Đánh Giá Tiêu Chuẩn Tuyển Nhân Lực Của Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch


Hình 2 2 Đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực trong ngành du lịch 2 1

Hình 2.2.Đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực trong ngành du lịch

2.3.2. Những hạn chế

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch còn nghèo nàn, hạn chế, chắp vá; chỉ có phòng học lý thuyết là chủ yếu, có ít các cơ sở thực hành – một trong những cơ sở quan trọng để thực hành các kỹ năng cần thiết.

+ Năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch trong tỉnh chỉ đáp ứng không đủ nhu cầu lao động, số còn lại các doanh nghiệp du lịch, cơ sở sử dụng lao động du lịch phải thu hút từ các cơ sở đào tạo du lịch của các tỉnh, thành phố khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...

+ Lực lượng giáo viên của các trường, các cơ sở đào tạo còn quá ít; chất lượng của đội ngũ giảng viên, giáo viên không đồng đều, phương pháp giảng dạy còn dùng nhiều đến biện pháp dạy chay, nặng về lý thuyết và thiếu tính thực hành.

+ Còn khoảng cách khá xa giữa những kiến thức do các cơ sở đào tạo trang bị cho người học với đòi hỏi của công việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.


Phần lớn các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại người lao động trước khi đưa vào sử dụng.

+ Tình trạng khủng hoảng thiếu lao động quản lý giỏi, lao động có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao (hướng dẫn viên, nhân viên Marketing, nhân viên phục vụ hội nghị va giải trí, đầu bếp, nhân viên pha chế đồ uống,...) đang là mối lo lắng chung của nhiều doanh nghiệp du lịch. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập gặp khó khăn trong công tác tuyển chọn giám đốc và trưởng các bộ phận khác. Thiếu hụt lao động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn cao nhất là: Giám đốc, tổng giám đốc, giám sát viên, lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Đối với nhóm lao động không cần đào tạo hoặc công nhân bán lành nghề thì mức độ thiếu hụt không lớn và dễ giải quyết. Điều đó dẫn đến tình trạng thuyên chuyển lao động vòng quanh giữa các doanh nghiệp, không có nhân tố mới xuất hiện. Do đó, chất lượng dịch vụ khó được cải thiện.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Có nhiều khó khăn trong việc quy hoạch đào tạo đội ngũ lao động trong ngành Du lịch.

Tình trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch Bà Rịa Vũng Tàu vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa lao động chưa được đào tạo, tay nghề thấp, nhưng rất thiếu về số lượng lao động, lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cao. Số lao động có trình độ, tay nghề cao chỉ tập trung vào các khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng, các khu du lịch cao cấp, đơn vị kinh doanh lữ hành…. Các doanh nghiệp tư nhân chưa coi trọng công tác đào tạo nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ, chất lượng phục vụ thấp.Với yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp đến, thực trạng nguồn nhân lực nêu trên chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng.

Các đơn vị du lịch thường xuyên xảy ra tình trạng xáo trộn về nhân lực du lich. Nguyên nhân chủ yếu theo khảo sát là do lương thấp, không đủ cho người lao động chi tiêu cá nhân, chính vì thế người lao động có xu hướng chuyển sang đơn vị


có mức lương phù hợp hơn (42%). Bên cạnh đó việc thiếu kĩ năng và hiểu biết về công việc cũng gây xáo trộn nhân sự ngành du lịch tại địa phương (33%)

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát đánh giá nguyên nhân xáo trộn nhân sự tại các đơn vị dịch vụ du lịch



Số lượng

Tỷ lệ

Thiếu kĩ năng và hiểu biết về công việc

33

33.0

Chuyển sang công ty cạnh tranh

19

19.0

Lương thấp

42

42.0

Chứng chỉ/Bằng cấp

6

6.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017

Cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch quá ít; năng lực của một số cán bộ, công chức chưa theo kịp sự phát triển của du lịch tỉnh nhà nên còn hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trên một số lĩnh vực công tác.

Số cơ sở đào tạo và các chuyên ngành đào tạo nhân lực du lịch quá ít.

Doanh nghiệp chưa có giải pháp hữu hiệu để giữ chân người lao động, khiến cho tình trạnh nhảy việc, nhân lực trong ngành thường chuyển sang công ty kinh doanh cùng ngành khi đã có kinh nghiệm làm việc và mong muốn mức thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Dựa trên đề án xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm2025, Chương trình phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020. Chương trình phát triển nguồn nhận lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020, trong những năm tới định hướng chính đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ chia theo thành từng giai đoạn khác nhau cho phù hợp với điều kiện môi trường thay đổi cũng như yêu cầu phát triển du lịch. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2018 - 2020: Xác định nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động du lịch, trong thời gian qua, nguồn nhân lực du lịch Bà Rịa Vũng Tàu còn nhiều hạn chế, để phát triển du lịch cần tập trung vào một số nội dung chính:

- Đánh giá hiện trạng tổng hợp nguồn nhân lực du lịch của tỉnh để có những cái nhìn chuẩn xác về thực trạng nhân lực từ đó có những chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.

- Dành vốn ngân sách ưu tiên phát triển các các chương trình đào tạo, đặc biệt liên kết với các trung tâm đào tạo lớn và có uy tín trong cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… cũng như nước ngoài.

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch theo hướng cơ bản đáp ứng hoàn toàn về số lượng lao động trực tiếp, bổ sung kịp thời nhu cầu lao động tăng thêm hàng năm ở các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, từng bước đáp ứng về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự vận hành tốt hệ thống quản lý du lịch và hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa


Vũng Tàu, bước đầu định hướng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao, phấn đấu 100% nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ở các trình độ khác nhau.

Giai đoạn 2020 - 2025: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch đáp ứng về mặt số lượng và chất lượng, chú ý đến đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực quản lý, hoạch định chính sách, marketing,…. Kêu gọi các doanh nghiệp du lịch kết hợp với tỉnh triển khai các hoạt động đào tạo thường kỳ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Thực hiện chính sách ưu đãi để thu hút được các nhân sự có chất lượng về phục vụ quê hương. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% lao động gián tiếp được tập huấn kiến thức và nghiệp vụ du lịch.

3.2. Những giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tê quốc tế:

3.2.1.Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch

Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng mạng lưới đào tạo du lịch hiện đại, đào tạo chất lượng cao, phân bố phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong tỉnh, thông qua việc thiết lập một số cơ sở đào tạo du lịch mới và tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch đang có trong tỉnh.

Nội dung của giải pháp

- Củng cố và phát triển các cơ sở đào tạo hiện có: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực liên quan hoặc có thể phục vụ cho ngành du lịch ở các trình độ khác nhau như Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, trường cao đẳng nghề Du lịch, trường Trung cấp nghề Bà Rịa Vũng Tàu, trường Trung cấp kinh tế Bà Rịa Vũng Tàu, các Trung tâm dạy nghề. Các ngành đào tạo ở các trường này như Việt Nam học, tiếng Anh du lịch, nghiệp vụ du lịch, Quản trị khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, hướng dẫn du lịch…Các cơ sở này còn hạn chế nhiều mặt như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,...Trên cơ sở các khoa, ngành học đã được hình thành tại các cơ sở đào tạo này, tỉnh cần có chiến lược đầu tư mọi mặt cho các cơ sở này. Tỉnh cần xác định các cơ sở này là hạt nhân


cơ bản để đầu tư phát triển thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các trình độ khác nhau (trong đó có ngành du lịch). Cụ thể như sau:

- Củng cố và phát triển về cơ sở vật chất: Một mặt, bằng nguồn ngân sách phát triển sự nghiệp giáo dục và các dự án đầu tư, tỉnh cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực nói chung và ngành du lịch nói riêng (đặc biệt là các cơ sở công lập). Mặt khác, có một cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo phối hợp với nhau và phối hợp với các cơ quan quản lý du lịch các cấp, các doanh nghiệp, các cơ sở du lịch trên địa bàn để tận dụng cơ sở vật chất của các đơn vị này tạo điều kiện thực tập, thực hành và làm việc của sinh viên các trường trong tỉnh.

- Củng cố và phát triển về đội ngũ hiện có: Một mặt, các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cần phối hợp hổ trợ lẫn nhau về đội ngũ cán bộ giảng dạy về cả lý thuyết và kiến thức thực tiễn; liên kết, trao đổi độ ngũ giảng viên giữa các cơ sở đào tạo. Mặt khác, các cơ sở đào tạo cần tăng cường cử cán bộ, giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch để theo kịp sự phát triển của thực tiễn hoạt động du lịch.

- Củng cố và phát triển về chương trình đào tạo: Trên cơ sở các chương trình đã có, bổ sung những ngành còn thiếu, những ngành mới phát triển và có nhu cầu trong những năm gần đây. Mặt khác, cần cập nhật những nội dung, những học phần mới phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu xã hội, tăng tính thực hành, thực tiễn, hạn chế tính hàn lâm, lý thuyết.

- Mở rộng quy mô đào tạo: Dựa vào cơ sở vật chất hiện có và sẽ phát triển trong tương lai, trên cơ sở nhu cấu và những dự báo về nguồn nhân lực, ngành du lịch tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm riêng cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Quy mô tuyển sinh hàng năm phải tiệm cận với những dự báo về số lượng và chất lượng lao động ngành du lịch từng giai đoạn như đã đề cập ở trên.

- Tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị.


Vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực ngành du lịch là khả năng làm việc ngay sau khi ra trường, kỹ năng và năng lực làm việc trong các môi trường, hoàn cảnh khác nhau, chịu được áp lực công việc và cạnh tranh cao. Do đó, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghiệp vụ cần được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại, phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển du lịch hiện nay. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy học bao gồm hệ thống phòng học, phương tiện dạy học và và hệ thống cơ sở thực hành. Trong đó, tỉnh cần có những đầu tư nhất định về hệ thống phòng học, các phương tiện dạy học, tài liệu, tư liệu dạy hoch hiện đại, còn các cơ sở thực hành, thực tập nghiệp vụ cần giải quyết theo hướng liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở du lịch để sinh viên được thực hành, thực tập nghiệp vụ cần giải quyết theo hướng liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở du lịch để sinh viên thực hành, thực tập trực tiếp trong môi trường hoạt động du lịch thực sự (các điểm du lịch di sản, các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưởng,…). Việc thực hiện liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch đã được một số nơi làm tốt như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hợp đồng, các cam kết giữa đơn vị sử dụng và đơn vị đào tạo. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tào cần có thiết lập mối quan hệ và tận dụng nguồn tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật từ các nguồn phi chính phủ, các dự án hổ trợ cộng đồng, trong các dự án nâng cao năng lực của cộng đồng, xóa đói giảm nghèo. Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc, năng lực chuyên môn, mặt khác góp phần tiết kiệm được chi phí và cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo.

+ Đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo mới trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu phải tổ chức xây dựng mới cơ sở đào tạo phù hợp với chương trình phát triển hệ thống cơ sở đào tạo du lịch của ngành du lịch Việt Nam.

+ Đào tạo cán bộ quản lý đào tạo cho các cơ sở đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo: Tổ chức các khóa đào tạo về quản lý đào tạo cho cán bộ lãnh đạo các trường chuyên nghiệp du lịch ; tổ chức các chuyến tham quan thực tế tại các cơ sở đào tạo du lịch nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo các trường chuyên nghiệp du lịch .


+ Tăng cường liên kết, hợp tác và tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

Xây dựng chương trình liên kết với các trường ĐH cao đẳng du lịch mở các chương trình đạo tạo trung cấp, cao đẳng nghề du lịch , tại chức, từ xa và sau ĐH về quản trị kinh doanh du lịch , khách sạn, du lịch học…

+ Thông tin, tuyên truyền quảng bá về chất lượng và kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch.Trao đổi thông tin, hợp tác liên kết đào tạo trong tỉnh và cả nước.

3.2.2 Đào tạo về giáo viên, giảng viên du lịch

Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên du lịch đủ tiêu chuẩn, có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên về du lịch đáp ứng các yêu cầu đối với giáo viên, giảng viên du lịch , có đủ năng lực giảng dạy ở các cơ sở đào tạo trong tỉnh.

Nội dung của giải pháp

Đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực du lịch. Trên cơ sở hiện trạng về đội ngũ làm công tác đào tạo hiện nay, giải pháp về đội ngũ giảng viên cần tập trung giải quyết theo các hướng sau:

- Mời đội ngũ giảng viên có trình độ cao ở các trường thuộc các chuyên ngành du lịch đến thỉnh giảng một số chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề nghiệp vụ ở các cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm tạo điều kiện để người học được tiếp cận với những tri thức mới, phương pháp làm việc hiệu quả, đặc biệt là tiếp cận được với trình độ đào tạo đạt chất lượng quốc gia, khu vực và thế giới. Việc mời đội ngũ giảng viên có trình độ đến thỉnh giảng là mô hình đang được nhiều trường đại học trong nước và nước ngoài áp dụng có hiệu quả, vì đây là mô hình ít tốn kém trong việc xây dựng, duy trì đội ngũ nhưng chất lượng giảng viên lại rất cao, có thể chủ động được thời gian, số lượng giảng viên mời. Trước mắt, cần tiến hành mời giảng

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí