Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NCS: Nghiên cứu sinh PGS.TS: Phó giáo sư, tiến sỹ ThS: Thạc sỹ

CBNV: Cán bộ nhân viên

KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía Nam QLNN: Quản lý Nhà Nước

DN: Doanh nghiệp DL: Du lịch

BR – VT: Bà Rịa Vũng Tàu UBND: Ủy ban nhân dân ĐH: Đại học

VH,TT & DL: Văn hóa, thể thao, du lịch NNL: Nguồn nhân lực


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bảng 1.1. Bảng kế hoạch nhu cầu đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch Sơ đồ 1.1. Sơ đồ qui trình đào tạo

Bảng 1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và nguồn thông tin Sơ đồ 1.2.Phân tích thực hiện công việc

Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 2

Bảng 1.3. Các nguyên tắc học và phương pháp đào tạo

Bảng 2.1: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 2.3.Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch

Bảng 2.4. Tình hình chung về nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn CBCNV quản lý du lịch

Bảng 2.6. Nguồn nhân lực được đào tạo nghiệp vụ

Bảng 2.7. Mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của nguồn nhân lực Sơ đồ 2.1.Mục tiêu về kiến thức

Sơ đồ 2.2.Mục tiêu về kỹ năng Sơ đồ 2.3.Mục tiêu thái độ

Sơ đồ 2.4. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo – phát triển

Bảng 2.8. Các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo ở Bà Rịa Vũng Tàu Bảng 2.9. Đội ngủ cán bộ giảng dạy ngành du lịch đến năm 2016

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực trong ngành du lịch

Hình 2.1. Đánh giá kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch

Hình 2.2.Đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực trong ngành du lịch

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát đánh giá nguyên nhân xáo trộn nhân sự tại các đơn vị dịch vụ du lịch



1. Lý do chọn đề tài‌

PHẦN MỞ ĐẦU

Du lịch có thể được xem là hoạt động xã hội đặc biệt vừa là tác nhân, vừa là kết quả đồng thời chính nó là một biểu hiện cụ thể của quá trình “hội nhập” của con người trong đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và toàn cầu hóa ngày nay. Bởi, “hội nhập” (integration)được xem là “hành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại” mà ở đây, thông qua du lịch, đó là quá trình “tích hợp” nhiều hoạt động xã hội khác nhau với mục tiêu cao nhất là nhằm giúp con người “giao tiếp” (cultural interchange and acculturation) ngày càng sâu rộng hơn với thế giới bên ngoài. Trên thực tế, hoạt động du lịch là hoạt động năng động đặc biệt về khía cạnh hội nhập xã hội và không dừng lại chỉ là “tăng cường sự gắn kết trên cơ sở chia sẻ lợi ích, nguồn lực” như trong hội nhập về kinh tế và về chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà “Nguyên tắc phát triển du lịch” của Việt Nam đã được xác định:“Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam” và “Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam” (Điều 5 Luật Du lịch Việt Nam).Tương tự,“Chính sách phát triển du lịch” đã xác định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế”(Điều 6 Luật Du lịch Việt Nam). Đi sâu hơn,“Hoạt động xúc tiến du lịch”đượcphác họa Các doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia”(Điều

82. Luật Du lịch Việt Nam). Cũng theo hướng như vậy, “Chính sách hợp tác quốc tế về du lịch”đã nói rõ:“Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi


bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” (Điều 83 Luật Du lịch Việt Nam)…

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính dịch vụ, chính vì vậy hội nhập kinh tế được xem là tiến trình quan trọng để tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ gia tăng mang tính khu vực và toàn cầu cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

- xã hội của bất kỳ điểm đến nào. Để hội nhập quốc tế thành công, nhân lực ngành du lịch phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi; có thể di chuyển và tìm được việc làm trong khu vực; vươn tới tham gia chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho du lịch Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới. Nhân lực du lịch Việt Nam cần sẵn sàng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế trong hoạt động du lịch, trước hết là trong khu vực. Đào tạo du lịch phải hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế và được thừa nhận

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh, có sức lôi kéo một số ngành kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế “dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp–Nông lâm, ngư nghiệp”. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo hướng phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của từng địa phương đặc biệt là phát triển mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch vì mục tiêu phát triển bền vững của vùng và lợi ích quốc gia. Một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với việc phát triển của ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là việc định hướng giải pháp về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, có hệ thống. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chính phục vụ cho ngành du lịch hiện nay của tỉnh còn rất yếu và thiếu, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi, giới tính, cơ cấu về trình độ được đào tạo, cơ cấu về quản lý và phục vụ... phần lớn nguồn nhân lực được


tuyển dụng lấy từ các ngành khác nhau, nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Vì vậy, nguồn nhân lực của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cần phải được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo hướng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020. Hiện nay có rất nhiều trường đại học tại Việt Nam đào tạo về ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhưng hầu hết mới chỉ tập trung đào tạo về kỹ năng công việc, chứ chưa có những môn học chuyên sâu về quản lý, lãnh đạo. Do vậy tạo ra một nghịch lý là các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường nhưng vẫn thất nghiệp, trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn đang rất thiếu nhân lực chất lượng cao.

Xuất phát từ tầm quan trọng trên, để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, thực hiện tốt mục tiêu coi phát triển du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, góp phần chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế “dịch vụ-công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp -Nông lâm ngư nghiệp” đến năm 2020, tôi đã chọn đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực, trong thời gian qua có các nghiên cứu tiêu biểu như:

Hồ Thị Ánh Vân (2011) với luận văn thạc sỹ “Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Thành Phố Đà Nẵng đến năm 2015 và tầm nhìn 2020”, Trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã hệ thống được lý luận cơ bản về du lịch, nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Bên cạnh đó nghiên cứu tiến hành phân tích thực trạng về nguồn nhân lực du lịch và công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của thành phố Đà Nẵng. Đánh giá những mặt làm được và những hạn chế trong


công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng.

Phan Thị Mỹ Dung (2012) trong nghiên cứu “Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng Thương Mại cổ phần Á Châu” cho rằng nguồn nhân lực là nguồn lực quý giá nhất của mọi tổ chức, là yếu tố quyết định sự thành bại của tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu duy trì, phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Tác giả cũng khẳng định để khai thác nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả các doanh nghiệp phải đào tạo nguồn nhân lực của mình phù hợp với tình hình, định hướng của doanh nghiệp.

Nguyễn Đăng Thắng (2013) trong nghiên cứu “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội” cho rằng đào tạo nguồn nhân lực giữ vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong luận án tiến sỹ kinh tế đề tài “Hoàn thiện mô hình ĐT&PT cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” NCS Lê Trung Thành đã đánh giá công tác đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Luận án đi sâu vào phân tích đánh giá các mô hình đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các mô hình đào tạo này.

Vũ Hùng Phương (2014) trong nghiên cứu “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế - tập đoàn công nghiệp than

- khoáng sản Việt Nam” có quan điểm nguồn nhân lực được coi là nguồn lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế xã hội, có ưu thế nổi bật là không có giới hạn hay vô tận nếu biết bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lý. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và bối cảnh thế giới có nhiều biến động thì phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia, những doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao. Tác giả đã nghiên cứu mô hình đào tạo của tập đoàn Sam Sung, tập đoàn Toyota và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý tại tập đoàn


công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam. Theo tác giả đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu công việc là cần thiết, tuy nhiên việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thì cần quan tâm, chú trọng và phát triển. Để đạt được kết quả cao trong đào tạo cần kết hợp linh hoạt, hiệu quả các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và tác giả cho rằng yếu tố văn hóa được xem là sức mạnh mềm của một quốc gia, một tổ chức. Vì vậy cần coi trọng yếu tố văn hóa bao gồm văn hóa của quốc gia và văn hóa của doanh nghiệp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đây là cũng là điểm nổi bật trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi.

Nguyễn Thị Cẩm Hà (2015) với đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch tại các doanh nghiệp ở thành phố Hội An”, Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội. Trong nghiên cứu này tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch và hoàn thiện một số nội dung lý luận cơ bản về vấn đề này. Bên cạnh đó làm rõ thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch tại các doanh nghiệp ở Hội An hiện nay, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân gây ra chúng. Thông qua đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch tại các doanh nghiệp ở thành phố Hội An.

Nguyễn Thu Hiền (2016) với luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh “Đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel”. Luận văn chủ yếu nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, cũng như đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty bao gồm: Hoàn thiện xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực; (2) Hoàn thiện xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực; (3) Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện đào tạo; (4) Hoàn thiện đối với đánh giá sau đào tạo.

Nguyễn Diệu Hồng (2016) với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế”, Trường Đại học Kinh Tế. Tác giả tiến hành nghiên cứu, khảo sát một số kinh nghiệm phát triển nhân lực ngành du


lịch tại một số địa phương trong nước, rút ra bài học cho thành phố Huế. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở thành phố Huế. Từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố Huế, góp phần vào việc khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng trong thời gian tới.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố con người trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong đó nhấn mạnh đào tạo là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Trong các nghiên cứu các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với tổ chức, chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cũng như đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác đào tạo của từng tổ chức cụ thể. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện đối với nguồn nhân lựcngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua. Chính vì thế tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” nhằm lấp đầy những khoảng trống nêu trên.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung:

Nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

- Chỉ ra thực trạng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ đó đánh giá những ưu điểm và tồn tại kìm hãm việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí