Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài 27134

5.2. Giả thuyết khoa học

Hoạt động ĐTBD CBCC của tỉnh Savanakhet còn nhiều vấn đề, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC của tỉnh mà còn gây tốn kém về kinh tế và thời gian. Nếu có những giải pháp hoàn thiện việc ĐTBD đội ngũ CBCC thì hoạt động ĐTBD CBCC của tỉnh Savanakhet sẽ mang lại hiệu quả to lớn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của tỉnh.

6. Những đóng góp mới của đề tài

- Củng cố và làm rò thêm cơ sở khoa học về ĐTBD đội ngũ CBCC đó là khái niệm, đặc điểm, nội dung của ĐTBD đội ngũ CBCC.

- Đóng góp một số giá trị tham khảo mà Savanakhet, nước CHDCND Lào học tập qua việc đúc rút kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.

- Khái quát bức tranh tương đối toàn diện về công tác ĐTBD đội ngũ CBCC của Savanakhet, nước CHDCND Lào.

- Cung cấp một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC của Savanakhet, nước CHDCND Lào.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu làm rò, bổ sung một số vấn đề lý luận về hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC.

- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho những cá nhân, tổ chức quan tâm đến hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC ở nước CHDCND Lào nói chung và ở tỉnh Savanakhet nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án tiến sỹ này được chia thành 04 chương:

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 3

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở khoa học về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

Chương 3: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bản chất, mục tiêu, thực trạng ĐTBD CBCC

Nghiên cứu về ĐTBD CBCC có rất nhiều tác giả đề cập với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Từ giác độ tiếp cận về bản chất, mục tiêu và thực trạng về ĐTBD CBCC có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây:

- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trong cuốn sách này, theo các tác giả, mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con người có lòng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất định. Ngày nay, đó chính là những CBCC, những người phục vụ chế độ chính trị đáp ứng yêu cầu một nhà nước của dân, do dân và vì dân; những người đại diện cho nhà nước xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Cuốn sách nêu bật lên được CBCC là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

- Michael Armstrong (1996), A Handbook of Personnel management Practice

Tác giả đã đi sâu nghiên cứu quan niệm và chỉ ra rằng ĐTBD được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập, việc học tập này có được là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, phát triển và lĩnh hội kinh nghiệm một cách có kế hoạch. Quá trình ĐTBD bao gồm các thành tố sau đây: Xác định nhu cầu ĐTBD; Xác định những yêu cầu của việc học tập; Xác định mục tiêu ĐTBD; Kế hoạch

các chương trình ĐTBD; Nơi triển khai thực hiện kế hoạch ĐTBD; Đánh giá thực hiện kế hoạch ĐTBD.

- Lưu Kiếm Thanh (2012), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức một hình thức giáo dục - đào tạo đặc thù và chuyên biệt”, Tạp chí Quản lý nhà nước.

Tác giả cho rằng ĐTBD CBCC có sự khác biệt về đối tượng, mục tiêu, phương thức ĐTBD. Việc ĐTBD CBCC một mặt là để chuẩn hoá, lấp đầy khoảng trống năng lực hiện tại đồng thời quá trình này phải là quá trình phát triển năng lực.

- Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Đồng Minh (2014), Đào tạo và bồi dưỡng các giá trị nhân văn công vụ, Tạp chí Quản lý nhà nước số 220/2014).

Các tác giả đã phân tích, đề cập đến hai thang giá trị nhân văn bao gồm: Giá trị truyền thống (lòng yêu quê hương, yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tự lực tự cường, nhân ái, nghĩa tình thủy chung, vị tha, độ lượng, hiếu học, sáng tạo, đoàn kết, cần kiệm, cởi mở, lạc quan, dũng cảm kiên cường, gắn bó với gia tộc quê hương, biết ơn tổ tiên, tôn trọng người cao tuổi) và các giá trị hiện đại bao gồm: hòa bình, tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng; ý thức bảo vệ môi trường, trật tự an ninh; năng động sáng tạo, tự lập, chấp nhận cạnh tranh, nhạy cảm với cái mới; có tinh thần hữu nghị hợp tác.

- Huỳnh Văn Thới (2011), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ khái niệm đến nhận thức và hành động”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 188.

Theo tác giả, dùng khái niệm ĐTBD CBCC là chưa chính xác vì ĐTBD là cách làm còn mục đích hướng đến là nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC. Chính vì nhận thức chưa đúng nên cách làm cũng chưa đúng. Để nhận thức đúng đắn và hành động đạt hiệu quả, có thể dùng khái niệm “huấn luyện nâng cao năng lực cán bộ” thay cho khái niệm “ĐTBD, CBCC”.

Đào tạo, bồi dưỡng không tách riêng mà gắn chặt với những hoạt động khác của công tác nhân sự như quy hoạch, đề bạt, đánh giá. Trình độ học vấn

và năng lực công tác là hai vấn đề không thể đánh đồng với nhau. Năng lực công tác bao hàm kiến thức, kỹ năng và thái độ. Phục vụ trong bộ máy nhà nước là một nghề, do đó, đòi hỏi về năng lực công tác là đòi hỏi mức độ lành nghề - biết nghề, hành nghề và nhất là lương thiện trong nghề nghiệp. Năng lực công tác cũng không thể có yêu cầu rập khuôn cho CBCC trong tất cả lĩnh vực quản lý. Đối với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, chất lượng của công việc được đánh giá thông qua việc cân nhắc, đưa ra các đề đạt, khuyến nghị đa dạng để lựa chọn. Trong khi đó, bổn phận trước nhân dân của các cơ quan QLNN là đưa ra các quyết sách đúng đắn và quyết định phù hợp, kịp thời.

- Buonkham Vongdala (2009), Đào tạo và bồi dưỡng công chức là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính nước nhà, Tạp chí A Lun Mai số 04, tháng 7-8/2009.

Tác giả đã phân tích về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm và vai trò công tác ĐTBD trong giai đoạn hiện nay, đánh giá thực trạng các hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC ở Lào, nêu lên những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân và đề tài cũng nêu lên được một số giải pháp để khắc phục những hạn chế của các hoạt động QLNN về ĐTBD đội ngũ CBCC nước CHDCND Lào trong giai đoạn trước mắt và về lâu dài.

- Sengaloun Bounkham (2008), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí A Lun Mai số 06/2008.

Tác giả phân tích quan điểm và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong việc xây dựng và đào tạo CBCC, đánh giá thực trạng tình hình công tác ĐTBD đội ngũ CBCC trong thời gian qua, nêu lên mặt bằng trình độ của đội ngũ CBCC và từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ĐTBD đội ngũ CBCC như là: Đổi mới kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ sở làm công tác ĐTBD đội ngũ CBCC; Đổi mới nội dung chương trình ĐTBD đội ngũ CBCC, gắn kết chặt chẽ giữa việc

trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên môn với yêu cầu thực tiễn trong quản lý và thực thi công vụ của đội ngũ CBCC; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với giảng dạy và ĐTBD đội ngũ CBCC; cần có chế độ, chính sách ưu tiên cho đội ngũ CBCC, viên chức làm việc trong Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào. Trong đó, đặc biệt là chính sách đối với các giáo sư, phó giáo sư và giảng viên cơ hữu cũng như kiêm chức, thỉnh giảng. Năm là, tăng cường đầu tư ngân sách, xây dựng hệ thống Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào ngang tầm với các học viện, viện và trường của các nước trong khu vực theo hướng hiện đại, chính quy, khang trang và có đầy đủ điều kiện, phương tiện, phương tiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, học tập và sinh hoạt của các học viên, sinh viên.

- Vongsavanh Xaynhavong (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh; tác giả đã đề xuất bốn nguyên tắc và sáu nội dung, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào.

- Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, Nxb. Lao động, Hà Nội.

Trong công trình khoa học tâm huyết của mình, tác giả đã trình bày, phân tích, làm rò những vấn đề cơ bản của ĐTBD phát triển nguồn nhân lực; quá trình đào tạo với các thành tố cơ bản như: Xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện và đánh giá đào tạo; một số trang thiết bị dạy học thường được sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng. Đây là công trình

khoa học giàu giá trị và tác giả luận án sẽ kế thừa nhiều nội dung quan trọng của công trình này trong quá trình thực hiện luận án tiến sỹ của mình.

- Lại Đức Vượng (2009), Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

Luận án đã hoàn thiện khái niệm công chức hành chính và các khái niệm liên quan đến nội dung, phương pháp QLNN về ĐTBD công chức hành chính. Đi sâu phân tích một các hệ thống về sự hình thành và phát triển công tác ĐTBD công chức hành chính, trình bày các nguyên tắc, đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về ĐTBD công chức hành chính đáp ứng yêu cầu quản lý mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Khamxay Dalavong (2015), Vai trò, trách nhiệm và năng lực của giảng viên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí nghiên cứu của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.

Bài viết đã đề cập đến vai trò của giảng viên trong công tác ĐTBD đội ngũ CBCC, trách nhiệm của giảng viên trong thực hiện ĐTBD đội ngũ CBCC, thực trạng đội ngũ giảng viên tham gia ĐTBD đội ngũ CBCC và từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ đội ngũ giảng viên ĐTBD đội ngũ CBCC trong giai đoạn hiện nay.

- Khamphone Phimmalath (2014), Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tạp chí Xây Dựng Đảng, số 157/2014.

Công trình đi sâu phân tích vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ thực hiện chiến lược năm 2020 đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, tạo khâu đột phá trong công tác cán bộ, từ đó phân tích đánh giá thực trạng khâu quản lý công tác cán bộ, công trình còn đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại.

- Trịnh Việt Tiến (2018), "Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đối với hoạt động thực thi công vụ", Tạp chí Công thương, số 4/2018

ĐTBD là nâng cao năng lực tác nghiệp, thực thi công vụ cho CBCC là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và phát triển nhân sự tại các cơ quan, tổ chức. Tác giả cho rằng việc ĐTBD trong thời gian qua tập trung vào các tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch, bậc, trong khi các kỹ năng, kiến thức, phẩm chất hành vi thực tế khác bám sát vào thực tế thì chưa được chú trọng, đó là: (1) Khả năng khái quát, phát triển chuyên môn. (2) Tổng hợp cập nhật về mặt chuyên môn kiến thức, kinh nghiệm của lĩnh vực thực thi công vụ. (3) Khả năng phân tích và ứng dụng lý thuyết, kiến thức, kinh nghiệm, sáng kiến vào thực thi công vụ. (4) Khả năng xây dựng quan hệ, giải quyết xung đột và kiềm chế cảm xúc; bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của CBCC khi thực thi công vụ; phân tích phối hợp, hợp tác liên thông thông tin giao tiếp, hiểu biết về đối tượng thực thi công vụ. (5) Kỹ năng nghiệp vụ: Vai trò và khả năng giải quyết một số vấn đề nào đó, khả năng phấn đấu vươn lên, khả năng phân tích, sáng kiến rút ra kết luận, kiểm soát, ra quyết định.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTBD cần theo hướng thực chất, thực tế căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà pháp luật quy định và bám sát vào định hướng như: (1) Xác định rò ràng mục đích, mục tiêu và nhu cầu của ĐTBD cho CBCC; (2) Đổi mới về nội dung chương trình và biên soạn tài liệu ĐTBD; 3) Phân loại đối tượng ĐTBD CBCC theo từng giai đoạn để có nội dung ĐTBD phù hợp; (4) Lựa chọn và huấn luyện đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình ĐTBD đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn; (5) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đào tạo; (6) Tiến hành nghiên cứu quy hoạch và giao trách nhiệm cho cơ sở ĐTBD cho cả nền hành chính quốc gia tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ và không đủ năng lực; (7) Đổi mới và triển khai thiết thực công tác kiểm tra đánh giá chất lượng ĐTBD theo đúng quy định;

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí