du lịch và thông qua nghiên cứu tìm hiểu của khách du lịch khi đến tham quan. Một số làng nghề của tỉnh cũng dần hồi phục để phục vụ khách du lịch.
2.1.2.2. Tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, phát triển du lịch nhiều khi diễn ra một cách tự phát, thiếu quy hoạch và chưa tính đến các quy luật của thị trường, quan hệ cung cầu, đầu tư công trình du lịch chạy theo mốt, sau một thời gian xây dựng trở nên không phù hợp dẫn đến phải cải tạo, phá đi rất tốn kém, điển hình là khu du lịch Paradise Vũng Tàu, xây dựng với quy mô rất lớn giống mô hình của Disneyland nhưng sau một thời gian không sử dụng, các thiết bị xuống cấp rất nhanh, mặt bằng bỏ hoang gây lãng phí nghiêm trọng nguồn lực tài chính và đất đai.
Thứ hai, phát triển du lịch còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu các khu du lịch tầm cỡ quốc tế. Ngoại trừ dự án The Grand - Hồ Tràm Strip, Six Senses Con Dao, hầu hết các resort ở Bà Rịa Vũng Tàu ở cấp 4 sao trở xuống, loại hình du lịch hầu hết giống nhau, đều có bãi biển, nhà hàng và khu nhà nghỉ, gần như không có điểm nhấn, không có khu mua sắm hay giải trí nào lớn, không có dịch vụ lướt ván, không có thuyền buồn, không có khám phá đáy biển, không có tour ra đảo gần bờ, không có khám phá rừng ven biển (ngoại trừ Côn Đảo), không có khu thể thao bãi biển... Vì vậy dễ gây nhàm chán cho du khách.
Thứ ba, ý thức người dân Bà Rịa Vũng Tàu về phát triển du lịch chưa cao. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng và theo kịp được sự phát triển du lịch của tỉnh. Mặc dù trên địa bàn tỉnh có một trường cao đẳng nghề du lịch và một bộ môn du lịch đào tạo trình độ đại học ở Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, tuy nhiên với sự phát triển của các dự án mới mang tầm cỡ quốc tế thì hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt như những dự án như “The Grand _ Hồ Tràm Strip” hay Six Senses ở Côn Đảo, đây là những resort 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lượng khách sạn, resort chất lượng cao ở Bà Rịa Vũng Tàu có ít, các phòng chủ yếu đạt tiêu chuẩn 2÷3 sao và tương đối cũ, trong khi đó số phòng mới, hiện đại được đầu tư xây dựng không nhiều.
Thứ năm, mức chi tiêu du lịch của du khách khá thấp.Năm 2016, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đón khoảng 17 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 600 ngàn lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt gần 2.200 tỷ đồng. Những con số thống kê trên cho thấy, lượng khách đến Bà Rịa Vũng Tàuđông nhưng mức chi tiêu của khách quá thấp (chỉ khoảng 130.000 đồng/lượt khách). Nguyên nhân là do sản phẩm du lịch của tỉnh còn nghèo và khá đơn điệu nên hầu hết khách đi và về trong ngày nên không chi tiêu nhiều.
2.1.3. Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Bảng 2.3.Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch
Đơn vị tính: người
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Tổng số lao động | 1.837 | 1.891 | 1.892 | 2.179 | 2.473 |
Phân theo trình độ đào tạo | |||||
+Trên đại học | 4 | 7 | 7 | 7 | 7 |
+ Đại học, cao đẳng | 403 | 438 | 439 | 495 | 551 |
+ Trung cấp | 622 | 600 | 600 | 759 | 912 |
+ Sơ cấp | 232 | 300 | 300 | 341 | 368 |
+ Chưa được đào tạo | 576 | 546 | 546 | 577 | 635 |
Phân loại theo lao động | |||||
+ Đội ngũ QLNN về DL | 49 | 75 | 76 | 102 | 145 |
+ LĐ QL tại các DN | 201 | 209 | 209 | 229 | 242 |
Phân theo ngành nghề kinh doanh | |||||
+ Khách sạn, nhà hàng | 1.454 | 1.470 | 1.470 | 1.689 | 1.821 |
+ Lữ hành | 11 | 13 | 13 | 17 | 16 |
+ Khác | 122 | 124 | 124 | 142 | 249 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Và Nguồn Thông Tin
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Quy Mô Và Chất Lượng Hoạt Động Của Hệ Thống Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Trong Giai Đoạn Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế:
- Tổ Chức Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ở Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Đánh Giá Tiêu Chuẩn Tuyển Nhân Lực Của Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Theo số liệu của Bảng 2.3 ta thấy lao động trong ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không ngừng tăng lên qua các năm nhưng so với tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì số lao động trên là quá ít. Về trình độ đào tạo tính đến năm 2016, lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất (36.8%) với 912; tiếp đến là chưa được đào tạo (25,6%) với 635 người; đại học, cao đẳng (22,3%)với 551 người; sơ cấp (14,9%) với 368 người; thấp nhất là trên đại học (0,4%) với 7 người.
2.1.3.1. Tình hình chung
Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, trong giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh sẽ tập trung kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh phát triển vào 4 loại hình du lịch trọng điểm gồm: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch lịch sử tâm linh và du lịch sinh thái chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, tổng doanh thu du lịch đạt 28.242 tỷ đồng, tố độ tăng doanh thu bình quân hàng năm là 14 %, đón khoảng 106 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế. Để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới tỉnh sẽ đặc biệt chú trọng tăng cường kết nối giữa các đơn vị kinh doanh du lịch, quan tâm đến chất lượng, tạo sản phẩm mới hấp dẫn cho du khách, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trong những năm qua, chất lượng ngành du lịch không ngừng phát triển, để đẩy mạnh ngành “ công nghiệp không khói” một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, vì vậy trong những năm gần đây, Bà Rịa – Vũng Tàu đã xác định phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành, nguồn nhân lực du lịch từ đó cũng ngày càng tăng lên. Nguồn lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
- Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch như: công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác.
-Lao động gián tiếp trong du lịch là những người làm việc trong các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, ngư nghiệp, chế tạo máy nhưng tham gia vào các hoạt động liên quan đến hoạt động du lịch.
Đến năm 2016 toàn tỉnh có 2.473 lao động làm việc trong các cơ quan quản lý du lịch, công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác...Số
hướng dẫn viên được cấp thẻ là 93 trong đó 23 hướng dẫn viên quốc tế và 70 hướng dẫn viên nội địa.
Bảng 2.4. Tình hình chung về nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Đơn vị tính: Người
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Tổng số | 1837 | 1891 | 1892 | 2179 | 2.473 |
4.1. Lao động trực tiếp | 1.453 | 1.551 | 1.625 | 1.691 | 1.911 |
4.2.Cán bộ quản lý | 384 | 340 | 267 | 488 | 562 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2.1.3.2. Đối với nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và đơn vị sự nghiệp du lịch
Toàn tỉnh hiện có 190 cán bộ công nhân viên làm việc tại các cơ quanuản lý du lịch và tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trung tâm thông tin xúc tiến du lịch.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn CBCNV quản lý du lịch
Đơn vị tính: Người
Trên đại học | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | Sơ cấp | |
Du lịch | 2 | 4 | 9 | 11 | 0 |
Ngoại ngữ | 0 | 10 | 20 | 18 | 0 |
Khác | 5 | 54 | 35 | 19 | 3 |
Tổng | 7 | 68 | 64 | 48 | 3 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Qua bảng trên cho thấy, trong tổng số cán bộ quản lý, trình độ đại học chiếm tỉ trọng cao nhất với 68 người (chiếm tỷ lệ 35,6%), trên đại học 7 người (chiếm tỷ lệ 4,2%), cao đẳng 64 người (chiếm tỷ lệ 33,5%), trung cấp 48 người (chiếm tỷ lệ
25,1%), còn lại sơ cấp 3 người (chiếm tỷ lệ 1,2%). Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, tuy nhiên trong cơ cấu hành chính của nước ta vẫn chưa có cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại các cấp huyện và xã, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch chủ yếu tập trung ở các đơn vị cấp tỉnh. Điều này gây khó khăn trong công tác tham mưu, quản lý, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch ở các cấp địa phương.
Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi cao về hiểu biết cũng như trình độ ngoại ngữ. Nhưng qua bảng số liệu ta có thể thấy, số lượng người đào tạo chính thức về du lịch còn rất hạn chế mà chủ yếu là ngoại ngữ và các ngành khác....Điều này cho thấy nguồn nhân lực trong các cấp quản lý du lịch không chỉ thiếu về số lượng mà còn thiếu trầm trọng về đội ngũ có trình độ chuyên ngành du lịch.
- Về trình độ lý luận chính trị,
+ Cử nhân chính trị: 01 người
+ Cao cấp chính trị: 01 người
+ Con lại là trung cấp và sơ cấp
2.1.3.3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Hiện nay, trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có 2.282 người được phân loại theo các nội dung như sau:
- Theo trình độ đào tạo;
+ Đại học, cao đẳng: 419 người
+ Trung cấp: 864 người
+ Sơ cấp: 365 người
+ Dưới sơ cấp: 635 người
- Theo hình thức đào tạo;
Tổng số người được đào tạo trong nước là 2.282 người, chiếm 100% trong tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch. Đây là một hạn chế rất lớn khi ngành du lịch của tỉnh hội nhập sâu hơn vào hoạt động của khu vực và thế giới.
- Nguồn nhân lực được đào tạo nghiệp vụ
Bảng 2.6. Nguồn nhân lực được đào tạo nghiệp vụ
Đơn vị tính: Người
Nghiệp vụ | Tổng 1837 | Cao đẳng | Trung cấp | Sơ cấp | Bồi dưởng | Tự đào tạo | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
I. Khách sạn: 1821 | ||||||||||||
1 | Nghiệp vụ lễ tân | 240 | 8 | 3,33 | 80 | 33,33 | 50 | 20,83 | 22 | 9,16 | 80 | 33,33 |
2 | Nghiệp vụ buồng | 516 | 4 | 0,77 | 74 | 14,34 | 123 | 23,83 | 50 | 9,68 | 265 | 51,35 |
3 | Nghiệp vụnhà hàng | 434 | 4 | 0,92 | 60 | 13,82 | 98 | 22,58 | 74 | 17,05 | 198 | 45,62 |
4 | Nghiệp vụ an ninh khách sạn | 240 | 1 | 0,41 | 8 | 3,33 | 50 | 20,83 | 21 | 8,75 | 160 | 66,66 |
5 | Kỹ thuật chế biến món ăn | 342 | 10 | 2,92 | 114 | 33,33 | 171 | 50 | 20 | 5,84 | 27 | 7,91 |
6 | Nghiệp vụ đặt giửchổ khách sạn | 31 | 2 | 6,45 | 5 | 16,12 | 5 | 16,12 | 9 | 29,03 | 10 | 32,25 |
7 | Quảnlý khách sạn | 18 | 2 | 11,11 | 4 | 22,22 | 5 | 27,77 | 1 | 5,55 | 6 | 33,33 |
II. Lữ hành : 16 | ||||||||||||
8 | Nghiệpvụđại lý lữ hành | 2 | 1 | 50 | 1 | 50 | ||||||
9 | Nghiệpvụhướng dẫn du lịch | 10 | 3 | 30 | 2 | 20 | 1 | 10 | 1 | 10 | 3 | 30 |
10 | Nghiệpvụđiềuhànhtour | 3 | 1 | 33,3 | 1 | 33,3 | 1 | 33,4 | ||||
11 | Nghiệpvụđặtchổlữhành | 1 | 1 | 100 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tổng số người được đào tạo nghiệp vụ là 2.079 người, chiếm 84% trong tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch.
Lao động các ngành: Khách sạn 1.821 người chiếm 87,3%; lữ hành 16 người chiếm 0,7%; khác 249 người chiếm 12%.
2.1.3.4. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Bảng 2.7. Mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của nguồn nhân lực
Đơn vị tính: Người
Số lượng cần đào tạo,bồi dưởng(người) | Mức độ đáp ứng yêu cầu hiệntại | Mức độ quan trọng (ưu tiên) | |||||||||
Kém | Yếu | TB | Khá | Tốt | Không cần | Không quan trọng | Bình thường | Quan trọng | Rất Quan trọng | ||
1.Năng lực cơ bản 370 | |||||||||||
1.1 | Kỹ năng giao tiếp, chủ tọa, đàm phán | 20 | x | x | |||||||
1.2 | Kiếnthức quản lý, lãnh đạo | 150 | x | x | |||||||
1.3 | Ngoại ngữ | 200 | x | x | |||||||
1.Tiếng Anh | 100 | x | x | ||||||||
2.Tiếng Pháp | 20 | x | x | ||||||||
3.Tiếng Trung | 30 | x | x | ||||||||
4.Tiếng Nhật | 30 | x | x | ||||||||
5. Khác | 20 | x | x | ||||||||
1.4 | Tin học | 100 | x | x | |||||||
2. Năng lực chuyên sâu 430 |
Hoạch định chính sách | 10 | x | x | ||||||||
2.2 | Quy hoạch, kế hoạch phát triển Du lịch | 10 | x | x | |||||||
2.3 | Thống kê Du lịch | 120 | x | x | |||||||
2.4 | Quản trị thông tin Du lịch | 20 | x | x | |||||||
2.5 | Nghiên cứu thị trường, Makerting, xúc tiến, quảng bá Du lịch | 30 | x | x | |||||||
2.6 | Quản lý phát triểncác loại hình du lịch sinh thái, văn hóa,sự kiện | 30 | x | x | |||||||
2.7 | Quản lý phát triểnnguồn nhân lực du lịch | 50 | x | x | |||||||
2.8 | Quản lý khu, điểm du lịch, đô thị du lịch | 30 | x | x | |||||||
2.9 | Khai thác, phát triển sản phẩm du lịch | 50 | x | x | |||||||
2.10 | Quản lý bảo vệ môitrường du lịch và phát triển bền vững | 30 | x | x | |||||||
2.11 | Quản lý du lịch | 50 | x | x |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Chú thích:
Mức độ đáp ứng nhu cầu hiện tại: Kém =1, yếu=2, trung bình =3, khá =4, tốt=5
Mức độ quan trọng (ưu tiên): Không cần =1, không quan trọng = 2, bình thường =3, quan trọng =4, rất quan trọng =5