Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Kinh Tế
----------------------------------
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Kinh Tế
---------------------
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế Chính trị
Mã số : 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG THỊ BÍCH LOAN
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ 5
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Một số vấn đề chung về FDI 5
1.1.1 Khái niệm về FDI 5
1.1.2 Các hình thức FDI 8
1.1.3 Vai trò của FDI 11
1.1.4 Một số lý thuyết về FDI 18
1.1.5 Các nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI nói chung và FDI 28
từ Hoa Kỳ nói riêng
1.2 Đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ và quan hệ hợp tác kinh tế 33 Việt Nam – Hoa Kỳ
1.2.1 Đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ 33
1.2.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 35
1.3 Kinh nghiệm của một số nước châu Á về thu hót FDI từ Hoa Kỳ 38
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 38
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 41
1.3.3 Kinh nghiệm của Singapore 43
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM 48 TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1 Động thái FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam 48
2.1.1 Nhịp độ đầu tư 48
2.2 Đánh giá chung về FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam 68
2.2.1 Những kết quả đạt được 68
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ 73
CHƯƠNG 3 TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM 81 ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Triển vọng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam 81
3.1.1 Tình hình quốc tế và trong nước 81
3.1.2 Dự báo triển vọng thu hút FDI từ Hoa Kỳ. 89
3.2 Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thu hút FDI từ Hoa Kỳ 91
vào Việt Nam trong thời gian tới
3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 91
3.2.2 Giải pháp về cơ chế quản lý 101
3.2.3 Giải pháp về xúc tiến đầu tư 105
3.2.4 Một số giải pháp cụ thể 107
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 118
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFT Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asian BCC Business Cooperation Hội đồng hợp tác kinh doanh
BOT Build – Operate- Transfer Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao BTO Build – Transfer - Operate Xây dựng – Chuyển giao – Kinh Doanh BT Build – Transfer Xây dựng – chuyển giao
BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định Thương Mại song phương
Việt Nam – Hoa Kỳ
CNH- HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
M&A Merger & Acquisition Mua lại và sát nhập MFN Most Favored Nation Quy chế tối huệ quốc
NTR Normal Trade Relations Quy chế quan hệ thương mại bình thường
ODA Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
R&D Reseacher and Development Nghiên cứu và phát triển TNCs Transnational Corpotations Công ty xuyên quốc gia WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Bảng 1.1 | Lợi thế của doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp | 19 |
nước tiếp nhận đầu tư | ||
Bảng 1.2 | 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Trung Quốc | 40 |
Bảng 2.1 | Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện từ Hoa | 52 |
Kỳ trước và sau khi có Hiệp định thương mại | ||
Bảng 2.2 | Đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ theo ngành | 55 |
Bảng 2.3 | Đầu tư trưc̣ tiếp từ Hoa Kỳ theo điạ phương | 63 |
Bảng 2.4 | FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 theo | 66 |
đối tác | ||
Bảng 2.5 | Các dự án đầu tư lớn qua nước thứ 3 của Hoa Hỳ | 67 |
Đồ thị 1.1 | Vòng đời sản phẩm – Vernon | 21 |
Đồ thị 1.2 | Bắt kịp vòng đời sản phẩm – Akamatsu | 22 |
Đồ thị 1.3 | Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn | 25 |
Đồ thị 1.4 | Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn | 27 |
Đồ thị 2.1 | FDI của Hoa Kỳ đầu tư theo năm | 50 |
Đồ thị 2.2 | Đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ theo HĐHT | 60 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 2
- Đối Với Nước Tiếp Nhận Đầu Tư
- Lợi Thế Của Doanh Nghiệp Fdi So Với Doanh Nghiệp Nước
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Quốc gia nào thu hút được nhiều và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quốc tế thì quốc gia đó có cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách về trình độ so với các nước công nghiệp phát triển.
Từ khi thực hiện đường lối mở cửa được đánh dấu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng. Đặc biệt là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ra đời tháng 12/1987. Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI.
Có thể nói rằng thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ đổi mới, không thể không kể tới sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn FDI. Nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra tác động tổng hợp trong việc tăng năng lực sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đào tạo đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý và công nhân lành nghề, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của nông thôn và thành thị ở nước ta, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam so với các nước trong khu vực, nâng dần vị thế chính trị và kinh tế của Việt Nam trên thế giới.
Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, có nguồn vốn FDI lớn, cùng với ưu thế về khoa học công nghệ, sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ, luồng vốn FDI của Hoa Kỳ đang giữ vai trò quan trọng và chi
phối nền kinh tế thế giới. Trong quá trình phát triển nếu khai thác được nguồn lực quan trọng này thì Việt Nam có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Do vậy, việc nghiên cứu: “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam”
được chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam nói riêng là vấn đề đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất bản nhiều sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu của các học giả về vấn đề này. Đến nay, đã có các đề tài nghiên cứu như sau:
- “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam” Luận văn thạc sỹ, Nguyễn Thúy Hòa, Đại học Quốc gia Hà Nội 2003.
- “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng” ThS Lại Lâm Anh, Vũ Xuân Trường, Tạp chí kinh tế chính trị thế giới, số 6.
- Nguyễn Xuân Trung (2006) “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11.
- Hoàng Thị Phương Lan (2005) “Quan hệ đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ sau 10 năm bình thường hóa quan hệ”. Tạp chí tài chính, số 9.
- Hà Phương, “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam” Tạp chí Du Lịch Việt Nam số 5/2005
- Võ Phước Tấn, Đỗ Hồng Hiệp “Một số vấn đề nhằm thu hút FDI của Mỹ vào Việt Nam” Tạp chí phát triển kinh tế, số 128/2001
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp cận khác nhau.