Nguyên Nhân Và Điều Kiện Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước


2.4.2.2 Các nguyên nhân xã hội khác

Các vấn đề xã hội còn tồn tại, bức xúc, chậm được khắc phục, giải quyết cũng là nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm nói chung và tội phạm trốn thuế nói riêng còn tồn tại, thậm chí gia tăng, diễn biến phức tạp. Các vấn đề xã hội như các tỉ lệ thất nghiệp, nghèo đói, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội còn tồn tại, ... đã và đang là những vấn đề xã hội nhức nhối, là mảnh

đất màu mỡ cho tội phạm trốn thuế phát sinh, phát triển, là yếu tố kích thích, nuôi dưỡng tội phạm.


2.4.3. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến quản lý nhà nước

Trong xu hướng phát triển nhanh chóng của xã hội, sự đổi thay nhiều mặt của nền kinh tế, sự chuyển mình đi lên của khoa học kĩ thuật, công nghệ thì năng lực quản lí nhà nước cũng đã có những cải thiện đáng kể, tuy vậy nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều khía cạnh vẫn còn chưa theo kịp với thời đại, chưa

đáp ứng tốt đòi hỏi đặt ra từ thực tiễn. Chính những yếu kém, hạn chế về năng lực quản lí nhà nước là mảnh đất màu mỡ cho những vi phạm pháp luật, tội phạm nói chung và tội phạm trốn thuế nói riêng có điều kiện để nảy sinh, tồn tại và phát triển.

Nhìn một cách tổng thể trong thời gian qua, về quản lí nhà nước còn bộc lộ nhiều thiếu sót, sơ hở, yếu kém, chậm được khắc phục. Luật Doanh nghiệp ra đời đã tạo ra cơ chế mở hết sức thuận lợi cho việc thành lập và giải thể doanh nghiệp, nhưng lại thiếu hệ thống cơ chế kiểm soát đối với doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thuế hàng tháng, hàng năm. Sau thời gian trung bình là 3-5 năm cơ quan thuế mới tiến hành quyết toán thuế một lần để kiểm tra xem các báo cáo đó có phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp không. Giữa các kỳ quyết toán, cơ quan thế chỉ kiểm soát thông qua báo cáo của doanh nghiệp. Vì vậy trong khoảng thời gian dài giữa các kỳ quyết toán rất nhiều sai phạm không bị phát


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

hiện. Đối tượng nộp thuế lợi dụng các sơ hở trên để thực hiện mọi thủ đoạn gian lận trốn lậu thuế.

Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lí nhà nước liên quan đến lĩnh vực thuế chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng

Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 12

ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác quản lí thuế. Người nộp thuế chưa được quy định các quyền như: yêu cầu cơ quan thuế hướng dẫn, giải thích về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế để tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế cua rmình; yêu cầu cơ quan thuế thực hiện đúng việc miễn giảm thuế, hoàn thuế, bồi thường thiệt hại về thuế theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình; yêu cầu cơ quan thuế giữ bí mật thông tin do mình và các tổ chức, cá nhân khác cung cấp phục vụ cho việc quản lí thuế. Về nghĩa vụ của người nộp thuế: trong các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định nghĩa vụ người nộp thuế phải đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế, kê khai thuế, chấp hành chế độ kế toán, thống kê, sử dụng hoá đơn, chứng từ, cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Cơ quan quản lí thuế chưa được quy định đủ quyền xử phạt vi phạm hành chính, quyền cưỡng chế thuế và quyền điều tra xử lí các vi phạm pháp luật về thuế.

Năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lí nhà nước nói chung và trong bộ máy quản lí liên quan đến công tác thuế nói riêng còn nhiều hạn chế, vừa thiếu lại vừa yếu về chuyên môn, phẩm chất.

Đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu về số lượng bởi ở một số chi cục thuế địa phương, nhất là các địa phương thuộc đô thị, vùng kinh tế phát triển, một cán bộ thuế có khi phải phụ trách thu thuế hàng trăm hộ hoặc hơn thế. Trung bình một cán bộ tại các chi cục thuế nội thành Hà Nội phải quản lý khoảng 200 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.


Một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh tội phạm trốn thuế là do những thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thu nộp thuế


còn nhiều phức tạp, rườm rà gây khó khăn, cản trở cho người nộp thuế, tạo ra tâm lí e ngại của người dân khi tiếp xúc với cơ quan thuế, dẫn đến trốn thuế. Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế cần phải

được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hệ thống thuế, góp phần xoá tan tâm lí e ngại của người nộp thuế khi kê khai, nộp thuế và thực hiện những thủ tục, công việc có liên quan đến cơ quan thuế.


2.4.4. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến chính sách pháp luật

Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thuế còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Luật pháp và những chính sách kinh tế thời gian qua `đã thực sự tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích được các nguồn đầu tư theo hướng phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong quá trình thực hiện đã bộc lộ mâu thuẫn và một số sơ hở dễ bị lợi dụng cả trong Luật doanh nghiệp, các luật thuế, Luật hải quan, các văn bản pháp luật có liên quan và một số chính sách cụ thể. Thể hiện rõ nhất là trong việc đăng kí kinh doanh còn nặng về số lượng mà chưa coi trọng chất lượng sau đăng kí, thiên về thông thoáng mà chưa chú trọng thắt chặt kẽ hở, chưa lường hết tính phức tạp của cơ chế thị trường mà nạn lừa đảo, chụp giật đang diễn ra ở quy mô không nhỏ. Tính khả thi cĐa công t²c hậu kiểm còn thấp, nhiều doanh nghiệp “ma” ra đời không

được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút nguồn vốn, hoàn thuế GTGT là cần thiết nhưng còn tràn lan cả về đối tượng, lĩnh vực, mặt hàng. Cơ chế tổ chức thiếu chặt chẽ, dễ bị lợi dụng nhất là khâu thuế, hải quan. Các văn bản luật và các văn bản pháp quy vừa thiếu, vừa chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất cập, chồng chéo, không theo kịp với đòi hỏi thực tiễn của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế.

Các bất cập trong chính sách pháp luật nói chung, chính sách, pháp luật thuế nói riêng. Trước hết phải kể đến văn bản quy định về các loại thuế

được ban hành dưới hình thức là đạo luật, nhưng các thủ tục quản lí thuế lại


được ban hành chủ yếu dưới hình thức nghị định, thông tư, quyết định để hướng dẫn thi hành từng luật thuế nên tính pháp lí chưa cao. Các thủ tục về quản lí thuế được quy định chung chung, mang tính nguyên tắc trong từng luật thuế. Các thủ tục về thuế như: đăng kí thuế, cấp mã số thuế, mua hoá đơn, tự in hoá đơn sử dụng, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, xử phạt vi phạm hành chính thuế chỉ được quy định, hướng dẫn cụ thể trong các văn bản dưới luật theo từng sắc thuế, khoản thu nên tính pháp lý không cao; chưa buộc người nộp thuế, cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác tuân thủ pháp luật một cách tự giác. Như vậy, yêu cầu trước mắt cần phải có ngay một đạo luật quy định về quản lí thuế

để đảm bảo thu đúng thu đủ tiền thuế, chống thất thu thuế nhằm đấu tranh có hiệu quả với các hành vi gian lận thuế, trốn thuế.

Các quy định về thuế còn chưa thống nhất, chưa cụ thể, thậm chí còn có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Lấy ví dụ như đối với các quy

định về thuế GTGT, về phương pháp tính thuế, theo pháp luật về thuế GTGT, chỉ khi những đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua hàng hoá, dịch vụ từ những đơn vị cũng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có lập hoá đơn GTGT hợp pháp thì mới có khả năng được khấu trừ thuế đầu vào một cách chính xác số thuế GTGT đúng theo bản chất của thuế GTGT. Còn trường hợp những đơn vị nộp thuế GTGT theo phương thức trực tiếp, hoá đơn

đầu vào hợp pháp nhưng không là hoá đơn GTGT mà là hoá đơn bán hàng thì

đối tượng nộp thuế không được khấu trừ hoặc được khấu trừ theo một tỉ lệ ấn

định mang tính chủ quan. Vì vậy, trường hợp này đi ngược lại với bản chất của thuế GTGT mà thực chất chỉ là một phiên bản của thuế doanh thu. Ngoài ra,

đối với những trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh mua hàng không có hoá

đơn chứng từ mà chỉ cần bảng kê khai (hầu như không có giá trị pháp lí) thì

được khấu trừ khống theo tỉ lệ nhất định (trừ một số hàng hoá không được khấu trừ khống theo Nghị định 108/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002 của Chính


phủ). Vì vậy, đưa đến một mâu thuẫn là trong một số trường hợp số thuế đầu vào không có thật thì được khấu trừ, một số trường hợp khác là số thuế đầu vào có thật thì không được khấu trừ hoặc chỉ được khấu trừ một phần. Do đó,

để khắc phục tình trạng này cần phải đi đến một phương pháp tính thuế thống nhất, một loại hoá đơn thống nhất để trả lại đúng bản chất của thuế GTGT, tức là cần phải tiến đến việc sử dụng phương pháp khấu trừ cho mọi đối tượng.

Luật pháp Việt Nam chưa có những quy định thật cụ thể về nghĩa vụ lập hoá đơn GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định (100.000 đ). Hơn nữa, đối với người mua là người tiêu thụ cuối cùng những hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT thì hoàn toàn không có quyền lợi gì trong việc yêu cầu bên bán phải thực hiện nghĩa vụ lập hoá đơn. Khi bên bán không thực hiện nghĩa vụ lập hoá đơn thì quyền lợi của nhà nước bị xâm hại. Vì vậy, nhà nước cần phải bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách bắt buộc bên bán phải lập hoá đơn.

Những bất hợp lí trong chính sách thuế thu nhập cá nhân. Cải cách thuế năm 1990, Việt Nam đã ban hành Luật Thuế lợi tức, trong đó điều chỉnh thu nhập của cả pháp nhân và cá nhân kinh doanh. Vì vậy, năm 1991, Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được ban hành đã không điều tiết thuế đối với hộ kinh doanh. Cùng tính chất thu nhập cá nhân nhưng người kinh doanh bị điều tiết bởi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28%. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, chính sách điều tiết thuế thực hiện theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Trong đó, thu nhập trên 40 triệu đồng thì phần vượt trên 40 triệu nộp thuế suất 40%. Cùng thu nhập 100 triệu

đồng/năm, cá nhân kinh doanh sẽ phải chịu mức thuế cao khoảng 28 triệu

đồng còn các cá nhân không kinh doanh chỉ chịu thuế 10 triệu đồng. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cá nhân kinh doanh là không hợp lí, phần thiệt thuộc về các hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập chịu thuế giữa các bậc còn thấp


dẫn đến điều tiết về thuế tăng nhanh. Chẳng hạn người Việt Nam có thu nhập từ trên 5 triệu đến 15 triệu đồng/tháng phải nộp thuế 10%. Nhưng nếu có thu nhập trên 40 triệu đồng thì phần thu nhập vượt trên 40 triệu phải nộp thuế 40%. Như vậy, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các bậc thuế suất 10% và thuế suất 40% chỉ là 8 lần, trong khi đó, cấu trúc khoảng chênh lệch này của các nước thường là hàng chục lần. Ngay như Trung Quốc, khoảng chênh lệch thu nhập chịu thuế là trên 100 lần. Việc quy định khác biệt trong chính sách thuế đối với người nước ngoài thời gian qua là cần thiết để thu hút các nhà quản lí, cán bộ kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, quyết

định này không còn phù hợp với thông lệ quốc tế vì hầu hết các nước đều đã

áp dụng chung một biểu thuế cho cả cư dân trong nước và nước ngoài. Điều này cũng tạo ra dự bất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế cũng như môi trường kinh doanh, tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước trong tương lai,

đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và thu nhập của một bộ phận dân cư trong nước ngày càng được nâng cao.

Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cũng còn nhiều điểm bất cập. Nhà nước quy định ba rem chi tiêu mà các doanh nghiệp phải tuân theo, ví dụ như chi cho quảng cáo, tiếp thị không được vượt quá 7% tổng chi phí, chi môi giới không được vượt quá 3% tổng chi phí..., nếu doanh nghiệp chi tiêu vượt mức trên thì phải bỏ lợi nhuận sau thuế ra để tự bù đắp. Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay chi phí xúc tiến, thu hút khách hàng của nhiều doanh nghiệp rất cao, các mức khống chế trên không phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Để hạch toán hết các chi phí đã phải bỏ ra mà không vượt quá tỷ lệ khống chế của Nhà nước, các doanh nghiệp buộc phải chế biến hoá đơn, chứng từ sổ sách kế toán để đưa các khoản chi đó vào những mục chi khác chưa đến hạn mức quy định. Sự cứng nhắc trong quy định pháp luật là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vi phạm về thuế.


Theo điều tra của tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) về thuế ở Việt Nam, mặc dù thuế suất thuế TNDN được quy định là 28%, nhưng số thực mà các doanh nghiệp phải bỏ ra là 44%. Trong một năm doanh nghiệp phải bỏ ra 130 ngày

để đi thực hiện các nghĩa vụ thuế. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các quy định cứng nhắc và bất hợp lý về quy định hạn mức chi phí, thủ tục hành chính rườm rà, cán bộ thuế gây phiền hà, sách nhiễu. Vì không được kê khai hết các chi phí các doanh nghiệp phải nộp thuế cao hơn số thực lãi, đồng thời phải chi phí cho những khoản bôi trơn không được hạch toán, phải bỏ quá nhiều thời gian để làm thủ tục kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế dẫn đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cao như trên.

Đặc biệt, hiện nay quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế đối với người nộp thuế quá hời hợt, chưa có quy định cơ quan thuế thực hiện các thủ tục chậm trễ dẫn đến thiệt hại cho đối tượng nộp thuế thì phải chịu trách nhiệm như thế nào. Điển hình như tại một số chi cục thuế tại Hà Nội, doanh nghiệp phải mất hàng tháng mới làm xong thủ tục mua hoá đơn để xuất cho khách hàng, hoặc phải mất hàng năm mới được xem xét công nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế để được làm thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp bức xúc, vì sự tắc trách đó gây ra những hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp, công việc kinh doanh bị gián đoạn, không có doanh thu, nhiều doanh nghiệp đi đến phá sản. Về trách nhiệm của cán bộ thuế đối với việc thu thuế cho nhà nước cũng không được quy định rõ ràng. Trước đây cha ông ta

đã quy định khá rõ trách nhiệm của cán bộ thu thuế. Điều 176 Bộ luật Hồng

Đức đã quy định như sau: "Về số thuế thóc các ruộng, quan lộ phải chiếu số thực có ruộng của các làng, mà đốc xuất các quan huyện đòi bắt các xã trưởng đem thóc nộp vào kho chứa cho đúng phép. Mỗi năm cứ thượng tuần tháng giêng, quan huyện phải trình ra đủ số thóc năm ngoái...Nếu chậm trễ

đốc thúc để quá kỳ hạn không thu xong, thì quan lộ phải tội phạt hay biếm; quan huyện phải nặng hơn một bậc. Xã quan không y kỳ hạn mà nộp thuế, hay


cố ý giữ lại mà biển thủ đi, để đến nỗi thiếu thuế; quan lộ phải xét thực tâu lên, kể phạm tội phải khép vào đồ hay lưu. Quan sảnh so sánh số thuế không công bằng, hoặc có sự dung túng thì xử tội phạt hay biếm". Mặc dù quy định trên còn khá hà khắc, mang bản chất của pháp luật thời phong kiến những đã thể hiện những điểm tiến bộ trong tổ chức bộ máy quản lý thuế. Nếu chúng ta vận dụng và quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế sẽ đảm bảo cho họ thực hiện đúng chức trách của mình với Nhà nước và với đối tượng nộp thuế, đồng thời cũng giúp cho đối tượng nộp thuế biết và tự nguyện chấp hành.

Về quy định xử phạt hành chính đối với các đối tượng có hành vi trốn thuế chưa tới mức bị xử lý hình sự, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Trong các luật, pháp lệnh thuế đều có quy định về mức phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa cụ thể nên việc thực hiện còn hạn chế. Về mức phạt vi phạm hành chính quy định chưa có tính khả thi, mức phạt còn cao: phạt chậm nộp thuế 0,1% mỗi ngày trên số tiền chậm nộp, phạt trốn thuế từ 1-5 lần số thuế trốn, phạt chậm nộp báo cáo tài chính từ ba tháng trở là 25 triệu đồng, nên người nộp thuế khó chấp hành được. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế lại được thực hiện theo Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/12/2004 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Trong đó thủ trưởng cơ quan thuế phạt vi phạm hành chính cao nhất là 100 triệu đồng, trên 100 triệu đồng thuộc quyền của chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nhưng thực tế, từ khi có Nghị định 100/2004/NĐ- CP, chủ tịch UBND các cấp hầu như chưa có quyết định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế theo thẩm quyền. Trong khi đó các luật thuế đều quy

định việc khai man, trốn thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần tiền thuế gian lận. Do vướng về thẩm quyền nhiều trường hợp cơ quan thuế chỉ dám phạt 1 lần đảm bảo số tiền phạt theo đúng thẩm quyền (dưới 100 triệu đồng). Việc phạt như trên không mang tính giáo dục, răn đe nên hiệu lực pháp luật về thuế bị giảm sút.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí