Cơ Sở Lý Luận Về Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch


- Đề xuất hệ thống giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng: Đề tài nghiên cứu về công tác đào tạo nguồn nhân lực du

lịch.

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các doanh nghiệp du lịch,

chi nhánh có giấy phép đăng ký kinh doanh sử dụng nguồn nhân lực và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Về thời gian: Đề tài tập trung vào khai thác các số liệu thống kê và khảo sát thực tế trong khoảng thời gian 5 năm gần nhất. Tầm xa cho các giải pháp được xác định là đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả nghiên cứu tài liệu qua sách,báo, tạp chí, internet, … để tìm hiểu và chọn lọc những tài liệu, thông tin có giá trị tham khảo khoa học phù hợp với đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học: để nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tác giả thực hiện:

+ Khảo sát 25 cán bộ quản lý tại các cở sở kinh doanh du lịch của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

+ Khảo sát nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác du lịch tại các cở sở kinh doanh du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: để đánh giá rõ hơn về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và làm căn cứ để đưa ra các giải pháp hợp lý, tác giả phỏng vấn: Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Trưởng phòng nhân sự Công ty cổ phần khách sạn Du lịch Tháng Mười và một số người lao động tại các cở kinh doanh du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu


- Phương pháp thống kê phân tích: tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại Sở văn hóa, thể thao và du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và báo cáo hoạt động tại các cở sở kinh doanh du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 2014 đến năm 2016. Dựa trên số liệu này, tác giả lập các bảng biểu, sơ đồ, đưa ra nhận xét một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

6. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra, đề tài cũng tìm hiểu và xác định một số chính sách để Tỉnh có kế hoạch hỗ trợ nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực ngành du lịch có chất lượng phục vụ phát triển ngành du lịch của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

7. Bố cục của nghiên cứu

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Kiến nghị, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Chương 2 : Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 3: Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1. Du lịch và nguồn nhân lực để phát triển du lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế:

1.1.1. Nguồn nhân lực du lịch và đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch

1.1.1.1. Nguồn nhân lực du lịch

Hiện nay,có nhiều quan điểm khác nhau về nhân lực. Theo PGS.TS Hoàng Văn Hải và ThS. Vũ Thùy Dương, Giáo trình Quản trị nhân lực (2010), Nxb Thống kê Hà Nội của Trường Đại học Thương mại, “Nhân lực là một nguồn lực quan trọng của mọi tổ chức. Trong doanh nghiệp, mỗi một người lao động đều được giao đảm nhận những công việc nhất định và có chức danh nhất định”[12, tr.5].

Xét trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm, Giáo trình Quản trị nhân lực (2015), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân: “Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm thể lựcvà trí lực”[23, tr.7].

Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh, Giáo trình Kinhtế nguồn nhân lực (2012), Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội: “Nhân lực là sức lực của con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người có đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con người có sức lao động” [3, tr.12].

Tùy theo cách tiếp cận khái niệm nhân lực khác nhau nên quy mô nhân lực khác nhau, ngoài ra có thể giúp các nhà hoạch định chính sách có biện pháp khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực. Với cách tiếp cận dựa vào độ tuổi lao động và trạng thái hoạt động kinh tế, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam đã đưa ra nhận định “Nguồn nhân lực gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp,


đang đi học đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc, những người thuộc các tình trạng khác như nghỉ hưu trước tuổi” [5, tr.14]. Với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người và giới hạn tuổi lao động: Nguồn lao động gồm toàn bộ những người trong độ tuổi tao động, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không. Với khái niệm này quy mô nguồn nhân lực chính là nguồn lao động [3, tr.56]. Như vậy, có thể khẳng định nguồn nhân lực chính là nguồn lực quan trọng bậc nhất của đất nước. Sự phát triển đồng đều của chất lượng và số lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình phát triển của một quốc gia trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay.

Nguồn nhân lực du lịch

Trên nền tảng của khái niệm về nguồn nhân lực đã nêu, có thể hiểu nguồn nhân lực du lịch là lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc hoặc tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực du lịch. Nguồn nhân lực du lịch gồm nhân lực du lịch trực tiếp và nhân lực du lịch gián tiếp, những nhân lực hiện tại và nhân lực tiềm năng trong ngành Du lịch. Tuy nhiên ranh giới giữa nhân lực du lịch trực tiếp và nhân lực du lịch gián tiếp, nhân lực hiện tại và nhân lực tiềm năng trong du lịch rấtmong manh và rất khó phân định rạch ròi. Nguồn nhân lực du lịch trực tiếp là lực lượng nhân lực hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động sự nghiệp ngành Du lịch (đào tạo và nghiên cứu khoa học) và kinh doanh du lịch. Còn nhân lực du lịch gián tiếp là những người hoạt động trong các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động du lịch như Hàng không, Hải quan, Giao thông vận tải, Y tế, Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin, Văn hóa, Môi trường….

Lực lượng nhân lực du lịch hiện tại là nguồn nhân lực trực tiếp và gián tiếp đang tham gia hoạt động trong ngành Du lịch và nhân lực du lịch tiềm năng là những người có mong muốn hoặc đang tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực du lịch như học sinh, sinh viên, hay những người thuộc ngành khác…

1.1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch

Bên cạnh những đặc điểm chung của nguồn nhân lực của một ngành nghề thì nhân lực ngành du lịch có những đặc điểm riêng biệt như:


Thứ nhất, cơ cấu nhân lực ngành du lịch thường có độ tuổi trẻ và lao động nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn lao động nam. Xuất phát từ tính đặc thù của ngành Du lịch đòi hỏi phải có lực lượng lao động có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình thành lực lượng lao động có cơ cấu độ tuổi trẻ. Nhiều lĩnh vực phục vụ khách du lịch như lễ tân, bàn, bar, buồng đòi hỏi có sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của người phụ nữ, vì vậy tỷ lệ lao động nữ thường cao hơn lao động nam.

Thứ hai, chất lượng nhân lực ngành du lịch phân bố không đồng đều: Xuất phát từ tính định hướng tài nguyên rõ nét của ngành Du lịch, các hoạt động du lịch thường diễn ra tại các khu, điểm du lịch, những nơi có nhiều tài nguyên du lịch và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành, vì vậy phần lớn lao động đã qua đào tạo đều làm việc tại những khu du lịch, trung tâm du lịch lớn, ở những khu vực còn lại thường thiếu lao động. Trong ngành Du lịch có nhiều công việc với yêu cầu lao động giản đơn, không đòi hỏi phải đào tạo ở trình độ cao mới thực hiện được, dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao. Ngược lại, ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, đội ngũ lao động thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giaotiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao.

Thứ ba, có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm: Do ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch các hoạt động du lịch thường diễn ra sôi động trong một thời gian nhất định của năm (còn gọi là mùa cao điểm), các doanh nghiệp du lịch thường phải tuyển dụng thêm lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phục vụ khách của mình. Đến mùa thấp điểm, doanh nghiệp du lịch chấm dứt hợp đồng lao động với những lao động thời vụ. Người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có những điểm riêng biệt, bởi tính chất công việc, công cụ và sản phẩm lao động của họ có tính đặc thù vì:

- Đây là loại lao động trí óc đặc biệt: Trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện, quyết định thể hiện rõ nét nhất đặc điểm lao động trí óc của người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.


- Đây là loại lao động tổng hợp: Với tư cách là một nhà chuyên môn, lao động của lãnh đạo là lao động của người tìm kiếm nhân tài, sử dụng người giỏi, tổ chức và điều hành công việc một cách trôi chảy cho mục đích kinh doanh có hiệu quả cao. Với tư cách là nhà hoạt động xã hội, người lãnh đạo trong kinh doanh du lịch còn tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội khác trong đơn vị và theo yêu cầu của địa phương, ngành và đất nước (các tổ chức đoàn thể quần chúng, các hiệp hội khoa học, kinh tế, kinh doanh, chính trị, thể thao, văn hoá...).

Những đặc điểm trên đòi hỏi người lãnh đạo phải được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, có bằng cấp quản lý kinh tế và quản lý du lịch.

Ngoài ra, kinh doanh du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của du khách về nhiều loại hàng hoá, dịch vụ mang tính chất đơn lẻ hoặc tổng hợp (như các tour du lịch trọn gói), ở bất cứ địa điểm nào và vào bất kỳ thời gian nào. Các đặc điểm sản phẩm và tiêu dùng du lịch này tạo ra nhiều loại công việc có thể thu hút sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều bộ phận lao động trong xã hội. Do đó, càng làm tăng khả năng cung (về số lượng) lao động du lịch trên thị trường và sự tham gia lao động trong ngành Du lịch là rất cao. Vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đối với các nước phát triển, vì các nước này có nguồn lao động dồi dào và dân số trẻ nhưng chưa được đào tạo, trình độ chuyên môn thấp.

Nhân lực du lịch chất lượng cao và mối quan hệ giữa đào tạo với xây dựng nguồn nhân lực du lịch (trong bối cảnh hội nhập quốc tế):

Du lịch Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đón 17 – 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đóng góp hơn 10 % GDP vào năm 2020. Năm 2016, ngành Du lịch đã đóng góp 1.300 tỷ USD cho GDP của khu vực APEC, tạo ra 67 triệu việc làm trực tiếp và đóng góp 6,1 % vào xuất khẩu của khu vực. Nền kinh tế APEC cần hợp tác nhằm bảo đảm các lợi ích kinh tế, xã hội cho tất cả mọi người dân về việc làm ổn định, cơ hội thu nhập, góp phần giảm nghèo, gìn giữ các giá trị văn hoá và tăng cường giao lưu, hiểu biết văn hoá lẫn nhau cũng như bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học.


Nhân lực du lịch đó là lực lượng lao động trong ngành và trong cộng đồng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch với một năng lực tay nghề, trình độ nhận thức nhất định cùng với những phẩm chất tốt về thể lực, trí tuệ, đạo đức v.v…Trí tuệ của cán bộ chỉ đạo điều hành và lực lượng lao động có kỹ năng của ngành du lịch sẽ là lực lượng nòng cốt tực hiện mục tiêu đưa Du lịch thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Điều đó cũng đồng nghĩa với nguyên lý chất lượng nhân lực là tiền đề quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, hay cụ thể hơn đó là: Bản thân năng lực, trình độ, phẩm chất, phong cách phục vụ của cán bộ, nhân viên du lịch vừa là yếu tố sáng tạo ra sản phẩm vừa là một bộ phận quan trọng của chất lượng sản phẩm du lịch. Nói cách khác chất lượng nhân lực ở đây chính là yếu tố cấu thành năng lực, phẩm chất thực tế của đội ngũ tham gia vào hoạt động du lịch đảm bảo khả năng tạo hiệu quả phát triển bền vững cho các lĩnh vực hoạt động du lịch. Từ đó người ta có thể đề cập về

“nguồn nhân lực chất lượng cao trong du lịch”, đó là những “ người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tốt nhất, đặc biệt là đội ngũ quản lý và tác nghiệp chủ chốt trong các lĩnh vực hoạt động du lịch. Do đó vấn đề nghiên cứu khoa học, đào tạo về du lịch là mục tiêu và động lực cho sự phát triển ngành du lịch, trên nguyên lý việc xây dựng một nành nghề phải theo nguyên tác: tạo ngành rồi mới có thể tạo nghề, có nghĩa rằng phải tạo ra lý thuyết, lý luận bên cạnh phải có hoạt động truyền đạt tri thức kết hợp hoạt động thực hành, thực tế nhằm xây dựng những kiền thức- kỹ năng để có thể tạo ra đội ngũ thông thạo nghề nghiệp đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Với định hướng chung đã được xác định: “ phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực.

Đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành Du lịch sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu phải hợp lý theo yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển du lịch và


xu thế phát triển khoa học- công nghệ khi nước ta hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức. Cơ cấu nhân lực và phát triển nhân lực ngành Du lịch xu hướng dịch chuyển cơ cấu nhân lực tăng nhanh của hệ thống đào tạo du lịch, tác động nhiều mặt đến số lượng, chất lượng du lịch. Trên cơ sở như vậy, phương hướng và mục tiêu phát triển nhân lực ngành Du lịch được xác định là: “Xây dựng lực lượng lao động ngành Du lịch đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chấ lượng, cân đối vế cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch”

Kế hoạch nhu cầu đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới:

Bảng 1.1. Bảng kế hoạch nhu cầu đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch



STT


Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2015


Tỉ lệ

%

tăng TB


Năm 2020


Tỉ lệ

%

tăng TB



Tổng số


418.250


620.100


9,6


870.300


8,1


3


Theo loại lao động


3.1


Lao động quản lý


32.500


56.100


14,5


83.300


9,7


3.2


Lao động nghiệp vụ


387.100


564.000


9,2


787.000


7,9



1) Lễ tân


37.200


51.000


7,4


69.500


7,2



2) Phục vụ buồng


48.800


71.500


9,3


98.000


7,4



3) Phục vụ bàn, bar


68.400


102.400


9,9


153.000


9,8



4) Chế biến món ăn


35.700


49.300


7,6


73.400


9,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023