Đảm Bảo Tính Khách Quan, Công Bằng, Chính Xác Và Phát Huy Dân Chủ Trong Đánh Giá Giảng Viên

lực, sở trường, đúng người, đúng việc, luôn quan tâm định hướng giúp họ hiểu rõ mọi mặt công việc của mình; tạo môi trường làm việc tốt để phát huy hết năng lực, sở trường, tạo cơ hội để phát triển.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới phương pháp và làm tốt công tác đánh giá đối với đội ngũ giảng viên, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, điều động, đặc biệt quan tâm đến giảng viên có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực công tác trong diện quy hoạch để luân chuyển, điều động. Thông qua đó, giúp cho giảng viên nhanh chóng trưởng thành từ thực tiễn, xây dựng đội ngũ giảng viên cho những năm sau. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các khoa, để phục vụ yêu cầu giai đoạn trước mắt và lâu dài. Tích cực hơn nữa trong thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị khóa XI.

Như vậy, việc đánh giá đội ngũ giảng viên của Nhà trường trong thời gian tới cần phải căn cứ trên cơ sở phương hướng, bám sát mục tiêu và các chỉ tiêu hết sức cụ thể về phát triển đội ngũ giảng viên mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên và Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra. Đây cũng là mục tiêu quan trọng cho hoạt động đánh giá nhằm đảm bảo tính khả thi và giúp cho định hướng đánh giá đối với giảng viên đạt được hiệu quả, gắn với sự phát triển chức nghiệp của từng cá nhân giảng viên của từng đơn vị đã được quy hoạch rõ ràng theo các vị trí công việc trong kế hoạch của Nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác và phát huy dân chủ trong đánh giá giảng viên

Đánh giá viên chức nói chung và giảng viên LLCT nói riêng là một việc làm rất khó, rất nhạy cảm vì hoạt động này ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng,

bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với bản thân người được đánh giá. Do đó, đánh giá đối với giảng viên LLCT phải thật sự khoa học, khách quan, công tâm và phải tuân theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai.

Tiêu chí, phương pháp đánh giá phải mang lại những kết quả mang tính tin cậy, khách quan. Công tác đánh giảng viên ở các Nhà trường, đặc biệt là môi trường LLCT trên thực tế thường gặp nhiều khó khăn hơn so với bất kỳ tổ chức nào khác. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này cần phải thiết lập được một hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá khách quan, khoa học, phản ánh chính xác trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của giảng viên. Trong trường hợp vẫn còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan trong công tác đánh giá thì vẫn sẽ rất khó có thể đem lại hiệu quả như mục tiêu đánh giá đã đề ra.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và sử dụng một hệ thống các phương pháp đánh giá giảng viên LLCT một cách phù hợp, toàn diện, nhiều chiều như đánh giá bằng phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định, phương pháp cho điểm, xếp hạng theo các tiêu chí, phương pháp đánh giá thông qua báo cáo, phương pháp phỏng vấn… cũng sẽ là nhu cầu cần thiết nhằm góp phần thu thập được những thông tin khách quan, chính xác về cá nhân các giảng viên và tạo ra được những kết quả đánh giá khách quan, tin cậy.

Ngoài tính khách quan, công bằng, việc áp dụng tiêu chí và phương pháp đánh giá cũng phải đảm bảo tính dân chủ, thu hút sự giám sát đối với công tác đánh giá đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh. Bên cạnh các phương pháp đánh giá nội bộ như hiện tại, cần nghiên cứu, áp dụng thêm các hình thức và phương pháp đánh giá từ phía đội ngũ học viên và các đối tượng có liên quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá đối với giảng viên tại trường chính trị cấp tỉnh, góp phần thiết thực vào đánh giá khách quan, trung thực năng lực thực chất của người giảng viên. Để từ đó, qua kết quả đánh giá, nhận xét trong đánh giá mỗi giảng viên nhìn lại mình, điều chỉnh bản thân cho xứng với vai trò là người truyền thụ, định hướng và tạo được cảm hứng trong nghiên cứu và học

tập cho các thế hệ học viên.

Để bảo đảm nguyên tắc “khách quan, công bằng, chính xác, không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức” cũng là quan điểm cần quán triệt trong công tác đánh giá đối với các viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Các quy định hướng dẫn công tác đánh giá của Chính phủ, Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền đều nhấn mạnh kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được đánh giá công tác, làm việc. Hình thức thông báo do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định, song quan điểm chung là khuyến khích việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc đánh giá. Nếu thực hiện việc công khai trên website của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì không chỉ viên chức, giảng viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Nhà trường mà người dân, học viên cũng có thể biết, theo dõi.

3.1.4. Đảm bảo căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng vị trí việc làm của giảng viên

Đánh giá trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi giảng viên là yêu cầu cần thiết không chỉ đảm bảo sự khách quan mà còn thể hiện tính lượng hóa về các chỉ tiêu về nhiệm vụ công việc được giao của mỗi giảng viên. Đây cũng là nguyên tắc trong đánh giá của khoa học quản lý và khoa học tổ chức nhân sự. Các lý thuyết của khoa học quản lý, đặc biệt là lĩnh vực tổ chức nhân sự đều nhấn mạnh tới việc quản lý đầu ra; về hiệu lực, hiệu quả trong quản lý; quản lý theo mục tiêu, đánh giá theo kết quả đầu ra; kết quả thực thi công vụ,…

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về hoạt động của đội ngũ CBCC, viên chức nói chung cũng đều nêu rõ quan điểm, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu và kết quả thực thi công vụ và nhiệm vụ chuyên môn phải căn cứ vào các quy định pháp lý, trong đó, các quy định pháp luật về công chức, viên chức đều quy định cụ thể các tiêu chí đánh giá. Theo đó, dựa trên cơ sở các quy định này để xây dựng các tiêu chí đánh giá theo kết quả thực thi công vụ cũng như thực thi nhiệm vụ chuyên môn.

Ngoài ra, để đánh giá được hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cần

phải dựa trên các yêu cầu, tính chất, đặc điểm của từng VTVL, từng chức danh mà viên chức, giảng viên đảm nhận và thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mỗi giảng viên. Mỗi tiêu chí xây dựng phải là kết quả của quá trình phân tích các đặc điểm, tính chất, yêu cầu của từng VTVL, có như vậy mới đảm bảo tính chính xác trong hoạt động đánh giá.

Khoa học quản lý cũng chỉ ra rằng, căn cứ để xác định các tiêu chí đánh giá theo kết quả thực thi công vụ cũng cần phải tuân thủ theo các yêu cầu nhất định, chẳng hạn: (1) Phải bám sát các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của giảng viên cũng như các quy định về đánh giá giảng viên; (2) Phải bảo đảm tính linh hoạt với thực tiễn công tác, liên tục được cải tiến và hoàn thiện; (3) Phải bảo đảm tính khoa học, hợp lý, bao gồm các tiêu chí phải cụ thể, rõ ràng, bao quát, khả thi và đo lường, định lượng được; (4) Các tiêu chí phải là tiêu chí cơ bản nhất, quyết định đến kết quả xếp loại cuối cùng của giảng viên; (5) Các tiêu chí phải phản ánh đầy đủ, toàn diện các công việc cụ thể liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của các VTVL;

(6) Các tiêu chí phải thể hiện sự khác biệt giữa viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và các viên chức là giảng viên.

Đây cũng là nguyên tắc và cơ sở cho việc đổi mới nội dung, tiêu chí và phương pháp đánh giá đối với giảng viên đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công bằng và công khai, minh bạch, trong đó chú trọng tiêu chí kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức. Quan điểm này cũng được thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương 5 Khoá X đã xác định: "Việc đánh giá, phân loại CBCC, viên chức phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao". Điều 41 Luật Viên chức năm 2010 cũng nêu rõ, một trong các nội dung của việc đánh giá viên chức là được xem xét theo: “Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết”. Việc đánh giá cũng cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của viên chức, giảng viên. Do đó, đây cũng là căn cứ cho việc hoàn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá theo chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng VTVL của giảng viên.

Hiện nay, các tiêu chuẩn, nhiệm vụ cụ thể của từng VTVL của giảng viên đã

được quy định các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng viên chức, giảng viên và các văn bản hướng dẫn của Tỉnh ủy, UBDN tỉnh và các cơ quan có liên quan như đã đề cập tại Chương 2 của Luận văn. Theo đó, quy định rõ về các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với từng vị trí Giảng viên, Giảng viên chính, Giảng viên cao cấp và các nhiệm vụ cụ thể đối với giảng viên như:

- Nhiệm vụ giảng dạy;

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ;

- Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác;

- Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

Ở mỗi nhiệm vụ này đều quy định chi tiết về các nhiệm vụ cụ thể để giảng viên căn cứ vào thực hiện. Đây cũng là các tiêu chí quan trọng cho việc thiết kế đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên của các Nhà trường.

3.2. Giải pháp đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá giảng viên các trường chính trị trong giai đoạn hiện nay

Đánh giá là khâu quan trọng trong công tác quản lý đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên tại các trường chính trị. Thông qua đánh giá quá trình làm việc, cống hiến của giảng viên, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, Lãnh đạo Nhà trường sẽ hiểu rõ về mỗi cá nhân cũng như từng tập thể trong đội ngũ giảng viên của Nhà trường. Từ kết quả của việc đánh giá đó, Ban Giám hiệu Nhà trường cũng sẽ có các quyết định phù hợp trong việc quản lý, sử dụng, đãi ngộ, bố trí, cất nhắc, đào tạo, bồi dưỡng cũng như khen thưởng, kỷ luật... đối với các giảng viên.

Như trên cũng đã phân tích, việc đánh giá chính xác, khách quan còn là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý và phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường, đồng thời tạo ra động lực mạnh mẽ, động viên mỗi giảng viên cống hiến tâm sức, trí tuệ và năng lực của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển chung của Nhà trường. Ngược lại, đánh giá không đúng, không chính xác, thiếu tính khách quan sẽ dẫn đến việc sử dụng giảng viên một cách tùy

tiện, làm mất đi động lực phấn đấu chính đáng của từng cá nhân, thậm chí còn có thể gây xáo trộn về tâm lý của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng và trì trệ trong công việc chung của Nhà trường.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, các nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội đều nhấn mạnh quan điểm: “Cần có quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ một cách khoa học, khách quan, công tâm[2]. Tiếp đó, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng tiếp tục khẳng định “Đánh giá và sử dụng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu; có phương pháp khoa học, khách quan, công tâm, theo quy trình chặt chẽ, phát huy dân chủ, dựa vào tập thể và nhân dân để tuyển chọn lấy cán bộ”.

Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt đó, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đánh giá viên chức nói chung và giảng viên trường chính trị cấp tỉnh nói riêng là việc làm hết sức quan trọng. Qua đó, tạo sự thống nhất về nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác đánh giá đối với đội ngũ giảng viên các trường chính trị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Từ sự thống nhất trong nhận thức sẽ tiến tới thống nhất trong hành động, trong việc triển khai xây dựng và thực hiện công tác đánh giá, góp phần khắc phục tình trạng đánh giá qua loa, hình thức như vẫn thường diễn ra ở các cơ quan, đơn vị như hiện nay.

Việc đổi mới về nhận thức trong công tác đánh giá đối với giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cần phải bắt đầu từ việc thay đổi cách tiếp cận quan điểm, tư duy về đánh giá giảng viên, có thể tiếp thu chọn lọc cách tiếp cận quản lý, quản trị hiện đại được sử dụng trong quản trị ở khu vực tư. Cách tiếp cận quản trị hiện đại với mục đích đánh giá là để phát triển cá nhân và tổ chức. Thống nhất quan điểm trong Nhà trường về việc sử dụng kết quả đánh giá trong việc cung cấp thông tin cho công tác lập kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường, đồng thời là đầu vào quan trọng cho công tác quản trị nhân lực của Nhà trường nói chung và giúp bố trí, sử dụng giảng viên đúng chỗ, đúng lúc, đúng năng lực sở trường, giúp đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết thôi việc, đề bạt theo quy hoạch, kế hoạch và giúp đãi

ngộ, khen thưởng đối với các giảng viên một cách hợp lý.

Nhận thức về yêu cầu, tầm quan trọng của công tác đánh giá trong xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cần phải coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của toàn thể cán bộ, viên chức, giảng viên trong Nhà trường. Có như thế mới tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của tất cả các cấp lãnh đạo của Nhà trường và cán bộ, giảng viên trong việc quyết tâm đổi mới triệt để trong hoạt động đánh giá nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý đối với đội ngũ viên chức, giảng viên Nhà trường.

Thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đối với toàn thể cán bộ, viên chức, giảng viên và người lao động của Nhà trường, giúp họ hiểu được tầm quan trọng, những thay đổi trong cách tiếp cận về đánh giá nhân sự hiện đại, hiểu được bản chất của các tiêu chí và phương pháp đánh giá đối với đội ngũ giảng viên. Đồng thời, nhận thức được trách nhiệm cá nhân và của đồng nghiệp, từ đó tham gia đánh giá một cách tích cực, dân chủ, khách quan đối với bản thân cũng như đồng nghiệp trong Khoa, phòng của Nhà trường.

Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền, phổ biến cũng có thể cần tập trung vào các nội dung liên quan đến các nghiệp vụ đánh giá. Bởi lẽ, chỉ khi nắm vững được các phương pháp đánh giá mới, các mục tiêu, nội dung, yêu cầu quy trình, thủ tục tiến hành và phải vận dụng một cách thành thạo thì các nội dung liên quan tới việc đổi mới tiêu chí, phương pháp đánh giá mới có thể thực sự đi vào thực tiễn, và mới có hi vọng đạt được kết quả, hiệu quả như mong muốn.

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tiêu chí đánh giá đối với giảng viên

Theo đó, trước mắt, cần nghiên cứu xây dựng khung đánh giá với các tiêu chí cụ thể về năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ giảng viên của Nhà trường để làm cơ sở cho việc sử dụng, đánh giá và quy hoạch hàng năm một cách cụ thể, chính xác. Khung đánh giá với các tiêu chí về năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ giảng viên là công cụ mô tả trong đó xác định các tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ giảng viên theo các cấp độ khác nhau.

Khung năng lực được hình thành dựa trên các bộ phận cấu thành gồm: Danh

mục các năng lực, phẩm chất, đạo đức; định nghĩa năng lực, phẩm chất, đạo đức và mô tả cấp độ năng lực, phẩm chất, đạo đức. Các cấp độ có thể mô tả như sau: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.

Việc sử dụng khung năng lực cũng sẽ giúp cho Nhà trường có cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; là cơ sở cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên; là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng hoặc quy hoạch, bổ nhiệm đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định; là căn cứ tham chiếu trong việc đánh giá đội ngũ giảng viên.

Trên cơ sở quan điểm, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quy chế giảng viên trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG ngày 02/5/2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), tác giả đề xuất xây dựng khung năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống - tác phong và năng lực chuyên môn làm cơ sở đánh giá đội ngũ giảng viên đề xuất với lãnh đạo Nhà trường với những tiêu chuẩn, tiêu chí và mức độ như sau:

Bảng 3.1. Khung tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống - tác phong và năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.



Tiêu chuẩn


Nội dung

Mức độ đạt

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

Tiêu chuẩn 1

Phẩm chất chính trị






Tiêu chí 1

Tinh thần yêu nước






Tiêu chí 2

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.






Tiêu chí 3

Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chống

bệnh thành tích theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đánh giá viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên - 12

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí