Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 2


Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam đã có từ lâu. Ta có thể nhắc tới một số tác giả như: Tuệ Tĩnh (1417), trong cuốn “ Nam dược thần hiệu” đã mô tả tới 579 loài cây làm thuốc; Lý Thời Chân (1595), trong cuốn “Bản thảo cương mục” đã đề cập

đến hơn 1000 vị thuốc thảo mộc, v.v. (Hoàng Thị Sản, 2000). Song việc điều tra nghiên cứu thực vật có tính quy mô lớn ở nước ta mới chỉ bắt đầu vào thời Pháp thuộc. Các công trình nghiên cứu về thực vật có giá trị đều do các tác giả nước ngoài nghiên cứu như: “Thực vật ở Nam Bộ” của Loureiro (1790), “Thực vật rừng Nam Bộ” của Pierre (1879-1899). Các nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở việc thống kê và mô tả số lượng loài thực vật ở Việt Nam.

Nổi bật hơn cả là công trình “Thực vật chí Đông Dương”, gồm 7 tập chính và 1 tập bổ sung, đã được công bố từ năm 1907 tới 1952 bởi nhà thực vật người Pháp Lecomte chủ biên cùng cộng sự. Trong công trình này, các tác giả đã thống kê, mô tả cho 7004 loài thực vật bậc cao có mạch của Đông Dương trong đó có Việt Nam theo (Nguyễn Văn Thanh, 2005). Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) trong công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê ở khu hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 289 họ. Ngành Hạt kín có 6366 loài (90,89%), 1727 chi (93,35%) và 239 họ (82,70%).

Ngành Hạt trần có 39 loài (0,56%), 18 chi (0,97%), 8 họ (2,77%) và còn lại là nhóm Quyết thực vật. Trong ngành Hạt kín thì lớp Hai lá mầm có 4822 loài (75,75%), 1346 chi (77,94%), 198 họ (82,85%) và lớp Một lá mầm có 1544 loài (24,25%), 381

chi (22,06%), 41 họ (17,15%).

Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), xuất bản tại Canada, bao gồm 3 tập (6 quyển), đã thống kê, mô tả được 10.419 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Trong hai năm gần đây (1999-2000), tác giả

đã chỉnh lý, bổ sung và tái bản tại Việt Nam. Bộ sách gồm 3 quyển, đã thống kê mô tả 11.611 loài thuộc 3179 chi, 295 họ và 6 ngành.

Theo hướng nghiên cứu đa dạng phân loại ở các vùng của Việt Nam phải kể tới công trình của Phan Kế Lộc (1973) “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam”. Tác giả đã thống kê được 5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ (Lê Trần Chấn, 1999). Năm 1984, Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc cùng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

tập thể các tác giả đã xuất bản tập “Danh lục Thực vật Tây Nguyên” công bố 3754 loài thực vật bậc cao có mạch (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004). Trong công trình “Thực vật ở đảo Phú Quốc” năm 1985, tác giả Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 929 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 112 loài cây trồng, 817 loài có phân bố tự nhiên và ghi nhận thêm 19 loài mới cho Việt Nam, không kể nấm.

Năm 1990, trong luận án phó tiến sỹ sinh học “Góp phần nghiên cứu một số đặc

Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 2

điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn (tỉnh Hà Sơn Bình)”, Lê Trần Chấn đã thống kê được trong phạm vi 15 km2 có 1261 loài thực vật bậc cao có mạch trong 698 chi và 178 họ. Ngoài ra, tác giả cũng đánh giá khá đầy đủ sự đa dạng về dạng sống, về yếu tố địa lý, về đặc điểm cấu trúc thảm thực vật ở Lâm Sơn và so sánh đánh giá với hệ thực vật Cúc Phương.

Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn cho xuất bản cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật”. Tác giả đã khái quát thành các phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật nói chung cho các vùng và cung cấp một số thông tin về tình hình đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có 10.580 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.342 chi, 334 họ, 6 ngành. Trong đó, ngành Hạt kín có 9.812 loài, 2.175 chi và 296 họ. Năm 1998, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời cho xuất bản cuốn “Đa dạng thực vật vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan”, đã thống kê được 2024 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 771 chi, 200 họ và 6 ngành.

Năm 1999, trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”, Lê Trần Chấn đã thống kê được ở Việt Nam có 10.192 loài, 2298 chi và 285 họ thuộc 7 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Thông đá (Lycopodiophyta) có 54 loài, 4 chi, 2 họ; ngành Thuỷ phỉ (Isoetophyta) có 1loài, 1 chi, 1họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 2 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 632 loài, 138 chi, 28 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 52 loài, 22 chi, 8 họ; ngành Hạt kín có 9.450 loài, 2.131 chi, 244 họ.

Gần đây (2001-2005), tập thể các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên


Sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trên cơ sở tập hợp các mẫu tiêu bản thực vật cùng với các tài liệu đã có, đã xuất bản bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” gồm 3 tập. Bộ sách đã thống kê được đầy đủ nhất các loài thực vật có ở Việt Nam với tên khoa học cập nhật nhất. Trong tài liệu này, đã công bố 11.238 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 2.435 chi 327 họ. Trong đó, ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Thông đá (Lycopodiophyta) có 53 loài, 5 chi, 3 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 2 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 696 loài, 136 chi, 29 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 69 loài, 22 chi, 9 họ; ngành Hạt kín có 10.417 loài, 2.270 chi, 284 họ.

Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật tại các Vườn Quốc gia (VQG), Khu Bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam cho đến đến nay đã có nhiều công trình. Điển hình phải kể tới các nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Bá Thụ ở VQG Cúc Phương (1995), Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thanh Nhàn ở VQG Pù Mát (2004), Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự ở VQG Bạch Mã (2003), Lê Thị Huyên ở VQG Cát Bà (1998), Nguyễn Văn Thanh ở VQG Xuân Sơn (2005). Năm 1995, trong luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp với đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương” tác giả Nguyễn Bá Thụ đã thống kê được trên diện tích 222 km2 có 1944 loài thực vật bậc cao thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật bậc cao và đã bổ sung thêm 270 loài thực vật cho hệ thực vật Cúc Phương so với danh lục thực vật năm 1971. Trong số đó có 127 loài, 74 chi, 31 họ thuộc ngành Rêu (Bryophyta). Đồng thời tác giả đã phân tích khá đầy đủ sự đa dạng về dạng sống, yếu tố địa lý, thành phần cũng như cấu trúc rừng.

Năm 2004, trong khuôn khổ của Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An do cộng đồng châu Âu (EU) tài trợ, đã triển khai và công bố kết quả công trình “Nghiên cứu đa dạng thực vật tại Vườn Quốc gia Pù Mát”. Công trình được hoàn thành dựa trên việc tập hợp và hệ thống hoá tài liệu nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước, trong thời gian từ 1993-2004, được triển khai ở một VQG có diện tích lớn nhất khu vực phía Bắc Việt Nam. Trong công trình này, đã thống kê được 2.494 loài thuộc 931 chi, 202 họ, 6 ngành thực vật bậc cao có mạch và phân tích đánh giá


sâu sắc sự đa dạng về dạng sống, giá trị tài nguyên thực vật, yếu tố địa lý, đặc điểm thảm thực vật và cấu trúc các quần xã trên toàn bộ diện tích Vườn. Ngoài ra, công trình còn đánh giá được tính đa dạng thực vật ở vùng lõi cho cả đai cao lẫn đai thấp, ở vùng đệm và tính đa dạng cây thuốc trong khu vực [34].

Theo hướng nghiên cứu về thảm thực vật rừng và cấu trúc rừng phải kể đến tác giả Trần Ngũ Phương (1970) và Thái Văn Trừng (1978). Năm 1970, tác giả Trần Ngũ Phương trong công trình “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” đã phân chia rừng miền Bắc Việt Nam thành 3 đai, 8 kiểu. Trong đó đai rừng nhiệt đới mưa mùa gồm 5 kiểu: kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn, kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh, kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thung lũng, kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi. Đai rừng á nhiệt đới mua mùa gồm 3 kiểu là: Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh, kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi, kiểu rừng á nhiệt

đới lá kim trên núi đất. Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao được chia thành 3 loại hình. Mỗi kiểu hay loại hình lại được chia thành các kiểu phụ khác nhau.

Tác giả Thái Văn Trừng, dựa trên cơ sở của những học thuyết về Sinh địa quần lạc của Sucasôp và Hệ sinh thái của Tansley, để nghiên cứu các nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật nhiệt đới và phân loại các kiểu thảm thực vật rừng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Theo tác giả, kiểu thảm thực vật rừng, không tuỳ thuộc vào khu hệ thực vật, mà hình thái cấu trúc, động thái các kiểu khác nhau là do các điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai khác nhau. Các quần hợp, ưu hợp thực vật mới phụ thuộc vào các loài cây cỏ trong khu hệ thực vật. Nhìn chung, tất cả các nhóm nhân tố sinh thái tự nhiên đều tham gia trong quá trình diễn thế nguyên sinh, nhưng mỗi nhóm nhân tố sinh thái đóng một vai trò khác nhau. Tác giả đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành các kiểu rừng rú kín vùng thấp, các kiểu rừng kín vùng cao, các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao. Các kiểu rừng rú kín vùng thấp đặc trưng cho các khu vực có độ cao dưới 700m ở miền Bắc dưới 1000m ở miền Nam, bao gồm 9 kiểu. Các kiểu rừng kín vùng cao đặc trưng cho các khu vực có độ cao trên 700m ở miền Bắc và trên 1000m ở miền Nam, bao gồm 3 kiểu. Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao phân bố ở những khu vực có độ cao trên 2400m ở miền Bắc và trên 2600m


ở miền Nam. Trong mỗi kiểu rừng nói trên tác giả còn phân chia thành các kiểu phụ miền, kiểu phụ thổ nhưỡng, kiểu phụ thứ sinh. Đơn vị phân loại cơ sở của các xã hợp là ưu hợp, quần hợp.

Về dạng sống của hệ thực vật ở các vùng của Việt Nam, đã được đánh giá nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt nam, Pócs Tamás (1965) đã lập được phổ dạng sống như sau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004):

SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch, H, Cr) + 7,11 Th

Phổ dạng sống của hệ thực vật Lâm Sơn được tác giả Lê Trần Chấn (1990) xác

định như sau:

SB = 51,3 Ph + 13,7 Ch + 17,9 H + 7,2 Cr + 9,9 Th

Trong luận án tiến sỹ nông nghiệp năm (1995), tác giả Nguyễn Bá Thụ đã xác

định phổ dạng sống của hệ thực vật Cúc Phương như sau:

SB = 57,78 Ph + 10,46 Ch + 12,38 H + 8,37 Cr + 11,01 Th

Qua các dẫn liệu trên, ta có thể nhận thấy phổ dạng sống của các hệ thực vật ở các vùng gần tương đồng, được thể hiện bằng sự ưu thế của nhóm cây có chồi trên

đất Ph.

1.2.3. Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở RĐD Yên Tử

Nghiên cứu về thực vật ở RĐD Yên Tử đã có từ lâu, song các tài này không được thống kê và tập hợp lại đầy đủ. Năm 1963, Thái Văn Trừng cùng đoàn thực vật đã

đến khảo sát nghiên cứu tại khu vực Nước Vàng dưới chân núi Yên Tử. Trong công trình “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” năm 1970, tác giả Trần Ngũ Phương cũng đề cập tới các nghiên cứu ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, trong đó có Yên Tử. Ngoài ra, từ trước những năm 1980, khi Trường Đại học Lâm nghiệp còn

đặt tại Bắc Mã - Đông Triều - Quảng Ninh, đã có một số nghiên cứu của thầy trò Trường Đại học Lâm nghiệp được tiến hành ở đây.

Theo thống kê sơ bộ ban đầu (10/1993) của Viện ĐTQHR, ở khu RĐD Yên Tử có 428 loài thuộc 121 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Năm 2002, trong khuôn khổ Dự án “Dự án nâng cấp Rừng đặc dụng Yên Tử thành Vườn Quốc gia Yên Tử”, Phân viện ĐTQHR Tây Bắc cùng Bộ môn Thực vật Rừng Trường ĐHLN


đã điều tra và thống kê được 830 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 509 chi, 171 họ, 5 ngành thực vật. Trong đó, ngành Thông đá (Lycopodiophyta) có 3 loài, 2 chi, 2 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 20 loài, 12 chi, 10 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 14 loài, 9 chi, 5 họ; ngành Hạt kín (Angiospermae) có 792, 485 chi, 153 họ.

Từ đó đến nay, có một số nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp

được triển khai tại khu RĐD Yên Tử. Các nghiên cứu đó chủ yếu theo hướng thống kê thành phần thực vật cho một taxon thực vật như ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae), họ Long não (Lauraceae), họ Cau dừa (Arecaceae), phân họ Tre trúc (Bambusoideae). Ngoài ra, có hai khoá luận của sinh viên Trần Duy Kiên và Phạm Văn Thê (2006), đã bước đầu phân tích được tính đa dạng thực vật ở đai cao trên 700m và đai cao dưới 700m tại khu vực nghiên cứu.

Nhìn chung, các nghiên cứu về tài nguyên thực vật ở khu RĐD Yên Tử chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu về tính đa dạng thực vật. Xuất phát từ những lý do trên, việc triển khai một đề tài nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện và hệ thống tính đa dạng thực vật tại khu RĐD Yên Tử - Quảng Ninh là hết sức cần thiết. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm cho danh lục thực vật Yên Tử, cung cấp những thông tin về đa dạng thực vật ở khu vực, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo và quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thực vật có trong khu vực.


Chương 2.

Mục tiêu, Đối tượng, Nội dung và Phương pháp nghiên cứu


2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Đánh giá được hiện trạng đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho công tác bảo tồn.

Mục tiêu cụ thể: Xây dựng được bộ danh lục thực vật và đánh giá được tính đa dạng thực vật về thành phần, dạng sống, giá trị tài nguyên thực vật và các ưu hợp thực vật ở khu vực nghiên cứu.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật bậc cao có mạch thuộc các ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae), ngành Hạt kín (Angiospermae) phân bố tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.

Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu của đề tài là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu RĐD Yên Tử, Quảng Ninh.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu phát hiện thành phần thực vật và lập danh lục thực vật khu vực nghiên cứu

2.3.2. Đánh giá đa dạng phân loại hệ thực vật RĐD Yên Tử

2.3.2.1. Đa dạng các taxon ngành

2.3.2.2. Đa dạng các taxon dưới ngành

2.3.3. Đánh giá đa dạng về dạng sống của hệ thực vật RĐD Yên Tử

2.3.4. Đánh giá đa dạng về giá trị tài nguyên của hệ thực vật RĐD Yên Tử

2.3.4.1. Đa dạng về giá trị sử dụng

2.3.4.2. Đa dạng các loài cây quí hiếm, bị đe doạ


2.3.5. Đánh giá đa dạng các kiểu rừng và các ưu hợp thực vật của thảm thực vật RĐD Yên Tử

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Điều tra sơ bộ

Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: bản đồ địa hình, bản

đồ hiện trạng thực rừng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học về thực vật thuộc khu vực.

2.4.1.2. Điều tra tỉ mỉ

* Điều tra trên tuyến: căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng lập các tuyến điều tra qua các hệ sinh thái, các trạng thái rừng và các dạng địa hình khác nhau như sườn núi, dông núi, đường mòn dân sinh, các con suối chính. Trên các tuyến điều tra tiến hành thống kê, mô tả các loài thực vật nằm ở phạm vi 10m mỗi bên và thu thập mẫu thực vật các loài chưa biết. Tuyến điều tra được lập theo phương pháp chuẩn. Kết quả điều tra trên tuyến được ghi vào mẫu biểu 01 phụ lục 4. Trong đề tài này, chúng tôi đã điều tra trên các tuyến sau đây:

- Tuyến thứ nhất: từ suối Giải Oan (khu làm việc Ban quản lý RĐD Yên Tử) đi theo đường chính lên chùa Hoa Yên, dài 1,6 Km.

- Tuyến thứ hai: từ chùa Giải Oan đi theo đường chính tới ga cáp treo dưới, rồi đi qua suối vào rừng, rồi ra đường ô tô, dài 1 Km.

- Tuyến thứ ba: bắt đầu từ đường Tùng đi theo đường mòn (dưới đường dây cáp treo) lên ga cáp treo trên, dài 0,8 Km.

- Tuyến thứ tư: từ Thác Vàng qua chùa Hoa Yên, sang Thác Bạc, đến Am Hoa, Am Dược (Vườn Tùng). Từ đây theo đường mòn đi xuống suối Giải Oan. Tuyến dài 2,5 Km.

- Tuyến thứ năm: từ Trạm kiểm soát vé của Ban quản lý (cuối bến xe Giải Oan)

đi theo đường mòn lên khu vực rừng trồng Thông, qua khu vực mỏ than Yên Tử (gần Trạm bảo vệ rừng số 2) tới vườn Tùng, Am Dược. Tuyến dài 1 Km.

- Tuyến thứ sáu: từ Ban quản lý RĐD đi theo đường ô tô ngược ra khu vực Trạm bảo vệ rừng số 1, gần chùa Lân. Tuyến dài 4 Km.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2023