So Sánh Tỷ Trọng Giữa Lớp Hai Lá Mầm Và Lớp Một Lá Mầm Trong Ngành Hạt Kín Giữa Hệ Thực Vật Yờn Tử, Cỳc Phương Và Pự Mỏt


đối của lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) luôn luôn được thể hiện trong các khu hệ mang tính chất nhiệt đới của hệ thực vật Việt Nam (Bảng 4.7).

Bảng 4.7. So sánh tỷ trọng giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm trong ngành Hạt kín giữa hệ thực vật Yờn Tử, Cỳc Phương và Pự Mỏt



Líp

Yên Tử

Cúc Phương

Pù Mát

Số loài

(%)

Số loài

(%)

Số loài

(%)

Hai lá mầm - Dicotyledoneae

577

86,1

1286

76,7

1938

83,9

Một lá mầm -Monocotyledoneae

93

13,9

390

23,3

371

16,1

Tỉng sè

670

100

1676

100

2309

100

Tỷ trọng A/B

6,20

3,30

5,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 5

(Nguồn : Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)


Để thấy rõ hơn tính đa dạng của hệ thực vật Yờn Tử, ta đem so sánh với hệ thực vật Cỳc Phương (Bảng 4.8).

Bảng 4.8. So sánh tỷ lệ số họ, chi, loài của hệ thực vật Yờn Tử với Cỳc Phương


Chỉ tiêu so sánh

Yên Tử

Cúc Phương

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

2680,5

22.200

12,07

Số họ

152

188

80,85

Sè chi

423

838

50,48

Số loài

706

1817

38,86

(Nguồn: Nguyễn Bá Thụ, 1995)


Bảng 4.8 cho thấy, diện tích của Yờn Tử chỉ bằng 12,07% diện tích của Cỳc Phương, nhưng số họ bằng 80,85%, số chi bằng 50,48% và số loài bằng 38,86% của Cỳc Phương. Tỷ lệ các taxon ở bậc họ và chi giữa Yờn Tử và Cỳc Phương là tương

đối cao, còn tỷ lệ taxon ở bậc loài thì thấp hơn.


Tính đa dạng thực vật của khu hệ còn được thể hiện qua các chỉ số họ, chỉ số chi, chỉ số chi/họ. Các chỉ số này được tính trung bình trên toàn khu hệ. Nếu các chỉ số này càng cao, nghĩa là tỷ lệ giữa số loài trong một khu hệ thực vật với số họ và số chi càng cao, thì khu hệ thực vật đó càng đa dạng. Tổng các chỉ số này càng cao thì mức độ đa dạng của khu hệ càng lớn.

Bảng 4.9. So sánh các chỉ số của hệ thực vật Yờn Tử với các hệ thực vật khác của Việt Nam

Chỉ số

Yên Tử

Pù Mát

Cúc Phương

Phan Si Pan

Bạch Mã

Diện tích (Km2)

27

911

222

298

220,31

Chỉ số họ

4,6

12,3

9,7

10,1

8,9

Chỉ số chi

1,7

2,6

1,9

2,8

2,2

CS chi/họ

2,8

4,6

5,0

3,8

4,2

Tỉng

9,1

19,6

16,6

16,8

15,3

(Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)


ë khu RĐD Yên Tử, có 706 loài, 423 chi và 152 họ. Các chỉ số họ, chỉ số chi, chỉ số chi/ họ của khu hệ thực vật Yên Tử lần lượt sẽ là 4,6; 1,7 và 2,8. Tổng các chỉ số đó là 9,1. Như vậy khu hệ thực vật Yên Tử tương đối đa dạng. Tuy nhiên, khi so sánh các chỉ số này với các khu vực khác như: Pù Mát, Cúc Phương, Bạch mã, Sa Pa-Phan Si Pan, là những khu hệ thực vật đa dạng nhất của Việt Nam, thì ở Yên Tử còn kém đa dạng hơn. Sự kém đa dạng hơn qua các chỉ số chi, họ, chỉ số chi/họ của hệ thực vật Yên Tử một phần cũng do diện tích điều tra ở Yên Tử nhỏ hơn rất nhiều so với các khu vực nói trên.

4.2.2. Đa dạng phân loại các taxon dưới ngành

Ngoài việc đánh giá tính đa dạng theo taxon ngành như trên, chúng tôi còn đánh giá tính đa dạng của khu hệ thực vật ở mức độ họ và chi, qua việc xác định các họ và chi có nhiều loài nhất, các họ và chi đơn loài. Trong mỗi khu hệ thực vật thường

được đặc trưng bởi các họ có nhiều loài trong cấu trúc tổ thành. Các họ đa dạng nhất


thường là những họ phổ biến và 10 họ này thường mang những nét đặc trưng của hệ thực vật đó. Bảng 4.10 chỉ rõ các họ đa dạng nhất ở khu hệ thực vật Yên Tử.

Bảng 4.10. Các họ đa dạng nhất



TT

Họ

Chi

Loài

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Euphorbiaceae

Họ Thầu dầu

30

7,09

52

7,80

2

Asteraceae

Họ Cúc

16

3,78

30

4,25

3

Moraceae

Họ Dâu tằm

6

1,42

30

4,25

4

Rubiaceae

Họ Cà phê

15

3,55

28

3,97

5

Lauraceae

Họ Long não

9

2,13

25

3,54

6

Fabaceae

Họ Đậu

12

2,84

23

3,26

7

Poaceae

Họ Cỏ

19

4,49

20

2,83

8

Caesalpiniaceae

Họ Vang

9

2,13

18

2,55

9

Fagaceae

Họ Dẻ

3

0,71

15

2,13

10

Verbenaceae

Họ Cỏ roi ngùa

7

1,67

13

1,84


10 Họ đa dạng nhất (6,58%)

126

29,79

254

35,98

11

Myrtaceae

Họ Sim

6

1,42

13

1,84

12

Rutaceae

Họ Cam chanh

9

2,13

12

1,70

13

Arecaceae

Họ Cau dừa

5

1,18

12

1,70

14

Annonaceae

Họ Na

7

1,66

11

1,56

15

Apocynaceae

Họ Trúc đào

8

1,89

11

1,56

16

Mimosaceae

Họ Trinh nữ

7

1,67

11

1,56

17

Zingiberaceae

Họ Gừng

6

1,42

10

1,42

18

Theaceae

Họ Chè

6

1,42

9

1,28

19

Rosaceae

Họ Hoa hồng

5

1,18

9

1,28

20

Clusiaceae

Họ Măng cụt

4

0,95

9

1,28


Tổng (13,16% tổng số họ)

189

44,68

361

51,13


Bảng 4.10 cho biết 20 họ đa dạng nhất ở khu vực RĐD Yên Tử, các họ này đều có hơn 9 loài, chiếm 13,16% tổng số họ, 44,68% tổng số chi và 51,13% tổng số loài. Mười họ đa dạng nhất của khu vực theo thứ thự từ 1 đến 10 là các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Dẻ (Fagaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Các họ này chiếm 6,58% tổng số họ, nhưng có tới 126 chi chiếm 29,79% tổng số chi và 254 loài chiếm 35,98% tổng số loài của toàn bộ khu vực. Họ đa dạng nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có tới 52 loài thuộc 30 chi; họ Cúc (Asteraceae) có 30 loài thuộc 16 chi; họ Cà phê (Rubiaceae) có 28 loài thuộc 15 chi; họ Long não (Lauraceae) có 25 loài thuộc 9 chi; họ Cỏ (Poaceae) có 20 loài thuộc 19 chi; họ Dâu tằm (Moraceae) có 30 loài thuộc 6 chi và chỉ riêng chi Ficus có tới 22 loài; họ Đậu (Fabaceae) có 23 loài 12 chi; họ Vang (Caesalpiniaceae) có 18 loài thuộc 9 chi; họ Dẻ (Fagaceae) có 15 loài thuộc 3 chi; họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 13 loài thuộc 7 chi. Mười họ này hầu hết cũng là những họ rất đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, chủ yếu là các họ đặc trưng cho hệ thực vật nhiệt đới như : họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Dâu tằm (Moraceae). Điều đó một lần nữa khẳng định tính chất nhiệt đới của khu hệ thực vật Yên Tử.

Ngoài ra, trong 10 họ đa dạng loài nhất cũng không có họ nào có số loài chiếm tới 10% của tổng số loài trong khu vực và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ này cũng chỉ là 35,98%. Điều đó khẳng định khu hệ thực vật Yên Tử rất đa dạng về họ. Kết quả này phù hợp với nhận định của Tolmachop cho rằng: ở vùng nhiệt đới thành phần các họ thực vật khá đa dạng, thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm đến 10 phần trăm tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỉ lệ phần trăm của 10 họ giàu loài chỉ đạt 40- 50% tổng số loài của cả hệ thực vật (Nguyễn Bá Thụ, 1995).

Hệ thực vật RĐD Yên Tử không những đa dạng về họ mà còn đa dạng về các chi, được thể hiện ở Bảng 4.11.


Bảng 4.11. Các chi đa dạng nhất


TT

Tên chi

Tên họ

Số loài

Tỷ lệ %

1

Ficus

Moraceae

22

3,12

2

Syzygium

Myrtaceae

8

1,13

3

Dioscorea

Dioscoreaceae

7

0,99

4

Blumea

Asteraceae

6

0,85

5

Desmodium

Fabaceae

6

0,85

6

Calamus

Poaceae

6

0,85

7

Lithocarpus

Fagaceae

6

0,85

8

Cinnamomum

Lauraceae

6

0,85

9

Litsea

Lauraceae

6

0,85

10

Smilax

Smilacaceae

6

0,85


10 đa dạng nhất (2,36% so với tổng số)

79

11,19

11

Senna

Caesalpiniaceae

5

0,71

12

Mallotus

Euphorbiaceae

5

0,71

13

Solanium

Solanaceae

5

0,71

14

Ligodium

Schizaeaceae

5

0,71

15

Ophiopogon

Convallariaceae

5

0,71

16

Quercus

Fagaceae

5

0,71

Tổng (3,78% so với tổng số)

109

15,44


Kiểm tra số chi đa dạng nhất ở hệ thực vật Yên Tử, chúng tôi nhận thấy có 16 chi thuộc 14 họ có từ 5 loài trở lên trong tổng số 423 chi chiếm 3,78%, nhưng có tới 109 loài chiếm 15,44% tổng số loài của cả khu vực. Trong số 16 họ có các chi đa dạng nhất thì ngành Dương xỉ có 1 họ là Bòng bong (Schizaeaceae), các họ còn lại thuộc ngành Hạt kín. Trong đó lớp Hai lá mầm có 11 họ và lớp Một lá mầm có 4 họ. Trong số đó cũng chủ yếu là các họ đặc trưng cho hệ thực vật nhiệt đới. Có 2 họ là Long não (Lauraceae) và họ Dẻ (Fagaceae) có 2 chi, còn lại mỗi họ có 1 chi. Sự


phong phú các taxon có các họ có chi đa dạng nhất đã thể hiện tính đa dạng của hệ thực vật Yên Tử.

Khi phân tích 10 chi đa dạng nhất ta nhận thấy : Chúng chiếm 3,78% tổng số chi của khu hệ, nhưng có tới 79 loài chiếm 11,19% tổng số loài của cả khu hệ. Đó là các chi Ficus thuộc họ Dâu tằm (Moraceae); chi Syzygium thuộc họ Sim (Myrtaceae); chi Discorea thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae); chi Blumea thuộc họ Cúc (Asteraceae); chi Desmodium thuộc họ Đậu (Fabaceae); chi Calamus thuộc họ Cỏ (Poaceae); chi Lithocarpus thuộc họ Dẻ (Fagaceae); chi Cinnamomum Litsea thuộc họ Long não (Lauraceae); chi Smilax thuộc họ Kim cang (Smilacaceae). Riêng họ Long não có cả 2 chi trong số 10 chi đa dạng nhất ở khu vực. Phần lớn các chi này có từ 6 đến 7 loài, cá biệt có chi Ficus đa dạng nhất có tới 22 loài. Sự xuất hiện chi này với số lượng loài rất lớn lại khẳng định tính chất nhiệt đới của hệ thực vật Yên Tử.

4.3. Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật RĐD Yên tử

Trong số 706 loài cây phát hiện được ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác

định được dạng sống cho 694 loài và lập phổ dạng sống cho các loài này, có 12 loài chưa xác định được dạng sống sẽ không được tham gia trong công thức phổ dạng sống của hệ thực vật khu vực. Khu hệ thực vật Yên Tử có mặt của tất cả các nhóm dạng sống khác nhau, với tỷ lệ và cấu trúc khác nhau. Nhóm cây có chồi trên đất có 585 loài chiếm 82,86% tổng số loài trong toàn hệ thực vật, chiếm 84,29% về phổ dạng sống. Nhóm cây có chồi sát đất là 20 loài chiếm 2,83% tổng số loài trong khu hệ thực vật, chiếm 2,88% về phổ dạng sống. Nhóm cây có chồi nửa ẩn H có 15 loài, chiếm 2,12% số loài trong khu hệ, nhưng chiếm 2,16% về phổ dạng sống. Nhóm cây chồi ẩn Cr và nhóm cây có chồi một năm Th đều có 37 loài chiếm 5,24% tổng số loài trong khu hệ thực vật, nhưng chiếm 5,33% về phổ dạng sống. Kết quả phân tích dạng sống của hệ thực vật Yên Tử được trình bày ở Bảng 4.12.


Bảng 4.12. Cấu trúc tổ thành về dạng sống của hệ thực vật Yên Tử


Dạng sống

Ký hiệu

Số loài

Tỷ lệ %

Phổ dạng sống

1. Nhóm cây chồi trên

Ph

585

82,86

84,29

1.1. Cây chồi trên lớn và vừa

MM

226

32,01

32,56

1.2. Cây chồi trên nhỏ

Mi

137

19,41

19,74

1.3. Cây chồi trên lùn

Na

113

16,01

16,28

1.4. Cây chồi trên thân thảo

Hp

10

1,42

1,44

1.5. Cây dây leo

Lp

91

12,89

13,11

1.6. Cây bì sinh

Ep

7

0,99

1,00

1.7. Cây ký sinh

Pp

1

0,142

0,14

2. Cây chồi sát đất

Ch

20

2,83

2,88

3. Cây chồi nửa ẩn

H

15

2,12

2,16

4. Cây chồi ẩn

Cr

37

5,24

5,33

5. Cây một năm

Th

37

5,24

5,33

Cây chưa xác định

12

1,70


100

Tỉng

706

100


Từ kết quả thu được ở Bảng 4.12, ta xây dựng được phổ dạng sống của hệ thực vật Yên Tử như sau :

SB = 84,29 Ph + 2,88 Ch + 2,16 H + 5,33 Cr + 5,33 Th (1)

Trong đó nhóm cây có chồi trên đất có phổ dạng sống như sau:

Ph = 32,56 MM + 19,74 Mi + 16,28 Na + 1,44 Hp + 13,11 Lp

+ 1,00 Ep + 0,14 Pp (2)

Từ các kết quả (1) và (2) ta xây dựng được biểu đồ phổ dạng sống như sau:



90



80



70



60



Tỷ lệ phần trăm

50



40



30



20



10



0

Ph Ch H Cr Th

Các dạng sống


Hình 4.1. Biểu đồ phổ dạng sống hệ thực vật Khu RĐD Yên Tử



35



30



25



Tỷ lệ phân trăm

20



15



10



5



0

MM Mi Na Hp Lp Ep Pp

Các nhóm dạng sống


Hình 4.2. Phổ dạng sống nhóm cây chồi trên hệ thực vật Khu RĐD Yên Tử

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí