Phát triển và bảo đảm hệ thống giao thông vận tải - 2


- Giả thuyết 2, Thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã tạo sự chuyển biến mới về tình hình trật tự an toàn giao thông.

6.2.Khung lý thuyết:


Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá


Hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Công tác TTPB GDPL

Tuần tra kiểm soát xử lý vi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Quản lý ngườ i điều khiể n

Quản lý phươ ng tiện

Phát triển và bảo đảm hệ thống giao thông vận tải - 2

Công tác bảo đảm giao


Kết luận , khuyến nghị


Công tác giải phóng mặt bằng và bảo vệ

Phần 2 .Nội dung chính


Chương 2

Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài


1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Các mục tiêu phát triển đất nước bao gồm : Tăng trưởng kinh tế , công nghiệp hoá và hiện đại hoá , xoá đói giảm nghèo , tính công bằng và tài chính ổn định.Mục tiêu phát triển của ngành giao thông vận tải là góp phần nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia vì tăng trưởng kinh tế , xoá đói giảm nghèo , tăng cường an toàn , bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực.Có thể nói giao thông là huyết mạch của nền kinh tế , tạo điều kiện để phát triển xã hội.Trong sự vận động và phát triển xã hội , hoạt động giao thông giữ vai trò then chốt.Có hoạt động giao thông thì tất yếu có công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông .Hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa cùng với hoạt động giao thông và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu bảo đảm trật tự an toàn giao thông .

Trong đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông” ( giai đoạn 1999 – 2005 ) của Bộ Giao thông vận tải; trong báo cáo của chính phủ tại kỳ họp thứ 9 quốc hội khoá 10 do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày đã nêu rõ chỉ đạo của Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đó nhấn mạnh : “trong nhiều việc phải làm để củng cố trật tự , kỷ cương xã hội , tạo nếp sống và làm việc theo pháp luật, Chính phủ yêu cầu đặc biệt coi trọng việc chấp hành luật lệ giao thông , công việc này không chỉ nhằm khắc phục sự ách tắc giao thông và tai nạn giao thông đang diễn ra nghiêm trọng gây tổn thất nặng nề về người và của mà còn đóng một yêu cầu sơ đẳng về xây dựng nếp sống văn hoá , kỷ cương trong xã hội”.

Cuốn sách “ Một số vấn đề về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ” của Tiến sỹ Trần Văn Luyên , kỹ sư Trần Sơn , Cử nhân Nguyễn Văn Chính biên soạn , cuốn sách đề cập nhiều vấn đề thời sự trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ

, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ .Trên cơ sở phân tích thực trạng về giao thông đường bộ và đưa ra các giải pháp và dự báo xu thế .


Đối với khoa học xã hội nói chung đây là một lĩnh vực tương đối mới mẻ chưa được nghiên cứu nhiều nhưng đang thu hút được sự quan tâm của mọi người .Việc nghiên cứu thực trạng hoạt động trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông dưới góc độ xã hội học nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mới là cần thiết.


2.Các lý thuyết

2.1.Lý thuyết cơ cấu chức năng

Các tác giả của trường phái cấu trúc chức năng như : Spencer , E.Durkheim, T.Parsons đều khẳng định : “ xã hội là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận khác nhau , mỗi bộ phận giữ một vai trò bình thường nào trong xã hội và vận hành một cách bình thường để thực hiện một số yêu cầu nào đó thoả mãn những nhu cầu bình thường nào đó của xã hội”

Các nhà xã hội học thuộc trường phái này đã chỉ ra 2 loại chức năng đó là :

+ Chức năng công khai

+ Chức năng ẩn ngầm

Theo quan niệm của nhà xã hội học Robert Merton “chức năng xã hội liên quan tới các hệ quả quan sát được , chứ không phải các tâm trạng chủ quan ( mục tiêu, lý do , ý nghĩa )”.

“Chức năng là một tập quán xã hội nhất định , là đóng góp của nó vào toàn bộ đời sống xã hội …”

Đồng thời các nhà xã hội học thuộc trường phái này luôn coi xã hội tồn tại trong trạng thái cân bằng có trật tự , hài hoà , thống nhất và tự điều chỉnh.Có như vậy mới đảm bảo chức năng xã hội thực hiện cũng như nhờ chức năng hoạt động mà xã hội luôn trong trạng thái cân bằng .

Trật tự an toàn giao thông với tư cách là một thiết chế xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các bộ phận hợp thành xã hội .Hoạt động này được đảm bảo sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông , góp phần phát triển kinh tế xã hội.Sự tồn tại của thiết chế này đã thực hiện một chức năng xã hội đó là đảm


bảo an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông đồng thời mang lại lợi ích kinh tế .

2.2.Lý thuyết hành động

Theo Parsons , mỗi hành động đều có thể được miêu tả bằng ba giá trị cơ bản : Thứ nhất, thực tế của tình huống ; thứ hai là những nhu cầu của chủ thể hành động và thứ ba , sự đánh giá tình huống của chủ thể hành động luôn có xu hướng cân bằng những nhu cầu cá nhân của mình với những đòi hỏi của xã hội.

Mặc dù Parsons nhận thấy rằng có thể có xung đột giữa những nhu cầu của chủ thể hành động và những khuôn mẫu cần thiết cho sự định hướng nhằm duy trì hệ thống song lại cho rằng các chủ thể hành động luôn sẵn sàng tìm cách dung hoà để luôn giữ được hệ thống trong thế cân bằng .Sở dĩ con người sẵn lòng đáp ứng những đòi hỏi của hệ thống Trước những nhu cầu cá nhân của mình , theo Parsons là do bản năng của họ luôn tránh đau đớn về thể xác cũng như những hình phạt của xã hội .

Cho rằng sự cần thiết phải cân bằng giữa những nhu cầu cá nhân và quyền lợi xã hội là thuộc về bản chất tự nhiên của con người , Parsons đã xây dựng một luận chứng cần thiết cho quan điểm của mình là hành động xã hội là một hành động được dẫn dắt từ bên ngoài .Vận dụng lý thuyết hành động của Parsons vào đề tài để phân tích và giải thích hoạt động của người tham gia giao thông.

2.3.Lý thuyết kinh tế

Marx được xem như một nhà kinh tế quyết định luận .Nghĩa là , dường như ông xem hệ thống kinh tế có tầm quan trọng tối cao và lập luận rằng nó quyết định tất cả các bộ phận khác cuả đời sống xã hội , các hệ thống chính trị , tôn giáo , các hệ tư tưởng… Marx xem bộ phận kinh tế là cái hàng đầu , ít nhất trong xã hội tư bản .Với tư cách là một nhà biện chứng nên đã nhận thức rằng có một vận động xoáy trôn ốc tiếp diễn và một sự tương tác qua lại giữa các bộ phận khác nhau của xã hội .Các nền chính trị , tôn giáo …không thể bị giảm tới mức thấp nhất thành các hiện tượng bị quyết định bởi kinh tế , bởi vì chúng cũng ảnh hưởng tới kinh tế như nó đã ảnh hưởng tới chúng.

Như vậy hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng bị chi phối bởi điều kiện kinh tế xã hội và sự tácđộng trở lại đến kinh tế xã hội .Nếu trật tự an toàn giao


thông được đảm bảo thì nền kinh tế sẽ có điều kiện để phát triển . bảo đảm trật tự an toàn giao thông tạo tiền đề cơ bản cho tăng trưởng kinh tế xã hội .Khi nền kinh tế pháp triển là điều kiện tạo tiền đề vật chất làm tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông

.Giữa vấn đề kinh tế và vấn đề bảo đảm trật tự an toàn giao thông có mối quan hệ biện chứng .Phải nắm bắt được vấn đề này trên cơ sở lý thuyết kinh tế để có được hiệu quả cao nhất.

3.Hệ khái niệm nghiên cứu

3.1.Khái niệm “hoạt động”

Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng trong đó không thể thiếu trạng thái hoạt động của con người .Vậy khái niệm “hoạt động” được hiểu như thế nào ?

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “hoạt động” với từ loại là danh từ chỉ toàn thể những việc làm của một tổ chức , một cá nhân có liên quan với nhau để quy vào một mục đích chung , thường trong một lĩnh vực xã hội. Với từ loại là tính từ thì “hoạt động” có nghĩa là có ý thức dùng sức lực và khả năng của mình vào những việc thuộc nhiệm vụ vì cá nhân hoặc lợi ích chung.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Hoạt động là một phương pháp đặc thù của con người quan hệ với thế giới xung chung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cuộc sống cho mình .Trong mối quan hệ ấy , chủ thể của hoạt động là con người , khách thể của hoạt động là tất cả những gì mà hoạt động tác động vào. Qua đó tạo ra được sản phẩm thoả mãn nhu cầu của chủ thể .Mục đích trên đây thể hiện trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều dạng :hoạt động kinh tế , chính trị ,xã hội ,quân sự , tư tưởng , lý luận , văn hoá, tâm lý …..nhưng hình thức cơ bản có ý nghĩa quyết định là thực tiễn xã hội . Hoạt động thường được chia thành 2 loại :hoạt động hướng ngoại nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội , hoạt động hướng nội nhằm cải tạo bản thân con người .Hai loại hoạt động ây gắn liền mật thiết với nhau vì con người .Chỉ có thể cải tạo mình trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội .Hoạt động bao giờ cũng mang tính lịch sử qua các thời đại khác nhau”.Khái niệm “hoạt động” ở đây được hiểu là hoạt động xã hội của các chủ thể xã hội : cá nhân , nhóm , cộng đồng.


3.2.Khái niệm “bảo đảm trật tự an toàn giao thông ”

- “Bảo đảm là nhận trách nhiệm về điều mình hẹn , hứa , khẳng định” ( Từ điển bách khoa Việt Nam)

- Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “trật tự an toàn giao thông” .

Có ý kiến cho rằng : “ Trật tự an toàn giao thông là sự đảm bảo cho mọi hoạt động giao thông được trật tự , an toàn , nhanh chóng , tiện lợi , thông suốt và mỹ quan môi trường , hạn chế thấp nhất các vi phạm luật giao thông và các quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông , hạn chế ùn tắc giao thông , kiềm chế tai nạn giao thông , ngăn ngừa thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra .”

Có ý kiến cho rằng : “ Trật tự an toàn giao thông là việc chấp hành triệt để những yêu cầu kỹ thuật quản lý đối với các công trình giao thông và phương tiện giao thông , quy định đối với người tham gia đối với người tham gia giao thông làm cho giao thông được trật tự , an toàn , thông suốt , thuận tiện”

Như vậy trật tự an toàn giao thông được hiều là :

+ Hoạt động giao thông được điều chỉnh bằng một hệ thống các quy phạm pháp luật , bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo

+ Hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra , đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông

+ Hạn chế ùn tắc giao thông , đảm bảo giao thông được tiện lợi , có hiệu quả , tiết kiện được cước phí ,thời gian trên đường .

+ Bảo đảm được yêu cầu mỹ quan giao thông đô thị , chống ô nhiễm môi trường . Bảo đảm còn được hiểu là khẳng định bằng văn bản, cam kết rằng mình giữ gìn ,

tôn trọng .

Như vậy bảo đảm trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông là các ban ngành chuyên môn , các cơ quan chức trách có trách nhiệm chỉ đạo triển khai các biện pháp , các văn bản pháp luật để giữ gìn trật tự an toàn giao thông


3.3.Người tham gia giao thông là người điều khiển và sử dụng các loại phương tiện giao thông , người dẫn , dắt , cưỡi súc vật ; người đi bộ ; người làm các công việc trên đường bộ , đường đô thị .

3.4.Phương tiện tham gia giao thông là các loại xe cơ giới , thô sơ và các thiết bị chuyên dùng lưu thông trên đường bộ , đường đô thị .Chịu trách nhiệm trước pháp luật về phương tiện tham gia giao thông là người điều khiển phương tiện và chủ sở hữu phương tiện.

3.5.Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông theo nghĩa rộng là tập hợp các biện pháp nhằm cưỡng chế , tác động , điều chỉnh vào các hoạt động của giao thông , nhằm tổ chức , điều chỉnh các hoạt động giao thông , đảm bảo cho sự đi lại của người và phương tiện được an toàn , nhanh chóng , thông suốt.

Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông theo nghĩa hẹp là điều khiển sự đi lại của người và phương tiện trên đường giao thông được an toàn, nhanh chóng , thông suốt .

Mục đích của tổ chức giao thông chính là sự điều tiết các hoạt động giao thông trên đường được an toàn ( không để xảy ra tai nạn giao thông , đay là yêu cầu lớn nhất của hoạt động giao thông), nhanh chóng , thuận tiện ( đáp ứng được yêu cầu kinh tế – xã hội , nhu cầu đi lại , vận chuyển ),đảm bảo mỹ quan môi trường .

3.6.Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông hoặc là người được giao nhiệm vụ hướng dẩn giao thông tại nơi thi công , nơi ùn tắc giao thông ,ở bến phà , tại cầu , đường ộ đi chung với đường sắt ( khoản 20 điều 3 luật giao thông đường bộ )

3.7.Quản lý nhà nước về giao thông là hoạt động mang tính chất quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước nhằm tạo ra các điều kiện để xác lập , duy trì và ổn định các quan hệ về giao thông theo quy định của pháp luật giao thông .Đây là một hoạt động có vai trò , vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực an ninh trật tự.Bởi vì , tai nạn giao thông hàng ngày vẫn là một hiểm hoạ đối với tính mạng và tài sản của con người .

Quản lý nhà nước về giao thông là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước , các tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền , được tiến hành trên cơ sở pháp luật , nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông .Quản lý nhà nước về trật tự an toàn

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí