4.3.6. Nhóm cây chồi trên đất sống bì sinh Ep
Trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi phát hiện được 7 loài cây thuộc nhóm này,
đó là các loài Tổ chim, æ phượng, Bổ cốt toái, Lan vảy rồng.
4.3.7. Nhóm cây có chồi sát đất Ch
Nhóm này gồm 20 loài thuộc 16 chi và 10 họ, chiếm 2,83% tổng số loài, 3,78 tổng số chi và 6,58% tổng số họ của toàn bộ hệ thực vật và chiếm 3,42% tổng số loài của nhóm cây chồi trên đất. Thuộc nhóm này, chủ yếu các loài thuộc lớp Một lá mầm, một số loài thuộc lớp Hai lá mầm và có 1 loài thuộc ngành Dương xỉ đó là Cu li. Các loài thuộc nhóm dạng sống này hầu hết có tác dụng làm thuốc như: Cẩu tích, Cao cẳng các loại, Trầu tiên, Mã đề. Thuộc nhóm này có 2 họ có nhiều loài, đó là họ Convallariaceae có 2 chi, 6 loài và họ Cỏ (Poaceae) có 3 chi, 3 loài. Các họ còn lại có 1 hoặc 2 loài. Mỗi chi trong nhóm này có 1 loài, riêng chi Ophiopogon có 5 loài.
4.3.8. Nhóm cây có chồi nửa ẩn H
Nhóm này có 15 loài thuộc 14 chi và 9 họ, chiếm 2,12% tổng số loài, 3,31% tổng số chi, 9,87% tổng số họ của toàn bộ hệ thực vật khu vực nghiên cứu. Mỗi chi có 1 họ, riêng chi Adiantum có 2 loài là Tóc thần vệ nữ và Rớn đen.
4.3.9. Nhóm cây có chồi ẩn Cr
Nhóm này có 37 loài thuộc 23 chi và 17 họ, chiếm 5,24% tổng số loài, 3,31% tổng số chi, 9,87% tổng số họ của toàn bộ hệ thực vật khu vực nghiên cứu. Trong nhóm này có nhiều loài làm thuốc như Thổ phục linh, Địa liền, Gừng gió, Tam thất dại, Bách bộ, Củ ba mươi, Sa nhân, Củ mài và có nhiều loài cho tinh bột thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae) như Củ mài, Củ từ, Củ mỡ. Có 3 họ có nhiều loài nhất đó là họ Gừng (Zingiberaceae) với 10 loài thuộc 6 chi, họ Củ nâu (Dioscoreaceae) với 5 loài thuộc 1 chi và họ (Pteridaceae) với 3 loài thuộc 1 chi. Các chi có nhiều loài nhất cũng đều thuộc các họ này, đó là chi Dioscorea với 5 loài, chi Pteris và chi Alpinia với 3 loài.
4.3.10. Nhóm cây một năm Th
Nhóm này có 37 loài thuộc 31 chi và 16 họ, chiếm 5,24% tổng số loài, 7,33% tổng số chi và 10,53% tổng số họ của toàn bộ hệ thực vật khu vực Yên Tử. Các họ
có nhiều loài nhất là họ Cúc (Asteraceae) có 12 loài thuộc 10 chi, họ Cỏ (Poaceae) có 3 loài thuộc 3 chi, các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Rau dền (Amanthaceae) đều có 3 loài thuộc 2 chi. Nhóm này không có chi nào có 3 loài.
Tóm lại: Trong khu vực nghiên cứu rất đa dạng về dạng sống, ở đây có mặt của tất cả các nhóm dạng sống khác nhau, ngoại trừ nhóm cây có chồi trên thân mọng nước. Trong đó, nhóm cây có chồi trên mặt đất là phong phú nhất, chúng chiếm tỷ lệ cao nhất là 82,86%. Trong nhóm dạng sống này thì nhóm cây gỗ lớn và vừa có chồi trên đất là đa dạng nhất, chiếm tỷ lệ 32,01%; tiếp đến là nhóm cây gỗ nhỏ có 96 loài chiếm tỷ lệ 19,41%; nhóm cây gỗ thấp có chồi trên mặt đất 63 loài chiếm 16,01%; trong khi đó nhóm loài dây leo có 28 loài chiếm 12,89%; các nhóm cây có chồi trên thân thảo, nhóm thực vật phụ sinh và ký sinh có số lượng ít chỉ chiếm tương ứng 1,42%, 0,99% và 0,14% tổng số loài của khu hệ thực vật Yên Tử. Vì vậy khi bảo tồn hệ thực vật tại đây cần ưu tiên bảo vệ cả quần thể, có như vậy mới bảo vệ được tính
đa dạng của hệ thực vật.
Ngoài ra, hệ thực vật khu vực nghiên cứu về cơ bản còn giữ được tính chất điển hình của một khu rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
4.4. Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật ở RĐD Yên Tử
4.4.1 Đa dạng về giá trị sử dụng tài nguyên thực vật rừng
Một trong những nội dung của việc đánh giá đa dạng thực vật là việc đánh giá đa dạng giá trị tài nguyên thực vật mà trong đó là giá trị sử dụng của nguồn tài nguyên này. ë khu vực Yên Tử, đã phát hiện được 706 loài thuộc 423 chi và 153 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong số này có tổng số 547 loài cây có ích, chiếm 77,48% tổng số loài của khu vực, có thể sử dụng vào 13 nhóm công dụng khác nhau. Tỷ lệ số loài cây có ích của khu vực Yên Tử là khá cao và các nhóm công dụng của chúng cũng khá phong phú. Số lượng và tỷ lệ các loài cây ở các nhóm công dụng được thể hiện ở Bảng 4.21.
Bảng 4.21. Tổng hợp các nhóm công dụng của thực vật ở Yên Tử
Nhóm công dụng | Kí hiệu | Số loài | Tỷ lệ % | |
1 | Cho gỗ | G | 169 | 23,94 |
2 | Cho thuốc | T | 300 | 42,49 |
3 | Cho tinh dầu | Td | 42 | 5,95 |
4 | Cho dầu béo | D | 17 | 2,41 |
5 | Cho tinh bét | B | 16 | 2,27 |
6 | Cho rau ăn | R | 31 | 4,39 |
7 | Làm cảnh và bóng mát | C | 84 | 11,90 |
8 | Cho quả | Q | 24 | 3,40 |
9 | Cho nhùa | N | 46 | 6,52 |
10 | Cho sỵi | S | 47 | 6,66 |
11 | Cho màu | M | 16 | 2,27 |
12 | Cho tanin | Tn | 34 | 4,82 |
13 | Cho nguyên liệu | Nl | 11 | 1,56 |
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Lục Các Loài Thực Vật Được Bổ Sung Trong Khu Vực Nghiên Cứu
- So Sánh Tỷ Trọng Giữa Lớp Hai Lá Mầm Và Lớp Một Lá Mầm Trong Ngành Hạt Kín Giữa Hệ Thực Vật Yờn Tử, Cỳc Phương Và Pự Mỏt
- Nhóm Cây Gỗ Lớn Và Vừa Có Chồi Trên Mặt Đất (Mm )
- Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 8
Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.
Bảng 4.21 cho thấy, tỷ lệ phần trăm các loài ở mỗi nhóm công dụng là không đều nhau.
Nhóm cây cho thuốc (T): có nhiều loài nhất (300 loài), chiếm 42,49% tổng số loài của toàn khu vực. Tỷ lệ này là khá cao so với cả nước. Theo Võ Văn Chi (1996), số loài cây có thể dùng làm thuốc ở Việt Nam là 3200 loài, chiếm 28,47% tổng số loài mà chúng ta phát hiện được. Các loài cho thuốc điển hình như: Cẩu tích, Hoàng
đằng, Củ bình vôi, Dây đau xương, Ba kích, Dây tiết dê, Trầu tiên, Đáng, Ba Đậu, Dạ cẩm, Sâm nam, Dây máu người, Dây bốn cạnh, Hoàng Đằng, Địa liền, Gừng gió, Sến mật, Kim giao, Bổ cốt toái, Gạo đỏ, Cao cẳng lá nhỏ, Bổ béo đen, Bổ béo trắng,
v.v. Các họ có nhiều loài cho thuốc như: họ Hoa môi (Lamiaceae) có 6 loài; họ Tiết dê (Menispermaceae) có 6 loài; họ Cam (Rubiaceae) có 8 loài; họ Cà phê
(Rubiaceae) có 6 loài; họ Ngũ gia bì (Araliaceae) có 6 loài; họ Ô rô (Acanthaceae) có 5 loài; họ Vang (Caesalpiniaceae) có 5 loài; họ họ Mã tiền (Loganiaceae) có 4 loài,.v.v.
Nhóm cây cho gỗ (G): có 169 loài chiếm 23,94% tổng số loài của toàn bộ khu vực nghiên cứu. Đây cũng là các loài có dạng sống thuộc nhóm MM, tuy nhiên không phải tất cả những cây có dạng sống này được sử dụng để lấy gỗ. Các loài cây gỗ có giá trị trong khu vực như: Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Sao hòn gai, Đinh thối, Gụ lau, Vù hương, Lim xẹt, Gội tẻ, Trâm các loại, Sấu, Trám các loại, các loài Sồi Dẻ, Hồng tùng, Kim giao, Thông tre, Thông tre lá ngắn, Re bầu, Nhội, Vạng trứng, Trầm hương, Muồng ràng ràng, Thôi chanh xoan, Xoan nhừ, v.v. Các họ thực vật có nhiều loài và chi cho gỗ như: họ Long não (Lauraceae) có 6 chi, 14 loài; họ Dẻ (Fagaceae) có 3 chi, 13 loài; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 8 chi,11 loài; họ Dâu tằm (Moraceae) có 4 chi, 8 loài; họ Măng cụt (Clusiaceae) có 3 chi, 7 loài; họ Vang (Caesalpiniaceae) có 7 chi, 7 loài; họ Điều (Anacardiaceae) có 6 chi,6 loài; họ Trinh nữ (Mimosaceae) có 4 chi 5 loài; họ Na (Annonaceae) có 3 chi, 5 loài. Các họ
Đậu (Fabaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Sến (Sapotaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Kim giao (Podocarpaceae) đều có 4 loài.
Nhóm cây cho tinh dầu: có 42 loài chiếm 5,95% tổng số loài. Các loài điển hình thuộc nhóm này như : Vù hương, Re hương, Re bầu, Màng tang, Bời lời nhớt, Trầm hương, Hương Nhu, Bưởi, Đại, Đáng, Bồ đề, Sau sau, Kinh giới, Địa liền, Riềng gió, Sa nhân, v.v.
Nhóm cây cho dầu béo có 17 loài, chiếm 2,41% tổng số loài trong khu vực. Các loài cho dầu béo điển hình như: Trẩu, Nụ, Sở, Bứa, Đại hái, Sảng nhung, Trám trắng, Chò đãi, Mắc niễng, Trám đen, Sến mật.
Nhóm cây cho tinh bột: có 16 loài chiếm 2,27% tổng số loài. Các loài cho bột
điển hình như : Củ từ, Củ mài, Dẻ gai, Cẩu tích, Chay Bắc bộ, Dây gắm, Dẻ gai đỏ, Cà ổi, v.v.
Nhóm cây cho nhựa: có 46 loài chiếm 6,52% tổng số loài trong toàn khu vực nghiên cứu. Các loài cho nhựa tiêu biểu như: Trám các loại, Sơn ta, Nhựa ruồi, Dây cao su, Đa, Si, Sung, Thùng mực, Sữa, Nụ, Sau sau, Mắc niễng, Sến mật.
Nhóm cây cho sợi: có 47 loài, chiếm 6,66% so với tổng số loài. Điển hình như: Trầm hương, Dướng, Hu đay, Niệt gió, Gai, Mây nước, Mây nếp, Mái, Lau, Thao kén đực, Thao kén cái, Cỏ tranh, Ké hoa đào, Ké hoa vàng, Cánh kiến, Mai, Nứa, Ba soi, Bục bạc, Lòng mang, Mé cò ke, v.v.
Nhóm cây cho màu nhuộm: có 16 loài, chiếm 2,27% so với tổng số loài. Điển hình là các loài: Vang, Cây Chàm, Hoàng đằng, Củ nâu, Dành dành, Sau sau, Kí ninh, Hoè, Lim xẹt, Muồng ràng ràng, Nụ, Núc nác, Tô mộc, v.v.
Nhóm cây cho rau ăn: có 31 loài, chiếm 4,39% so với tổng số loài. Các loài cho rau ăn tiêu biểu như: Lộc vừng, Rau sắng, Chân chim, Rau dớn, Lá lốt, v.v.
Nhóm cây được dùng làm cảnh và cho bóng mát: có 84 loài chiếm 11,90% tổng số loài. Một số loài làm cảnh tiêu biểu như: Thu hải đường, Hoa giấy, Hải đường, Thiên tuế, Mẫu đơn, Mai vàng, Lụi, Đỗ quyên, Đẻn 3 lá, Đẻn 5 lá, Đùng đình, Đề,
Đa, Sung, Si, Hoa trứng gà, Tử tiêu, Lim xẹt, Vàng anh, Kim giao, Thông tre, Lộc vừng, Sim, Sấu, Ruối, Nhội, Lộc vừng, Ruối, Trúc Yên Tử, v.v.
Nhóm cây cho quả ăn được có 24 loài, chiếm 3,4% so với tổng số loài như: Trám các loại, Dâu da đất, Sấu, Tai chua, Sim, v.v.
Cây cho nguyên liệu đan lát, lợp nhà có 11 loài, chiếm 1,56% so với tổng số loài như: Tre gai, Nứa lá to, Đoác, Đùng đình, Cỏ tranh, Guột, Niệt gió, Tre khổng, Bồ
đề, v.v.
Cây cho ta nanh có 34 loài, chiếm 4,82% so với tổng số loài như: loại Trâm, Sim, Củ nâu, Chẹo, Cà muối, Dướng, Hu đay, Muồng đen, Nhựa ruồi, Sòi trắng, Tô mộc, Xoan nhừ, Vối, Dẻ cau, v.v.
Đặc biệt, trong khu vực Yên Tử có nhiều loài cây cho nhiều tác dụng như: Trám, Sấu, Nụ, Bứa, Mai, Đa, Si, Trầm hương, Vù hương, Tô mộc, Dướng, v.v.
4.4.2 Đa dạng các loài cây quí hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt
Căn cứ vào Danh lục thực vật đã lập được, chúng tôi đã xác định được các loài cây quý hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt ở khu vực nghiên cứu theo Bảng 4.22 và Bảng 4.23.
Bảng 4.22. Danh sách thực vật quý hiếm, bị đe doạ ở khu vực Yên Tử
Tên họ | Tình trạng | ||
Tên Khoa học | Tên Việt Nam | ||
Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Asarum glabrum Merr. Annamocarya sinensis (Dode.) J. Leroy Ardisia sylvestris Pit. Calamus platyacanthus Warb. et Becc. Fibraurea tinctoria Lour. Nageia fleuryi (Hickel) de Laub Sindora tonkinensis A.Chev. ex K. et S. Larsen Smilax glabra Wall. et Roxb. Stephania cepharantha Hayata Tinospora sinensis (Lour.) Merr. Caesalpinia sappan L. Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv. | Trầm Trầu tiên Chò đãi Lá khôi tía Song mật Hoàng đằng Kim giao Gụ lau Thổ phục linh Củ bình vôi Dây đau xương Tô mộc Tô hạp Trung Hoa | Thymelaeaceae Aristolochiaceae Juglandaceae Myrsinaceae Arecaceae Menispermaceae Podocarpaceae Caesalpiniaceae Smilacaceae Menispermaceae Menispermaceae Caesalpiniaceae Hamamelidaceae | E E V V V V V V V V V T R |
Vù hương Bảy lá một hoa Thông tre lá ngắn Cẩu tích Hồng tùng Sến mật Ba kÝch | Lauraceae Trilliaceae Podocarpaceae Dicksoniaceae Podocarpaceae Sapotaceae Rubiaceae | R R R K K K K |
Bảng 4.22 cho biết ở Yên Tử có 20 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị đe doạ cao, thuộc 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Dương xỉ có 1 loài là Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J. Sm.), ngành Thông có 3 loài là Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub), Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook) và Thông tre la ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), còn lại 16 loài thuộc ngành Ngọc lan. ở mức độ nguy cấp (E) có 2 loài là Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) và Trầu tiên (Asarum glabrum Merr.). Nhóm sắp nguy cấp (V) có 9 loài, trong đó có 3 loài thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Nhóm thực vật bị đe doạ (T) có 1 loài là Tô mộc (Caesalpinia sappan L.). Nhóm thực vật hiếm (R) và nhóm thực vật cần được bảo tồn nhưng chưa có thông tin chính xác (K) có 4 loài.
Số loài thực vật quý hiếm ở Yên Tử được khái quát theo công thức sau:
Tổng số loài: 20 = 2 E + 9 V + 1 T + 4 R + 4 K
Ngoài ra, ở Rừng đặc dụng Yên Tử còn có 6 loài được ghi trong Nghị định 32/NĐ-CP của Chính phủ, thuộc nhóm thực vật IIA, (Bảng 4.23). Đó là các loài Gụ lau, Lim xanh, Củ Bình vôi, Vự hương, Thiên tuế, Hoàng đằng. Trong số đó có 4 loài thuộc nhóm thực vật quí hiếm đã được giới thiệu ở bảng 4.22 là Gụ lau, Vự hương, Hoàng đằng, Củ Bình vôi.
Bảng 4.23. Danh sách các loài thực vật có trong Nghị Định 32/NĐ-CP của Chính phủ
Tên Việt Nam | Tên họ | Nhãm | |
Cinnamomuum balansae | Vù hương | Lauraceae Cycadaceae Caesalpiniaceae Menispermaceae Caesalpiniaceae | IIA |
Lecomte | |||
Cycas sp. | Thiên tuế | IIA | |
Erythrofloeum fordii Oliv. | Lim xanh | IIA | |
Fibraurea tinctoria Lour. | Hoàng đằng | IIA | |
Sindora tonkinensis A.Chev. ex | Gô lau | IIA | |
K. et S. Larsen | |||
Stephania cepharantha Hayata | Củ bình vôi | Menispermaceae | IIA |
Phân bố và hiện trạng của một số loài thực vật quý hiếm ở Yên Tử
1. Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook ): ở khu vực Yên Tử còn khoảng trên 400 cá thể. Những cây này được trồng từ thời Vua Trần Nhân Tông
đến tu hành tại Yên Tử. Hiện nay, chúng có kích thước lớn, đường kính trung bình 80cm, chiều cao trung bình 30m. Hồng tùng phân bố từ độ cao 350m đến 700m quanh các khu vực Đường Tùng, chùa Hoa Yên, chùa Một mái, Thác Vàng, Thác Bạc, Vườn Tùng. Đặc biệt ở quanh khu vực Vườn tùng (Am Hoa, Am thuốc) có khoảng 120 cá thể tập trung trên diện tích chừng 4ha. ë Yên Tử không phát hiện thấy Hồng tùng tái sinh. Hiện nay, có một số cá thể đã bước qua giai đoạn thành thục và đang bị cụt ngọn, rỗng ruột, đổ gãy. Cần có những nghiên cứu bảo tồn loài quí hiếm này, vì chúng gắn với lịch sử của dân tộc Việt Nam.
2. Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.): phân bố ở đai cao trên 700m, số lượng cây gỗ còn rất ít, chủ yếu là cây tái sinh với số lượng ít. Chúng tôi chỉ bắt gặp 2 cây to ở khu vực giáp ranh với Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.