan định ra một tỷ lệ các ngành đóng góp vào GDP của địa phương trong tương lai rồi phấn đấu.

Theo cách này, có ưu điểm là thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch, có thể chủ động trong việc tập trung nguồn lực để CDCCKT đạt đến CCKT mục tiêu, phù hợp


với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tuy nhiên, cách này ngày càng tỏ ra bất cập và trong nền kinh tế thị trường không nhiều quốc gia và địa phương thực hiện.

- Hai là, địa phương định ra chủ trương, tạo cơ chế phù hợp cho CDCCKT còn để thị trường quyết định quá trình CDCCKT và CCKT của địa phương trong tương lai.

Đây là một cách mới ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, theo cách này có nhiều ưu điểm và phù hợp với kinh tế thị trường, CDCCKT theo quy luật và các điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên, cần phải có định hướng và cơ chế phù hợp nếu không sẽ bị động và khó kiểm soát.

- Ba là, kết hợp cả hai cách ở trên.

Theo cách này, sẽ phát huy được những ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của hai cách ở trên.

Trên cơ sở các cách thức CDCCKT ở trên, đối với tỉnh Thái Nguyên cần phải CDCCKT theo cách thứ ba. Đây là cách CDCCKT phù hợp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với độc lập tự chủ kinh tế trong xu thế hội nhập KTQT. Điều này cho thấy nó khác với CDCCKT trong điều kiện kinh tế thị trường đó là vẫn chú trọng quy luật vận động của nền kinh tế thị trường nhưng CDCCKT phải có sự định hướng về cơ chế, chính sách của tỉnh; CDCCKT trong xu thế hội nhập nhưng phải tự chủ về đường lối, về mô hình CDCCKT; phát huy lợi thế so sánh của địa phương, coi trọng nguồn lực từ bên ngoài nhưng phải tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương (tính độc lập tự chủ) để lựa chọn mô hình CDCCKT cho hợp lý. Không CDCCKT bằng mọi giá mà cần phải tái cơ cấu kinh tế của địa phương theo mô hình phù hợp với quy luật vận động của thị trường; sau đó tạo cơ chế, chính sách để phát huy lợi thế so sánh, tận dụng tối đa cơ hội của hội nhập, tuân thủ các cam kết hợp tác quốc tế song phương và đa phương để CDCCKT bền vững.

Nếu căn cứ vào chất lượng quá trình CDCCKT thì CDCCKT có hai cách:

- CDCCKT theo chiều rộng: Theo đó, CDCCKT hướng vào lượng của CCKT, không chú ý đến chất lượng của chuyển dịch; mở rộng, phát triển các ngành nghề mới để đạt được CCKT theo quy mô.


- CDCCKT theo chiều sâu: Theo đó, CDCCKT hướng vào chất lượng để phát triển nền kinh tế theo hướng hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và bền vững .

Nếu căn cứ vào phạm vi CDCCKT, có các cách sau:

- CDCCKT trong nội bộ các ngành, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.

- CDCCKT giữa các ngành, các thành phần, các vùng kinh tế.

Nếu căn cứ vào các loại CCKT, có ba hình thức CDCCKT:

- CDCCKT theo ngành kinh tế;

- CDCCKT theo thành phần kinh tế;

- CDCCKT theo vùng kinh tế.

Nếu căn cứ vào thời gian CDCCKT thì có các hình thức CDCCKT:

- CDCCKT trong ngắn hạn;

- CDCCKT trong trung hạn;

- CDCCKT trong dài hạn.

Tuy nhiên, CDCCKT không có điểm đầu và điểm kết thúc, là quá trình lâu dài, vì vậy khẳng định CDCCKT phải thực hiện trong dài hạn.

1.2.6. Phương pháp, hệ số đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự chuyển động của CCKT là một đại lượng khá phức tạp, do đó không thể biểu diễn với một chỉ số duy nhất. Có những phương pháp phản ánh liên quan đến định hướng cường độ của CDCCKT; có những phương pháp biểu diễn mức độ cụ thể hay sự đa dạng của CCKT; hay có các phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu nguồn lực đối với hiệu quả… Tuy nhiên, có thể thấy một số phương pháp để xác định CDCCKT như sau:

i) Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các thời kì khác nhau, được xác định bằng công thức:

Cos =

S (t )S (t )

i 2 i 1


(1.1)

2 2

S (t ) S (t )

i 2 i 1

Nguồn: [16; tr. 56]


Trong đó:

Si(t) là tỷ trọng ngành i trong GDP ở năm t (t1 : năm nguồn, t2: năm đích);

φ (0 ≤ φ ≤ 900): là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế;

Nếu φ = 00: không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

Nếu φ = 900: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là lớn nhất.

Nói cách khác, nếu Cos φ = 1 thì sẽ không có sự CDCCKT và nếu Cos φ = 0, CCKT chuyển dịch lớn nhất (xem chứng minh tại Phụ lục 23).

Tuy nhiên, công thức theo các mô hình này chỉ đánh giá được các ngành đã có trong nền kinh tế, nhưng không xem xét được các ngành hoàn toàn mới đang xuất hiện trong nền kinh tế và sẽ xuất hiện trong nền kinh tế. Ngay trong lĩnh vực dịch vụ, những ngành đã có sẽ xuất hiện nhiều nghiệp vụ hoàn toàn mới, chẳng hạn ngành ngân hàng sẽ xuất hiện rất nhiều nghiệp vụ mới theo đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thương mại điện tử cùng với các hình thức thương mại vô hình mới xuất hiện của nền kinh tế thế giới.

Công thức này dùng để đánh giá tốc độ dịch chuyển nền kinh tế, một vùng kinh tế hay một khu vực kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định trong quá trình CNH, HĐH có được rút ngắn hơn so với các nước và các khu vực địa phương đi trước như thế nào.

Ví dụ: Góc φ của Việt Nam 1985- 2003



Cos=

S (t )S t )

S

2

(t

i 2

) S (t )

i 1

2

i 2 i 1


(0.2180 0.4017 0.3997 0.2735 0.3823 0.3248)

2 2 2 2 2 2


= 0.924


(1.2)

(0.2180 0.3997 0.3823 ) (0.4017 0.2735 0.3248 )


Khi đó tương ứng với φ= 22029’

ii) Phương pháp đo lường sự CDCCKT theo cường độ CDCCKT

Công thức này xem xét cường độ của CDCCKT theo hệ số tương đối và tuyệt đối của CDCCKT này có ý nghĩa khi so sánh quan hệ với tăng trưởng kinh tế [19].

Hệ số tuyệt đối của CDCCKT có dạng:


n

Pib Pia

i1

n

Ka1 (1.3)


n

Ka2 Pib Pia

i1

Hệ số tương đối của CDCCKT có dạng:


(1.4)


Pib Pia Pia

Kn (1.5)

Trong đó :

Ka1,2 : Hệ số tuyệt đối của CDCCKT Kn : Hệ số tương đối của CDCCKT

Pi : Tỷ lệ của ngành (nhóm ngành) trên toàn bộ n : Tổng số ngành, nhóm ngành

a, b: Năm cơ sở và năm so sánh

Ý nghĩa của phương pháp này:

Hệ số tuyệt đối cho phép có thể khái quát được độ lớn của toàn bộ sự dịch chuyển trong cơ cấu, khi mà sự thay đổi tuyệt đối khác với các giá trị riêng biệt; còn hệ số tương đối của CDCCKT cho biết sự thay đổi tương đối. Trong nền kinh tế quốc dân có thể phân chia CDCCKT theo bốn cấp độ sau:

- Chuyển dịch ở mức độ khu vực nghĩa là sự chuyển dịch của ba khu vực (khu vực I, II, III).

- CDCCKT vĩ mô, nghĩa là sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành trong nội bộ các khu vực.

- CDCCKT trong nội bộ ngành như trong nội bộ ngành cơ khí giữa cơ khí nông nghiệp, cơ khí chế tạo ô tô… Thực hiện những chuyển dịch này là các tổng công ty hay tập đoàn kinh tế.

- CDCCKT vi mô, đó là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ doanh nghiệp, công ty, nhà máy hay nông trường …

Như vậy, sự phân chia này là khách quan và phù hợp theo tiến trình vận động của các chủ thể kinh tế trong nền KTQD. Trong mỗi giai đoạn phát triển của nền KTQD thì mỗi cấp độ CDCCKT nói trên sẽ có những mức độ ý nghĩa khác nhau.


Vấn đề là CDCCKT được thực hiện như thế nào và làm sao để đảm bảo mối quan hệ phù hợp cũng như những tác động chế ước lẫn nhau giữa các cấp độ CDCCKT.

1.2.7. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu của địa phương

CDCCKT là một đặc trưng vốn có của quá trình phát triển kinh tế dài hạn. Một nền kinh tế có CCKT linh hoạt sẽ đạt được một sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đó là một nền kinh tế mà có các mục tiêu và công cụ được điều chỉnh nhanh chóng để thích ứng với sự thay đổi của giới hạn và cơ hội kinh doanh. Có nghĩa là bao gồm sự linh hoạt về cơ cấu thể chế của hệ thống kinh tế- xã hội, sự linh hoạt của Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc điều chỉnh chính sách khi điều kiện thay đổi.

i) CDCCKT của địa phương theo mô hình hướng ngoại

CDCCKT theo mô hình hướng ngoại (ở đây là ngoài tỉnh)là đưa nền kinh tế địa phương phát triển theo hướng mở cửa nhiều hơn, thúc đẩy thương mại và các luồng vốn đổ vào, khuyến khích lợi nhuận giữa việc sản xuất cho thị trường trong tỉnh hay ngoài tỉnh, tạo ra khả năng sinh lời cao hơn trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Có hai loại chiến lược kinh tế mở cửa, đó là :

Thứ nhất, tạo ra các khuyến khích về giá cả một cách tích cực theo hướng có lợi cho xuất khẩu (chẳng hạn thông qua trợ cấp xuất khẩu).

Thứ hai, tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất cho thị trường trong tỉnh, trong nước với thị trường ngoài nước. Tức là, chuyển các khuyến khích theo hướng có lợi cho sự mở của nền kinh tế.

Đặc điểm của các chính sách hướng ngoại ban đầu ở nhiều nước đang phát triển là xu hướng hướng vào xuất khẩu những hàng nông sản truyền thống và thực hiện chính sách thuế nhập khẩu vừa phải để tăng nguồn thu cho Chính phủ, nhằm nâng cao trình độ của cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho xuất khẩu. Mô hình này được thực hiện với các chính sách thương mại thiên về thay thế nhập khẩu, với biểu thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu phù hợp mà không cần sự bảo hộ mạnh mẽ.

Sau khi hoàn thành những giai đoạn ban đầu thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển thường chuyển sang các chính sách hướng ngoại đối với các ngành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2022