Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2

2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH SAVANAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 68

3.1. Khái quát tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào... 68 3.1.1. Về điều kiện tự nhiên tỉnh Savanakhet 68

3.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Savanakhet 69

3.1.3. Về đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Savanakhet 72

3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savannakhet thời gian qua 80

3.2.1. Các chủ thể tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh Savannakhet 80

3.2.2. Kết quả đạt được 83

3.2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân 102

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 107

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH SAVANAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2

......................................................................................................... 109

4.1. Định hướng hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 109

4.1.1. Quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức 109

4.1.2. Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Sanavakhet 111

4.1.3. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Sanavakhet 112

4.2. Giải pháp hoàn thiện động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 115

4.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức 115

4.2.2. Nâng cao chất lượng lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức 118

4.2.3. Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 127

4.2.4. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức 130

4.2.5. Thay đổi phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

......................................................................................................... 133

4.2.6. Nâng cao năng lực cho Trường Chính trị và Hành chính tỉnh Savanakhet 137

4.3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức 142

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 144

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 154

PHỤ LỤC 155

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một nền hành chính tiên tiến, hiện đại, trong quản lý nhà nước (QLNN), thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước. Vì vậy, đội ngũ CBCC cần phải được trang bị kiến thức để có thể đáp ứng với những thay đổi của thời cuộc. Cùng với đó cần phải có sự chuẩn bị, chọn lọc chu đáo để có một đội ngũ CBCC trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nắm vững đường lối, tư tưởng của đảng, vững vàng, đủ phẩm chất và bản lĩnh chính trị, năng lực lý luận, pháp luật, chuyên môn, có nghiệp vụ hành chính và khả năng thực tiễn thực hiện công việc trong công cuộc đổi mới.

Các quốc gia trên thế giới nói chung và nước Cộng hòa nhân chủ nhân dân (CHDCND) Lào nói riêng, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC luôn được quan tâm đặc biệt bởi tầm quan trọng của đội ngũ này đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng tầm vị thế quốc gia. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thì không thể thiếu hoạt động đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cho đội ngũ này, trang kị kiến thức, kỹ năng, thái độ để đội ngũ CBCC đảm đương được các công việc do nhà nước giao phó.

Có thể nhấn mạnh rằng ĐTBD đội ngũ CBCC cho nền công vụ là một yếu tố then chốt để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng mức độ hài lòng của người dân đối với đất nước, tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức về một nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt định, tham mưu và tổ chức thực hiện chính sách công trong thực tiễn. Ở nước CHDCND Lào, ĐTBD đội ngũ CBCC được xác định nhằm đào tạo những kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn

nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng CBCC theo yêu cầu của cải cách hành chính, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong tiến trình phát triển. Đặc biệt trong thế kỷ 21 khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra nhiều yêu cầu mới, khắt khe hơn đối với đội ngũ CBCC để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình mới, xây dựng đội ngũ CBCC thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức, kỹ năng làm việc hiệu quả, có trình độ quản lý tốt, trung thành tuyệt đối với chế độ xã hội chủ nghĩa tại nước CHDCND Lào.

Savannakhet nằm ở phía trung Lào, có diện tích đồng bằng chiếm 59% và miền núi 41% trong đó diện tích trồng trọt có khoảng 700.000 ha, diện tích rừng chiếm 61% của tổng diện tích toàn tỉnh. Chính quyền tỉnh Savanakhet luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc ĐTBD đội ngũ CBCC nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng những yêu cầu quản lý ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay.

Trong những năm qua, công tác ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh Savanakhet đạt những thành tích đáng kể, nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC: mặt bằng kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, công tác vận động quần chúng... của CBCC được nâng lên rò rệt. Đa số CBCC phát huy tác dụng tốt, biết làm việc và làm việc có hiệu quả, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đội ngũ CBCC đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tuy vậy, chất lượng công tác ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh Savanakhet chưa cao. Sự vận dụng kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn của một số CBCC sau khi ĐTBD còn gượng ép, hình thức chưa thuần thục; năng lực tổ chức chỉ đạo thực tiễn, khả năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tế, điều hành các hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế. Nội dung chương trình và công tác ĐTBD chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đội ngũ CBCC. Còn có nội dung học tập chưa hợp lý, chưa phù hợp với

đối tượng, chưa gắn với thực tiễn. Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập còn yếu và thiếu. Đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập, chất lượng đội ngũ chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưa ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Kiến thức thực tiễn còn hạn chế, có mặt còn lạc hậu so với tình hình. Phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới mạnh mẽ, giảng dạy chưa gắn sát với thực tiễn, chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học viên. Giảng viên chưa được tạo điều kiện tiếp cận và sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy. Đội ngũ giảng viên còn thiếu, cơ cấu lại chưa hợp lý.

Trước những yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước, đội ngũ CBCC với vai trò là lực lượng trực tiếp thực thi những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước cần được nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. Để làm được việc này cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, ĐTBD nội dung mà CBCC cần, phù hợp với yêu cầu của mỗi vị trí công việc.

Nghiên cứu về ĐTBD CBCC có khá nhiều tác giả với những cách tiếp cận khác nhau, từ thực trạng, kinh nghiệm ĐTBD đội ngũ CBCC đến ĐTBD theo vị trí việc làm. Ở các nước phương Tây, thường đề cập đến bồi dưỡng công chức. Ở CHDCND Lào, không chỉ bồi dưỡng mà còn có đào tạo, không chỉ có công chức mà còn có cán bộ. Các công trình đó đã tạo cơ sở lý luận khá phong phú cho việc nghiên cứu ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào. Tuy nhiên, ở CHDCND Lào, các công trình nghiên cứu về ĐTBD CBCC không phải là nhiều, trong số đó chưa có công trình nào nghiên cứu một cách căn cơ về vấn đề ĐTBD đội ngũ CBCC ở địa phương. Do tính phức tạp của hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC và sự vô hạn của hệ thống các tri thức liên quan đến lĩnh vực này nên luận án tiếp tục làm rò, làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về ĐTBD CBCC.

Để góp phần nâng cao chất lượng công tác ĐTBD đội ngũ CBCC tại tỉnh Savanakhet, nước CHDCND Lào hiện nay, tác giả đã chọn vấn đề: “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về công tác ĐTBD đội ngũ CBCC, luận án đánh giá thực trạng công tác ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh Savanakhet, nước CHDCND Lào, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh Savanakhet, nước CHDCND Lào.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là, tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án của các tác giả đi trước để kế thừa những tri thức, bài học mà các đề tài trước đã đạt được, đồng thời tìm kiếm những vấn đề mà các công trình khoa học của các tác giả đi trước còn chưa đề cập tới hoặc đề cập nhưng còn chưa rò.

Hai là, hệ thống hóa, làm rò cơ sở khoa học về hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC.

Ba là, phân tích, đánh giá, làm rò thực trạng hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh Savanakhet, nước CHDCND Lào hiện nay. Chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh. Bốn là, từ thực trạng công tác ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh Savanakhet, nước CHDCND Lào, trên cơ sở quan điểm của Đảng NDCM Lào về ĐTBD đội ngũ CBCC và phương hướng ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt ĐTBD đội ngũ CBCC

của tỉnh Savanakhet, nước CHDCND Lào hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động ĐTBD CBCC.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Về không gian: Tỉnh Savanakhet, nước CHDCND Lào.

- Về thời gian: Đề tài luận án nghiên cứu từ năm 2010 đến nay và tầm nhìn những năm tiếp theo.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Đề tài luận án được tiếp cận dưới góc độ của khoa học quản lý (cụ thể là chuyên ngành quản lý công), đồng thời có sử dụng các phương pháp luận của những ngành có liên quan khác.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở các công trình nghiên cứu có liên quan, các số liệu, dữ liệu liên quan đề tài luận án, tác giả dùng phương pháp nghiên cứu để tìm hiểu những nội dung có thể kế thừa, những nội dung có thể tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này được dùng nhiều ở chương tổng quan.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Trên cơ sở các quan sát từ thực tiễn, tác giả đúc rút ra những kinh nghiệm có thể tham khảo để học tập. Đồng thời từ thực tiễn, đánh giá thực trạng để tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để có thể đề xuất giải pháp. Phương pháp này dùng nhiều ở mục kinh nghiệm và chương thực trạng.

- Phương pháp thống kê - tổng hợp: Từ những tri thức, kiến thức, dữ liệu và số liệu phục vụ đề tài, tác giả tổng hợp, khái quát thành những nội

dung mang tính lý luận, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu vấn đề. Phương pháp này được sử dụng nhiều ở chương lý luận và thực trạng

- Phương pháp phân tích so sánh: Từ những tri thức, kiến thức, dữ liệu, tác giả phân tích, so sánh để có những đánh giá khách quan. Phương pháp này được sử dụng nhiều ở chương thực trạng.

- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp này, tác giả trao đổi, phỏng vấn những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐTBD CBCC để tìm kiếm những tri thức phục vụ cho luận án. Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã thiết kế bảng hỏi với 15 câu hỏi bao quát toàn bộ hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC ở địa phương. Mỗi câu hỏi có từ 3-4 đáp án trả lời để người được phỏng vấn lựa chọn.

- Phương pháp điều tra xã hội học. Với phương pháp này, tác giả thiết kế mẫu bảng hỏi, phát cho các đối tượng là CBCC đã từng tham gia ĐTBD để kháo sát, tìm kiếm những giá trị phục vụ cho luận án. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc thiết kế bảng hỏi điều tra xã hội học dành cho đối tượng là CBCC ở 8 sở và 16 huyện, trong đó mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 3 bản (số lượng khoảng 2500 phiếu). Mục đích chính của điều tra xã hội học là thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để đánh giá về công tác ĐTBD đội ngũ CBCC trên địa bàn tỉnh Sanavakhet.

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi số 1: Hoạt động ĐTBD CBCC tại nước CHDCND Lào được tiến hành trên cơ sở khoa học nào?

Câu hỏi số 2: Hoạt động ĐTBD CBCC ở tỉnh Savanakhet, nước CHDCND Lào hiện nay có những kết quả, hạn chế gì? Nguyên nhân vì sao?

Câu hỏi số 3: Cần phải có những giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ĐTBD CBCC ở tỉnh Savanakhet, nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022