Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 8


vii) Các xu hướng tác động của nền kinh tế thế giới

Có nhiều xu hướng tác động như là xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng đa cực và lưỡng cực trong quan hệ kinh tế quốc tế, xu hướng mềm hóa cơ cấu kinh tế,… đều có tác động đến CDCCKT.

viii) Thái độ của đội ngũ Nhà lãnh đạo, quản lý nhà nước về kinh tế

Đây là một nhân tố định tính nhưng có vai trò quan trọng đối với CDCCKT, bởi lẽ nếu quan điểm, định hướng, mức độ thiện chí, tính quyết đoán, phong cách, khả năng tư duy trong đổi mới phương thức quản lý kinh tế,… của Lãnh đạo sẽ tác động đến hành động, chính sách trong chiến lược phát triển và CDCCKT của mỗi địa phương và quốc gia.

Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở hai khu vực này. Trong khi đó đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để đạt tốc độ tăng trưởng cao (9-10%) là rất khó khăn. Như vậy, đầu tư chính là yếu tố quyết định quá trình CDCCKT của một nước.

Mặt khác, theo nghiên cứu đã trình bày ở trên khi thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ dẫn đến sự dịch chuyển giữa các khu vực mà cụ thể là sự tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ đồng thời tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm trong tổng GDP, tức là có sự CDCCKT nói chung và CCKT theo ngành nói riêng. Thêm vào đó, nếu tập trung yếu tố này cho ngành sản xuất nào thì sẽ thúc đẩy làm tăng tỷ trọng của ngành đó trong GDP của một quốc gia

Về CCKT theo vùng, đầu tư trong đó có FDI sẽ tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng kinh tế theo lãnh thổ, đưa các vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói, làm động lực lan toả thúc đẩy các vùng kinh tế khác cùng phát triển.

Nguồn vốn đầu tư có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, khi trình độ kỹ thuật được cải tiến thì đầu tư sẽ giúp cho người lao động nâng cao kỹ năng lao động để từ đó năng suất lao động sẽ tăng lên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ đó có ảnh hưởng tới CDCCKT.

Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế có nhiều yếu tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế, nhưng đầu tư là quan trọng nhất vì là yếu tố làm cải thiện chất lượng tài


nguyên vật chất và tài nguyên con người đang tồn tại. Đầu tư làm tăng số lượng và năng suất của các nguồn sản xuất. Đầu tư làm tăng năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và kỹ thuật. Đây sẽ tiếp tục là nhân tố hàng đầu trong việc thúc đẩy CDCCKT và tăng trưởng kinh tế.

1.3. FDI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

FDI với CDCCKT của một địa phương hoặc một quốc gia, đây là quan hệ hai chiều. Trong đó, có sự tác động hoặc ảnh hưởng của FDI tới CDCCKT và CDCCKT ảnh hưởng đến thu hút FDI. Như đã xem xét ở trên, có rất nhiều nhân tố tác động đến CDCCKT, bao gồm có cả các nhân tố trực tiếp và gián tiếp, nhân tố chủ quan và khách quan, nhân tố định lượng và nhân tố định tính; ngoài CDCCKT thì còn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, bao gồm các nhân tố bên trong (thu hút) và các nhân tố bên ngoài (đẩy). Luận án nghiên cứu quan hệ theo cả hai chiều nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu một chiều, đó là tác động hoặc ảnh hưởng của FDI tới CDCCKT theo ngành của địa phương.

Trước hết, tác động của FDI tới CDCCKT của địa phương được xem xét như sau:

FDI tới CDCCKT cần phải xác định mức độ tác động cả mặt định tính và định lượng. Về mặt định tính, cần xác định dựa trên các tiêu chí định tính để khẳng định FDI tác động tích cực và tiêu cực tới CDCCKT của địa phương. Về mặt định lượng, cần phải sử dụng mô hình toán kinh tế, mô hình kinh tế lượng để xác định mức độ tác động của FDI tới CDCCKT và ngược lại; ở đây có thể sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm ra quy luật tác động, tính toán mức độ tác động của FDI so với các yếu tố khác đến CDCCKT của địa phương.

Một là, CDCCKT vừa là động lực vừa phản ánh chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Có nhiều cách thức CDCCKT như đã phân tích, trong đó có CDCCKT theo chiều rộng và theo chiều sâu; CDCCKT theo ngành, theo vùng và theo thành phần thì cần phải kết hợp tăng GDP của từng ngành, vùng và thành phần kinh tế với thay đổi tỷ trọng giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế trong GDP của địa phương, của tỉnh. Có nghĩa là, ngoài những nhân tố ảnh hưởng tới CDCCKT của địa phương thì nhu cầu về vốn đầu tư là không thể thiếu được. Trong khi CDCCKT phản ánh chất lượng của phát triển kinh tế, vì vậy FDI có vai trò quan trọng đối với CDCCKT. Để thấy rõ hơn ta xét quan hệ giữa vốn cho CDCCKT trong mô hình Harrod - Domar thể hiện như sau:



Trong đó:

S

g = (1.6)

ICOR

g: là tốc độ tăng trưởng GDP của ngành, vùng, thành phần kinh tế S: là tỷ lệ tiết kiệm (có mối quan hệ với đầu tư - biến I)

ICOR: hệ số phản ánh trình độ kỹ thuật, tính hiệu quả của sử dụng vốn FDI Có thể thấy được tác động của vốn, trong đó có FDI đối tới tăng trưởng của

từng ngành kinh tế, vùng kinh tế và thành phần kinh tế và góp phần CDCCKT, tạo ra sự CDCCKT theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trong đó có vốn FDI và sự đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP của ngành kinh tế, vùng kinh tế và thành phần kinh tế; nếu ICOR càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn cho tăng trưởng kinh tế càng lớn và ngược lại (Thí dụ: năm 2007, hệ số ICOR= 5,5; tức là để tăng 1% GDP thì phải huy động lượng vốn đầu tư tương đương 5,5% GDP). Do vậy, để CDCCKT của địa phương, của cả nước thì vốn FDI có vai trò quan trọng.

Vốn đầu tư trong nước

Nằm trong cơ cấu của nguồn vốn, FDI là một trong những nguồn vốn quyết định tới CDCCKT.

Nguồn vốn đầu tư



Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và (FPI)


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa FDI và CDCCKT

Việc thu hút FDI đã giúp các địa phương không ngừng tranh thủ được nguồn vốn lớn cho đầu tư trong tỉnh mà cả công nghệ và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh có tác động làm tăng năng suất lao động các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế kéo theo sự phát triển của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển các ngành nghề trong tỉnh, tạo điều kiện cho CDCCKT diễn ra nhanh chóng hơn.

Hai là, FDI làm tăng GDP của địa phương tiếp nhận đầu tư. Các doanh nghiệp FDI hoạt động ở địa phương sở tại trong quá trình sản xuất kinh doanh đã


tạo ra GDP và đóng góp vào GDP của địa phương này, qua đó mà thúc đẩy CDCCKT của địa phương sở tại.

- FDI làm tăng GDP của các ngành kinh tế từ đó thúc đẩy CDCCKT diễn ra nhanh chóng hơn.

- FDI đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu từ đó làm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu.

- FDI làm tăng GO của ngành và nhóm ngành kinh tế. Vốn đầu tư là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do vậy có tác động trực tiếp đến sản lượng đầu ra của ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế địa phương.

Ba là, dựa vào mô hình Bozeinstein de George và Lee năm 2000 [22] đã phân tích một cách định lượng tác động của FDI đến tăng trưởng ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1996-2001 và đưa ra kết luận từ mô hình đã được lượng hoá như sau:

- Tỷ trọng của nguồn vốn FDI trong GDP của một ngành kinh tế mà tăng lên 1% thì GDP của ngành kinh tế đó sẽ tăng lên 0,041%. Kết quả này có tính cả các dự án FDI đã hết hạn và giải thể hàng năm.

- Tỷ trọng của nguồn vốn FDI trong GDP của một ngành kinh tế mà tăng lên 1% thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP ngành đó là 0,053%. Kết quả này phản ánh chính xác hơn do loại bỏ các dự án đã hết hạn và giải thể sẽ không tham gia vào quá trình sản xuất nữa và kết quả là FDI có tác động mạnh hơn đến tăng trưởng của ngành kinh tế.

- Còn nếu FDI trong GDP của một ngành kinh tế giảm đi 1% sẽ có tác động làm giảm trực tiếp GDP của ngành đó 0,183%.

Bảng 1.1: Đóng góp của khu vực FDI trong GDP Việt Nam 1997 - 2007

(theo giá so sánh 1994 - tỷ đồng)



Chỉ tiêu

Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

GDP

231.264

244.569

256.272

273.666

292.535

313.247

336.242

362.435

393.031

425.373

461.443

Kinh tế NN

95.638

100.953

103.531

111.522

119.824

128.343

138.162

148.865

159.836

169.696

179.908

Tỷ trọng (%)

41,35

41,28

40,4

40,75

40,96

40,97

41,09

41,07

40,67

39,89

38,99

Kinh tế vốn FDI

18.970 22.593 26.560 29.598 31.733 34.006 37.592 41.911 47.451 54.250 61.202

Tỷ trọng (%)

8,2

9,24

10,36

10,82

10,85

10,86

11,18

11,56

12,07

12,75

13,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên - 8

Nguồn: Niên giám Thống kê 2000- 2007


Như vậy, từ kết quả phân tích ở trên, cho thấy FDI có tác động không nhỏ tới tăng trưởng của ngành kinh tế. Sự tác động này có thể làm cho tỷ trọng các ngành trong cơ cấu tổng thể tăng lên hoặc giảm xuống theo các tỷ lệ khác nhau từ đó dẫn đến CDCCKT. Do vậy, cần tăng cường thu hút FDI để tăng tỷ trọng của FDI trong GDP nói chung và tỷ trọng của FDI trong GDP ở ngành kinh tế, từ đó tạo ra sự tăng trưởng đối với từng ngành kinh tế góp phần CDCCKT..

FDI (Vốn, công nghệ, kỹ thuật, trình độ quản lý)


Tăng trưởng kinh tế


GDP

Có sự phân bổ lại các yếu tố sản xuất tập trung vào khu vực CN và DV, giảm ở khu vực NN

GDPCN GDPDV

GDPNN


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bốn là, kết hợp giữa nghiên cứu của nhà kinh tế Simon Kuznet và những phân tích nêu trên có thể đưa ra mô hình quan hệ sau:






Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa FDI với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và GDP Xuất phát từ đặc điểm của FDI là vì mục tiêu lợi nhuận nên các chủ đầu tư

thường chỉ hướng vào tập trung đầu tư cho một số ngành có khả năng thu được lợi nhuận cao, do vậy sẽ làm cho các ngành này tăng trưởng và phát triển, điều này đã dẫn đến việc làm mất cân đối giữa các ngành kinh tế của nơi tiếp nhận đầu tư. Đó là sự chênh lệch của những ngành được khuyến khích phát triển lại không được tập trung vốn đầu tư, thay vào đó là các ngành không nằm trong mục tiêu đầu tư và phát triển lại có số vốn FDI tập trung cao. Sự mất cân đối này có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến CDCCKT và hơn thế nữa là có thể dẫn tới khủng hoảng nền kinh tế.

Năm là, có thể sử mô hình hồi quy bội để xác định mức độ tác động của FDI tới CDCCKT thông qua hàm hồi quy, trong đó biến phụ thuộc là mức độ CDCCKT được phản ánh thông qua hệ số Cos φ hoặc hệ số tuyệt đối của CDCCKT (Ha1,2 ) và hệ số tương đối của CDCCKT (Hn) (các hệ số này đã được đề cập ở phần trước) hoặc tỷ trọng của các ngành cấp một trong cơ cấu ngành kinh tế (biến phụ thuộc Y);


các biến độc lập là chín biến (xem Sơ đồ 1.4), trong đó biến vốn FDI thực hiện phản ánh sự tác động của FDI tới CDCCKT. Từ đó, có thể thấy mô hình hồi quy như sau:


Vốn FDI thực hiện (biến độc lập 01: k1)

Tỷ trọng ngành CN-XD (biến phụ thuộc 01: Y1)

Tỷ trọng ngành DV (biến phụ thuộc 02: Y2)

Tỷ trọng ngành NL-TS (biến phụ thuộc 03: Y3)

Nguồn vốn khác thực hiện (biến độc lập 02: k2)

Khoa học công nghệ (biến độc lập 03: T)

Lao động (biến độc lập 04: L)

Thể chế, chính sách (biến độc lập 05: CS)

Hệ số tuyệt đối của CDCCKT

(biến phụ thuộc 04: Ha1,2)


Hệ số tương đối của CDCCKT

(biến phụ thuộc 05: Hn)

Lợi thế so sánh (biến độc lập 06: LT)

Mức độ hội nhập (biến độc lập 07: HN)

Các xu hướng kinh tế (biến độc lập 08: XH)

Tốc độ CDCCKT

(biến phụ thuộc cos φ hoặc φ

Thái độ của lãnh đạo (biến độc lập 09: LĐ

Sơ đồ 1.4: Mô hình tác động của các yếu tố (trong đó có FDI) tới CDCCKT Trên cơ sở các số liệu quá khứ thực tế có thể xác định được hàm hồi quy

theo dạng sau:

i) Cos φ=A1x k1+A2x k2+A3xT+A4xL+A5xCS+A6xLT+A7xHN+A8xXH+A9xLĐ+α

ii) Y1,2,3=B1x k1+B2x k2+B3xT+B4xL+B5xCS+B6xLT+B7xHN+B8xXH+B9xLĐ+β

iii) Hn;a1,2=C1x k1+C2x k2+C3xT+C4xL+C5xCS+C6xLT+C7xHN+C8xXH+C9xLĐ+γ Trong đó: An, Bn và Cn (n=1÷ 9) là các hệ số hay trọng số phản ánh mức độ

tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc (tức biến CDCCKT); α, β, γ là


các hằng số. Với mẫu đủ lớn, sử dụng công cụ hồi quy của các phần mềm máy tính chuyên dụng như SPSS, Excel... có thể tính toán được giá trị của các hệ số này. Tức là, nếu có đủ số liệu hoàn toàn có thể xác định được các hàm hồi quy ở trên, từ đó có thể xác định được mức độ tác động của FDI tới CDCCKT của địa phương trong một giai đoạn nhất định.

Sáu là, theo một cách tiếp cận khác, có thể xem xét tác động của FDI tới CDCCKT của địa phương thể hiện ở hai dạng:

i) Dạng trực tiếp

- FDI hình thành những ngành kinh tế mới mà địa phương tiếp nhận FDI chưa có. Điều này đã làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu của các ngành trong nền kinh tế.

- FDI tạo ra những nhu cầu mới mà nơi tiếp nhận FDI đòi hỏi phải có những biện pháp đáp ứng cho những nhu cầu đầu vào căn bản, những nhân tố này không thể lấy từ những quốc gia và địa phương khác thông qua con đường thương mại, như là điện nước, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực. Không có những nhân tố này thì FDI không vận động được.

- FDI đem lại những thay đổi trong nội bộ cơ cấu ngành kinh tế đã có của nơi tiếp nhận FDI theo hướng hiện đại hoá, nâng cao trình độ khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lí mới.

- FDI thúc đẩy những lĩnh vực cung cấp hạ tầng phải đi trước một bước, với tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và kèm theo đó là nhu cầu về những sản phẩm trong ngành đó tăng lên.

- FDI sẽ thúc đẩy các lĩnh vực tiêu dùng tăng lên, tạo khả năng tiêu dùng mới của toàn xã hội, do đó làm tăng công suất hay nhu cầu mới về các hàng hoá, dịch vụ mới. Điều này thúc đẩy các lĩnh vực khác phải chuyển biến để đáp ứng nhu cầu biến đổi và đang tăng lên.

- FDI sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư mới ở địa phương và mở rộng thị trường, là tiền đề để thu hút FDI mới.

- FDI mang lại sự cạnh tranh mới cho các nguồn lực xã hội.


- FDI mang lại sự vận động mới trong CCKT, khi hàng loạt vấn đề mới của sự phát triển mở ra, khi tập trung hoá sản xuất, khi hình thành nên những mối liên kết kinh tế mới giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để bảo vệ quyền lợi chung của ngành nghề, chẳng hạn như đề nghị nhà nước có những biện pháp bảo hộ ngành nghề.

- FDI thay đổi cách hành xử, làm tăng sự lựa chọn của các doanh nghiệp trong địa phương sở tại.

ii) Dạng gián tiếp

- FDI làm tăng quy mô của nền kinh tế địa phương, khi làm tăng quy mô ngành về lượng tuyệt đối, cả theo giá trị và hiện vật; nâng cao trình độ khoa học, quản lí; làm tăng theo nhiều ngành nghề mới đáp ứng với nhu cầu của tăng trưởng kinh tế, với sự gia tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư có liên quan tới FDI.

- FDI hình thành nên những thị trường đủ lớn để thúc đẩy sự ra đời và phát triển những ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ theo cùng các ngành, nghề mới mới. Cùng với thị trường lớn này kéo theo sự phát triển nhiều thị trường khác; kèm theo đó là những luồng đầu tư mới của cả trong lẫn ngoài nước.

Bẩy là, FDI là nguồn lực từ bên ngoài được đưa vào địa phương sở tại và sử dụng những nguồn lực nhất định của địa phương để tạo ra sản phẩm hàng hoá, cung ứng các dịch vụ. Do đó đòi hỏi địa phương sở tại phải có khả năng hấp thụ và để cho nó vận động. FDI hình thành nên những ngành nghề mới tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, tạo nên sự phân công mới trong nền kinh tế, do đó làm CDCCKT. FDI tạo nên sự đột biến trong CCKT.

Tám là, việc phân bổ FDI theo ngành kinh tế được hình thành do nhiều yếu tố: chính sách của địa phương, tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động ở địa phương và quan trọng nhất là các ý đồ chiến lược của các nhà đầu tư hàng đầu trong các trung tâm kinh tế lớn của thế giới, của các TNC… Tạo nên được một CCKT dựa trên FDI phải đảm bảo sự cân đối với cơ cấu đầu tư trong nước theo định hướng CNH, HĐH trong xu thế hội nhập sẽ đảm bảo được tính phát triển là

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 26/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí