Danh Lục Các Loài Thực Vật Được Bổ Sung Trong Khu Vực Nghiên Cứu


Gió thịnh hành là gió Đông Bắc và Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau, mùa này khô hanh, độ ẩm không khí xuống thấp, có một số

đợt gió mùa Đông Bắc khá lớn, thường xảy ra hàng năm vào lúc sắp thu hoạch lúa, màu, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất.

* Thuỷ văn

Trong khu vực Yên Tử có 3 hệ thuỷ chính đều bắt nguồn từ dãy Yên Tử là : Hệ suối Vàng Tân, suối Giải Oan và suối Bãi Dâu.

Nhìn chung các suối đều có nước quanh năm, phục vụ tốt cho sản xuất nông, lâm nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân, phục vụ du khách. Nhờ có rừng đã giữ và

điều tiết được nguồn nước, nên thượng nguồn của các suối ở đây tạo nhiều thác đẹp như : Thác Vàng, Thác Bạc.

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

Hiện trạng rừng và thảm thực vật được tóm tắt ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích các loại đất đai



Hạng mục

Tỉng céng

Phân theo tiểu

khu

TK32

TK36

TK9B

Tổng DT tự nhiên

2.686

1.120,0

896,3

669,7

1. Diện tích đất có rừng

2.145

1.054,5

677,8

412,7

1.1. Rừng tự nhiên

1.736

931,5

424,8

379,7

- Rừng ít bị tác động

321

317,0

4,0


- Rừng bị tác động

698

371,2

124,8

202,0

- Rừng phục hồi

717

243,3

296,0

177,7

1.2. Rừng trồng

409

123,0

253,0

33,0

- Rừng Thông

19


15,7

3,0

- Rõng Keo

51

7,4

43,4


- Rừng Bạch đàn

126

3,0

93,5

30,0

- Rừng hỗn giao Keo, Thông

213

112,6

100,4


2. Diện tích không còn rừng

331

35,5

90,0

205,5

- Trảng cỏ

39

10,5


29,0

- Trảng cây bụi

6



5,5

- Trảng cây gỗ rải rác

286

25,0

90,0

171,0

3. Đất nông nghiệp

131


84,5

46,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 4


4. Các loại đất khác

79

30,0

44,0

5,0


Tổng diện tích tự nhiên là 2.686,0 ha, trong đó:

Diện tích có rừng là 2.145 ha chiếm 80% diện tích, trong đó rừng tự nhiên (1.736 ha) chiếm 80,9% diện tích có rừng và chiếm 64,6% tổng diện tích.

Diện tích đất không còn rừng: 331 ha chỉ chiếm 12,3% tổng diện tích.

Diện tích đất kinh doanh sản xuất nông nghiệp 131,0 ha chiếm 4,9% diện tích tự nhiên.

Diện tích đất khác (đất xây dựng, thổ cư, sông suối, đường,v.v.) là 49,0 ha chiếm 2,8% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung, rừng ở đây còn nhiều, tỷ lệ che phủ của rừng chiếm 80% diện tích Rừng đặc dụng. Trong đó có 321,0 ha rừng hầu như chưa bị tác động bao gồm các

ưu hợp, loài cây ưu thế sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Bắc như: Táu mặt quỷ, Táu mật, Sến mật, Lim xanh, Trầu tiên, Chẹo, Giẻ, Trâm, v.v. Trữ lượng bình quân 218 m3/ha.

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Khu RĐD Yên Tử nằm chủ yếu trên địa bàn xã Thượng Yên Công thị xã Uông Bí, với tổng dân số là 4.321 người, thuộc 932 hộ, 8 thôn bản. Song ảnh hưởng trực tiếp đến rừng gồm 4 thôn bản là : Khe Sú 1, Khe Sú 2, Năm Mẫu 1, Năm Mẫu 2, với tổng số dân là 2.049 người, thuộc 482 hộ.

Trong khu vực Khu di tích số người hoạt động thường xuyên gồm 130 người, trong đó:

+ Bộ đội thông tin quân khu 3 có 18 người

+ Ban quản lý rừng đặc dụng Yên Tửcó 57 người

+ Công ty Tùng Lâm có 52 người

Khu vực có 6 dân tộc cùng chung sống, đó là : Dao, Kinh, Hoa, Tày, Sán Chỉ, Cao Lan. Trong đó người Dao chiếm 52,4% tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số là 2%. Cộng đồng các dân tộc ở đây, chủ yếu kinh doanh ruộng nước (cánh đồng Năm Mẫu), bình quân nhân khẩu 460 m2/người. Ngoài ra, những năm gần đây nhân dân

đã xây dựng Vườn rừng, Vườn cây ăn quả và tham gia dịch vụ du lịch.


Nhìn chung, đời sống của nhân dân đã được ổn định. Nhưng năng suất lúa vẫn chưa cao, chỉ đạt 4,5 tấn/ha/năm. Các sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành hàng hoá phục vụ khách du lịch nhất là mùa hội. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ ăn uống, v.v. cho khách du lịch chưa phát triển.

Nhân dân đã tham gia tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng, trồng cây phân tán, cây ăn quả, v.v. trên đất của mình. Nhiều hộ gia đình đã thu hoạch từ vườn rừng, cây ăn quả đạt từ 20-30 triệu đồng/năm.


Chương 4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thành phần thực vật có trong khu vực nghiên cứu


Qua điều tra, khảo sát tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Khu RĐD Yên Tử, chúng tôi đã thống kê được 706 loài thực vật thuộc 423 chi, 152 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch và xây dựng được bản danh lục thực vật của khu vực theo cách sắp xếp của hệ thống Brummitt (1992) (Phụ lục 6). Trong đó ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 28 loài, 19 chi, 15 họ. Ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 8 loài thuộc 6 chi, 4 họ. Ngành Hạt kín (Angiospermae) có 670 loài thuộc 398 chi, 133 họ. Trong ngành Hạt kín (Angiospermae) thì lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) có 577 loài, thuộc 340 chi, 110 họ còn lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) có 93 loài, thuộc 58 chi, 23 họ. Kết quả được thể hiện qua Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần thực vật ở khu vực nghiên cứu


Ngành

Số họ

Sè chi

Số loài

1. Dương xỉ (Polypodiophyta)

15

19

28

2. Hạt trần (Gymnospermae)

4

6

8

3. Hạt kín (Angiospermae)

133

398

670

- Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae)

110

340

577

- Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae)

23

58

93

Tỉng sè

152

423

706

So sánh với kết quả điều tra, thống kê năm 2002 mà tác giả Nguyễn Văn Huy thực hiện là 830 loài, thuộc 509 chi và 171 họ thì thì có một sự sai khác đáng kể. Sở dĩ có sai khác đó là do tác giả Nguyễn Văn Huy đã thống kê toàn bộ thực vật bậc cao có mạch phát hiện được (thuộc 5 ngành), kể cả cây có phân bố tự nhiên và cây

được trồng cũng như cây cảnh, ở cả 2 phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái thuộc khu RĐD Yên Tử. Trong lần điều tra này, chúng tôi chỉ thống kê những loài cây có phân bố tự nhiên ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc 3


ngành Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Hơn nữa, bản danh lục thực vật lần này được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992), tên khoa học được chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, nên có một số chi và họ thực vật đã

được chỉnh lý. Trong đợt điều tra này, chúng tôi cũng không phát hiện được một số loài cây đã được thống kê ở lần điều tra trước như: Tuế lá xẻ (Cycas micholitzii Thiselton-Dyer), Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy). Ngoài ra, chúng tôi đã phát hiện và bổ sung thêm được 23 loài, 8 họ thực vật cho danh lục thực vật của Yên Tử, (Bảng 4.2 và Bảng 4.3).

Bảng 4.2. Danh lục các loài thực vật được bổ sung trong khu vực nghiên cứu


TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

1

Adiantum capillus - veneris L.

Tóc thần vệ nữ

2

Adiantum flabellulatum L.

Rớn đen

3

Asplenium nidus L.

Tỉ chim

4

Callophyllum calaba L.

Cồng tía

5

Castanopsis ouonbiensis Hickel et A. Camus

Dẻ gai Uông bí

6

Christella parasitica (L.) H. Le'v.

Dương xỉ thường

7

Dryopteris subtriangularis (Hope) C. Chr.

Mộc xỉ lá tam giác

8

Lithocarpus cerebrinus ( Hickel et A. Camus)

DỴ bèp


A. Camus


9

Lithocarpus mairei (Schottky) Rchd.

Sồi lá bóng

10

Lygodium polystachyum Wall. ex Moore

Bòng bong nhiều bông

11

Macaranga trigonostemonoides Croiz.

Mã rạng

12

Magnolia coco ( Lour.) DC.

Hoa trứng gà

13

Manglietia hainanensis Dandy

Mỡ hải nam

14

Michelia faveolata Merr. ex Dandy

Giổi lá bạc

15

Michelia figo ( Lour.) Spreng.

Tử tiêu


16

17

18

19

20

21

22

23

Microlepia hookeriana (Hook.) Presi

Photinia benthamiana Hance

Photinia prunifolia (Hook. & Arn.) Lindl.

Polystichum acutidens H. Christ

Prunus fordiana Dunn var. balansae (Koehne)

Prunus phaeosticta (Hance) Maxim.

Pyrrosia adnascens (Sw.) Ching

Tectaria zeylanica (Houtt.) Sledge.

Ráng vi lân Sến mộc

Sến mộc lá mận Quyết lá tai răng nhọn Vàng nương Ford Xoan đào xanh

Lưỡi mèo tai chuột

Ráng cổ tự tích lan


Bảng 4.3. Danh sách các họ thực vật được bổ sung trong khu vực nghiên cứu


TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

1

Adiantaceae

Họ Tóc thần

2

Aspleniaceae

Họ tổ điểu

3

Cyatheaceae

Họ Ráng tiên toạ

4

Dennstaedtiaceae

Họ Đàng tiết

5

Dryopteridaceae

Họ Mộc xỉ

6

Oleandraceae

Họ Ráng trúc xỉ

7

Thelypteridaceae

Họ Ráng thư dực

8

Woodsiaceae

Họ Ráng gỗ nhỏ


4.2. đa dạng Phân loại hệ thực vật khu RĐD yên tử

4.2.1. Đa dạng phân loại taxon ngành và lớp

Từ kết quả thống kê thành phần thực vật giữa các ngành, ta tính tỷ lệ phần trăm của chúng để so sánh, đánh giá mức độ đa dạng thực vật giữa các ngành với nhau trong khu vực nghiên cứu. Bảng 4.4 cho biết tỷ trọng của các taxon loài, chi, họ giữa các ngành.


Bảng 4.4. Phân bố của các taxon trong khu hệ thực vật Yờn Tử


]



Ngành thực vật

Loài

Chi

H

ä

Số loài

%

Sè chi

%

Số họ

%

Dương xỉ (Polypodiophyta)

28

3,9

19

4,5

15

9,8

Hạt trần (Gymnospermae)

8

1,1

6

1,4

4

2,6

Hạt kín (Angiospermae)

670

94,9

398

94,1

133

87,5

Tỉng sè

706

100

423

100

152

100


Bảng 4.4 chỉ rõ trong khu vực nghiên cứu phần lớn các taxon thực vật tập trung trong ngành Hạt kín, tiếp theo là ngành Dương xỉ, cuối cùng là ngành Hạt trần. Đối với taxon bậc loài, trong khu vực nghiên cứu có tổng số 706 loài thì riêng ngành Hạt kín có 670 loài chiếm 94,91%; ngành Dương xỉ có 28 loài chiếm 3,96%; sau cùng là ngành Hạt trần có 8 loài chiếm tỷ lệ 1,13%. Đối với bậc chi, trong toàn khu vực có 423 chi, thì ngành Hạt kín có 398 chi chiếm 94,09%; ngành Dương xỉ có 19 chi chiếm 4,49%; ngành Hạt trần có 6 chi chiếm 1,42%. Đối với bậc họ, trong khu vực có 152 họ, thì ngành Hạt kín có 133 họ chiếm 87,5%; ngành Dương xỉ có 15 họ chiếm 9,87%; cuối cùng là ngành Hạt trần có 4 họ chiếm 2,63%. Để thấy rõ tính đa dạng loài giữa các ngành trong khu vực, ta đem so sánh với hệ thực vật Việt Nam,

được thể hiện qua Bảng 4.5.

Bảng 4.5. So sánh khu hệ thực vật Yờn Tử với hệ thực vật Việt Nam



Ngành

Yên Tử

Việt Nam

Tỷ lệ so sánh YT/ VN

Số loài

%

Số loài

%

Polypodiophyta

28

3,9

644

6,1

4,35%

Gymnospermae

8

1,1

63

0,6

12,7%

Angiospermae

670

94,9

9812

93,3

6,8%

Tỉng sè

706

100

10,519

100

6,7%

(Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)


Qua Bảng 4.4 và 4.5 ta có thể nhận xét rằng: cũng như hệ thực vật Việt Nam, hệ thực vật ở Yên Tử khá đa dạng về các ngành thực vật, nhưng mỗi ngành chiếm một vị trí vai trò khác nhau, với số lượng và tỷ lệ phần trăm các loài, chi, họ khác nhau. Trong đó ngành Hạt kín là ưu thế nhất, chiếm trên 93% số loài trong toàn khu vực.

Điều đó thể hiện rõ tính chất nhiệt đới của hệ thực vật khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, khi so sánh số loài trong từng ngành của hệ thực vật Yên Tử với hệ thực vật Việt nam, ta còn thấy ở Yên Tử ngành Hạt kín chỉ chiếm 6,83%, ngành Hạt trần 12,70%, ngành Dương xỉ chiếm 4,35% tổng số loài thực vật so với cả nước. Sở dĩ như vậy là do diện tích của Yên tử rất nhỏ (26,805 Km2) chỉ chiếm 0,00687% diện tích cả nước (330.000 Km2).

Khi nghiên cứu số lượng và tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài thực vật thuộc ngành Hạt kín ta nhận thấy, tính chất ưu thế của ngành này là khác nhau giữa hai lớp Hai lá mầm và Một lá mầm (Bảng 4.6).

Bảng 4.6. Phân bố của các taxon trong ngành Hạt kín (Angiospermae)



Líp

Loài

Chi

Họ

Số loài

%

Sè chi

%

Số họ

%

Hai lá mầm - Dicotyledoneae

577

86,1

340

85,4

110

82,7

Một lá mầm -Monocotyledoneae

93

13,9

58

14,6

23

17,3

Tỉng sè

670

100

398

100

133

100

Tỷ trọng A/B

6,20

5,86

4,78


Bảng 4.6. cho thấy, ở khu vực Yên Tử, đối với hai lớp thuộc ngành Hạt kín, thì lớp Hai lá mầm ưu thế hơn về họ, chi và loài. Trong đó, lớp Hai lá mầm có số loài chiếm 86,12%, số chi chiếm 85,43%, số họ chiếm 82,71%. Tỷ trọng giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm lần lượt là 6,20 đối với số loài, 5,86 đối với số chi và 4,78

đối với số họ. Điều đó, một lần nữa khẳng định tính chất nhiệt đới của hệ thực vật khu vực Yên Tử.

So sánh tỷ trọng này ở Khu RĐD Yên Tử với các khu vực khác như: VQG Pù Mát, VQG Cúc Phương, ta cũng thấy các tính chất tương tự, nghĩa là sự ưu thế tuyệt

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí