Quy Mô Và Chất Lượng Hoạt Động Của Hệ Thống Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch


nhiều vào thái độ hành vi ứng xử của nhân viên trong công việc cũng như những kỹ năng hay tính chuyên nghiệp của nhân viên du lịch. Nhiều khi chỉ là một nụ cười, thái độ niềm nở của lễ tân khi đón tiếp khách cũng đem tới ấn tượng ban đầu như trở về với nơi thân quen của mình. Hay cách giải quyết những tình huống phát sinh trên những chuyến tham quan của nhân viên hướng dẫn, giúp khách du lịch giải quyết những khó khăn cũng tạo được ấn tượng tốt. Sự hiểu biết về nền văn hóa hay phong tục tập quán và cách truyền thông những thông tin này tới khách du lịch cũng gây ấn tượng mạnh cho khách.

Những kỹ năng kiến thức của nhân viên du lịch phải đáp ứng cho công việc do vậy mà những kỹ năng kiến thức này của nhân viên du lịch cũng sẽ tăng lên theo yêu cầu của việc mở rộng danh mục cũng như tăng sản phẩm du lịch mới.

Sự phát triển du lịch đòi hỏi mở rộng quy mô hoạt động du lịch sẽ tăng nhu cầu lao động du lịch để khai thác và sử dụng các nguồn lực khi mở rộng nó. Ngoài ra mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ đòi hỏi nhiều lao động hơn vì đặc thù của du lịch khó có thể sử dụng máy móc thay thế mà vẫn phải sử dụng lao động con người nên phải tăng thêm nhu cầu lao động. Để chất lượng dịch vụ tốt hơn thì nhân viên cũng phải được đào tạo tốt hơn.

Nhu cầu về dịch vụ cũng rất phong phú và luôn luôn thay đổi do vậy kỹ năng, kiến thức của nhân viên du lịch cũng luôn phải được bổ sung và cập nhật cũng như được trang bị mới. Nghĩa là nhu cầu được đào tạo và đào tạo lại luôn song hành cùng với quá trình phát triển của ngành du lịch.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy những địa phương có ngành du lịch phát triển luôn là những nơi có hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch phát triển và ngành này đã trở thành ngành dịch vụ phát triển tốt. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống này cũng đi liền với môi trường vĩ mô thuận lợi khác nữa.

Như vậy, sự phát triển du lịch yêu cầu phải có nguồn nhân lực đủ về sốlượng và đảm bảo chất lượng và qua đó cũng đặt ra yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho địa phương có ngành du lịch.


1.3.2. Nguồn nhân lực của địa phương

Nguồn nhân lực du lịch là một bộ phận của nguồn nhân lực tại địa phương hay nói cách khác nguồn nhân lực của địa phương là nguồn cung của nguồn nhân lực du lịch. Nói tới nguồn nhân lực phải xem xét cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng của nó. Số lượng nguồn nhân lực phản ánh quy mô dân số, hoạt động kinh tế của địa phương đó và chất lượng được thể hiện ở trình độ thể chất, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và cuối cùng là năng lực phẩm chất của nguồn nhân lực (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chính (2008)).

Xét dưới góc độ số lượng nguồn nhân lực du lịch chỉ có thể được đảm bảo từ nguồn nhân lực của địa phương này. Khi nguồn nhân lực của địa phương có quy mô lớn và cơ cấu trẻ sẽ có thể mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành du lịch lựa chọn nhân lực, qua đó đảm bảo cung ứng đủ số lượng cho nguồn nhân lực du lịch.

Nếu nguồn nhân lực ở địa phương nào đó trẻ khỏe tức là trình độ thể chất tốt sẽ thích ứng về hình thức của nhân viên du lịch một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng. Ngoài ra nếu ở đó lại có hệ thống giáo dục tốt đã giúp cho dân chúng có điều kiện nhận được giáo dục và do đó mọi người có trình độ học vấn cao mà được phản ánh bằng tỷ lệ những người 15 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở hay cao hơn là tốt nghiệp phổ thông trung học. Những tiêu chuẩn này là điều kiện cơ bản giúp người được đào tạo chuyên môn về du lịch có thể tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng du lịch tốt nhất từ đớ trở thành những nhân viên du lịch hay nhà quản trị du lịch giỏi. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy nhiều nơi có nguồn nhân lực đông nhưng trình độ học vấn thấp cũng rất khó khăn để lựa chọn và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Nhiều nhân viên du lịch trình độ thấp, kém hiểu biết về yêu cầu với công việc mà họ làm việc trong tổ chức du lịch đã mắc sai lầm khiến khách du lịch khó chịu và có ấn tượng không tố với hoạt động du lịch của địa phương.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực nói chung là một tiêu chí phản ánh chất lượng nhân lực. Trình độ chuyên môn bao gồm chuyên môn khác với chuyên môn du lịch hay có liên quan và chuyên môn du lịch. Cho dù chuyên


môn không phải là chuyên môn du lịch thì những người có nó khi chuyển sang đào tạo chuyên môn du lịch cũng sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, những chuyên môn đã có cộng với kinh nghiệm của họ cũng bổ ích và cần thiết khi đào tạo nhân viên du lịch.

Năng lực phẩm chất của nguồn nhân lực sẽ giúp cho người ta thích ứng với công việc, nâng cao năng lực và hiệu quả công việc của họ trong công tác. Những năng lực này được hình thành từ cuộc sống và trong đào tạo nhưng lại tùy thuộc vào khả năng của từng người cũng như các yếu tố môi trường cuộc sống của họ. Nguồn nhân lực địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao gắn với hoạt động kinh tế sôi động và hoạt động du lịch phát triển thì ở đố sẽ có sẵn những người có nhiều khả năng thích ứng với công việc trong ngành du lịch. Tức là khu vực lựa chọn của ngành du lịch cũng sẽ nhiều hơn so với những nơi có trình độ phát triển kinh tế kém. Thực tế, nhiều người ở thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc với công việc và khách du lịch nhiều, khi được đào tạo trong các cơ sở du lịch thường thích ứng nhanh và làm việc rất hiệu quả.

1.3.3. Quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch

Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch bao gồm các trường dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các cơ sở đào tạo chuyên môn có liên quan tới hoạt động du lịch mà chúng cung cấp cho người học những hiểu biết, kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp để họ có thể đảm nhiệm chức năng nhà quản trị cho tới nhân viên cung cấp các dịch vụ du lịch khác nhau.

Cấu thành của một cơ sở đào tạo bao gồm phần cứng, phần mềm và đội ngũgiáo viên. Phần cứng bao gồm cơ sở vật chất, nhà cửa, vật kiến trúc và trang thiết bị phục vụ cho đào tạo. Do đặc thù của ngành du lịch mà phần cứng này còn bao gồm cả những cơ sở kinh doanh du lịch có tham gia hỗ trợ quá trình đào tạo. Phần mềm là các chương trình giảng dạy và các phương pháp đào tạo (công nghệ đào tạo). Đội ngũ những người làm công tác giảng dạy trong hệ thống này ngoài đảm nhiệm đào tạo nhân lực cho du lịch thì chính họ cũng là một bộ phận của nguồn nhân lực du lịch. Đây cũng là bộ phận quan trọng nhất trong đào tạo nhân lực


du lịch đồng thời cũng rất “động”, bởi vì có những thời điểm họ là giáo viên trong các cơ sở đào tạo nhưng họ cũng có thể dịch chuyển sang lĩnh vực quản trị hay kinh doanh du lịch.

Quy mô đào tạo được phản ánh bằng số cơ sở đào tạo, quy mô sinh viên đào tạo và số lượng các ngành nghề đào tạo. Tất cả các tiêu chí này lại phụ thuộc vào cấu thành của từng cơ sở đào tạo. Ngoài ra, việc phân bố các cơ sở đào tạo cũng như cơ cấu ngành nghề của họ cũng rất quan trọng. Sự đa dạng ngành nghề và mức độ chuyên sâu của chuyên ngành cũng ảnh hưởng tới quy mô đào tạo. Nếu các cơ sở đào tạo có cơ cấu ngành nghề đào tạo giống nhau thì quy mô sẽ khó thay đổi mà điều này lại khá phổ biến trong các cơ sở đào tạo của Việt Nam hiện nay.

Chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo thể hiện ở chất lượng dịch vụ đào tạo mà họ cung cấp cho người học. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào mức độ đầu tư của cơ sở đào tạo vào cả phần cứng, phần mềm và phát triển nguồn nhân lực, giáo viên của họ. Chỉ có như vậy cơ sở đào tạo mới có được những ngành nghề chuyên sâu và tạo ra được sự khác biệt với các cơ sở đào tạo khác hay nâng cao sức cạnh tranh của họ.

Chất lượng đào tạo không phải đơn giản mà có được mà phải có thời gian và chi phí khá cao không phải chỉ do các cơ sở đào tạo một mình có thể tạo ra mà còn phụ thuộc vào chính sách của chính quyền địa phương có khuyến khích và tạo điều kiện cho họ phát triển. Ngoài ra, sự liên kết và hỗtrợ của cộng đồng tổ chức và doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh du lịch cũng rất cần thiết không thể thiếu được.

Quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của địa phương đó. Vì vậy muốn đào tạo nguồn nhân lực này thì phải nổ lực phát triển hệ thống đào tạo nói chung và du lịch nói riêng.

1.3.4. Nhận thức và quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp du lịch

Doanh nghiệp và tổ chức hoạt động và kinh doanh du lịch là những người sử dụng nhân lực du lịch, sản phẩm của hệ thống đào tạo nhân lực du lịch. Chính điều này đã tạo ra những ảnh hưởng của họ tới hệ thống đào tạo hay công tác đào tạo.


Tác động thứ nhất có thể kể tới chính các doanh nghiệp và tổ chức này trong quá trình phát triển các hoạt động kinh doanh đã hình thành nên nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng nhân lực với cơ sở đào tạo. Trong môi trường kinh doanh luôn biến động và chu kỳ sống của sản phẩm luôn thay đổi theo hướng rút ngắn dần khiến nhu cầu nhiều kỹ năng và kiến thức mới được yêu cầu trang bị mới hay bổ sung thêm.

Tác động thứ hai, chính các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động du lịch cũng chính là những người tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo. Nếu họ thực sự quan tâm tới đào tạo và tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao thì họ sẽ tích cực tham gia vào quá trình này. Điều này thể hiện ở việc các nhà quản trị của họ thường tích cực tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực thông qua giảng dạy trong các cơ sở hay cho phép sinh viên của cơ sở đào tạo thực tập tại cơ sở của mình. Ngoài ra, các nhà quản lý của các cơ sở này tham gia vào các hội thảo đào tạo để đưa ra ý kiến của mình cũng sẽ đóng góp lớn vào thành công của quá trình đào tạo. Trong thực tế có nhiều mô hình cơ sở kinh doanh du lịch tham gia đào tạo rất thành công, chẳng hạn như khách sạn Furama ở thành phố Đà Nẵng. Cơ sở này trong quá trình kinh doanh không những đã đào tạo rất nhiều nhà quản trị và nhân viên cho mình mà còn cung cấp cho các cơ sở khác thông qua sự dịch chuyển của lao động ngành du lịch.

Tác động thứ ba, khi các doanh nghiệp và tổ chức du lịch quan tâm, chú ý sử dụng nhân lực hợp lý, quan tâm tới nguồn lực này bằng chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần hợp lý sẽ tác động lớn tới hệ thống đào tạo nhân lực. Vì điều đó ghi nhận những đóng góp của hệ thống đào tạo cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa của đào tạo sẽ lớn hơn. Ngoài ra, khi đó việc thu hút học viên của cơ sở đào tạo cũng sẽ dể dàng hơn. Với những điều này sẽ tạo ra áp lực mạnh hơn tới hệ thống đào tạo, buộc họ phải nâng cao chất lượng đào tạo hơn.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHÂP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập ngày 12/8/1991. Sau nhiều lần chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay tỉnh có 7 đơn vị hành chính đất liền và 1 huyện đảo gồm: thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ, huyện Long Điền, huyện Tân Thành và huyện đảo Côn Đảo. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh là phía bắc giáp với tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp Bình Thuận và phía nam giáp biển Đông. Có thể thấy rằng, Bà Rịa Vũng Tàu giáp với địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế nhanh và mạnh như thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, có khả năng thu hút nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, tài chính, ngân hàng, các sản phẩm công nghệ cao, đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn cho các địa phương lân cận.

Về tài nguyên: Bà Rịa Vũng Tàu có trữ lượng dầu thô khoảng 400 triệu m3 (chiếm 90% cả nước), có trên 250 tỷ m3 khí (chiếm khoảng 50% trữ lượng cả nước), phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Tuy nhiên đến nay xu hướng giảm rõ rệt sản lượng khai thác do khai thác theo kiểu tận khai, bên cạnh đó tình trạng tranh chấp chủ quyền trên biển dẫn tới một số mỏ tại các vị trí nhạy cảm chưa thể khai thác được.

Tiềm năng phát triển hải sản: Bà Rịa Vũng Tàu với chiều dài 305 km đường bờ biển, ngư trường khoảng 100.000 km2, bao gồm các loài cá có trữ lượng lớn, đa dạng loài, khoảng hơn 650 loài cá, 30 loài tôm, 20 loài mực trong đó có nhiều loài


có giá trị kinh tế cao, ổn định. Dựa trên ước tính, trữ lượng hải sản của Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 1,3 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác hiệu quả hàng năm khoảng 500÷600 ngàn tấn hải sản các loại, bên cạnh đó tỉnh có diện tích đầm nước mặn ven biển rộng lớn, phù hợp nuôi các loài hải sản có giá trị cao như cá mú, nghêu, sò... phục vụ đáp ứng đủ nhu cầu cho địa bàn tỉnh và cho cả vùng KTTĐPN.

Tiềm năng phát triển du lịch: với những bãi biển dài, thoải, làn nước trong xanh, sạch, khí hậu trong lành, ôn hòa như: Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Long Hải, Hồ Cốc, Hồ Tràm. Đáng chú ý, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có đảo Ngọc Côn Đảo, có bãi biển rất sạch, đẹp tự nhiên, bên cạnh đó có vườn quốc gia Côn Đảo bao gồm nhiều muông thú hoang dã và thảm thực vật phong phú, kết hợp di tích nhà tù Côn Đảo gắn với du lịch tâm linh đang phát triển hiện nay tại đây. Ngoài ra, sở hữu nhiều cơ sở vật chất du lịch nằm trải dọc bãi biển, Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy tiềm năng rất lớn vì địa phương này có cả rừng, biển và hải đảo, dễ dàng thiết kế tour du lịch bao gồm nhiều trải nghiệm khác nhau.

Tiềm năng phát triển cảng biển: Với lợi thế vị trí địa lý, Bà Rịa Vũng Tàu có chức năng phát triển đặc thù, không thể thay thế. Bên cạnh đó Bà Rịa Vũng Tàu có hệ thống cảng nước sâu, với các điều kiện tự nhiên thuận lợi hiếm có (ăn sâu vào đất liền, kín gió, ít bị bồi lắng), nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, Bà Rịa Vũng Tàu đóng vai trò cửa ngõ quốc tế của vùng KTTĐPN. Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu còn là cửa ngõ hàng hải chính của “hành lang kinh tế Đông - Tây” phía nam, kết nối Việt Nam - Campuchia – Thái Lan - Myanmar. Đến nay, cùng với sự trỗi dậy của Myanmar, sự hình thành cộng đồng kinh tế Asean và việc thực hiện đầy đủ Hiệp định thương mại tự do Asean - Trung Quốc, đây chính hành lang được kỳ vọng sẽ bùng nổ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam (KTTĐPN), ở vị trí tiếp giáp với cực Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 1.988 km2. Nằm ở vị trí cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển, giữ vai trò không thể thay thế của cửa ngõ quốc gia, là cửa mở kết nối vùng


KTTĐPN ra với thế giới và khu vực. Đây là điểm đặc biệt quan trọng, là một lợi thế tuyệt đối trên phạm vi quốc gia của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

2.1.2. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.1.2.1. Thành tựu

Thứ nhất, đóng góp lớn hơn vào nền kinh tế, doanh thu ngành du lịch và thu nhập của xã hội từ du lịch không ngừng tăng lên qua các năm.

Bảng 2.1: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Nội dung

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Doanh thu

1.024

1.224

1.415

1.213

1.363

1.528

Tỉ lệ tăng hàng năm theo giá trị so sánh

2010 (%)


100


119,53


138,18


118,46


133,11


149,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 7

Đơn vị: tỷ đồng


Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa Vũng Tàu 2015 Thứ hai, tốc độ tăng trưởng về khách du lịch giai đoạn này cũng tăng hàng

năm (tuy còn chậm), bình quân là 1,64 %.

Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Nội dung

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Khách trong nước

2.211

2.403

2.635

2.215

2.212

2.386

Khách quốc tế

205

232

263

291

309

328

Tổng

2.416

2.634

2.898

2.506

2.521

2.714

Đơn vị: ngàn lượt


Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa Vũng Tàu 2015 Thứ ba, du lịch phát triển đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người

lao động, tăng các giá trị văn hóa của tỉnh thông qua xúc tiến quảng bá tài nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023