Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Môi Trường


thêm bình quân mỗi năm khoảng 7.700 - 7.800 việc làm mới, năm 2019 tạo việc làm cho 10.750 lao động, tỉ lệ không có việc làm chỉ trên dưới 2%. Việc nâng cao tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cao của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nhưng năm tới, đặc biệt là những ngành công nghiệp không truyền thống và công nghệ cao là một đòi hỏi lớn. Ba Vì là huyện có lợi thế lớn - gần kề các trung tâm đào tạo của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận.

Năm 2017, tỉ lệ lao động các ngành khu vực nông lâm ngư nghiệp là 87%, giảm nhẹ xuống 85% năm 2019, tương ứng là lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 7% lên 7,5%; khu vực dịch vụ từ 6% lên 8%. Về năng suất tính bằng GTTT (giá ss94)/lao động, năng suất lao động trong các ngành nông lâm ngư nghiệp tăng từ 2,5 triệu đồng năm 2017 lên 6,4 triệu đồng năm 2019 (bình quân bằng 47% năng suất chung) tăng bình quân 10,1%/năm trong thời kỳ năm 2017 - 2019.

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường

a. Những mặt tích cực

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng qua các năm. Cơ cấu lao động trong nông thôn đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, là tiền đề tốt cho việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn phát triển khá mạnh, nông nghiệp phát triển tương đối ổn định góp phần đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho khu vực Thành phố.

- Hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư mạnh mẽ nhất là giao thông, các cơ sở trường lớp học, trạm y tế, thủy lợi, điện, hạ tầng về thông tin… làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.


b. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội còn một số hạn chế, yếu kém:

- Quy hoạch về sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và sắp xếp dân cư chưa đồng bộ và chưa kịp thời, công tác quản lý quy hoạch yếu nên nhiều nơi nông thôn phát triển chưa đúng quy hoạch;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; trình độ sản xuất của nông dân đa số còn chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế để sản xuất có hiệu quả cao hơn;

- Kết cấu hạ tầng kinh tế tuy đã được đầu tư xây dựng song nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn và chưa đồng bộ đặc biệt là giao thông nông thôn và một số hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác khối lượng cần đầu tư nâng cấp rất lớn.

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì

Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2019 của huyện Ba Vì, diện tích tự nhiên toàn huyện là 42.402,69 ha với 31 đơn vị hành chính, xã, thị trấn. Trong đó, đất nông nghiệp có 29.176,56 ha chiếm 68,81% tổng diện tích tự nhiên. Năm 2019 phần đất chưa sử dụng có diện tích 273,79 ha, chiếm 0,64% cơ cấu diện tích đất tự nhiên của huyện rải rác ở các xã như: Thuần Mỹ (17,10 ha), Châu Sơn (85,01 ha), Khánh Thượng (38,38 ha)... Cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì năm 2019


STT

Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1

Đất nông nghiệp

NNP

29176,56

100

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

17134,09

58,73

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

11506,25

39,44

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

8932,69

30,62

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

205,48

0,7

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

2494,42

8,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


STT

Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

5627,84

19,29

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

10901,02

37,36

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

4386,27

15,03

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

78,44

0,27

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

6436,31

22,06

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

986,72

3,38

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

154,73

0,53

(Nguồn: UBND huyện Ba Vì, 2019)


Hình 3 1 Cơ cấu diện tích các loại đất chính huyện Ba Vì năm 2019 3 2 Đánh giá 1

Hình 3.1. Cơ cấu diện tích các loại đất chính huyện Ba Vì năm 2019

3.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì

3.2.1. Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới

Đến 31/12/2019 toàn huyện có 18/30 xã được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (Tản Hồng, Thuần mỹ, Cổ Đô, Phong Vân, Phú


Châu, Phú phương, Châu Sơn, Đông Quang, Thụy An, Sơn Đà, Ba Trại, Phú Sơn, Thái Hòa, Chu Minh, Phú Cường, Minh Quang, Tòng Bạt, Minh Châu) đạt 60% tổng số xã. Tăng thêm 10 xã so với kết thúc giai đoạn I (2011 - 2015). Năm 2020, đăng ký phấn đấu thực hiện hoàn thành thêm 05 xã: Yên Bài, Đồng Thái, Tản Lĩnh, Phú Đông, Tiên Phong, nâng tổng số xã đạt chuẩn đến hết 2020 là 23/30 xã, đạt 76,7% đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2016 - 2020 đề ra. Cụ thể:

- Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới dự kiến đến năm 2020: 23/30 xã 76,7%;

- Số tiêu chí đạt bình quân/xã: 13 - 15 tiêu chí;

- Số xã đạt dưới 5 tiêu chí: Không có.

Bảng 3.4. Kết quả thực hiện nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì tính đến tháng 12/2019

STT

Số xã

Tỷ lệ (%)

Số xã đạt 19 tiêu chí NTM

18

60

Số xã đạt từ 10 - 18 tiêu chí NTM

9

30

Số xã đạt dưới 10 tiêu chí NTM

3

10

Tổng

30

100

(Nguồn: UBND huyện Ba Vì, 2019)

3.2.2. Xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Theo Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của Thành phố ban hành giai đoạn 2018 - 2020: Qua rà soát, đánh giá đối với 18 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM đến 2019 thì về cơ bản các tiêu chí của các xã chưa đáp ứng về cơ sở hạ tầng, thu nhập, trường học, văn hóa, giao thông, thủy lợi, y tế, hộ nghèo... do vậy giai đoạn 2019 - 2020 chưa có xã nào đủ điều kiện xây dựng hoàn thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao và xã NTM kiểu mẫu.


3.2.3. Xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Về lĩnh vực môi trường, an ninh trật tự, văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, tổ chức sản xuất, du lịch giai đoạn 2019 - 2020 theo Quyết định số 3745/QĐ-UBND ngày 11/7/2019 của Thành phố Hà Nội. Ban chỉ đạo huyện đã lựa chọn triển khai thí điểm 04 khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu tại 4 xã có nhiều điều kiện thuận lợi: thôn Tân Phong 3 xã Phong Vân, thôn Cổ Đô xã Cổ Đô, thôn La Thiện xã Tản Hồng và thôn 4 xã Ba Trại để phấn đấu hoàn thành vào năm 2020 xem xét đề nghị Thành phố công nhận là khu dân cư kiểu mẫu.

3.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Tản Hồng và xã Yên Bài, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

3.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Bài

3.3.1.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Bài

Ngày 14/12/2012 UBND huyện Ba Vì ban hành Quyết định số 1634/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM xã Yên Bài, huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020 trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ của Huyện ủy, UBND huyện cùng các phòng ban của huyện Ba Vì. Được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền và sự phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội, các thôn cùng nhân dân trong toàn xã, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Yên Bài đã được triển khai, tổ chức thực hiện trên tất cả các lĩnh vực. Đảng ủy, HĐND

- UBND cùng với việc ban hành các văn bản (Nghị quyết của BCH Đảng bộ về xây dựng chương trình NTM giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020; Quyết định thành lập BCĐ, BQL, Ban phát triển thôn, làng, kế hoạch


triển khai thực hiện), Đảng ủy, UBND xã thường xuyên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nội dung xây dựng NTM trên các lĩnh vực theo 05 nhóm tiêu chí xây dựng NTM.

Tập trung chỉ đạo, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân thông qua hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội về mục tiêu, ý nghĩa. yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của chương trình xây dựng NTM. Qua đó, đa số nhân dân có nhận thức đúng đắn về chương trình mục tiêu Quốc gia NTM. Tích cực tuyên truyền trên mạng thông tin đại chúng về phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới”. Kết quả xây dựng NTM của các xóm đặc biệt là các điển hình, sáng tạo trong xây dựng NTM trên địa bàn trong và ngoài xã, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong tổ chức thực hiện Đề án xây dựng NTM. Chỉ đạo các cơ sở thôn bám sát mục tiêu, quy hoạch NTM, tập trung Dồn điền đổi thửa (xác định đây là khâu đột phá), phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

a. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Từ kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt cao và vượt chỉ tiêu kế hoạch như đất trồng cây hàng năm khác (đạt 178,65%), trong khi đất trồng cây lâu năm thì lại biến động ngược (tăng so với hiện trạng) do chuyển đổi đất lâm nghiệp sang. Đất ở nông thôn cũng tăng đột biến với 27,73ha (trung bình mỗi năm tăng 3,96 ha), đạt 188,26% so với kế hoạch. Ngoài ra, đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng vượt 148,17% so với kế hoạch.


Bảng 3.5. Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của xã Yên Bài



STT


Mục đích sử dụng


Hiện trạng 2011

DT theo QH đến 2019

(ha)

Kết quả thực hiện đến 2019

(ha)

Tỷ lệ đạt (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Diện tích hành chính


3644,9

3644,9

3541,86


1

Nhóm đất nông nghiệp

NNP

2882,22

2722,09

2607,52

171,55

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

1080,77

933,57

1105,37

-16,71

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

517,97

421,8

394,38

128,51

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

362,7

281,38

265,64

119,36

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

155,27

140,42

128,74

178,65

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

562,8

511,77

710,99

-290,40

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

1728,2

1716,79

1430,42

2609,82

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

73,25

71,73

71,73

100,00

1.3

Đất nông nghiệp khác

NKH


0

0


2

Nhóm đất phi nông nghiệp

PNN

762,68

922,81

934,34

107,20

2.1

Đất ở tại nông thôn

OCT

62,35

77,08

90,08

188,26

2.2

Đất chuyên dùng

CDG


722,36

719,83

99,65

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

12,11

12,11

12,11


2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

388,93

520,99

516,89

96,90

2.2.3

Đất xây dựng công trình sự

nghiệp

DSN

81,27

88,28

88,65

105,28

2.2.4

Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp

CSK


0

0


2.2.5

Đất sử dụng vào mục đích

công cộng

CCC

95,73

100,98

102,18

122,86

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

0,03

0,03

0,03




STT


Mục đích sử dụng


Hiện trạng 2011

DT theo QH đến 2019

(ha)

Kết quả thực hiện đến 2019

(ha)

Tỷ lệ đạt (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

0,72

0,72

0,75


2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa.

nhà tang lễ

NTD

9,27

11,45

12,5

148,17

2.6

Đất sông ngòi, kênh rạch suối

SON

104,7

103,6

103,58

101,82

2.7

Đất có mặt nước chuyên

dùng

MNC

7,57

7,57

7,57


2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK


0

0


3

Nhóm đất chưa sử dụng

CSD


0

0


(Nguồn: UBND xã Yên Bài, 2019)

b. Tình hình thực hiện quy hoạch sản xuất

Bảng 3.6. Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã Yên Bài



TT


Hạng mục

Diện

tích QH (ha)

Quy mô

thực hiện (ha)

Đánh giá

kết quả thực hiện


Nguồn vốn

1

Vùng trồng lúa và cây

hàng năm

26,53

26,53

Đạt 100%

Chủ yếu là

từ nhân dân

2

Vùng thâm canh tăng vụ

(2 lúa. 1 màu)

1,84

1,87

Đạt

101,63%

Chủ yếu là

từ nhân dân

3

Vùng sản xuất trồng lúa

558,81

559,81

Đạt

100,18%

Chủ yếu là

từ nhân dân

4

Khu chăn nuôi tập trung

+ nuôi trồng thủy sản

34,56

34,56

Đạt 100%

Chủ yếu là

từ nhân dân

Tổng

621,74

622,77

100,17%


(Nguồn: UBND xã Yên Bài, 2019)

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 04/09/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí